Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu giải pháp bảo tồn Cỏ biển (Sea grass) tại Vườn Quốc gia Côn Đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
------------------

Nghiên cứu giải pháp bảo tồn hệ sinh thái cỏ biển
tại Vườn Quốc gia Côn Đảo, huyện Côn Đảo,
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Cán bộ hướng dẫn: TS. Hồ Văn Cử
Học viên thực hiện: Tôn Trung Hải
Khoá: 2014 - 2016
Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TP. Hồ Chí Minh - 05/2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................2
1.4. Ý nghĩa đề tài .......................................................................................................3
Chương 1 ....................................................................................................................4
TỔNG QUAN ............................................................................................................4
2.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu ...........................................................................4
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...................................................................................5
2.2.Tổng quan về quản lý hệ sinh thái ........................................................................7
2.2.1. Nguyên lý của tiếp cận hệ sinh thái .........................................................7


2.2.2. Quản lý hệ sinh thái ...............................................................................10
2.3. Tổng quan về hệ sinh thái Cỏ biển ....................................................................11
2.3.1. Khái niệm loài .......................................................................................11
2.3.2. Tổng quan về cỏ biển ............................................................................13
2.4. Những nghiên cứu liên quan đến cỏ biển và hệ sinh thái cỏ biển ....................19
2.4.1. Thế giới .................................................................................................19
2.4.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu hệ sinh thái cỏ biển ở Việt Nam .......25
2.5. Một số khái niệm cơ bản trong bảo tồn .............................................................29
2.5.1. Đa dạng sinh học ...................................................................................29
2.5.2. Các mức độ đa dạng sinh học:...............................................................30
2.5.3. Khu Bảo tồn...........................................................................................31
2.5.4. Vườn Quốc gia ......................................................................................33
2.5.5. Hệ sinh thái ............................................................................................34
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................37
3.1.Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................37

Tôn Trung Hải

Trang i


3.1.1.Xác định hiện trạng, diện tích hệ sinh thái Cỏ biển trong hợp phần bảo
tồn biển Vườn Quốc gia Côn Đảo. .....................................................................37
3.1.2. So sánh một số giải pháp trong quy hoạch – quản lý - sử dụng hệ sinh
thái Cỏ biển. .......................................................................................................37
3.1.3. Đề xuất giải pháp tăng cường năng lực bảo tồn hệ sinh thái thảm có
biển. ....................................................................................................................37
3.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................37
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................37
3.2.2. Phương pháp điều tra hiện trạng hệ sinh thái cỏ biển ...........................38

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu .....................................................................40
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................41
4.1 Kết quả nghiên cứu. ............................................................................................41
4.1.1. Hiện trạng hệ sinh thái cỏ biển Côn Đảo ..............................................41
4.1.1.2. Hiện trạng độ phủ cỏ biển năm 2010, 2012 và 2014 .........................42
4.1.2. Nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến quần xã cỏ biển Côn Đảo .................50
4.1.2. Giải pháp bảo tồn đối với hệ sinh thái cỏ biển Côn Đảo ......................51
4.2. Thảo luận ...........................................................................................................52
5.1. Kết luận ..............................................................................................................54
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................57

Tôn Trung Hải

Trang ii


MỤC LỤC HÌNH
Hình 1: Bản đồ phân vùng chức năng biển của Vườn Quốc gia Côn Đảo .................4
Hình 2: Hình thái học của loài cỏ biển......................................................................15
Hình 3 : Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái cỏ biển (Fortes, 1989).............................28
Hình 4: Đồ thị so sánh độ phủ của cỏ biển ...............................................................43
Hình 5: Đồ thị độ phủ của các loài cỏ biển trên 5 điểm khảo sát .............................45
Hình 6: Đồ thị độ phủ cỏ biển tại 5 điểm điều tra khảo sát ......................................47
Hình 7: Đồ thị mật độ cỏ biển tại 5 điểm khảo sát năm 2014...................................48
Hình 8: Đồ thị mật độ cỏ biển năm 2010 – 2014 ......................................................49

Tôn Trung Hải

Trang iii



MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1: So sánh phân loại nhóm thực vật hạt kín biển .............................................20
Bảng 2: Các loài cỏ biển được ghi nhận ở các quốc gia ...........................................27
Bảng 3: Mức độ đa dạng sinh học .............................................................................31
Bảng 4: Phân hạng Khu Bảo tồn Thiên nhiên ...........................................................32
Bảng 5: Mối quan hệ giữa mục tiêu quản lý và các phân hạng khu BTTN ..............33
Bảng 6: Số lượng các tiểu vùng, khu vực điều tra, khảo sát chi tiết .........................39
Bảng 7: Phân loại nền đáy thảm cỏ biển theo thành phần, kích thước hạt ...............39
Bảng 8: Danh sách các loài cỏ biển phân bố tại Côn Đảo ........................................41
Bảng 9: Vị trí và giá trị độ phủ cỏn biển 2010 ..........................................................42
Bảng 10: Thống kê về độ phủ cỏ biển tại 4 địa điểm trong năm 2010 và 2012 .......43
Bảng 11: Thống kê về độ phủ cỏ biển tại 4 địa điểm trong năm 2012 – 2014 .........44
Bảng 12: Phân bố độ phủ trên 5 mặt cắt trong theo loài năm 2014 ..........................45
Bảng 13: Mật độ của các loài cỏ biển trên điểm khảo sát trong năm 2014 ..............47
Bảng 14: So sánh mật độ của các loài cỏ biển năm 2010 - 2014 .............................48

Tôn Trung Hải

Trang iv


CHỮ VIẾT TẮT
BTTN: Bảo tồn Thiên nhiên.
HST: Hệ sinh thái.
IUNC: Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (International Union for Conservation
of nature).
KBT: Khu Bảo tồn.
NGO: Non Government Organazation (Tổ chức Phi Chính phủ).

UNEP: United Nationals Environment Programme (Chương trình Môi trường Liên
hiệp Quốc).
VQG: Vườn Quốc gia.

