Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

MÔ HÌNH “TRƯỜNG học KIỂU mới”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.4 KB, 9 trang )

MÔ HÌNH “TRƯỜNG HỌC KIỂU MỚI”
ĐÁP ỨNG CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT VỀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Ở COLOMBIA VÀ CHÂU MĨ LA TINH
Đặng Tự Ân
Vụ trưởng - Giám đốc Dự án PEDC

Đất nước Colombia có nhiều đồi núi, khí hậu giống vùng Tây Nguyên
của nước ta; dân số 44 triệu người, đông dân thứ 3 ở Châu Mĩ la tinh, sau
Brasil và Mexico. Colombia cũng là đất nước của “vành đai núi lửa, đa dạng
sắc tộc, xung đột vũ trang và sản xuất cocaine nổi tiếng trên thế giới”. Tuy
nhiên, Colombia lại là một trong 10 điểm đến du lịch hàng đầu trên thế giới.
Năm 2006, có gần 2 triệu khách du lịch tới đất nước này, đứng thứ 3 về du lịch
ở Nam Mĩ. Việt Nam và Colombia là 2 quốc gia trồng và xuất khẩu cà phê có
tiếng trên thế giới.
Về giáo dục, Colombia cũng giống như các quốc gia đang phát triển
khác phải đối mặt với 2 thách thức: vừa cải thiện chất lượng giáo dục, vừa tăng
tỉ lệ nhập học và đi học chuyên cần ở các vùng nông thôn. Mặc dù Hiến pháp
đã quy định phổ cập giáo dục tiểu học trên toàn quốc, nhưng vào những năm
80, có tới 50% số trường học ở nông thôn Colombia không đạt mục tiêu phổ
cập giáo dục tiểu học và 55% số trẻ em nông thôn từ 7 đến 9 tuổi (26% trẻ
thuộc 10 đến 14 tuổi) chưa từng đi học. Năm 1983, chất lượng giáo dục ở các
trường học vùng nông thôn rất thấp, chỉ đạt được dưới 20% số học sinh hoàn
thành giáo dục trung học cơ sở, trong khi tỉ lệ bỏ học lớp 1 là 35%.
Bằng cách triển khai mô hình Escuela Nueva (EN) - Trường học kiểu
mới - giáo dục Colombia đã giải quyết được cơ bản mục tiêu phổ cập giáo dục
tiểu học. Năm 2005, tỉ lệ nhập học thô ở tiểu học đạt 112%, tỉ lệ nhập học trung
học cơ sở đạt 86% và 92,3% dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ.
Tháng 3/2009, tại Philipin, Hội nghị giảng dạy lớp ghép ở vùng nông
thôn và vùng sâu, vùng xa do Ngân hàng Thế giới tổ chức đã có nhiều báo cáo
của các quốc gia thực hiện thành công mục tiêu toàn cầu về giáo dục cho mọi
người. Bà Vicky Colbert (nguyên là Thứ trưởng Bộ Giáo dục Colombia), Giám


đốc chương trình EN đã có bài trình bày gây được sự chú ý của đông đảo các
nhà giáo dục quốc tế, được UNESCO đánh giá là mô hình có chất lượng tốt
nhất về giáo dục tiểu học ở Colombia và các vùng nông thôn của Châu Mĩ la
tinh. Liên hợp quốc (năm 2000) trong Báo cáo phát triển con người đã chọn EN
là 1 trong 3 thành tựu chính của Colombia. Ngân hàng Thế giới nhận xét:
“Escuela Nueva là một trong ba mô hình cải cách giáo dục tuyệt với nhất của
các quốc gia đang phát triển trên thế giới”. Chính vì vậy, đã có 35 nước trên thế
giới đến tìm hiểu mô hình EN ở Colombia để làm cơ sở, động lực cho thay đổi
nhà trường truyền thống và nâng cao chất lượng giáo dục quốc gia.

