Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Đề cương dự thi thuyết trình chủ đề học tập ôn luyện và thi kết thúc học phần học như thế nào để đạt kết quả cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.77 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

ĐỀ CƯƠNG DỰ THI
CUỘC THI THUYẾT TRÌNH
CHỦ ĐỀ: HỌC TẬP, ÔN LUYỆN VÀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHI ĐOÀN THỰC HIỆN: QUẢN TRỊ KINH DOANH 01 – KHÓA 01

HÀ NỘI – 2013
1


TÓM TẮT NỘI DUNG

PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐÊ
PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ
I. Động lực cá nhân:
1. Động cơ cá nhân
2. Phân loại động cơ học tập
II. Các bước của quá trình học tập và thi kết thúc học phần
PHẦN BA: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
HÀ NỘI
I. Thực trạng sinh viên trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội:
1. Những khó khăn sinh viên thường gặp trong quá trình học tập
2. Các phương pháp học tập được đa số sinh viên cho là có hiệu quả
II. Giải pháp:
1. Giải pháp học tập
1.1 Đặt mục tiêu học tập


1.2 Phương pháp học
2.Giải pháp ôn tập
2.1 Chuẩn bị ôn tập
2.2 Phương pháp ôn tập (xử lý thông tin)
2.3 Lưu ý
3.Giải pháp thi cử
PHẦN BỐN: KẾT LUẬN

2


PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ

Bác Hồ gửi thư đến các trường nhân đầu năm học mới, nhắc nhở: “Dù khó
khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”. Chủ tịch Hồ Chí Minh
không một lần nào dùng thuật ngữ “triết lý giáo dục” nhưng qua những lời nói
hoặc bài viết của Người, có thể thấy toát lên ba chủ đề chính về công tác giáo dục
là học để làm gì (mục đích), học cái gì (nội dung) và học như thế nào (phương
pháp). Vậy câu hỏi được đặt ra là: “Học như thế nào để đạt kết quả cao?”

3


PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Bạn là một học sinh trung học hay một sinh viên đang ngồi trên giảng đường
ĐH, với bạn học là một điều quan trọng và cần thiết đúng không?
Có rất nhiều bạn khổ sở vì không biết tìm cách học nào cho bản thân là hiệu
quả nhất. Trước khi đi vào chi tiết, chúng ta tìm hiểu qua về vấn đề chủ động trong
phương pháp học tập giúp ta cải thiện thành tích như thế nào? Hãy xét một ví dụ,

bạn đang là 1 sinh viên năng động. Bạn năng động như thế nào nhỉ? Bạn chăm chỉ
làm bài tập, xem bài trước ở nhà, lên lớp chăm chú nghe giảng, đi học thêm, từ
chối những cuộc dạo chơi với bạn bè để ở nhà học bài. Nhưng kết quả là bạn chỉ
đạt thành tích khiêm tốn, bạn xếp hạng lơ lửng ở giữa lớp. Bạn có để ý những
người đứng đầu lớp lại là những người rủ bạn đi chơi không? Một câu hỏi đặt ra
rằng: Tại sao họ có thời gian đi chơi mà vẫn học giỏi? Họ thông minh hơn bạn?
Không, họ không thông minh hơn bạn đâu. Điểm khác biệt ở đây chính là họ có
một động lực cá nhân riêng cũng như họ đã tự lập cho mình một phương pháp học
tập hợp lý.
* Học tập và ôn thi đạt hiệu quả gồm những bước cơ bản sau:
1.
2.
3.
4.

Xác định mục tiêu rõ ràng
Lên kế hoạch cụ thể và sắp xếp thời gian
Hành động
Sử dụng kết hợp các phương pháp
- Phương pháp đọc hiệu quả
- Phương pháp tổng hợp kiến thức qua Sơ đồ tư duy
- Phương pháp ghi nhớ hiệu quả
- Liên hệ giữa lý thuyết và thực tế
5. Tăng tốc cho kỳ thi
6. Đi thi

4


Để có được phương pháp học tập tốt thì bạn cần phải kết hợp nhiều phương

pháp với nhau. Có thể phương pháp này thích hợp với nhiều người nhưng với bạn
nó lại không có tác dụng. Điều chúng tôi muốn nói ở đây là bạn phải trải nghiệm
và rút ra phương pháp riêng cho chính bản thân mình, nhưng dù các bạn sử dụng
phương pháp học tập nào đi chăng nữa thì điều căn bản và quyết định tất cả chính
là động lực cá nhân của chính các bạn.

I. ĐỘNG CƠ CÁ NHÂN
Đào tạo theo Hệ thống tín chỉ là hệ thống quản lý và tổ chức đào tạo theo
triết lý: lấy người học làm trung tâm, chương trình đào tạo và quá trình đào tạo
mềm dẻo đáp ứng năng lực của người học cũng như yêu cầu của thị trường lao
động. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một xu thế tất yếu của phương thức đào tạo
trong giai đoạn hiện nay. Kết quả quá trình học tập của sinh viên trong đào tạo tín
chỉ phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Động cơ học tập, niềm tin, tính tích cực học
tập, phương pháp học tập của sinh viên, phương pháp giảng dạy của giáo viên,
chương trình đào tạo, cơ sở vật chất của Nhà trường, … trong đó động cơ học tập
và niềm tin tích cực là những yếu tố đầu tiên và rất quan trọng.
Trong phần này, chúng ta đi vào nghiên cứu một số vấn đề về động cơ học
tập và niềm tin tích cực trong học tập của sinh viên, qua đó đề xuất một số biện
pháp giúp sinh viên xây dựng được động cơ học tập đúng đắn và niềm tin tích cực,
nhằm góp phần nâng cao kết quả quá trình học tập của sinh viên.
1. Động cơ cá nhân
Khi con người có nhu cầu học tập, xác định được đối tượng cần đạt thì xuất
hiện động cơ học tập. Động cơ học tập được thể hiện ở đối tượng của hoạt động
học, tức là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… mà giáo dục đem lại.
Hay động cơ học tập chính là động lực bên trong của mỗi sinh viên, thúc đẩy
họ học tập để đạt được mục đích học tập của mình. Động cơ học tập của người học
được biểu hiện thông qua hành vi, thái độ và việc làm của họ. Vì thế, chỉ khi nào
xác định được động cơ học tập đúng đắn thì mỗi chúng ta mới có thái độ và
phương pháp học tập đúng đắn, khoa học.