Tôn Trung Hải

Trang v


ABSTRACT
The marine biodiversity and sea grass ecosystem in Con Dao to carry
significant in biodiversity for Vietnam and they have significant global biodiversity
Sea grass Ecosystems in Con Dao begin to appear in scientific reports "The Sea
grass and their importance in Viet Nam marine conservation" by Nguyen Van Tien
in 2003. Con Dao National park set up four points and beginning monitoring about
the coverage and density and detailed classification of the sea grasses in 2009.
The coverage of sea grass species are 22,3878±14,2741% (n=165) and they
have recovered toward and developing. Especial, meadow sea grass in Co Dong Forest
station has recovered and the coverage of the sea grass in Lo Voi is 25,61 ± 8,20 (n =
33) and in Dat Doc is 14,76 ± 5,50 n( = 33), they developed strong in comparison with
2012. But in ATC hotel the coverage was reduce about 24% in comparison with 2012.
The Density of sea grasses monitoring in 2014 are about 9.573,333 ± 7.220,3752
tree/m2 and indicator for all of they. Halophila ovalis species has highest density
9.466,667 ± 5.860,1892 tree/m2. Syringodium isoetifolium species has lowest density
3.600 ± 6.397,0581 tree/m2.
The threats to sea grass meadows in Con Dao relate with living of community,
including:
- Wastewater;
- Building and,
- Activities relate with service and tourist.

The goal in conservation base on seven of principle in manager ecosystem. They are:
- Administrative.
+ Resaerches and,
+ Information, propaganda and education.

Tôn Trung Hải

Trang vi


MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển kinh tế, xã hội đã gây áp lực lên các hệ sinh thái và đa dạng sinh học
trong đó có hệ sinh thái biển, do đó bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và phục hồi các
chức năng, giá trị của hệ sinh thái biển đang được xem là vấn đề thời sự cấp quốc gia.
Vấn đề cấp thiết đặt ra trong công tác rà soát quy hoạch tổng thể, quy hoạch các
ngành kinh tế, quy hoạch sử dụng đất vùng ven biển để đề xuất kế hoạch khai thác, sử
dụng tài nguyên biển hợp lý luôn được đặt lên hang đầu tại các cuộc họp quan trọng
của chính phủ bởi vì, hệ sinh thái biển có vai trò quan trọng là một trong những yếu tố
chính của đa dạng sinh học, đa dạng văn hóa và đây là một trong những chiến lược
thành công trong phát triển bền vững được sử dụng bởi nhiều quốc gia.
Nhu cầu hợp tác quốc tế trong việc bảo tồn và sử dụng lâu bền tài nguyên biển
được thể hiện ở các cấp tiểu vùng, vùng, giữa các quốc gia, các tổ chức phi Chính phủ
(NGO) quyết định đến việc sử dụng bền vững đa dạng sinh học và các bộ phận hợp
thành của đa dạng sinh học.
Vườn Quốc gia (VQG) Côn Đảo là một trong 06 VQG của cả nước vừa có hệ
sinh thái rừng, vừa có hệ sinh thái biển và là một trong 16 khu bảo tồn biển được Chính
phủ quy hoạch đến năm 2020 (theo Quyết định số: 742/QĐ-TTg, ngày 26 tháng 5
năm 2010 về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm
2020). Sự đa dạng sinh học biển và hệ sinh thái cỏ biển tại vùng biển Côn Đảo không

những có ý nghĩa về đa dạng sinh học cho Việt Nam mà còn có ý nghĩa về đa dạng
sinh học toàn cầu
Trong 05 năm gần đây, hệ sinh thái biển, hệ sinh cỏ biển ở Côn Đảo đã được
quan tâm nghiên cứu đánh giá tác động và tiềm năng bảo tồn đối với khu vực trọng
điểm ven bờ. Theo thống kê và phân tích những năm qua của các nhà khoa học trong
và ngoài nước đã cho thấy tình trạng các hệ sinh thái trên nhìn chung không còn trong
điều kiện tốt, đang trong tình trạng bị suy thoái, phục hồi chậm, các yếu tố tác động gây
ảnh hưởng lớn như: khai thác hủy diệt, ô nhiểm, phát triển vùng ven bờ và trầm tích, tai
biến thiên nhiên, sự bùng nổ của sinh vật địch hại... Với các mối tác động từ con người

Tôn Trung Hải

Trang 1


đang có xu hướng ngày càng gia tăng lên hệ sinh thái biển nói chung và hệ sinh thái
thảm cỏ biển nói riêng, đề tài: “Nghiên cứu giải pháp bảo tồn hệ sinh thái cỏ biển
tại Vườn Quốc gia Côn Đảo, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” góp phần
đánh giá lại hiện trạng quản lý thảm cỏ biển và đề xuất giải pháp phù hợp cho mục đích
bảo tồn hệ sinh thái tại Vườn Quốc gia Côn Đảo.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
 Xác định hiện trạng, cấu trúc hệ sinh thái cỏ biển Vườn Quốc gia Côn Đảo.
 Hiểu biết cơ bản vị trí - vai trò – chức năng của hệ sinh thái cỏ biển trong
mắc xích hệ sinh thái biển tại Vườn Quốc gia Côn Đảo.
 Đề xuất một số giải pháp trong quy hoạch – quản lý - sử dụng hệ sinh thái
Cỏ biển.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
 Hệ sinh thái Cỏ biển Vườn Quốc gia Côn Đảo.
 Một số loài động vật biển điển hình có mối quan hệ với hệ sinh thái cỏ biển.

 Những chính sách ảnh hưởng đến công tác bảo tồn hệ sinh thái cỏ biển biển.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hệ sinh thái cỏ biển trong hợp phần
bảo tồn biển Vườn Quốc gia Côn Đảo.


Thời gian:
 Số liệu thu thập: từ năm 2010 đến nay.
 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02 năm 2015 đến tháng 10 năm 2015.



Phạm vi nội dung cụ thể:



Xác định hiện trạng, cấu trúc hệ sinh thái Cỏ biển trong hợp phần bảo tồn biển

Vườn Quốc gia Côn Đảo.


So sánh một số giải pháp trong quy hoạch – quản lý - sử dụng hệ sinh thái
Cỏ biển.



Đề xuất giải pháp tăng cường năng lực bảo tồn hệ sinh thái thảm có biển.




Nhân lực, vật chất hỗ trợ:

Tôn Trung Hải

Trang 2


Nhân lực: 03 cán bộ bảo tồn của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo.
Vật chất:
- 02 thước cuộn chiều dài 50m;
- 02 cọc sắt 6 chiều dài 1m;
- 01 khung hình vuông 0,5 x 0,5m;
- 01 khung hình vuông 0,25 x 0,25m;
- 02 Thiết bị lặn dưới nước;
- 01 máy chụp hình kỹ thuật số dưới nước hoặc máy chụp hình kỹ thuật số và
hộp bảo vệ chống thấm;
- 02 la bàn cầm tay hoặc 02 máy GPS;
- Văn phòng phẩm phục vụ công tác điều tra.
1.4. Ý nghĩa đề tài


Ý nghĩa khoa học
Kết quảnghiên cứu, đưa ra các giá trị khoa học về mặt lý luận, góp phần vào

việc bổ sung những tiêu chí sinh học hiện hữu hoặc mang nét đặc trưng liên quan
đến Hệ sinh thái Cỏ biển để lựa chọn và xây dựng một số giải pháp bảo tồn phù
hợp.