1


Thỏng 11/2009, c s ng ý ca Phú Th tng, B trng Nguyn
Thin Nhõn, on cụng tỏc ca B GD&T do Th trng Nguyn Vinh Hin
lm trng on ó ti Colombia tỡm hiu thc t, tham kho, hc tp kinh
nghim t chc lp ghộp ca mụ hỡnh EN ng thi chun b cho k hoch
cụng tỏc chin lc tip theo v cỏc sỏng kin chớnh sỏch giỏo dc Vit Nam
giai on 2010 - 2020. Di õy, xin gii thiu mt s im ni bt ca mụ
hỡnh EN - mt mụ hỡnh Trng hc kiu mi Colombia ang c B
GD&T quan tõm nghiờn cu, vn dng vo thc tin giỏo dc tiu hc Vit
Nam.
1. Bn thnh t quan trng ca mụ hỡnh EN
a) CHNG TRèNH: Trờn c s chng trỡnh quc gia, iu chnh ti liu
dy hc, hỡnh thc t chc lp hc, phng phỏp dy hc, dựng dy hc v
cỏch thc tin hnh kim tra ỏnh giỏ theo hng tng cng tớnh ch ng ca
GV, khuyn khớch HS t hc, t ỏnh giỏ.
b) GIO VIấN: Chỳ trng tớnh hiệu quả ca cụng tỏc tập huấn, bi dng
GV, c th:
- Khuyn khớch GV t hc, t bi dng.

- T chc cỏc khoỏ bi dng t 2 n 3 tun (mang tớnh thc hnh tớch
cc), sau ú t chc nhng khoỏ bi dng theo tng nhúm GV.
- Xõy dng i ng GV ct cỏn; hỡnh thnh cỏc trng kiu mu (trng
ht nhõn) GV n tham quan, hc tp.
- T chc cỏc trung tõm bi dng ti a phng (micro centrer) to
thnh mng li m nhn vic t chc bi dng GV 1 thỏng/ln.
c) CNG NG: Ph huynh HS, a phng v cng ng tích cực tham
gia h tr nh trng, hng dn HS ng dng kin thc vo i sng thc t.
d) CễNG TC QUN L: Tng quyn ch ng cho GV v nh trng;
phỏt huy vai trũ tớch cc, sỏng to ca nhng nh qun lớ giỏo dc, c bit l
cp qun lớ giỏo dc a phng.
2. Nm nguyên tắc cơ bản ca mụ hỡnh EN
a) Lấy HS làm trung tâm (HS đợc học theo tốc độ của riêng mình; tự
quản và tự giác cao trong học tập).
b) Nội dung học gắn bó chặt chẽ với đời sống hng ngày của HS.
c) Xếp lớp linh hoạt: HS đợc lên lớp trên nếu đạt đợc các mục tiêu giáo
dục tối thiểu, thời gian này có thể kéo dài hơn 1 năm học i vi mt b phn
HS chm phỏt trin.
d) Ph huynh v cng ng phối hợp chặt chẽ vi GV giỳp HS mt
cỏch thit thc trong hc tp; tham gia giỏm sỏt vic hc tp ca con em mỡnh

2


(khụng ch hp ph huynh v nghe li nhn xột hay phờ bỡnh, nhc nh v con
mỡnh).
e) Góp phần hình thành giá trị dân chủ và tập thể.
3. Ti liu hng dn hc tp (ti liu t hc ba trong mt)
a) Ti liu hng dn hc tp l mt thnh phn c bn ca chng
trỡnh EN.