5


2. Phân loại động cơ học tập
* Dưới góc độ của tâm lý học, động cơ được phân thành hai loại:
- Động cơ hoàn thiện tri thức: Xuất phát từ nhu cầu, khao khát chiếm lĩnh, khám
phá, tìm tòi, mở rộng tri thức. Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ hoàn
thiện tri thức thường không chứa đựng xung đột bên trong. Có thể có những khó
khăn trong quá trình học tập đòi hỏi phải có nỗ lực ý chí để khắc phục, nhưng là
khắc phục các trở ngại bên ngoài chứ không hướng vào đấu tranh với chính bản
thân. Do đó, sinh viên không có những căng thẳng tâm lý.
- Động cơ quan hệ xã hội: Xuất phát bởi sự lôi cuốn hấp dẫn của các yếu tố khác
như: đáp ứng mong đợi của cha mẹ; cần có bằng cấp để dễ kiếm việc làm, đảm bảo
cuộc sống sau này; cần có bằng cấp để thăng quan tiến chức; lòng hiếu danh hay
học để không thua kém bạn bè; … đây là những mối quan hệ xã hội cá nhân được
hiện thân ở đối tượng học. Đối tượng thực của hoạt động học tập chỉ là phương
tiện để đạt mục tiêu cơ bản khác.
Trong hai loại động cơ trên, động cơ học tập đúng đắn được chỉ ra đó chính
là động cơ học tập để hoàn thiện tri thức. Người học học vì khát khao chiếm lĩnh
tri thức, mở rộng tri thức, qua đó phát triển toàn diện nhân cách của bản thân theo
bốn mục tiêu học tập mà UNESCO đã đề ra: “ Học để biết, học để làm việc, học
để chung sống với nhau và học để làm người”. Đồng thời, động cơ học tập đúng
đắn không bao giờ cho phép tồn tại những tư tưởng cơ hội, thực dụng, ích kỷ cá
nhân, hay những biểu hiện lười học tập, ngại rèn luyện, hoặc là dùng mọi thủ đoạn
nhằm đạt kết quả cao trong học tập và để có được vị trí công tác thuận lợi khi ra
trường.
Động cơ đúng đắn trong học tập tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy người
học phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đạt kết quả học tập tốt nhất.
Vòng lặp thành công và vòng xoáy thất bại.
Nói chung, niềm tin và động cơ học tập của bạn quyết định hành động của

bạn. Hành động của bạn quyết định việc bạn muốn tận dụng bao nhiêu khả năng
tiềm ẩn trong bạn. Việc bạn tận dụng được bao nhiêu khả năng thật sự của bạn
quyết định kết quả bạn đạt được. Cuối cùng, kết quả bạn đạt được lại củng cố niềm
tin của bạn trước đó.
6


Niềm tin

Mục tiêu

Kết quả

Hành động

Khả năng tiềm ẩn

II. CÁC BƯỚC CỦA QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ THI KẾT THÚC
HỌC PHẦN
Khi được nghe kể về những câu chuyện của những người thành công, bạn có
bao giờ tự hỏi chính bản thân tại sao mình lại không giỏi được như họ? Có phải vì
mình không thông minh hay không tài năng như họ? Nếu bạn có suy nghĩ như vậy
thì bạn đã sai. Thực ra bạn có biết không phải ai sinh ra cũng là một thiên tài, khi
sinh ra mỗi người đều có một bộ não và hệ thần kinh giống nhau. Để thành công
ngoài việc luyện tập cần cù, chăm chỉ thì họ cũng cần một phương pháp thích hợp.
Phương pháp hiệu quả chính là bí quyết tạo nên sự thành công của họ.
Trước hết xin phép được hỏi bạn một câu: Khi bắt đầu các kì thi, bạn ôn bài
khi nào? Ôn bằng cách nào? Và hãy kể thật chi tiết các cách ôn thi của bạn.
Câu hỏi trên đã được đặt ra cho hàng ngàn sinh viên và thật thú vị là có hàng
ngàn câu trả lời khác nhau. Đó chính là lý do tại sao mỗi sinh viên có phương pháp

học khác nhau thì đạt kết quả khác nhau.
Theo khảo sát 90% học sinh, sinh viên trả lời rằng họ bắt đầu học thật sự vào
khoảng từ một đến ba tháng trước kỳ thi. Trong quá trình học, họ chỉ thực hiện từ
một đến bốn bước sau đây.