Tôn Trung Hải


Trang 3


Chương 1
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu
Vườn Quốc gia Côn Đảo thuộc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
cách thành phố Vũng Tàu 179 km về hướng Đông – Nam, có tọa độ địa lý từ 8034’ 8048’ vĩ độ Bắc; từ 106031’ - 106045’ kinh độ Đông. Tổng diện tích Vườn Quốc gia
Côn Đảo là 19.990,7 ha trong đó diện tích rừng trên 14 hòn đảo là 5.990,7 ha, diện
tích mặt biển là 14.000 ha. Nhiệm vụ của Vườn quốc gia Côn Đảo được xác định
là:


Bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, sự đa

dạng sinh học và các loài động vật, thực vật bản địa, quý hiếm, các sinh cảnh tự
nhiên độc đáo của Côn Đảo.

Hình 1: Bản đồ phân vùng chức năng biển của Vườn Quốc gia Côn Đảo

Bảo vệ nguyên vẹn và phát triển diện tích rừng để gia tăng độ phủ
rừng đầu nguồn các khe, suối, bảo vệ đất, góp phần duy trì sự sống trên đảo. Cung
cấp nguồn nước cho nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt và phát triển kinh tế trên đảo và

Tôn Trung Hải

Trang 4


trên biển. Đồng thời, bảo vệ rừng nhằm góp phần củng cố quốc phòng và an ninh

hải đảo.


Sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học và các dịch vụ môi

trường rừng để phát triển du lịch sinh thái, góp phần xây dựng Côn Đảo trở thành
một trung tâm du lịch – dịch vụ chất lượng cao
(Nguồn: Quyết định 120/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án Quy hoạch tổng thể đầu tư phát triển
Vườn quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn đến năm 2020).
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Địa hình địa mạo
Côn Đảo có địa hình thuộc dạng quần đảo. Trong 14 hòn đảo thuộc Ban quản
lý Vườn Quốc gia Côn Đảo, Côn Sơn lớn nhất nằm ở vị trí trung tâm, 13 đảo nhỏ
còn lại nằm cách đảo Côn Sơn từ 1 – 15km đường biển. Đỉnh cao nhất là Núi Thánh
Giá cao 577m, đa số các đảo ở Vườn Quốc gia Côn Đảo đều có độ dốc lớn từ 250 450, có nhiều chỗ tạo thành vách đá dựng đứng.
2.1.1.2. Nhân tố khí hậu - thuỷ văn
Côn Đảo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa khô và mưa rõ
rệt. Xung quanh là biển nên chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương, do đó khí hậu
của Côn Đảo ôn hòa hơn so với đất liền.
Nhiệt độ trung bình năm 260C, tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất 28,30C
(tháng 5), tháng có nhiệt độ bình quân thấp nhất 25,30C (tháng 1). Biên độ nhiệt
giữa tháng lạnh và tháng nóng nhất là 30C.
Lượng mưa trung bình năm là 2.200mm, số ngày mưa trung bình năm 166
ngày, tháng có lượng mưa cao nhất (tháng 10) 348mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Độ ẩm không khí trung bình năm là 90%. Biên độ biến thiên của độ ẩm
không khí trong năm là 5%.
Hướng gió thịnh hành của Côn Đảo trong mùa mưa là gió Tây. Mùa khô có
gió Tây - Bắc, Đông - Bắc với cường độ cấp 6, cấp 7.


Tôn Trung Hải

Trang 5


Trong 16 hòn đảo của quần đảo, chỉ có riêng đảo Côn Sơn và đảo hòn Cau
có nước ngọt. Đảo Côn Sơn do đặc thù diện tích nhỏ, độ dốc lớn, chiều ngang hẹp
nên không có sông, suối lớn mà chỉ có các suối nhỏ như suối Ớt, suối Nhật Bổn và
suối Ông Câu. Các suối này có nước trong mùa mưa đến giữa mùa khô, cuối mùa
khô không còn nước. Ngoài các suối, đảo Côn Sơn có 3 hồ chứa nước ngọt lớn là
hồ Quang Trung, hồ An Hải, hồ Lò Vôi, những hồ nước này là nguồn nước dự trữ
cung cấp cho sinh hoạt của cộng đồng trên đảo.
2.1.1.3. Vùng triều, trầm tích ven đảo
Vùng triều được hình thành ở các nơi lõm của bờ biển, toàn quần đảo có 24
bãi. Nhìn chung, ở tất cả các đảo đều có, nhưng bãi biển và bãi triều lớn tập trung ở
đảo Côn Sơn, bãi rộng nhất nằm ở vịnh Côn Sơn dài đến 1,5km. Vùng triều được
tạo thành bởi cát nhỏ, các mảnh vụn san hô.
Vùng biển Côn Đảo nằm trong trường phân bố các loại trầm tích cát và cát
nhỏ chiếm ưu thế. Thành phần các cấp hạt thô chiếm từ 1 – 10%, cấp hạt nhỏ chiếm
50%, cấp hạt mịn dưới 1%. Một số yếu tố địa hóa trong trầm tích mặt đáy biển khu
vực này như sau: Hàm lượng SiO2 đạt trên 80%, Al2O3 đạt 6 - 12%, Fe2O3 đạt 1 3% và CaCO3 đạt 10 - 20% (Lăng Văn Kẻng, 1997).
Số bãi cát có rùa biển lên làm tổ hàng năm tại Côn Đảo là 14 bãi (ghi nhận
nhiều hơn 5 lượt rùa mẹ lên bãi). Chiều dài của 14 bãi là 3,5km và diện tích mặt bãi
là 24ha (Nguyễn Trường Giang, 2010).
Chế độ thủy triều vùng biển Côn Đảo thuộc loại triều hỗn hợp thiên về bán
nhật triều không đều, với độ cao 3,0 - 4,0m khi triều cường và 1,5 – 2m khi triều
kém (Lăng Văn Kẻng, 1997). Mực nước cực đại ghi nhận là 4,1m, và cực tiểu là
0,2m, mực nước trung bình là 2,5cm trong vòng từ năm 1959 – 1987. Hướng và độ
cao sóng phụ thuộc vào gió mùa. Gió Đông - Bắc sóng thịnh hành với tần suất đạt

60% độ cao trung bình 0,3 - 1,5m. Dòng chảy chủ yếu chịu chi phối của dòng triều,
tuy nhiên gió có tác động đáng kể làm thay đổi dòng chảy bề mặt ở vùng biển. Về
mùa Đông, dòng chảy có hướng Đông Bắc - Tây Nam trung bình 0,7 - 1,5 m/s,
dòng chảy ven đảo phụ thuộc chủ yếu vào địa hình bờ đảo và hình dạng các đảo.