- i vi HS: õy l ti liu cú tớnh tng tỏc cao, thun tin cho vic
hc tp cỏ nhõn cng nh hc theo nhúm. Ti liu bao gm mt chui cỏc hot
ng c thit k nhm giỳp HS t hc, phự hp vi c im, trỡnh ca
tng i tng (hc tp cỏ th húa).
Ti liu hng dn HS s dng cỏc dựng hc tp gúc hc tp, s
dng sỏch, ti liu tham kho gúc th vin trong lp hc cng nh tỡm tũi
tham kho t liu mụi trng xung quanh cỏc em, gia ỡnh v trong cng
ng.
Nh vy cỏc hot ng hc tp ca HS khụng ch tin hnh ngay ti lp
hc m cũn thc hin mụi trng xung quanh trng hc, trong cng ng.
Do ú, nú gúp phn kớch thớch hng thỳ, s tỡm tũi, khỏm phỏ tri thc HS.
- i vi GV: Ti liu thun tin cho GV khi t chc dy hc theo nhúm,
c bit l cỏc lp ghộp cú nhiu trỡnh . Ti liu l s tớch hp ni dung v
quỏ trỡnh dy hc (bao gm c phng phỏp v hỡnh thc t chc dy hc),
khc phc c tỡnh trng ging dy theo li truyn th kin thc thng gp.
To thun li cho GV trong quỏ trỡnh t chc hot ng dy hc trờn lp,
khụng mt nhiu thi gian son giỏo ỏn. Da vo ti liu, GV cú th son bi
b sung cho phự hp vi i tng HS lp mỡnh, cú quyn iu chnh ni dung
dy hc cho sỏt vi c im c th a phng.
- Vi ph huynh HS: Ti liu cú chỳ trng n cỏc hot ng hc tp
c thc hin nh ca HS, to iu kin thun li cho cha m HS v cng
ng tham gia vo quỏ trỡnh hc tp ca cỏc em thụng qua vic giỳp , hng
dn HS hc tp, b sung cỏc kin thc, k nng cn thit ỏp ng yờu cu hc
tp ca tr.
tiu hc, cú cỏc ti liu hng dn dy hc cỏc mụn Toỏn, Ting (Tõy
Ban Nha), Khoa hoc t nhiờn, Khoa hoc Xó hi t lp 1 n lp 5. Nhng ti
liu ny m bo hiu qu kinh t cao. Hai hay ba HS cú th dựng chung mt
cun ti liu hng dn hc tp v ti liu c s dng nhiu ln trng tiu
hc. Chng trỡnh EN rt chỳ trng n rốn luyn ngụn ng, chỳ trng mụn
Ting (Tõy Ban Nha) ngay t lp u cp HS dn t c cỏc k nng c

bn : nghe, núi, c hiu, vit. iu ny ht sc hp lớ, vỡ HS lm vic ch yu
qua ti liu hng dn hc tp, cn cú k nng vng vng v c hiu ti liu.
V, ti liu hng dn hc tp trong Trng hc kiu mi cú th vớ nh ngi
thy th hai ca lp hc.

3


b) Cấu trúc của tài liệu hướng dẫn học tập
Một bài trong tài liệu hướng dẫn học tập thường có các phần sau:
(1) Mở đầu của một bài học là tên bài, thông thường là một câu hỏi liên
quan đến chủ đề sẽ học.
(2) Các hoạt động cơ bản, bao gồm:
- Một hoạt động nhằm kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của HS về
chủ đề sắp học. Hoạt động này rất đa dạng, có thể là một ví dụ, một bức tranh
minh họa, một câu hỏi, một câu chuyện, một tình huống,… thường bắt đầu với
những kiến thức HS đã biết hoặc bắt đầu từ kinh nghiệm của bản thân HS.
- Hoạt động khám phá và trao đổi kiến thức, thông tin ở trong nhóm. HS
chia sẻ kiến thức hoặc kinh nghiệm liên quan đến chủ đề trong câu hỏi đặt ra ở
tài liệu hướng dẫn học tập
- Phần xây dựng kiến thức: đây là bước trung tâm, bao gồm một loạt hoạt
động được thiết kế có xem xét đến tình hình thực tế, môi trường gần gũi, quen
thuộc với HS; các hoạt động này đơn giản, cụ thể và là một phần trong đời sống
hằng ngày. Đây là các hoạt động giúp HS xây dựng kiến thức mới và chiếm
lĩnh kiến thức thông qua quan sát, phân tích, thảo luận, tiếp xúc với các văn
bản, qua trao đổi với các HS khác và với giáo viên
- Phần tăng cường, củng cố có thể được thực hiện thông qua câu chuyện
hoặc trò chơi. Một loạt hoạt động mở rộng cũng có thể được sử dụng trong
phần này nhằm phục vụ việc học ở các lớp lớn hơn và kích thích sự phát triển
của trẻ.

