* Một số câu hỏi:
Câu 1: Cảm hứng nhân đạo của tác giả Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích:
- Trong truyện Kiều, một trong những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo là việc
ca ngợi, đề cao những giá trị, phẩm chất của con người như nhan sắc, tài hoa, nhân
phẩm, khát vọng, ý thức về thân phận, nhân phẩm cá nhân.
- Một trong những ví dụ điển hình của cảm hứng nhân đạo ấy là đoạn trích "Chị
em Thuý Kiều". Nguyễn Du sử dụng những hình ảnh đẹp nhất, những ngôn từ hoa
mĩ nhất để miêu tả vẻ đẹp con người, phù hợp với cảm hứng ngưỡng mộ, ngợi ca
giá trị con người. Tác giả còn dư cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Kiều. Đó
chính là cảm hứng nhân văn cao cả của Nguyễn Du xuất phát từ lòng đồng cảm sâu
sắc với mọi người.
Câu 2: So sánh đoạn thơ “Chị em Thuý Kiều” với trích đoạn trong “Kim Vân
Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, ta càng thấy được sự sáng tạo tài tình
của Nguyễn Du.
- Nếu như Thanh Tâm Tài Nhân kể về hai chị em Thuý Kiều bằng văn xuôi thì
Nguyễn Du miêu tả họ bằng thơ lục bát.
- Thanh Tâm Tài Nhân chủ yếu là kể về hai chị em Kiều; còn Nguyễn Du thì
thiên về gợi tả sắc đẹp Thuý Vân, tài sắc Thuý Kiều.
- Thanh Tâm Tài Nhân tả Kiều trước, Vân sau: “Thuý Kiều mày nhỏ mà dài,
mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào. Còn Thúy Vân thì tinh
thần tĩnh chính, dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng khó mô tả”. Đọc
lên ta cảm giác như tác giả tập trung vào Vân hơn, hình ảnh của Vân nổi bật hơn.
Ngay ở đoạn giới thiệu đầu truyện, hình ảnh Kiều cũng không thật sự nổi bật. Còn
Nguyễn Du tả Vân trước làm nền tô đậm thêm vẻ đẹp của Kiều theo thủ pháp nghệ
thuật đòn bẩy.
- Khi miêu tả, Nguyễn Du đặc biệt chú trọng đến tài năng của Kiều, qua việc
miêu tả ngoại hình, tài hoa còn thể hiện được tấm lòng, tính cách và dự bảo được
số phận nhân vật. Thanh Tâm Tài Nhân không làm được điều đó, bút pháp cá thể
hoá nhân vật của ông không rõ nét bằng của Nguyễn Du.
Nhưng sự khác biệt này đã giải thích vì sao cùng một cốt chuyện mà “Kim Vân
Kiều truyện” chỉ là cuốn sách bình thường, vô danh còn “Truyện Kiều” được coi
là một kiệt tác, Thanh Tâm Tài Nhân chỉ là tác giả không có danh tiếng, ít người
biết đến trong khi Nguyễn Du là một tác giả lớn, một đại thi hào.
Câu 3: Chỉ ra sự giống và khác nhau trong nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật
Thúy Vân, Thúy Kiều ở trích đoạn “ Chị em Thúy Kiều” ( trích “ Truyện Kiều”Nguyễn Du)
Gợi ý
Học sinh có thể làm theo những cách khác nhau nhưng phải nêu được các ý sau:
- Đều sử dụng bút pháp ước lệ quen thuộc trong văn học cổ (dùng hình
tượng thiên nhiên đẹp nói vẻ đẹp của con người) để làm nổi bật vẻ đẹp lí tưởng
của 2 chị em, cảm hứng ngợi ca của nhà thơ. Nhưng với mỗi một nhân vật, tác giả
lại tạo một điểm nhấn khác nhau: Thúy Vân là sự “ trang trọng”, Thúy Kiều là sự
“ sắc sảo, mặn mà”. Vì vậy, khi miêu tả Thúy Vân, tác giả tập trung miêu tả ngoại
hình cụ thể sinh động, đầy đủ- những nét gợi vẻ đẹp tôn quý của nàng: gương mặt,
nét ngài, nụ cười, giọng nói, mái tóc, làn da. Còn khi tả Thúy Kiều tác giả chỉ đặc
tả vẻ đẹp đôi mắt của Thúy Kiều làm nổi bật sự tinh anh, khác thường trong vẻ đẹp
của nàng.
- Đều xây dựng chân dung số phận nhưng với cách sử dụng từ ngữ tinh tế
tác giả đã làm nổi bật thái độ khác nhau của thiên nhiên trước vẻ đẹp của hai nàng
và ngầm dự báo số phận khác nhau của họ: Vẻ đẹp của Vân khiến “mây thua”,
“tuyết nhường” báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ; vẻ đẹp của Kiều khiến “
hoa ghen”, “liễu hờn” báo hiệu một cuộc đời nhiều éo le, trắc trở.
=> Nghệ thuật khắc họa ngoại hình nhân vật linh hoạt, tinh tế khiến hai nhân
vật hiện lên rất sinh động, đa dạng, “ mỗi người một vẻ”, thể hiện tài năng bậc thầy
của thiên tài Nguyễn Du.
Câu 4: Chỉ ra sự giống và khác nhau trong nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật
Thúy Vân, Thúy Kiều qua hai câu thơ sau:
- Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
- Hoa ghe thua thắm, liễu hờn kém xanh.
* Giống: Đây là hai câu thơ trong TK của ND. Câu đầu miêu tả TV, câu sau miêu
tả TK.
- Cả hai câu thơ đều sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiên
nhiên làm chuẩn mực để so sánh với vẻ đẹp của con người, qua đó làm nổi bật vẻ
đẹp của con người.
- Cả hai đều đẹp hơn thiên nhiên.
- Mỗi câu thơ đều miêu tả ngoại hình và dự báo tính cách, số phận nhân vật.
* Khác:
- Khi miêu tả TV, NG miêu tả cụ thể, chi tiết gợi tả vẻ đẹp của mái tóc, làn da. Còn
với TK, ND sử dụng bút pháp tả để gợi ấn tượng chung về nhân vật, không miêu tả
cụ thể.
- Vẻ đẹp của TV thì thiên nhiên “ thua, nhường”; với vẻ đẹp của TK thì thiên nhiên
“ ghen, hờn”. Sự khác nhau trong cách miêu tả đó dự đoán sự khác nhau về cuộc
đời của hai người. Chân dung TV dự báo một số phận phong lưu, an nhàn, suôn sẻ.
Chân dung TK dự báo một số phận long đong, vất vả nổi chìm.
…………………………………………………………………