Tải bản đầy đủ (.ppt) (65 trang)

Bài giảng thời đại và tư tưởng của JOHN MAYNARD KEYNES

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.51 KB, 65 trang )

CHỦ ĐỀ 6

THỜI ĐẠI VÀ TƯ TƯỞNG CỦA
JOHN MAYNARD KEYNES


J. M. Keynes
Tác phẩm nổi tiếng của J. M. Keynes là “Lý
thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (1936),
mở ra một giai đoạn mới trong tiến trình phát triển
lý luận kinh tế.
Khủng hoảng, thất nghiệp là do chính sách kinh
tế lỗi thời, bảo thủ và thiếu sự can thiệp có hiệu lực
của nhà nước.
Vấn đề quan trọng nhất, nguy hiểm nhất đối với
kinh tế TBCN là khối lượng thất nghiệp và việc
làm.


Đặc trưng nổi bật của Keynes là đưa
ra phương pháp phân tích vĩ mô.
Việc phân tích kinh tế phải xuất
phát từ các tổng lượng lớn để nghiên
cứu mối liên hệ giữa các tổng lượng
và khuynh hướng chuyển biến chúng.
Đưa ra mô hình kinh tế vĩ mô với 3
đại lượng.


Một là, đại lượng xuất phát.
Là đại lượng không thay đổi hay


thay đổi chậm chạp. Đó là các
nguồn vật chất, như tư liệu sản
xuất, số lượng sức lao động, mức
độ trang bị kỹ thuật của sản xuất,
trình độ chuyên môn hóa của người
lao động, cơ cấu của chế độ xã hội.


Hai là, Đại lượng khả biến độc lập. Đó là
những khuynh hướng tâm lý, như khuynh hướng
tiêu dùng, khuynh hướng tiết kiệm, khuynh
hướng đầu tư, ưa chuộng tiền mặt…nhóm này là
cơ sở hoạt động của mô hình, là đòn bẫy đảm
bảo cho sự hoạt động của tổ chức kinh tế.
Ba là, đại lượng khả biến phụ thuộc. Đại
lượng này cụ thể hóa tình trạng nền kinh tế, như
khối lượng việc làm, GNP. Đó là các chỉ tiêu
quan trọng cấu thành nên kinh tế quốc dân. Các
đại lượng này thay đổi theo sự tác động của các
biến số độc lập.


Giữa các đại lượng khả biến độc lập
và khả biến phụ thuộc có mối liên hệ với
nhau. Nếu kí hiệu C là tiêu dùng, I là đầu
tư, S là tiết kiệm, R là thu nhập và Q là
giá trị sản lượng hiện tại, thì:
R=Q=C+I
S=R–C
Từ đó suy ra: I = S



Đầu tư và tiết kiệm là 2 đại lượng
quan trọng ảnh hưởng đến các biến
số khác của nền kinh tế, việc điều
tiết vĩ mô nhằm giải quyết việc làm,
tăng thu nhập phải khuyến khích đầu
tư và giảm tiết kiệm, có như vậy mới
giải quyết được tình trạng khủng
hoảng và thất nghiệp.


Cũng

giống như các đại biểu của trường
phái cổ điển mới, phương pháp nghiên cứu của
J.M. Keynes dựa trên cơ sở tâm lý chủ quan.
Song chỗ khác nhau là các nhà kinh tế “cổ điển
mới” dựa vào tâm lý cá biệt, còn J.M. Keynes
dựa vào tâm lý xã hội, trong lý thuyết cũa ông
các phạm trù: khuynh hướng tiêu dùng, khuynh
hướng tiết kiệm,…được coi là phạm trù tâm lí
số đông, tâm lí toàn xã hội.


1. Những quan điểm của kinh tế học
cổ điển và của Keynes.
a) “Tiền lượng phải ngang với sản phẩm giới
hạn của lao động”. Định đề này là xét về phía nhà
tư bản, họ hoàn toàn thõa mãn với cái mà họ bỏ ra

tức là tiền thuê công nhân.
b) Sự hữu dụng của tiền lương khi khối lượng
lao động nhất định được sử dụng là ngang với sự
vô dụng giới hạn của khối lượng việc làm đó”.
Định đề này là xét về công nhân, họ hoàn toàn
thõa mãn với cái mà họ nhận được từ phía tư bản.


Tình trạng cung ứng lao động được xác định
khi cả 2 định đề trên đều được thõa mãn. Tiền
lương thực tế hiện hành là tiền lương hoàn toàn
đáp ứng được từ đòi hỏi của công nhân, vì vậy
toàn bộ lao động xã hội được thu hút vào quá
trình lao động sản xuất.
Thất nghiệp có thể xảy ra, nhưng chỉ ở 2 loại là
thất nghiệp: do “cọ sát” và “tự ý”. Tiền lương
thực tế quyết định vấn đề cung ứng công nhân;
tiền lương thực tế cao thì sẽ có ít việc làm, còn
tiền lương thực tế thấp sẽ có nhiều việc làm được
cung ứng.