(3) Các hoạt động thực hành: được thiết kế nhằm củng cố kết quả học
tập thông qua thực hành và hoạt động của HS. Các bài tập hỗ trợ có yêu cầu kết
hợp giữa lí thuyết và thực hành giúp GV kiểm chứng xem HS có tiếp thu được
kiến thức, kĩ năng mới hay không. Sau phần thực hành, HS trình bày các hoạt
động để GV đánh giá, nhận xét.
(4) Các hoạt động áp dụng: nhằm xem xét HS có thể áp dụng kiến thức,
kĩ năng đã học vào các tình huống cụ thể hằng ngày được hay không, bao gồm
các tình huống trong gia đình và trong cộng đồng. Điều này đem lại ý nghĩa
cho giáo dục, lợi ích cho gia đình và cộng đồng. Các hoạt động áp dụng và mở
rộng đã khuyến khích HS tích luỹ kiến thức thông qua các nguồn khác nhau
(thư viện, hàng xóm, gia đình và các tổ chức khác,…) nhằm giải quyết các vấn
đề, các tình huống khó khăn của chính bản thân các em. Cách thức tốt nhất là
tiếp cận với những hoạt động áp dụng và mở rộng (VD: các dự án đơn giản,
khám phá môi trường, nghiên cứu quy mô nhỏ, phỏng vấn, đối thoại...); HS
trình bày các việc làm của mình, GV ghi kết quả vào biểu đồ theo dõi sự tiến
bộ và hoàn thành xuất sắc công việc của HS.

4


4. Về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Tại các trường lớp EN, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực của HS đã được thể hiện rất rõ. Các em được rèn luyện,
tăng cường khả năng suy nghĩ, phân tích, tổng hợp, quan sát, vận dụng kiến
thức vào thực tiễn; thể hiện rõ ý thức tự học, độc lập trong học tập; bộc lộ tính
tự tin trong giao tiếp, ý thức tự quản và tự giác cao trong hoạt động tập thể,
trong sinh hoạt và học tập.
Hình thức dạy học tại các lớp EN chủ yếu là dạy theo nhóm, theo cặp
(hoặc GV làm việc trực tiếp với cá nhân). Có thể đó là nhóm một trình độ (ở
lớp đơn) hoặc nhiều nhóm / nhiều trình độ khác nhau (ở lớp ghép). GV chỉ tập

trung HS khi cần nhận xét, đánh giá chung hoặc hướng dẫn hoạt động cho toàn
lớp. Vì thế, có thể thấy không khí học tập có chỗ nghiêm túc, tĩnh lặng, có chỗ
lại sôi nổi, vui nhộn,… tùy theo nhiệm vụ hoạt động của từng nhóm HS.
HS tham gia hoạt động học rất tích cực. Cứ đầu giờ, mỗi HS được GV
giao nhiệm vụ và mục tiêu học tập cụ thể. Em nào đã hoàn thành mục tiêu sẽ
được GV tiếp tục hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ học tập tiếp theo. Chính vì
thế, các em có thể tự điều chỉnh thời gian học tập và hoạt động của chính mình.
Một ưu điểm nổi bật dễ nhận ra là: HS học tập theo nguyên tắc hợp tác
triệt để. HS trong từng nhóm hoặc từng cặp cùng nhau hợp tác và hợp tác với
GV hướng dẫn để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao. Đôi khi có những
vấn đề do chính các em đưa ra để các bạn cùng thảo luận và cùng giải quyết.
HS ở các trường theo mô hình EN làm việc rất tích cực, chủ động và độc lập,
có ý thức tự quản, cùng nhau tổ chức hoạt động học tập và quản lí lớp học.
Chương trình của EN cũng nhằm phát triển sự hợp tác giữa HS, tính thân
thiện, đoàn kết, trách nhiệm công dân của các em cũng như xây dựng thái độ
tham gia và tinh thần dân chủ. EN chuyển đổi trường học truyền thống, thúc
đẩy sự tham gia hợp tác của HS, khuyến khích lịch học linh hoạt, “mô đun hoá”
khối lượng kiến thức, giúp cho việc dạy học phù hợp với nhịp độ tiếp thu của
trẻ.
5. Về đánh giá kết quả học tập
Trước hết, HS luôn được tự đánh giá, sau đó nhờ GV đánh giá kết quả
công việc (hoạt động) của bản thân. Mỗi HS có bảng tự theo dõi sự tiến bộ của
cá nhân. GV đánh giá HS thường xuyên hằng ngày và cuối tháng có tổng kết
những điểm đạt được và chưa đạt được để tiếp tục giúp đỡ.
Trên cơ sở các tiêu chí quy định, GV có thể đặt ra các tiêu chí cụ thể hơn
để theo dõi, đánh giá HS.
Ngoài ra, để ghi nhận kết quả học tập và rèn luyện của HS, có thể còn có
các bảng : Bảng theo dõi sự tiến bộ của HS; Bảng tuyên dương thành tích từng
mặt; Bảng tuyên dương những HS tiêu biểu (từ 3 đến 4 tháng/lần, có dán hình
HS lên bảng),... Dưới đây là một ví dụ :