Tôn Trung Hải

Trang 6


Nhiệt độ nước biển trung bình từ 25,70C – 29,20C, cao nhất vào tháng 1 - 2 nhiệt độ
từ 25,30C - 28,70C. Độ mặn trung bình đạt 31,90/00 , cao nhất đạt 350/00 và thấp nhất
là 15,40/00 (Lăng Văn Kẻng, 1997).
2.2.Tổng quan về quản lý hệ sinh thái
2.2.1. Nguyên lý của tiếp cận hệ sinh thái
“Tiếp cận hệ sinh thái là một chiến lược để quản lý tổng hợp đất, nước và các
tài nguyên sống, nhằm tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững theo hướng công
bằng. Tiếp cận hệ sinh thái đặt con người và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên
của họ hướng trực tiếp đến trọng tâm của việc ra quyết định. Bởi vậy, tiếp cận hệ
sinh thái có thể được sử dụng để tìm kiếm một sự cân bằng thích hợp giữa việc bảo
vệ và sử dụng sự đa dạng sinh học ở những vùng có nhiều người sử dụng tài nguyên
và các giá trị quan trọng của thiên nhiên. Chính vì vậy nó thích hợp đối với các nhà
chuyên môn và những người sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, các vùng bảo tồn, quy hoạch đô thị và nhiều lĩnh vực khác” (Dr. Hillary
Masundire, Chủ tịch Ủy ban IUCN về Quản lý hệ sinh thái)
(Nguồn: IUCN, 2004. Tiếp cận Hệ sinh thái, 5 bước thực hiện, Ấn phẩm về
quản lý hệ sinh thái số 3 – phiên bản tiếng Việt).
Theo Gill Shepherd (2004) có 12 nguyên lý tiếp cận hệ sinh thái phục vụ
công tác quản lý hệ sinh thái, các nguyên lý cụ thể:
 Những mục tiêu của quản lý đất, nước và môi truờng sống là một vấn đề của

sự lựa chọn xã hội;
 Quản lý nên đuợc phân cấp đến cấp quản lý phù hợp nhất và thấp nhất;
 Các nhà quản lý hệ sinh thái nên xem xét những ảnh huởng (thực tế hoặc
tiềm năng) của các hoạt động họ thực hiện tới những hệ sinh thái lân cận và các hệ
sinh thái khác;
 Nhận thức rõ những lợi ích có thể đạt đuợc từ quản lý, đó là sự cần thiết
thuờng xuyên để hiểu đuợc và quản lý hệ sinh thái trong một bối cảnh kinh tế. Mỗi
một chương trình quản lý hệ sinh thái như thế này nên bao gồm:

Tôn Trung Hải

Trang 7


 Giảm những khiếm khuyết của thị trường làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự đa
dạng sinh học.
 Khuyến khích để thúc đẩy việc sử dụng bền vững và bảo tồn sự đa dạng sinh
học.
 Nội tại hóa chi phí và lợi ích của một hệ sinh thái ở một cấp độ khả thi nhất.
 Việc bảo tồn cấu trúc và chức năng hệ sinh thái, để duy trì dịch vụ hệ sinh
thái nên đuợc xem như là một mục tiêu ưu tiên của tiếp cận hệ sinh thái;
 Hệ sinh thái nên được quản lý trong phạm vi chức năng của nó;
 Tiếp cận hệ sinh thái nên được thực hiện ở một phạm vi không gian và thời
gian phù hợp;
 Nhận ra được sự khác nhau phạm vi không gian và những tác động trễ do
đặc thù của một hệ sinh thái, mục tiêu của quản lý hệ sinh thái nên được thiết lập
cho dài hạn;
 Quản lý phải nhận ra sự thay đổi là không thể tránh khỏi;
 Tiếp cận hệ sinh thái nên tìm kiếm sự cân bằng thích hợp và sự hòa nhập của
việc bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học;

 Tiếp cận hệ sinh thái nên xem xét tất cả các dạng của thông tin có liên quan,
bao gồm những kiến thức khoa học và bản địa và địa phương, sự đổi mới và thực
tiễn;
 Tiếp cận sinh thái nên thu hút sự tham gia của tất cả các bên có liên quan của
một xã hội và những kiến thức khoa học.


Để thực hiện có hiệu quả, 12 nguyên lý của Gill Shepherd đã được tổ chức

thành 05 bước và mỗi bước liên quan đến một phạm vi các hoạt động. Năm bước
thực hiện tiếp cận hệ sinh thái như sau:
1. Xác định các nhóm có liên quan chính, xác định khu vực hệ sinh thái và phát
triển mối quan hệ giữa các bên và hệ sinh thái;
2. Phác họa cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái và thiết lập cơ chế để quản
lý và giám sát nó;

Tôn Trung Hải

Trang 8


3. Xác định tầm quan trọng của các vấn đề kinh tế sẽ có ảnh hưởng đến hệ sinh
thái và các cư dân của hệ sinh thái;
4. Xác định những tác động có thể xảy ra của hệ sinh thái này tới hệ sinh thái
lân cận;
5. Xây dựng các mục tiêu dài hạn và các giải pháp linh hoạt để đạt được những
mục tiêu này.