7


- Học hai bước:
+ Bước 1: Họ xem qua sách và các ghi chú.
+ Bước 2: Đi thi.
Những học sinh này thường nằm ở ranh giới giữa đậu và trượt. Hoặc là họ thi trượt
hoặc là họ đậu ở ngưỡng thấp nhất.
- Học ba bước:
+ Bước 1: Họ xem qua sách và các ghi chú.
+ Bước 2: Cố gắng nhớ bài.
+ Bước 3: Đi thi.
Những học sinh này thường đạt kết quả trung bình.
- Học bốn bước:
+ Bước 1: Họ xem qua sách và các ghi chú.
+ Bước 2: Cố gắng nhớ bài.
+ Bước 3: Làm bài tập thực hành.
+ Bước 4: Đi thi.
Những học sinh này thường đạt kết quả khá hoặc thỉnh thoảng giỏi.
* Trên thực tế, để đạt được kết quả xuất sắc họ phải thực hiện tổng cộng chín bước
để luôn giành được kết quả cao nhất trong mỗi kỳ thi và họ luôn bắt đầu học ngay
từ ngày đầu tiên khai giảng chứ không đợi đến một hoặc ba tháng trước kỳ thi.
Vậy chúng ta sẽ tìm hiểu sâu từng bước sau để làm sao đạt hiệu quả cao nhất.
Bước 1: Xác định mục tiêu.
Nhiều học sinh nghĩ rằng muốn học giỏi là phải chăm chú nghe giảng, đọc

nhiều sách, tham khảo nhiều tài liệu và ghi chú lại. Tuy nhiên, đó chỉ là điều kiện
cần nhưng chưa đủ để đạt hiệu quả cao trong học tập. Vì vậy việc đầu tiên bạn cần
làm là xác định được bạn muốn đạt kết quả như thế nào trong khóa học này. Ví dụ:
bạn muốn đạt loại xuất sắc môn toán?

8


Việc xác định mục tiêu rất quan trọng vì nó quyết định phương pháp học và
kết quả học của bạn. Nếu bạn xác định mục tiêu đạt loại xuất sắc trong môn toán,
bạn sẽ học với quyết tâm khác hẳn với khi bạn chỉ muốn đạt loại trung bình. Vì khi
bạn đã quyết tâm đạt thành tích xuất sắc, thì não bộ của bạn nhận thức rằng nó
không thể phạm một sai lầm nhỏ nào. Việc này có khả năng khiến bạn học kỹ từng
chi tiết trong môn học. Kết quả là bạn có thể đạt điểm 10 hoặc nếu bạn cũng sẽ đạt
điểm chín là thấp nhất.
Còn nếu bạn xác định mục tiêu chỉ đạt loại trung bình, thì não bộ của bạn
biết rằng, nó được phép để mất phân nửa số điểm. Việc này có khả năng khiến bạn
không bận tâm học tất cả mọi chi tiết và bỏ qua những phần mà bạn không hiểu rõ
hoặc không thích học. Cuối cùng, bạn dễ dàng bỏ qua phân nửa kiến thức trong
môn học. Hậu quả là bạn sẽ chỉ đạt kết quả dưới trung bình, hoặc thậm chí có thể
trượt. Tệ hơn cả là nếu bạn không xác định mục tiêu nào, não bộ của bạn sẽ tự
động xác định một mục tiêu thảnh thơi nhất, đó chính là số điểm tối thiểu mà bạn
cần có để vượt qua kỳ thi. Điều đó dễ dàng dẫn đến việc bạn thi trượt.
Bước 2: lên kế hoạch và sắp xếp thời gian học tập khoa học.
Bạn sẽ không bao giờ đạt được những mục tiêu to lớn mà bạn đề ra nếu
không biết cách lên kế hoạch cụ thể và sắp xếp thời gian hợp lý.
Bước 3: Kiên trì.
Ai cũng có thể xác định được những mục tiêu và đề ra những kế hoạch hoàn
hảo. Tuy nhiên, chỉ có những học sinh thật sự hành động kiên trì từng ngày mới đạt
kết quả xuất sắc. Đó chính là khả năng kiên trì đọc sách, ghi chú và ôn bài mỗi

ngày. Hầu hết các học sinh thường cảm thấy lười biếng hoặc muốn trì hoãn việc
học. Nếu bạn cứ tiếp tục trì hoãn việc học, kỳ thi sẽ đến trước khi bạn kịp nhận ra
là đã quá muộn.
Bước 4: Phương pháp đọc và nắm bắt thông tin.
Đầu tiên bạn phải biết cách đọc sách và tài liệu một cách hiệu quả. Vì không
phải từ nào trong sách cũng quan trọng và cũng chứa đựng thông tin mà bạn thật sự
cần học. Bạn phải biết cách lọc ra những thông tin chính, thu thập và ghi chú lại.

9


Bước 5: Tư duy và ghi chú.
Sau khi khảo sát các bạn học sinh giỏi, cho thấy họ có một điểm chung trong
học tập. Đó là việc họ luôn ghi chú theo nhiều cách phù hợp với từng cá nhân. Họ
nói rằng ghi chú giúp họ sắp xếp kiến thức theo 1 cách riêng dễ hiểu, dễ nhớ hơn.
Ghi chú giúp họ giảm thời gian ôn bài vì trong đó đã bao gồm những thông tin
quan trọng họ cần phải nhớ. Vì vậy khi cần phải ôn bài trước ngày thi, bạn có thể
ôn lại toàn bộ kiến thưc với những thông tin đã được ghi chú trước đó một cách
hoàn chỉnh và nhanh chóng.
Bước 6: Rèn luyện trí nhớ.
Tiếp theo là việc rèn luyện trí nhớ tốt để tiếp thu thông tin dễ dàng. Nhiều
học sinh hiểu bài cặn kẽ và trả lời tốt các câu hỏi trong bài thi, nhưng đầu óc họ cứ
trống rỗng mỗi khi học phải làm bài trong một khoảng thời gian giới hạn. Kết quả
là điểm số mà họ đạt được không phản ánh khả năng thật sự của họ. Và nhiều học
sinh có ý nghĩ sai lầm rằng khả năng ghi nhớ tốt là năng khiếu hoặc tài năng mà
một số người có, một số người không. Hậu quả là việc có trí nhớ kém nghiễm
nhiên trở thành lý do mà họ dùng để biện hộ cho thất bại. Cứ như thế, họ sẽ luôn
luôn nhận lãnh những kết quả kém. Điều đầu tiên mà bạn phải hiểu là không hề tồn
tại trí nhớ tốt hay trí nhớ kém, mà chỉ tồn tại trí nhớ được rèn luyện và trí nhớ
không được rèn luyện. Theo chuyên gia trí nhớ Harry Lorayne, những người có