5


BẢNG THEO DÕI SỰ TIẾN BỘ CỦA HỌC SINH
Tên bài :………………………………………………………………………………….........
Thành tích :…………………………………………………………………………………....
Chỉ số của thành tích :…………………………………………………………………………
Từng hoạt động :………………………………………………………………………………
Số
TT

A (Hoạt động)
V.B
(tốt)

F (ngày
đánh giá)

C (Thực hành)
V.B
(tốt)

F (ngày
đánh giá)

D (Áp dụng)
N0 (số
bài tập)


V.B
(tốt)

F (ngày
đánh giá)

R (Có phải làm
lại không ?)
V.B
F (ngày
(tốt) đánh giá)

1
2
3

Tên học sinh :……………………………………………...……….

Lớp:…………….

* Đánh giá :
- Xuất sắc :……………
- Đạt :…………………
- Tốt :…………………
- Chưa đạt :…………

6. Vấn đề bồi dưỡng giáo viên
Mỗi GV đều có cơ hội làm việc nhóm để chia sẻ những sáng kiến và
kinh nghiệm ở các địa phương khác nhau qua nhiều hình thức, như:
- GV tự bồi dưỡng thông qua trải nghiệm trong các hoạt động giáo dục;

- Tổ chức khoá học từ 2 đến 3 tuần cho GV đã tốt nghiệp trường sư
phạm, sau đó có những khoá bồi dưỡng tiếp theo với hình thức bồi dưỡng theo
nhóm GV.
- Hình thành các “trường kiểu mẫu” để GV đến tham quan, học tập qua
việc quan sát thực tế, trao đổi kinh nghiệm hướng dẫn HS tự học qua việc sử
dụng tài liệu hướng dẫn học tập hoặc trao đổi về các nội dung giáo dục liên
quan đến địa phương.
- Tổ chức những trung tâm bồi dưỡng nhỏ nhằm tạo thành mạng lưới bồi
dưỡng GV 1 tháng/lần (thường do GV từ các điểm trường tập trung về trường
chính, có GV cốt cán chủ trì).
Tài liệu bồi dưỡng GV chủ yếu dựa vào tài liệu hướng dẫn học tập và do
các GV tự biên soạn và bồi dưỡng cho nhau. EN cũng đã đưa ra những thẻ
hướng dẫn cho GV, trên đó có những chỉ dẫn cụ thể để GV có thể sử dụng thẻ
này dạy HS trong lớp ghép.

6


7. Về điều kiện tổ chức dạy học
Trường học kiểu mới ở Colombia rất quan tâm đến các điều kiện hỗ trợ
tích cực cho hoạt động dạy học hiệu quả. Ghi nhận bước đầu của Đoàn công tác
Bộ GD&ĐT cho thấy một số điểm nổi bật sau:
a) Thư viện
Mỗi lớp học của EN đều có một thư viện với nhiều tài liệu tham khảo
cho HS, từ điển, sách báo tham khảo dành cho chương trình địa phương, sách
truyện dành cho trẻ em,… Thư viện nhằm bổ sung cho tài liệu hướng dẫn học
tập, góc học tập, góp phần xây dựng phong cách học tập tích cực và tinh thần tự
học của HS. Ban quản lí lớp cử ra một tổ để quản lí thư viện, điều hành việc
cho HS mượn sách, tài liệu. Các trường lớp, đặc biệt vùng nông thôn, đã tổ
chức nhiều hoạt động trong suốt năm học để thư viện của lớp trở thành một