“Nếu như lấy lương thực tế làm thước đo đối
với việc cung ứng việc làm thì liệu việc giảm bớt
tiền lương thực tế do giá cả tăng lên có làm cho
việc làm được cung ứng bớt đi hay không?
Và liệu tiền lương thực tế và tiền lương danh
nghĩa có vận động cùng chiều (theo quan điểm cổ
điển thì tiền lương thực tế và tiền lương danh
nghĩa vận động cùng chiều) để quyết định khối

lượng việc làm hay không?”
Keynes nghi ngờ việc lấy mức tiền lương để
xem xet mức độ việc làm.


Tuy phản đối nguyên lý của kinh tế học cổ điển
về mối quan hệ giữa tiền lương và việc làm, nhưng
điều đó theo Keynes không phải là sai hoàn toàn mà
“trong một tình hình nhất định về tổ chức, thiết bị
và kỹ thuật, thì mức lương thực tế và khối lượng sản
xuất (khối lương việc làm) đều đính từng cặp với
nhau, đến mức một sự tăng lên của công việc nói
chung, không thể thực hiện được mà lại đồng thời
không xảy ra việc giảm tiền lương thực tế”. nhưng
đây chỉ là những giai đoạn rất ngắn gắn liền với tình
trạng kỹ thuật không thay đổi mà thôi. Nếu xét cả
thời kỳ dài thì định đề của kinh tế học cổ điển là
không phù hợp, mà theo Keynes sự vận động của
công nhân lại phụ thuộc vào vấn đề khác.


2. Lý thuyết chung về “việc làm” của
J.M. Keynes
2.1. Theo Keynes, “việc làm” không chỉ phản
ánh tình trạng thị trường lao động, sự vận động
của thất nghiệp mà còn bao gồm cả tình trạng
sản xuất, khối lượng sản phẩm, quy mô thu
thập. Vì vậy “việc làm” cụ thể hóa nền kinh tế
TBCN nói chung là làm cho cơ sở cho việc điều
tiết nền kinh tế … lý thuyết chung về “việc làm”

có thể được trình bày khái quát như sau: khi
việc làm tăng lên thì tổng thu nhập thực tế tăng
lên.


Tâm lý dân cư là khi thu thập tăng thì cũng
tăng tiêu dùng, nhưng tốc độ tăng tiêu dùng chậm
hơn so với tốc độ tăng thu nhập, vì có khuynh
hướng tiết kiệm một phần thu nhập. Do đó các
chủ thể doanh nghiệp sẽ bị lỗ nếu sử dụng toàn bộ
số lao động tăng thêm để sản xuất sản phẩm thỏa
mãn nhu cầu tiêu dùng trực tiếp tăng thêm này.
Muốn khắc phục tình trạng đó, cần phải có một
khối lượng đầu tư nhằm kích thích dân cư tiêu
dùng phần tiết kiệm của họ. không có khối lượng
đầu tư này thì “ thu nhập tương lai” của nhà kinh
doanh ít hơn số cần thiết để kích thích họ thu
dụng khối lượng lao động đó.


Vì vậy, với một giá trị nào đó của
khuynh hướng tiêu dùng của dân cư thì
mức cân bằng việc làm sẽ tùy thuộc vào
số lượng đầu tư hiện đại. khối lượng đầu
tư hiện đại lại phụ thuộc vào những nhân
tố kích thích đầu tư như “hiệu quả giới
hạn” của tư bản và lãi suất. và để phân
tích vấn đề “việc làm”, Keynes đã phân
tích “khuynh hướng tiêu dùng”, “hiệu
quả giới hạn của tư bản” và lãi suất.



2.2. Khuynh hướng tiêu dùng:
Khuynh hướng tiêu dùng được hiểu
là tương quan hàm số giữa thu nhập
với số chi tiêu cho tiêu dùng rút ra từ
thu nhập đó. Nếu ký hiệu R là thu
nhập, C là chi tiêu dùng rút ra từ thu
nhập, thì:
C = X (R)


Theo J.M. Keynes, có những nhân tố sau
đây ảnh hưởng tới khuynh hướng tiêu dùng
của cá nhân:
a) Khi tiêu dùng tăng thì thu nhập tăng và
ngược lại.
b) Thu nhập chịu ảnh hưởng của nhiều nhân
tố khách quan như: sự biến động của tiền
lương danh nghĩa; sự thay đổi chênh lệch giữa
thu nhập với thu nhập ròng, sự thay đổi của lãi
suất; chính sách thuế khóa.


c) Những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến
tiêu dùng như: lập khoản dự phòng rủi ro bất
ngờ, để dành cho tương lai của bản thân và gia
đình (như để dành cho: tuổi già, học tập của
con cái, để hưởng thêm lãi suất ở giai đoạn
sau, để cải thiện mức sống trong tương lai, để

có phương tiện thực hiện những dự án kinh
doanh hay đầu cơ, để tạo cho bản thân sự tự
lập, để xây dựng tài sản, để cho con cháu, vì
hà tiện…).