khả năng nhớ thông tin phi thường không hề có bộ não khác biệt với chúng ta.
Thay vào đó, họ sở hữu những kỹ thuật tận dụng được trí nhớ của họ. Bởi thế, trí
nhớ không phải là một năng khiếu. Mỗi người trong chúng ta đều sở hữu một trí
nhớ phi thường tự nhiên mà chúng ta chỉ cần học cách tận dụng nó. Tuy nhiên, bạn
chỉ có thể phân tích vấn đề tốt khi bạn tiếp thu và nhớ được những thông tin cốt lõi.
Bước 7: Ứng dụng lý thuyết vào thực hành.
Nếu bạn thuộc nằm lòng các bài học nhưng lại không biết cách áp dụng kiến
thức để trả lời câu hỏi trong kỳ thi, bạn cũng không thể nào đạt được điểm 10.
Trong bất kỳ môn học nào, cho dù là môn lịch sử, văn học, địa lý, vật lý
hoặc toán học, luôn tồn tại một số phương pháp, khuôn mẫu hoặc phong cách đặt
câu hỏi thông dụng trong kỳ thi và bất kỳ môn nào cũng có ba bước bạn phải thành
thạo.
10


- Xác định các dạng câu hỏi thường gặp.
Đầu tiên là bạn phải xem qua tất cả các loại câu hỏi khác nhau như câu hỏi
ra đề thi các năm trước, câu hỏi trong sách giáo khoa, câu hỏi kiểm tra thử, câu hỏi
trong lớp và bài tập. Từ đó, bạn hãy ghi chú lại các dạng câu hỏi thông dụng này.
Bạn sẽ phát hiện rằng luôn luôn tồn tại 1 một khuôn mẫu nhất định trong cách đặt
câu hỏi.
- Áp dụng phương pháp đạt điểm tối đa trong mỗi dạng câu hỏi
Mỗi dạng câu hỏi đòi hỏi 1 phương pháp cụ thể giúp bạn đạt điểm tối đa. Do
đó, bước tiếp theo là bạn phải học các dạng trả lời câu hỏi tương ứng với từng dạng
câu hỏi. Bạn có thể học cách trả lời thông qua thầy cô hoặc các bài giải mẫu, bạn
cần ghi chú tất cả các dạng câu hỏi thông dụng cho từng môn học. Cuối cùng, hãy
thực hành 1 vài ví dụ của từng dạng câu hỏi.
- Thu thập
Thu thập tất cả các dạng câu hỏi khác nhau khả thi trong từng chương. Tổng
số dạng câu hỏi này luôn là 1 số nhất định. Bạn có thể tìm thấy tất cả dạng câu hỏi

từ các đề thi năm trước, sách bài tập, bài kiểm tra thử, và từ các trường khác đặc
biệt là các trường giỏi nếu cần thiết. Bạn sẽ biết được là mình đã tìm đủ các dạng
câu hỏi khi không thể tìm ra dạng nào nữa.
Bước 8: Tăng tốc cho kỳ thi.
Bước tiếp theo là biết cách chuẩn bị cho kỳ thi. Bạn nên bắt đầu học tăng tốc
vào khoảng hai tháng trước kỳ thi.
Bước 9: Đi thi.
Đi thi là bước cuối cùng nhưng quan trọng nhất bạn cần chuẩn bị theo các
bước sau:
- Đến nơi thi sớm để thư giãn. Đến nơi thi sớm hơn giờ thi bao giờ cũng tốt. Trước
hết, việc này bảo đảm bạn sẽ không bị trễ giờ. Bên cạnh đó, việc đến sớm giúp tâm
trí bạn thư giãn rất nhiều trước khi thi. Bộ não của bạn chỉ làm việc có hiệu quả tốt
nhất khi bạn ở trong trạng thái thư giãn.

11


- Dứt bỏ kì thi ra khỏi tâm trí. Sẽ rất có ích nếu bạn có thể tán gẫu với bạn bè về
bất cứ chuyện gì ngoài chuyện kỳ thi hay tài liệu học tập nhằm giúp bạn tách rời
tâm trí khỏi việc thi cử. Điều quan trọng nhất là đừng bao giờ học bài vào ngày thi.
Nó làm bạn luôn ở trong trạng thái căng thẳng. Hơn nữa, những thông tin mới có
thể làm bạn rối rắm, lộn xộn những thông tin trước đó đã được sắp xếp ngăn nắp
trong não khi bạn ngủ.
- Sử dụng những từ ngữ mạnh mẽ. Những từ ngữ chúng ta tự nói với bản thân có
thể động viên hoặc tự hủy hoại chúng ta. Hãy dẹp bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Hãy
liên tục nói với bản thân: Mình sẽ đạt điểm 10, không có vấn đề gì cả, mình sẽ
hoàn thành một cách xuất sắc trước khi giờ thi kết thúc.
- Thậm chí khi bạn cảm thấy lúng túng trước một câu hỏi khó, cũng đừng bao giờ
cho phép bản thân được nói những lời tiêu cực. Một khi bạn lâm vào trạng thái tiêu
cực mọi chuyện sẽ trở nên tiêu cực. Bởi thế, hãy liên tục nói với bản thân những

lời tích cực.
- Tự đặt mình vào trạng thái quyết tâm mạnh mẽ. Trước giờ thi, hãy tự đặt mình
vào trạng thái quyết tâm mạnh mẽ bằng cách nghĩ về một thời điểm trong quá khứ
mà bạn cảm thấy hoàn toàn tự tin, không ai có thể ngăn cản bạn và bạn thật sự
mạnh mẽ. Hình dung hình ảnh này rõ ràng trong tâm trí bạn.
- Kế tiếp,bạn hãy bảo rằng cơ thể bạn chuyển đổi sang một tư thế mạnh mẽ. Hãy
thở theo cách thở như bạn tự tin tuyệt đối. Hãy tạo ra mặt quyết tâm. Hãy hướng
thẳng vai ra phía sau và đi qua đi lại như thể không có ai có thể cản được bạn. Bạn
cũng có thể tận dụng sức mạnh bản thân vào trạng thái quyết tâm mạnh mẽ như
đấm tay vào không khí, vỗ tay, hét lớn, v.v… Một khi bạn đã ở trong trạng thái
quyết tâm ở tột đỉnh, bạn có thể bắt đầu làm bài thi.