Tiếp cận hệ sinh thái, sử dụng phương pháp 05 bước đã được IUCN thực


hiện một số nghiên cứu điển hình ở nhiều cảnh quan khác nhau của nhiều nước
khác nhau do chính phủ Hà Lan tài trợ, như khu vực: Bocas del Toro Archipelago,
Panama, Drylands - Niger-Nigeria; tỉnh Papua, Indonesia, Tanzania và lưu vực sông
Mêkông.. đã đưa ra ba vấn đề cần lưu ý trong quản lý hệ sinh thái theo hướng tiếp
cận hệ sinh thái, cụ thể:
 Thứ nhất, do sự sở hữu đất và tổ chức thể chế khác nhau tồn tại trong cùng
một hệ sinh thái, chúng ta phải học cách quản lý như thế nào khi chúng ta không
có quyền kiểm soát lên tất cả, phải đàm phán giữa người sử dụng hệ sinh thái và
các tác nhân khác.
 Thứ hai, chúng ta cần học cách nhân diện thông qua các cách quản lý thích
ứng, và việc tăng cường sự liên kết thường được làm tốt hơn ở những hệ sinh thái
nhỏ hơn so với các hệ sinh thái lớn hơn, được quan tâm bởi các tổ chức bảo tồn,
nhận diện mô hình tài nguyên thiên nhiên là phương pháp tốt nhất bởi việc đầu
tiên là đảm bảo có sự rõ ràng về những quyền về quản quản lý, ra quyết định và lựa
chọn cấp cơ sở. Chỉ khi những tổ chức mới có thể được thiết lập (hoặc những tổ
chức cũ đã đưa ra nhiệm vụ rõ ràng hơn) thì năng lực địa phương có thể can thiệp
vào vào các cấp độ khác để giải quyết những vấn đề rộng hơn.
 Thứ ba, sự hiểu biết của chúng ta về cấu trúc, chức năng và quản lý hệ sinh
thái, và những hành động cần thiết, sẽ tăng nhanh chóng thông qua việc trao
quyền cho mối quan hệ nhiều bên mà chúng ta đã xây dựng và hỗ trợ. Chỉ khi có
sự thực hiện các cam kết dài hạn của chính những người chăm sóc hệ sinh thái thì
việc bảo vệ sự đa dạng sinh học sẽ công bằng hơn và bền vững hơn.

Tôn Trung Hải

Trang 9


Như vậy, phương cách tiếp cận Hệ sinh thái (HST) trong quản lý HST nhằm

đánh giá đại thể việc khai thác sử dụng một HST của con người ảnh hưởng như thế
nào tới chức năng và năng suất của HST. Các khu bảo tồn Việt Nam hiện đang có
xu hướng quản lý các HST theo một loại hàng hóa hoặc dịch vụ mà chưa nhận thức
đầy đủ cái giá phải trả, phải chăng chúng ta có thể đang hy sinh các hàng hóa và
dịch vụ có giá trị hơn những gì chúng ta nhận được . Đó thường là hàng hóa và dịch
vụ chưa được định giá trên thị trường, như tính đa dạng sinh học, kiểm soát lũ....
Tiếp cận HST cân nhắc toàn bộ hàng hóa và dịch vụ có thể có và tối ưu hóa một
loạt các lợi ích có được từ một HST cụ thể. Mục đích của cách tiếp cận HST là tính
hết cái giá phải trả một cách hiệu quả, rõ ràng và bền vững. Đây là cách tiếp cận có
tính hệ thống, xem xét các HST vận hành theo một thể thống nhất và do vậy hệ sinh
thái phải được quản lý một cách tổng thể, chứ không cục bộ. Vì lẽ đó tiếp cận HST
phải vượt qua các giới hạn pháp lý truyền thống của từng quốc gia do các HST
thường bao trùm lên các đường ranh giới vùng và lãnh thổ. Tiếp cận HST tổng hợp
các thông tin kinh tế và xã hội với các thông tin môi trường về một HST. Do đó,
cách tiếp cận này gắn kết các nhu cầu của con người với khả năng sinh học của các
HST để đáp ứng những nhu cầu đó. Cho dù phương cách tiếp cận HST trong quản
lý hệ sinh thái chủ yếu quan tâm đến các quá trình của HST và các ngưỡng sinh vật,
song cách tiếp cận này thừa nhận vai trò thích hợp của con người trong việc sửa đổi
các HST cho tốt hơn. Cách tiếp cận HST không chỉ tập trung vào sản xuất mà còn
nhìn nhận quá trình sản xuất các hàng hóa và dịch vụ như là quá trình tự nhiên của
một HST lành mạnh, chứ không phải là đầu ra đơn thuần của một quá trình sản
xuất. Trong cách tiếp cận này, quản lý HST sẽ không thu được kết quả, nếu không
gìn giữ hoặc nâng cao được năng lực của một HST để tạo ra những lợi ích mong
muốn trong tương lai.
2.2.2. Quản lý hệ sinh thái
Một phương pháp tiếp cận để bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái lành
mạnh, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm phát triển bền vững, quản lý hệ sinh thái
có 07 nguyên tắc cốt lõi ràng buộc khái niệm và cung cấp ý nghĩa hoạt động: (1)

Tôn Trung Hải


Trang 10


quản lý hệ sinh thái phản ánh một giai đoạn tiến triển liên tục của giá trị và ưu tiên
giá trị xã hội; nó không phải là một sự khởi đầu cũng không phải là sự kết thúc; (2)
quản lý hệ sinh thái là cần có không gian phải được xác định rõ ràng và được công
nhận; (3) quản lý hệ sinh thái nên duy trì các hệ sinh thái trong điều kiện thích hợp
để đạt được lợi ích xã hội như mong muốn; (4) quản lý hệ sinh thái nên tận dụng lợi
thế về khả năng của các hệ sinh thái để đối phó với một loạt các yếu tố gây áp lực
bao gồm cả tự nhiên và nhân tạo; (5) quản lý hệ sinh thái có thể có hoặc không thể
nhấn mạnh về sự đa dạng sinh học; (6) giới hạn bền vững được sử dụng trong quản
lý hệ sinh thái cần được xác định rõ ràng - đặc biệt là khoảng thời gian quan tâm,
những lợi ích và chi phí của các mối quan tâm, và các ưu tiên của các lợi ích và chi
phí; (7) Thông tin khoa học là quan trọng cho việc quản lý hệ sinh thái về cơ bản là
quan trọng, nhưng chỉ là một yếu tố trong một quá trình ra quyết định giữa việc việc
lựa chọn tiến trình thực hiện theo tập thể hay cá nhân. Một định nghĩa về quản lý hệ
sinh thái dựa trên 07 nguyên tắc là: “Quản lý hệ sinh thái là việc áp dụng các thông
tin về sinh thái và xã hội để lựa chọn và những khó khăn để đạt được mong muốn
lợi ích xã hội trong một khu vực địa lý được xác định và trong một thời gian quy
định." Như vậy, quản lý hệ sinh thái được thể hiện thông qua một quá trình ra quyết
định nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu hiện tại và tương lai của xã hội tuy nhiên,
quyết định quản lý sai trong quản lý hệ sinh thái bao gồm cả các quyết định không
đưa ra quyết định.Quản lý hệ sinh thái không phải là một khái niệm mang tính cách
mạng và cũng không nghịch lý, nó là sự thay đổi tiến bộ từ các mô hình quản lý
quan liêu đang tồn tại (Lackey; Robert T, 1998).
2.3. Tổng quan về hệ sinh thái Cỏ biển
2.3.1. Khái niệm loài
Sơ đồ phân loại của các nhà phân loại học thế kỷ 18 - 19 đặt các cơ thể
giống nhau trong một nhóm gọi là loài. Các loài giống nhau xếp thành một chi và

các chi giống nhau xếp thành một họ.
Với những tiến bộ của chủ nghĩa Đac Uyn vào cuối thế kỷ 19, quan điểm về
loài tiến hóa đã xâm nhập vào phân loại. Lý thuyết tiến hóa Đac Uyn cho rằng loài