Có

thể khái quát lại 8 nhân tố của
tiết kiệm: thận trọng, nhìn xa, tính
toán, tham vọng, tự lập, kinh doanh,
kiêu hãnh và hà tiện. ngược lại với các
nhân tố tiết kiệm là: các nhân tố kích
thích tiêu dùng như: thích hưởng thụ,
thiển cận, hào phóng, không suy nghĩ,
phô trương và xa hoa.


Ngoài các nhân tố ảnh hưởng tới tiết
kiệm cá nhân, còn có những nhân tố ảnh
hưởng tới tiết kiệm của cơ quan, chính
quyền dưới ảnh hưởng của bốn động lực
cơ bản sau:
Thứ nhất, động lực kinh doanh.
Thứ hai, động lực cải tiến.
Thứ ba, động lực tiền mặt.
Thứ tư, động lực thận trọng về tài
chính.



Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn là khuynh
hướng chia phần thu nhập tăng thêm cho tiêu
dùng. Theo Keynes, khi mức thu nhập thấp hơn
mức tiêu dùng cần thiết thì có thể xuất hiện tình
trạng chi tiêu vượt quá thu nhập. Trong trường
hợp này, phải dự trữ đến những nguồn dự trữ tài
chính của quá khứ; còn đối với chính phủ thì
phải lấy tiền công trái để trợ cấp thất nghiệp
hoặc lâm vào tình trạng thâm hụt ngân sách. Khi
mức thu nhập tăng lên, đặc biệt khi người ta đạt
mức tiện nghi nào đó rồi thì tỷ lệ dành cho tiêu
dùng sẽ ít đi so với tỷ lệ dành cho tiết kiệm.


Từ sự phân tích trên Keynes rút ra kết luận: cùng
với việc làm tăng lên sẽ làm tăng thu nhập, do vậy
cũng làm tăng tiêu dùng. Nhưng do tâm lý cơ bản
nên sự gia tăng tiêu dùng nói chung chậm hơn sự gia
tăng thu nhập và khoảng cách đó ngày càng tăng
theo tốc độ gia tăng thu nhập. nghĩa là trong xã hội
tiên tiến, cùng với sự gia tăng của thu nhập thì tiết
kiệm tăng cả về tuyệt đối lẫn tương đối, còn tiêu
dùng có thể tăng lên tuyệt đối nhưng giảm xuống
tương đối. Và đó là tình trạng gây ra trì trệ và thất
nghiệp. Keynes nói: “ Điều đó có nghĩa là nếu việc
làm và thu nhập tổng hợp tăng lên thì không phải
toàn bộ nhân dụng phụ trội sẽ được đòi hỏi để thỏa
mãn nhu cầu tiêu dùng phụ trội”.



2.3. Đầu tư và mô hình số nhân:
Cấu thành, một bộ phận quan trọng trong lý
thuyết “việc làm” của J.M.Keynes là vai trò
của đầu tư. Ông chứng minh việc tăng đầu tư
sẽ bù đắp cho những thiếu hụt của cầu tiêu
dùng. Từ đó tăng việc làm, tăng thu nhập, tăng
hiệu quả giới hạn và kích thích sản suất tái
phát triển.
Để đảm bảo cho đầu tư gia tăng liên tục ông
đưa ra nguyên lý số nhân. Số nhân là quan hệ
giữa gia tăng thu nhập với gia tăng đầu tư.


Nếu ký hiệu:
dR là gia tăng thu nhập.
dI là gia tăng đầu tư.
K là số nhân.
dR
Thì K =
vì dI = dS
dI
(Theo Keynes, trong nền kinh tế, sản lượng
làm ra bằng tổng các khoản tiêu dùng và đầu
tư, và tổng đầu tư bằng tổng tiết kiệm).


Mô hình số nhân phản ánh mối quan hệ giữa gia
tăng thu nhập với gia tăng đầu tư. Keynes cho rằng,
mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo sự gia tăng
của cầu bổ sung công nhân, cầu về tư liệu sản xuất.

do vậy làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá hàng, tăng
việc làm cho công nhân. Tất cả điều đó làm cho thu
nhập tăng lên. Đến lượt nó, tăng thu nhập lại là tiền
đề cho sự gia tăng đầu tư mới. quá trình số nhân như
vậy biểu hiện dưới hình thức tác động dây chuyền:
tăng đầu tư làm tăng thu nhập; tăng thu nhập làm
tăng đầu tư mới. quá trình số nhân như vậy biểu hiện
dưới hình thức tác động dây chuyền: tăng đầu tư làm
tăng thu nhập; tăng thu nhập làm tăng đầu tư mới;
tăng đầu tư mới làm tăng thu nhập mới. quá trình số
nhân làm phóng đại thu nhập lên.


×