12


PHẦN BA: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG HÀ NỘI

I. THỰC TRẠNG SINH VIÊN ĐH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI:
Qua số liệu từ việc thống kê bảng hỏi trên 200 sinh viên ĐH Tài chính Ngân
hàng Hà Nội đã rút ra được một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong
hoạt động tự học của sinh viên, bên cạnh đó là những khó khăn mà phần đông sinh
viên hay gặp phải và nhận thức của sinh viên về quá trình học tập như sau:
1.Những khó khăn sinh viên thường gặp trong quá trình học tập
* Phần lớn các bạn sinh viên cho rằng:
- Các phương tiện thông tin, giải trí như: Điện thoại, tivi, game, internet làm mất
rất nhiều thời gian (66%).
- Bị mất tập trung khi học (73.08% sinh viên nói rằng mình hay mất tập trung khi
học).
- Việc tìm tài liệu có khó khăn (53.85%)


Hình 1. MẤT TẬP TRUNG
KHI HỌC BÀI
73%: Mất tập trung
8%: Tập trung
19%: Chỉ tập trung khi sắp thi

13


Còn đa số các bạn cho rằng có đủ thời gian cho việc học (69,24%), môi
trường học tập tốt (37,78%), khoảng 36,73% cho rằng có thể học tập ở bất cứ môi
trường nào, còn 24,49% bị ảnh hưởng bởi môi trường học tập không tốt (có nhiều
tiếng ồn, tình trạng nhà trọ….)
Bảng 1: Kết quả điều tra
Câu 1: Bạn có nhiều thời gian rảnh rỗi dành cho việc tự học:
a)

Đủ

69,24%

b)

Rất ít

15,38%

c)


Thiếu thời gian

15,38%

Câu 2: Môi trường học tập của bạn có tốt không:
a)

Rất tốt

38,78%

b)

Với bất cứ môi trường nào tôi đều có cách khắc phục

36,73%

c)

Rất tệ, có quá nhiều tiếng ồn…

24,49%

Câu 3: Bạn có gặp nhiều khó khăn trong việc tìm tài liệu không?
a)

Có.

58,85%


b)

Không.

46,15%

Câu 4) Máy vi tính, điện thoại, phim ảnh, game…
làm bạn mất nhiều thời gian của bạn?
a) Tốn rất nhiều thời gian..

66%

b) Không bị những việc đó làm lơ là việc học tập.

34%

Câu 5) Bạn có hay mất tập trung khi học?
a) Có

70,08%

b) Không

7,69%

c) Chỉ tập trung khi sắp thi

19,23%

Vì vậy, có thể tạm kết luận là những phương tiện giải trí, việc tìm tài liệu và

tư tưởng mất tập trung khi học là những yếu tố tác động lớn đến việc học tập của
sinh viên. Còn phần lớn các bạn đều có thể khắc phục được một số khó khăn khác
làm ảnh hưởng đến việc học tập.
14


2. Các phương pháp học tập được đa số sinh viên cho là có hiệu quả
Theo thống kê, phần lớn các sinh viên cho rằng những phương pháp sau đây
giúp bản thân các bạn sinh viên đạt hiệu quả cao nhất trong việc tự học:
- Học nhóm (60,78%)
- Đọc bài trước khi đến lớp (94%)
- Trao đổi với giảng viên (96,08%)
- Lên thư viện học bài (66%)
- Ghi chép bài cẩn thận trên lớp (92%)
- Học ở nơi yên tĩnh (92%)
- Các phương pháp dùng sơ đồ tư duy, đọc nhanh, ghi nhớ siêu tốc…(45% so với
12% không cho rằng các phương pháp này giúp việc học hiệu quả hơn và 43%
không hề biết về phương pháp này).
- Trao đổi bài với các bạn trong lớp (91,67%)
- Ghi chép bài cẩn thận (84%)
- Đọc thêm nhiều sách tham khảo và nâng cao (70,59%)
- Quyết tâm giải quyết bằng được mọi khó khăn trong việc học tập (78,85%)
- Thường xuyên liên hệ thực tiễn với bài học trên lớp (82,7%)
- Vạch ra kế hoạch học tập trước mỗi kì học (84,31%)
- Luôn ôn lại kiến thức đã học, không để quyên mất (76,74%)
Từ đó có thể rút ra kết luận: Tuy không thống kê được trên một số lượng lớn
sinh viên, nhưng số liệu trên đây cũng đem lại những hiểu biết cơ bản về những
khó khăn, thuận lợi, nhận thức cũng như những phương pháp giúp sinh viên học tốt
với hình thức học theo tín chỉ. Nhưng sinh viên hệ Đại học chính quy, Cao đẳng
chính quy và Liên thông chính quy trong trường Đại học Tài chính – Ngân hàng

Hà Nội trong quá trình học tập tại trường đã định hướng được việc học của bản
thân, tuy nhiên lại chưa có sự đồng đều về học lực cũng như quá trình rèn luyện.
Vì vậy, ngoài những sinh viên có lực học xuất sắc và khá giỏi vẫn còn có những
sinh viên chỉ đạt học lực trung bình thậm chí là yếu kém.