“trung tâm văn hóa” của cộng đồng. Người dân có thể đến thư viện trường học
để tham khảo tài liệu, tự nguyện bổ sung cho thư viện các tài liệu, vật phẩm, đồ
dùng mang bản sắc địa phương,…Chính hoạt động này đã góp phần gắn kết
cộng đồng với nhà trường trong việc chăm lo giáo dục HS trở thành những
người có ích cho xã hội.
b) Góc học tập
Mỗi lớp học đều có các góc học tập, chủ yếu là góc học tập môn Toán,
môn Tiếng Tây Ban Nha, môn Khoa học tự nhiên, môn Xã hội. Góc học tập
gồm các đồ dùng, vật liệu do HS, cộng đồng tự làm hoặc sưu tập. Tại trường
tiểu học ở vùng nông thôn Armenia, góc học tập môn Khoa học tự nhiên chứa
một số đồ vật xưa cũ, như : bàn là dùng than, mô hình Thái dương hệ do cha
mẹ HS làm,… Góc học tập môn Toán có các bàn tính, đồ dùng để dạy các phép
tính số tự nhiên; có mô hình cái cân,… Ở một số trường khác có thêm góc
trưng bày các vật dụng xưa cũ như một “bảo tàng mini”, chẳng hạn các dụng cụ
làm ruộng, làm vườn của nông dân,... Những đồ dùng, vật liệu ở góc học tập
giúp HS thao tác, sử dụng theo hướng dẫn của tài liệu học tập, giúp HS mở
rộng kiến thức và có đánh giá đúng về văn hóa của cộng đồng nơi các em đang
sống.
c) Hộp thư
Có nhiều loại hộp thư:
- “Hộp thư chung” để HS nêu những kiến nghị, đề xuất, những thông tin
phản hồi để nhà trường, GV biết, qua đó có hướng giúp đỡ HS trong sinh hoạt,
học tập, có những cải tiến để hoạt động nhà trường, lớp học nói chung và hoạt
động dạy học nói riêng ngày càng tốt hơn.
- “Hộp thư cá nhân” để HS trao đổi thông tin, liên lạc với nhau, thắt chặt
mối quan hệ thân thiện để cùng vươn lên trong học tập và rèn luyện.

7



Hộp thư cũng là một hình thức nhằm xây dựng môi trường dân chủ trong
trường học, tăng cường sự chủ động của HS trong sinh hoạt, học tập. Qua đó
thể hiện rõ đặc trưng của trường học mới EN.
d) Bản đồ cộng đồng (Community map)
Mỗi trường có một bản đồ khá lớn, dễ quan sát, trên đó xác định vị trí
từng gia đình HS. Tác dụng của bản đồ này là tăng cường mối quan hệ giữa nhà
trường và cộng đồng, tạo cho HS có ý thức gắn bó với nơi mình đang sống.
e) Bàn ghế học tập
Tất cả các lớp học được tổ chức dạy học theo nhóm. Vì vậy, để thực hiện
các hoạt động dạy học được thuận lợi, bàn học của HS được thiết kế mặt bàn
hình thang cân hoặc hình tam giác cân để khi ghép lại với nhau sẽ tạo thành
chiếc bàn hình lục giác đều cho 6 HS ngồi học. HS dễ dàng tách “bàn mẹ”
thành các “bàn con” để làm việc, học tập cá nhân hoặc nhóm nhỏ hơn. Đây là
kiểu bàn thường thấy ở nhiều nước khác khi áp dụng hình thức tổ chức dạy học
theo nhóm. Mẫu bàn ghế trong mô hình Trường lớp EN không chỉ áp dụng ở
các lớp ghép nhiều trình độ mà còn áp dụng tại các lớp đơn với hiệu quả tích
cực được GV tiểu học thừa nhận.
g) Ban quản lí lớp học
Mỗi lớp học đều có ban quản lí lớp học. Lớp trưởng được HS trong lớp
bầu, thông qua một kì tranh cử và bỏ phiếu tín nhiệm. Trong lớp còn tổ chức
thành các tiểu ban (commmitee), như : tiểu ban Thông tin, tiểu ban về Trật tự,
tiểu ban về Văn hóa, Thể dục - thể thao,… Mỗi tiểu ban đều có kế hoạch hoạt
động phù hợp với công việc. Ban quản lí lớp là cầu nối giữa nhà trường với gia
đình và cộng đồng. Việc tổ chức Ban quản lí lớp nhằm xây dựng ý thức tự quản
lớp học cho HS, giúp GV giảm bớt vất vả về quản lí lớp, nhất là khi lớp có
nhiều nhóm với các trình độ khác nhau, hoặc quản lí học sinh bán trú, nội trú.
Qua tổ chức ban quản lí lớp, HS học được bài học đầu tiên về dân chủ, về trách
nhiệm công dân, tăng cường tính đoàn kết, tinh thần đồng đội, sự hợp tác,....
Trên cơ sở phát triển tính tự giác, tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng, GV tổ
chức cho HS tự đánh giá bản thân, như: mỗi HS tự điểm danh hằng ngày, tự