Tôn Trung Hải

Trang 11


là những dòng các loài trong một chi có quan hệ tiến hóa với những nhánh họ hàng;
chi và họ đại diện sự phân hóa từ xa xưa trong dòng tiến hóa đó. Trước Đac Uyn
người ta cho rằng loài do thượng đế tạo ra và không biến đổi theo thời gian. Đó là ý
tưởng của đấng sáng tạo đặc biệt.
Quan điểm loài của Đac Uyn dẫn đến sự phát triển các sơ đồ phân loại phát
sinh chủng loại. Phân loại phát sinh chủng loại tiên đoán về mối quan hệ phát sinh
chủng loại từ quan điểm đó ngươì ta cho ý tưởng về hệ thống phân loại đơn
nguyên.


Thế nào là loài hình thái
Trong thực tế, một nhóm cá thể thực vật có những nét cơ bản giống nhau

được coi là một loài. Về lý tưởng, loài có thể tách ra bởi các đặc điểm hình thái
khác nhau với các loài họ hàng. Đó là điều cần thiết để có sự phân loại thực tế mà
qua đó có thể giúp người khác có thể phân loại được. Đôi khi khó có thể xác định
ranh giới loài chính xác theo quan điểm loài phát triển, các mẫu vật được coi như là
mẫu vật sống sinh ra các quần xã gồm nhiều cá thể liên quan với nhau về di truyền.
Nhiều kiểu khác nhau về loài được phát triển do các cơ chế về tiến hóa hay di
truyền khác nhau. Vì vậy trong khi thu mẫu, một nguyên tắc phải thu nhiều nơi,
nhiều mẫu để thấy được đầy đủ các mức độ phân ly trong một loài, tránh được sự

nhầm lẫn khi thu các mức độ phân ly thành các loài khác nhau. Các loài khác nhau
có cơ chế tách biệt sinh sản khác nhau; cơ chế đó hoặc giảm sự lai hoặc ngăn cản
sự lai chéo. Ví dụ như nhiều loài sinh sản hữu thụ, một số sinh sản hữu thụ, một số
do quá trình đa bội, sự biến đổi số thể nhiễm sắc hoặc cơ chế khác. Một loài đang
trên đường tiến hóa, trong hệ thống quần thể sống có thể tìm thấy nhiều giai đoạn
khác nhau hay mức độ khác nhau của sự phân ly về hình thái.


Thế nào là loài sinh học
Trong thực tế loài sinh học khó áp dụng được với cây. Các loài lưỡng bội khó

có thể trao đổi gen, nhưng vì mục đích thực tiễn, các mức độ đa bội khác nhau
trong các loài hình thái được coi là một loài khi nhiều cây tiếp xúc chúng có thể
trao đổi gen và cơ thể lai hữu thụ. Thế hệ lai đầu tiên giữa các loài giới hạn khả

Tôn Trung Hải

Trang 12


năng hữu thụ từ hữu thụ hoàn toàn đến một phần hoặc bất thụ hoàn toàn. Vì nguyên
nhân này hay nguyên nhân khác, khả năng hay mất khả năng cho con lai và trao đổi
gen không thể dùng như là một tiêu chuẩn để làm giới hạn loài trong phần lớn thực
vật. Tóm lại loài sinh học bao gồm những quần thể, mà các cá thể trong các quần thể
đó có thể lai với nhau và cho con cái có khả năng sinh sản sình thường.
(Nguồn: Thực vật có hoa, Nguyễn Nghĩa Thìn. 2006)
2.3.2. Tổng quan về cỏ biển
2.3.2.1. Cỏ biển là gì
Theo Lyon (1986), cỏ biển thuộc các phân lớp Monocotyledoneae trong lớp
Angiospermae nghĩa là thực vật có hoa. Như cây có mạch thật, cỏ biển có cấu trúc

và chức năng tương tự như cỏ trên mặt đất và như vậy, hình thái được phân chia rõ
ràng lá, thân, rễ, có cấu trúc sinh sản gồm hoa và trái cây. Cỏ biển ngập 01 phần
hoặc hoàn toàn trong môi trường nước biển cho suốt chu kỳ sinh trưởng và phát
triển, thụ phấn nhờ nước.
Den Hartog (1970) và Dring (1982), cỏ biển là con cháu duy nhất của trái đất
thực vật hạt kín mà đã có thể xâm nhập vào môi trường biển.
Theo Miguel D. Fortes (1990), cỏ biển là nhóm duy nhất của thực vật có hoa
sinh trưởng và phát triển trong môi trường biển, cỏ biển phát triển mạnh trong môi
trường sống ven biển (vùng nước nông).
Len Mckenzie (2008), giống như các loài thực vật trên cạn, một cá thể cỏ
biển cũng có gân lá (bộ phận vận chuyển thực phẩm, dinh dưỡng và nước bên
trong), thân, rễ (chôn trong chất nền) và các bộ phận sinh sản như hoa và trái, ngược
lại loài Tảo không có gân lá và cũng không có rễ (bám dính trên bề mặt của các chất
nền bằng một một bộ phận có chức năng như rễ ở thực vật) hoặc bộ phận sinh sản
như hoa và trái. Có rất nhiều loại cỏ biển khác nhau trong một thảm cỏ biển và một
số loài trong đó không có hình thái giống như cỏ, có loại cỏ biển từ kích thước bằng
móng tay đến loại có lá dài khoảng 07 mét.