15


+ Đối với những sinh viên có học lực từ khá trở lên: Các bạn có tính chủ
động cao trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình, đã xác định được mục
tiêu, đặt ra kế hoạch để thực hiện mục tiêu và đặc biệt những bạn đó đã tìm ra được
cho mình một phương pháp học tập thích hợp với năng lực của bản thân.
+ Đối với những sinh viên có học lực trung bình và yếu kém: Tính chủ động
trong học tập phần lớn chưa cao. Nhiều bạn học tập và tiếp thu kiến thức một cách
thụ động từ thầy cô, chưa biết vận dụng và phát triển những kiến thức mình học
được. Những sinh viên đó phần lớn chưa tìm được mục tiêu cũng như đặt ra mục
tiêu cho việc học của chính mình, và tất nhiên vẫn chưa tìm ra được phương pháp
học tập thích hợp.
II. GIẢI PHÁP
Trước thực trạng sinh viên của trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội
như vây. Cần phải có những giải pháp thích hợp để cải thiện tình trạng trên. Sau
đây là một số đề xuất:
1. Giải pháp học tập
1.1 Đặt mục tiêu học tập
Bên cạnh việc hình thành nhu cầu, hứng thú tìm tòi, khám phá tri thức, mỗi
sinh viên, ngay từ đầu phải quán triệt và xác định rõ mục tiêu yêu cầu đào tạo của
khóa học, chuyển biến nó thành mục tiêu, yêu cầu học tập của chính bản thân
mình. Tức là biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo của cá nhân.
Xác định mục tiêu học tập là xác định những gì người học đặt ra để phấn
đấu trong học tập và có khả năng đạt được nó trong quá trình học tập của mình.

Trong học tập, xác định mục tiêu học tập là vô cùng quan trọng và cần thiết
vì mục tiêu học tập tạo ra động lực thúc đẩy người học đến thành công.

16


* Sáu bước xác định mục tiêu học tập hiệu quả:
Để có được mục tiêu khả thi và hữu ích, sinh viên có thể thực hiện theo sáu
bước sau đây:
1. Viết cụ thể những gì bản thân mong muốn
2. Liệt kê tất cả những lợi ích và những lí do cho việc đạt mục tiêu
3. Lên kế hoạch hành động để thực hiện mục tiêu
4. Xác định thời hạn cụ thể hoàn thành mục tiêu
5. Tạo hứng thú cho việc thực hiện mục tiêu
6. Khởi động ngay bằng hành động cụ thể
1.2 Phương pháp học
1.2.1 Phương pháp tự học
Phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ là một phương thức đào tạo có
nhiều ưu điểm. Rất nhiều trường đại học trong cả nước đã áp dụng phương pháp
học này. Đây là một trong những xu hướng tất yếu trong thời kì hoà nhập. Cái khó
nhất trong đào tạo theo học chế tín chỉ là sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu và
phải tự tìm ra những phương pháp học tập để đạt những kết quả cao nhất. Tuy vậy
việc tự học của sinh viên còn nhiều hạn chế, phương pháp học tập chưa hợp lí nên
kết quả đạt được chưa cao.
Để việc tự học tốt, trước hết sinh viên phải tự có ý thức học tập, tự tìm hiểu,
tự nghiền ngẫm những vấn đề liên quan đến bài học.
- Muốn việc tự học có hiệu quả cao thì cần phải thường xuyên trao đổi nhóm, việc
hoạt động theo nhóm sẽ giúp ta bổ sung kiến thức cho nhau. Làm bài tập về nhà,
ôn tập lại kiến thức đã được học sẽ giúp củng cố lại những kiến thức đã được học.
Việc dạy người khác là ta đã ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế, chính

vì thế giúp cho tăng khả năng tiếp thu bài học và đạt được hiệu quả cao hơn.

17


- Để việc tự học có hiệu quả thì các bạn sinh viên nên tham gia đầy đủ các buổi học
trên lớp, chú ý lắng nghe, chọn lọc những thông tin cốt lõi. Các bạn sinh viên cũng
nên rèn luyện những kĩ năng như nghe, đọc, thuyết trình,... Đặc biệt là kĩ năng đọc.
Chúng ta có thể tìm được rất nhiều thông tin trên sách báo, nếu có kĩ năng đọc tốt
ta sẽ biết cách chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho việc học tập.
- Lập ra thời gian biểu, phân bố hợp lí giữa thời gian học tập và vui chơi, tham gia
các câu lạc bộ phát triển các kĩ năng cũng giúp cho chúng ta học tập hiệu quả hơn.
- Ngoài ra, giáo viên cũng nên tăng cường ra bài tập về nhà, các đề tài thảo luận
cho sinh viên. Hướng dẫn tìm nguồn tài liệu và cách sử dụng tài liệu, định hướng
giúp sinh viên tìm ra cách làm bài. Đặc biệt là vai trò của giáo viên chủ nhiệm là tư
vấn cho sinh viên nhưng năm đầu đăng kí số tín chỉ hợp lí, động viên sinh viên
trong các khoá học để giúp sinh viên đạt được những hiệu quả cao trong việc học
tập theo học chế tín chỉ.
1.2.2 Phương pháp học trên lớp
Học trên lớp là một khâu quan trọng trong quá trình học tập, tuy nhiên trong
dạy học theo tín chỉ, giảng viên sử dụng bài giảng điện tử và giáo trình phát trước
cho sinh viên, điều này chỉ thực sự hiệu quả nếu sinh viên có kỹ năng học trên lớp.
* Kỹ năng đọc:
Để chuẩn bị trước buổi học sinh viên cần đọc trước những nội dung có liên
quan đến bài giảng sắp tới của giáo viên, những đọc như thế nào để cho hiệu quả?
- Thứ nhất, trước khi đọc, sinh viên nên đặt câu hỏi: “Tại sao phải đọc nội dung
này?”, đây là câu hỏi tạo động cơ cho người học chủ động tìm kiếm thông tin, vì
khi nhận thấy việc đọc nội dung này là cần thiết thì việc trả lời cho câu hỏi “đọc
như thế nào?” sẽ trở lên dễ dàng hơn;
- Thứ hai, trong mỗi bài giảng phát cho sinh viên hiện nay đều có các câu hỏi sau

mỗi chương, ngân hàng câu hỏi ôn thi cũng được cung cấp trước, vì thế sinh viên
có thể coi đây là câu hỏi định hướng, đọc và tự tìm câu trả lời cho các câu hỏi này,
những nội dung không thể trả lời được thì nên khoanh vùng, tìm kiếm câu trả lời
trong giờ học hoặc nhờ giảng viên giải đáp;

