CHỦ ĐỀ 10
MỘT SỐ TRÀO LƯU
TƯ TƯỞNG MỚI
CỦA KHOA HỌC KINH TẾ
NỬA SAU THẾ KỶ XX
10.1 KINH TẾ HỌC HÀNH VI
• Lý thuyết về hữu dụng kỳ vọng của John
von Neumann và Oskar Morgenstern và
sự ảnh hưởng của nó đối với kinh tế học
tân cổ điển.
• Kinh tế học thông tin. George Stigler,
George Akerlof, Kenneth Arrow.
• Lý thuyết về tính hợp lý giới hạn của
Herbert Simon và lý thuyết hành vi công ty
của của trường Carnegie Mellon
University.
Kinh tế học hành vi đưa các yếu tố tâm lý học
vào các mô hình kinh tế tiêu chuẩn (thường là
tân cổ điển) để mô tả và giải thích mối liên hệ
giữa các sự vật hiện tượng.
Kinh tế học hành vi kết hợp quá trình tâm lý vào
mô hình kinh tế. Mà kết quả của quá trình tâm lý
thì khó mà biết được vì chì quan sát được hiện
tượng, mà hiện tượng thì có thể có nhiều yếu tố
lẫn vào tạo nên. Thực nghiệm kinh tế học cho
phép kiểm soát các yếu tố lẫn vào đó, để từ đó
rút ra được tác động tâm lý mà nhà nghiên cứu
muốn biết.
10.2 KINH TẾ HỌC TIẾN HÓA
• Những tư tưởng tiến hóa trong lịch sử tư tưởng
kinh tế. Từ phân tích trạng thái sang phân tích
quá trong điều kiện bất định và tính không đảo
ngược của thời gian.
• Phê phán mô hình tối ưu về hành vi cá nhân
(Armen Alchian). Các mô hình lý thuyết hình
thức đầu tiên (Ricard Nelson, Sidney Winter).
• Những trào lưu chính và vấn đề gây tranh cãi
của kinh tế học tiến hóa.
• Kinh tế học tiến hóa (tạm dịch từ
Evolutionary economics, hay Evolutionary
theory of economics) được phát triển
thành một học thuyết kinh tế từ năm 1982
với quyển An Evolutionary Theory of
Economic Change của Richard Nelson và
Sidney Winter. Tuy nhiên, những nghiên
cứu liên quan đến lý thuyết này được xây
dựng từ những công trình từ những năm
1940 và 1950.
• Mặc dù lý thuyết này đề cập đến các chủ
thể kinh tế (economic agent) nói chung,
nhưng những nghiên cứu của nó cho đến
nay chủ yếu tập trung vào doanh nghiệp.
Các nghiên cứu có đối tượng là cá nhân ít
hơn, chủ yếu tập trung vào lý thuyết trò
chơi. Một số nghiên cứu áp dụng phương
pháp thực nghiệm (experiment) để thấy
rằng các cá nhân không hoàn toàn hợp lý
theo nghĩa tốt đa hóa lợi ích cá nhân.
• Lý thuyết kinh tế học tiến hóa có ý tưởng
tương tự như thuyết tiến hóa của Darwin
về sự chọn lọc tự nhiên, theo đó những
gen “tốt” (theo nghĩa tăng cường khả năng
sống sót trong tự nhiên) sẽ được duy trì
và phát triển, trong khi những gen “xấu” sẽ
bị đào thải). Kết quả của quá trình chọn
lọc tự nhiên là chỉ những sinh vật “mạnh”
mới có khả năng tồn tại trong tự nhiên. Có
lẽ đó là lý do lý thuyết này được gọi là
Evolutionary theory of economics.
• Có thể thấy kinh tế học tiến hóa có một
cách giải thích hoàn toàn khác với kinh tế
học Tân cổ điển về hành vi của các chủ
thể kinh tế. Nó có một cách lý giải hoàn
toàn khác về sự tăng trưởng của doanh
nghiệp, ngành và nền kinh tế. Ở kinh tế
học Tân cổ điển, sự tăng trưởng là kết
quả của thị trường trong việc điều chỉnh
về trạng thái cân bằng. Ở lý thuyết tiến
hóa, sự tăng trưởng là kết quả của quá
trình chọn lọc tự nhiên.
• Tuy nhiên, không thể nói rằng lý thuyết tiến hóa
có thể dự đoán một hiện tượng chưa từng được
biết đến trước đây. Nó cũng không thể nói rằng
đã giải thích đầy đủ nguyên nhân của sự tăng
trưởng vốn là một quá trình cực kỳ phức tạp.
(Bản thân cách giải thích của lý thuyết này cũng
cho thấy quá trình “chọn lọc tự nhiên” là một quá
trình phức tạp, và kết quả là rất khó dự đoán).
Ngoài ra, các nghiên cứu dựa vào thuyết tiến
hóa cho đến nay vẫn mang tính định tính và mô
tả nhiều hơn là định lượng
HET