đánh giá kết quả bài làm của mình (qua nhiều hình thức thích hợp, trong đó có
Phiếu tự đánh giá kết quả học tập), không quay cóp, gian lận trong kiểm tra,…
Việc tự quản của HS cũng góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, xây
dựng tư cách công dân cho các em.
h) Cơ sở vật chất tại điểm trường
Mỗi điểm trường, dù chỉ có một lớp, đều được tổ chức xây dựng như một
trường học hoàn chỉnh. Ngoài lớp học, mỗi điểm trường còn có thêm phòng
cho GV, nhà bếp phục vụ bán trú, nội trú, có nguồn nước sạch, nhà vệ sinh, có
sân chơi, sân tập thể dục, thể thao (hầu hết là sân bóng rổ), có tường rào bảo vệ
trường. Khuôn viên điểm trường đủ điều kiện vật chất tối thiểu đã góp phần

8


xây dựng môi trường thân thiện, nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học ở các
vùng khó khăn.
Có thể nói, EN đã khắc phục được một số nhược điểm cơ bản của mô
hình nhà trường truyền thống, như: tình trạng GV giảng bài chủ yếu bằng
phương pháp thuyết trình, vai trò của GV lấn át vai trò của HS trong quá trình
học tập, mối quan hệ GV – HS chỉ hướng theo một chiều từ trên xuống; GV cố
gắng làm mọi cách để HS ghi nhớ bài học một cách máy móc (“thuộc bài”),
thậm chí áp đặt các nội dung trong SGK một cách cứng nhắc; thời khóa biểu,
lịch học cố định, áp dụng chung cho tất cả HS trong cùng một lớp, trong toàn
trường; nhà trường ít có quan hệ thường xuyên với cộng đồng, HS còn xa lạ với
cuộc sống hiện tại và gặp nhiều khó khăn khi hòa nhập với xã hội,…
Tuy nhiên, để tiếp thu và vận dụng có chọn lọc những mặt tích cực của
mô hình Trường học kiểu mới, thay thế dần mô hình trường học truyền thống
đã có từ nhiều năm nay ở Việt Nam là một việc không đơn giản. Cần có cơ sở lí
luận chặt chẽ, so sánh kinh nghiệm giáo dục ở Việt Nam với mô hình EN để
thấy được cái mạnh, cái yếu của mỗi mô hình, từ đó đưa mô hình EN giải quyết

những bất cập, tồn tại trong mô hình trường học truyền thống của trường học
Việt Nam. Theo đó, cần xây dựng hệ thống tài liệu học tập, tài liệu hoạt động
của HS trên cơ sở nội dung SGK hiện hành, xây dựng sách hướng dẫn cho GV
cũng như các tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác; chú trọng bồi dưỡng nguồn nhân
lực (tiến hành các lớp tập huấn bồi dưỡng GV về nội dung tài liệu học tập của
HS và phương pháp giảng dạy theo tài liệu mới), tiến hành thí điểm ở một số
trường tiểu học trên các vùng miền cả nước,... Đây cũng là chủ trương đang
được Bộ GD&ĐT xem xét và triển khai từng bước trong những năm tới nhằm
làm thay đổi cơ bản diện mạo giáo dục tiểu học hiện đại của nước ta.
Bài viết đăng trên Tạp chí Giáo dục Tiểu học (Tập 41, năm 2010)

9



×