18


- Thứ ba, với những thuật ngữ hoặc những phần nội dung khó hiểu, sinh viên nên
tìm thêm thông tin ở các tài liệu tham khảo giới thiệu trong mỗi giáo trình, hoặc
đơn giản nhất là tìm kiếm thông tin trên internet.
* Kỹ năng nghe:
Sinh viên vẫn coi nghe giảng là một “công việc” nhẹ nhàng nhất trong mỗi
giờ học, khi đó giảng viên phải “làm việc” còn sinh viên chỉ cần nghe. Tuy nhiên,
quan điểm này cần phải thay đổi nếu người học muốn có giờ học chất lượng. Nghe
giảng thực sự là một việc rất khó khăn, chỉ khi nào người nghe “đồng cảm” với
những thông tin của người nói, phản xạ kịp những thông tin mà người nói đưa ra,
khi đó mới là “nghe” thật sự.
* Kỹ năng nói:
Trong giờ học, kỹ năng “Nói” được sử dụng khi sinh viên trao đổi với giảng
viên hoặc trao đổi với sinh viên khác. Tại sao phải có kỹ năng này trong giờ học?
“Nói” được xếp vào hình thức học qua trải nghiệm. “Nói” giúp sinh viên
củng cố lại thông tin thu nhận, giúp giảng viên điều chỉnh bài giảng, từ đó tăng
hiệu quả học tập
* Kỹ năng viết:
Việc ghi chép tưởng chừng là việc đương nhiên trong giờ lên lớp, nhưng ở
đây cũng còn nhiều vấn đề phải bàn đến
- Thứ nhất, sinh viên đã có giáo trình, nên cho rằng tất cả bài giảng đã có nên
không cần ghi chép, chỉ nghe là được
- Sử dụng bài giảng điện tử, tốc độ giảng bài của giảng viên nhanh hơn, nội dung

được đưa ra nhiều hơn, sinh viên không ghi chép kịp
Để có được khả năng “Viết” tốt, sinh viên nên:
- Chuẩn bị bút nhớ để gạch chân những phần trọng tâm (thường được giáo viên
nhắc lại).
- Ghi tốc ký bằng ký hiệu riêng, bằng hình ảnh, bút nhiều màu

19


- Không ghi hết nội dung giáo viên giảng mà ghi khái quát lại theo ý đồ của mình,
việc này giúp rèn luyện khả năng tư duy đồng thời có thể ghi ghép nhanh
- Triển khai bài giảng của giáo viên theo sơ đồ hình cây để có thể ghi nhớ bài giảng
một cách có hệ thống.
1.2.3 Phương pháp học nhóm
Học nhóm là một hình thức học hợp tác nâng cao chất lượng của sinh viên,
các sinh viên giao lưu với nhau và có được những kết quả học tập tiến bộ về nhiều
mặt. Theo cách này, sinh viên được tạo cơ hội tự đặt câu hỏi, thảo luận, trình bày
quan điểm, và kỹ năng làm việc nhóm. Sau đây là một số đề xuất để phương pháp
học nhóm đạt hiệu quả.
- Lựa chọn nhóm học: Bạn hãy chọn những người hợp tính với mình để thành một
nhóm. Đừng dại mà chấp nhận những người mà chắc rằng “nói 3 câu cãi 5 câu” để
công việc nhóm bị giảm hiệu quả. Nếu bạn thấy không thể làm việc tốt với nhóm
hiện tại thì hãy cố gắng làm tốt bài tập được giao và rút khỏi nhóm trong môn học
tiếp theo. Điều đó không có gì là vô lý hay đáng trách cả.
- Bầu nhóm trưởng: Nhóm trưởng là người đóng vai trò quan trọng trong thành
công của một nhóm. Nếu nhóm trưởng không tốt, nhóm làm việc sẽ kém hiệu quả.
Nhóm trưởng phải nghiên cứu sơ qua bài tập nhóm sau khi được giảng viên cho đề
tài, rút ra những vấn đề chính để phân chia công việc. Nhóm trưởng phải hiểu năng
lực của từng thành viên để giao việc đúng người. Trong 1 nhóm không tốt, bạn hay
có định kiến với thành viên nào đó: “A không đóng góp gì cho bài tập nhóm cả!”