Tôn Trung Hải

Trang 13


2.3.2.2. Hình thái của cỏ biển
Hầu hết các loài "cỏ biển" đều có cuống lá giống như lá cỏ, hình dạng lá đa
dạng, nhiều loài cỏ biển có lá hình mái chèo, dương xỉ, hình ống hoặc như một
ribbon:
 Lá có hình mái chèo hay dương xỉ được gọi là Halophila;
 Lá như một ribbon là Cymodocea, Thalassia, halassodendron, Halodule và
Zostera;

 Lá có hình ống gọi là Syringodium;
Đặc biệt, riêng chi Zostera có gốc lá phát sinh trực tiếp từ thân rễ thay vì
từ cành non.
Lá cỏ biển thiếu khí khổng (lỗ nhỏ trên dưới bên của lá) nhưng có lớp biểu bì
mỏng để cho phép khí và dinh dưỡng trao đổi, lá có rất lớp biểu bì mỏng, cho phép
khuếch tán khí và một số chất dinh dưỡng vào thân từ môi trường nước bao quanh,
gân lá có thể được qua phiến lá hoặc chạy song song với mép lá, lá có diệp lục tố
thực hiện chức năng quang hợp nuôi dưỡng thân, đôi khi lá trên sinh ra từ của thân
cây, được gọi là một cuống lá (trường hợp đặc biệt).
Rễ và thân rễ của cỏ biển bám chặt vào cát hoặc bùn (chất nền đáy), rễ có thể
là một sợi dài hình trụ hoặc có nhiều phân nhánh và tất cả đều có lông mịn để giúp
hấp thụ chất dinh dưỡng. Thân rễ được hình thành trong các phân đoạn có lá hoặc
thân cây thẳng đứng lên gọi là các nút hoặc vết sẹo. Phần giữa các nút được gọi
lóng. Cỏ biển phụ thuộc vào mức tăng trưởng của thân rễ để tăng diện tích mà
chúng chiếm đóng, tăng trưởng này là chế độ thông thường nhất của các loài cỏ
biển, mặc dù thân rễ chủ yếu chạy theo chiều ngang, phân nhánh của thân rễ ít khi
đồng đều cả hai phía. Rễ và thân rễ của cỏ biển có nhiều mô khí vận chuyển oxy
đến các rễ tạo ra một oxic (chỉ định một quy trình hoặc môi trường tập trung nhiều
ôxy hiện hữu) môi trường xung quanh rễ, tạo điều kiện cho sự hấp thu chất dinh
dưỡng.
Cỏ biển có hoa và hệ thống thụ phấn tốt thích nghi cho sự thụ phấn bằng
nước; hoa, quả, hạt đều nhỏ, hầu hết các thảm cỏ biển có riêng biệt cho cây đực và

Tôn Trung Hải

Trang 14


cây cái. Trong hầu hết các loài có hoa nhỏ, màu trắng được sinh ra ở các cụm lá, các
nhị hoa (cây đực) và nhụy hoa (cây cái) kéo dài trên các cánh hoa để hỗ trợ phát tán

phấn hoa và thụ phấn. Đa số các thảm cỏ biển sinh sản bằng thụ phấn trong môi
trường ngập nước trong suốt chu kỳ sống. Sự thụ phấn ở trong quần thể cỏ biển có
thể thấm nước ra do: (i) phấn hoa vận chuyển bên trên mặt nước (ví dụ loài Enhalus
acoroides); (Ii) phấn hoa vận chuyển trên mặt nước ( ví dụ loài Halodule), hoặc;
(Iii) phấn hoa vận chuyển dưới mặt nước (ví dụ loài Thalassia). Hạt phấn hoa cỏ
biển có hình sợi thon và dài giúp vận chuyển trong vòng nước. Riêng loài Halophila
và Thalassia có các hạt phấn hoa hình cầu nhưng kết với nhau thành chuỗi dài như
các hạt phấn dạng sợi.
(Nguồn: Seagrass Educators Handbook. Len Mckenzie, 2008)

Hình 2: Hình thái học của loài cỏ biển
(Nguồn: />2.3.2.3. Đặc tính sinh thái của cỏ biển:
Cỏ

biển

đòi

hỏi

ánh

sáng,

chất

dinh

dưỡng,


carbon

dioxide

(CO2), chất nền để bám dính, độ mặn, nhiệt độ và pH để tồn tại. Các yêu cầu đối với
một thảm cỏ biển để có thể tồn tại trong biển môi trường bao gồm:
 Thích nghi với cuộc sống ở nước có độ mặn trung bình;

Tôn Trung Hải

Trang 15


 Tăng trưởng hoàn toàn trong môi trường nước;
 Hệ thống rễ có thể chịu được các lực lượng của sóng, dòng chảy thủy triều
và dòng thụ phấn hydrophilous (thụ phấn được hỗ trợ bởi nước).


Sự cần thiết cho sự thích nghi sinh lý cho cuộc sống trong nước biển là rõ

ràng khác so với loài cỏ trên cạn vì hầu hết các loài cỏ trên cạn không thể tồn tại khi
môi trường đất bị nhiễm mặn thậm chí nồng độ mặn là rất thấp. Ngược lại với thực
vật trên cạn, một loài cỏ biển có thể chịu đựng một khoảng độ mặn 4-65‰. Thông
thường, cỏ biển phát triển tốt nhất ở độ mặn 35‰ và không phải tất cả các loài chịu
đựng tất cả độ mặn tốt như nhau, khả năng chịu mặn có thể là một yếu tố thúc đẩy
sự phân bố các loài khác nhau cùng độ mặn theo độ dốc của nền đáy. Một số loài cỏ
biển có thể tồn tại trong một loạt các điều kiện bao gồm nước ngọt, cửa sông, biển,
hoặc hypersaline (môi trường nhạy cảm trong nước nơi có sự giao thoa giữa các
môi trường nước có độ mặn khác nhau hoặc không có độ mặn). Yếu tố hạn chế tốc
độ tăng trường đối với các loài cỏ biển là tác động thẩm thấu của hạt (chênh lệch

môi trường bên trong hạt và môi trường ngoài) trong quá trình thụ phấn.
Cỏ biển là thực vật vì vậy chúng cần ánh sáng để quang hợp. Ánh sáng sẵn
có là yếu tố chi phối quan trọng nhất trong quá trình tăng trưởng của cỏ biển. Cỏ
biển có các yêu cầu tối thiểu ánh sáng cao (khoãng từ 4,4-29% của bức xạ bề mặt)
vì:
 Cỏ biển có cần có nhu cầu hô hấp cao để hỗ trợ một lượng sinh khối không
quang hợp lớn (như rễ, thân rễ); rễ có những chức năng tương tự loài cỏ trên cạn tuy
nhiên không đóng vai trò quan trọng trong quá trình hút nước và chất dinh dưỡng
(so với các loại cỏ trên mặt đất) vì các chất dinh dưỡng cũng được hấp thu trực tiếp
từ nước thông qua lá.
 Cỏ biển có lá thiếu sắc tố nhất định và do đó có thể sử dụng hạn chế chỉ một
dải quang phổ; lá cũng đóng vai trò cấp oxy thường xuyên cho vùng rễ để bù đắp
việc thiếu oxy ở môi trường nền đáy (trầm tích).

Tôn Trung Hải

Trang 16


Tuy nhiên, ánh sáng trong các bãi triều có thể được vượt quá yêu cầu và quá
nhiều ánh sáng có thể gây tổn hại tạm thời đến hình thái, tiếp xúc với tia cực tím
cũng có thể có tác động đáng kể trên thảm cỏ biển.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của cỏ biển, đặc biệt
là ở những vùng cực. Khi nhiệt độ nước tăng (lên đến 38 độ C) thì tốc độ của hô
hấp sáng tăng làm giảm hiệu quả của quá trình quang hợp cố định nồng độ CO. Các
nguyên nhân gây ra căng thẳng ở nhiệt cao nhiệt độ (38-420C) làm gián đoạn hoạt
động vận chuyển điện tích của oxygen trong việc sản xuất (protein) xảy ra ở chu
trình quang hợp. Ở nhiệt độ này, nhiều protein bị phá hủy trong hầu hết các loài cỏ
biển dẫn đến chết cây. Nhiệt độ cũng kiểm soát nồng độ pH và carbon hòa tan
dioxide (CO2). Cỏ biển đòi hỏi carbon vô cơ cho sự tăng trưởng, chúng hấp thu

carbon vô cơ ở bề mặt lá thông qua hai đường phụ thuộc vào các loài cụ thể; một số
loài sử dụng Bicarbonate (HCO) như một nguồn carbon vô cơ (ví dụ loài: Halophila
ovalis, Cymodocearotundata, Syringodium isoetifolium và Thalassia), trong khi
những loài khác sử dụng enzyme để tạo ra khí CO có sẵn như nguồn carbon vô cơ
(ví dụ loài: Enhalus acoroides acoroides, Halodule, Cymodocea serrulata).
Cỏ biển đòi hỏi 02 chất dinh dưỡng quan trọng là nitơ và phốt pho cho quá
trình tăng trưởng, ở các vùng ven biển, cỏ biển xuất hiện được giới hạn bởi nitơ và
phốt pho thứ cấp. Các nhu cầu về các chất dinh dưỡng của cỏ biển dường như là
phụ thuộc theo mùa. Trong mùa sinh trưởng nhu cầu về chất dinh dưỡng là cao, tuy
nhiên trong mùa lão hóa dinh dưỡng cao có thể trở thành độc hại. Tính sẵn có của
các chất dinh dưỡng để cỏ biển tăng trưởng cũng có thể phụ thuộc về chất lượng
trầm tích / địa hóa (nền đáy), tỷ lệ sinh học của các chất dinh dưỡng là phụ thuộc
vào kích thước loại phân tử. Ví dụ, hàm lượng sét trong bùn đất gây ảnh hưởng đến
khả năng hấp thụ, hàm lượng sét càng lớn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ càng
cao và nhiều canxi cacbonat, phốt pho làm hạn chế khả năng sinh học của cỏ biển.
Chất lượng trầm tích, độ sâu và tính di động là những yếu tố quan trọng đối với
thành phần cỏ biển trong quá trình tăng trưởng và tồn tại. Hầu hết các quần thể cỏ
biển sống trong cát hoặc bùn nơi rễ và thân rễ neo bám chặt dễ dàng. Một số quần

Tôn Trung Hải

Trang 17


thể cỏ biển như loài Cymodocea spp. thích trầm tích sâu hơn, trong khi những loài
khác có thể định cư ở một loạt các độ sâu lắng khác nhau, như loài Halophila spp.
Loài Halodule uninervis thích nghi hơn với trầm tích di động so với những loài
khác. Cỏ biển không thể phát triển trên các trầm tích hữu cơ cao. Sự thụ phấn của
hoa cỏ biển phụ thuộc vào dòng chảy, khả năng quang hợp của cỏ biển phụ thuộc
vào độ dày của lớp biên khuếch tán được xác định bởi dòng chảy hiện tại, tốc độ

lắng của trầm tích, khả năng quang hợp và độ lắng của trầm tích ảnh hưởng tốc độ
tăng trưởng của cỏ biển, sự sống còn của các loài cỏ biển và tổng thể hình thái của
quần thể cỏ biển.
2.2.2.3. Phân bố của cỏ biển:
Cỏ biển được tìm thấy trong các đại dương trên toàn thế giới. Chúng xuất
hiện ở vùng nhiệt đới, ôn đới và khu vực giáp ranh với Bắc cực. Cỏ biển chủ yếu
được tìm thấy trong vịnh, cửa sông và các vùng nước ven biển (phần bờ biển giữa
lúc triều lên và triều xuống) có độ sâu khoảng từ 50m – 60m. Hầu hết nhiều loài cỏ
biển được tìm thấy khu vực ven bờ có mực nước biển trung bình hoặc sâu đến
khoảng 25m. Cỏ biển sống ở vùng bãi triều đặc biệt là tại các địa điểm được che
chắn hạn chế tác động của sóng hoặc nơi có mức thủy triều thấp (ví dụ: các nền san
hô và các hồ thủy triều). Cỏ biển hiện hữu trong tất cả các kiểu nền đáy (chất nền).
Các quần thể cỏ biển rộng lớn nhất thường xuất hiện trên nền đáy mềm như cát và
bùn. Khả năng quang hợp kiểm soát sự phân bố của cỏ biển tại những khu vực có
độ sâu khác nhau; mực thủy triều, tác động của sóng, độ đục của nước biển và độ
mặn xác định loài cỏ biển tồn tại ở rìa cạn. Những đám cỏ biển nhỏ liên tục phát
triển thành đồng cỏ lớn và những đồng cỏ có thể bao gồm một hoặc nhiều loài: có
khi đến mười hai loài có mặt trong một địa điểm.
(Nguồn: Seagrass Educators Handbook. Len Mckenzie, 2008)
Cỏ biển có các hình thức sinh sản đơn tính, hữu tính và lưỡng tính, có hình
thái chức năng để đảm bảo sự thụ phấn thành công trong một môi trường nước,
những loài sinh sản bằng hình thức đơn tính cùng gốc có tỉ lệ thành công cao hơn
các loài đơn tính khác gốc và có trên 60% các loài cỏ biển là đơn tính khác gốc.

Tôn Trung Hải

Trang 18



×