…, điều đó là do nhóm trưởng. A có thể là một người hay bận rộn vì làm thêm nên
bạn hãy giao việc cho A làm ở nhà, A là người tìm kiếm thông tin nhanh và hiệu
quả mà lại đi giao cho A việc tổng hợp bài và đi in… Có một số nhóm “ngại” bầu
ra nhóm trưởng hay bầu ra nhưng người đó không chấp nhận vì sợ trách nhiệm. Đó
là sai lầm! Để giải quyết thì nên tổ chức bốc thăm cho công bằng và cũng nên phê
bình thẳng đối với người từ chối vị trí nhóm trưởng
- Cần phân công công việc hợp lí. Điều này phụ thuộc nhiều vào vai trò và khả
năng chỉ đạo của người nhóm trưởng. Khi công việc được phân chia rõ ràng cho
từng thành viên họ sẽ ý thức được vai trò của mình, có trách nhiệm hoàn thành
công việc.
20


- Mỗi cá nhân trong nhóm cần tự ý thức để hoàn thành tốt công việc được giao bởi
vì sản phẩm hoàn thành có một phần đóng góp của bản thân mỗi thành viên. Một
nhóm học chỉ hiệu quả khi các thành viên có ý thức tự giác: tự giác về thời gian,
bài vở, tự giác “phát biểu”… Chỉ khi nào mỗi sinh viên phát huy cao độ tinh thần
độc lập, suy nghĩ về những vấn đề cần đưa ra học tập nghiên cứu tập thể khi đó
việc học nhóm mới phát huy được tác dụng.
- Mỗi thành viên trong nhóm cần có tinh thần học hỏi, chịu khó lắng nghe, hết
mình vì tập thể đó sẽ là chìa khóa giúp một bài tập nhóm thành công. Học nhóm
chỉ đạt hiệu suất cao khi nó được thực hiện trên cơ sở có sự chuẩn bị chu đáo cả về
mặt nội dung lẫn phương pháp tổ chức của mọi thành viên.
- Chọn thời gian học nhóm: Giảng viên cho đề tài thì luôn cho trước 1 tuần trở lên
để nhóm chuẩn bị. Tốt nhất là ngay khi có đề tài nhóm trưởng nên cùng các thành
viên nghiên cứu trước và bắt tay vào làm trong 2 đến 3 ngày.
2. Giải pháp ôn tập
Với mục đích lấy người học làm trung tâm, Đào tạo theo học chế tín chỉ đã
cho thấy nhiều ưu điểm hơn so với đào tạo niên chế. Tuy nhiên không phải sinh
viên nào cũng thích ứng được với cách học này. Tình trạng học “đối phó” diễn ra

phổ biến trong sinh viên. Hầu hết sinh viên chưa chủ động sắp xếp thời gian học và
ôn tập hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày cho mình. Một số sinh viên học và ôn bài
theo lối thực dụng: đoán mò những phần nào GV cho thi, liên quan đến điểm số thì
mới đầu tư học tập. Đối với sinh viên nhiều vấn đề khoa học trở nên trừu tượng và
mơ hồ. SV cũng chưa thấy được mối liên hệ giữa các học phần, các đơn vị kiến
thức. Vì vậy, các em cần xây dựng cho mình các phương pháp ôn tập một cách
hiệu quả.
Ôn tập là một phần rất quan trọng, không thể thiếu trong quá trình học tập
của người học nói chung và của sinh viên nói riêng. Qua đó, không những sinh
viên được củng cố, hệ thống hóa kiến thức mà còn phát triển tư duy logic và nâng
cao khả năng vận dụng kiến thức trong học tập, trong kiểm tra đánh giá và trong
quá trình lao động sản xuất. Đây thực sự là thời gian vất vả nhất với sinh viên, bởi
chỉ trong một giai đoạn ngắn, họ phải tiếp thu, sắp xếp một khối lượng kiến thức
lớn ở nhiều bài, nhiều chương và nhiều môn khác nhau. Nếu việc ôn tập không
được tiến hành chu đáo, kỹ lưỡng thì kết quả là sau khi ôn tập người học chỉ nắm
21


được các kiến thức một cách rời rạc, thiếu tính logic chặt chẽ và do đó việc vận
dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các bài tập tổng hợp là một đòi hỏi
khó khăn đối với sinh viên. Mặt khác, ôn thi mà không có phương pháp khoa học
chẳng những ảnh hưởng đến sức khỏe mà thành tích đạt được cũng không được
như ý muốn. Bài viết sẽ trình bày một số kỹ năng để tổ chức ôn tập có hiệu quả.
2.1 Chuẩn bị ôn tập
Bước 1: Lập đề cương ôn tập
Bất kỳ đơn vị bài học nào cũng nằm trong mối quan hệ có tính hệ thống với
các bài khác. Vì vậy, song song với việc ôn tập để nắm chắc kiến thức của từng
bài, trong quá trình ôn tập, sinh viên phải bao quát được cả chương trình, luôn phải
đặt mỗi đơn vị kiến thức trong hệ thống kiến thức chung, có tính tổng thể vừa đảm
bảo nắm chắc kiến thức một cách toàn diện vừa làm cơ sở cho việc phân tích, so

sánh, đối chiếu, mở rộng vấn đề khi làm bài. Nội dung kiến thức ôn tập cần bám
sát yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng môn học của chương trình và các dạng đề thi.
Chuẩn kiến thức, kỹ năng và dạng đề thi được xem như một yêu cầu cụ thể để
hướng dẫn học sinh triển khai đề cương ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng đúng
với trọng tâm, không lan man, ôm đồm, quá tải và giúp cho sinh viên ôn luyện
thành thạo trước khi thi. Đề cương ôn tập được lập phải khái quát được những nội
dung quan trọng, cơ bản, cốt lõi nhất của chương trình - đó chính là nội dung cần
được củng cố, ôn tập. Để thực hiện công việc này, sinh viên cần đọc toàn bài một
lần, hai lần hoặc cũng có thể là ba lần cho đến lúc có thể nắm chắc yêu cầu của bài
mới thôi. Sau đó sinh viên nên chia nội dung toàn bài thành các phần chính (Ví dụ,
có thể ký hiệu là A, B và C…). Trong mỗi phần sẽ có nhiều mục nhỏ được sắp xếp
thành các tiêu đề 1, 2, 3... để có thể hệ thống được toàn bộ nội dung cơ bản nhất
của chương trình. Tuy nhiên, trong mỗi tiêu đề đều có những yêu cầu quan trọng
riêng. Trong mỗi phần của đề cương sinh viên nên gạch chân, viết đậm hoặc tô
màu để nhấn mạnh, ghi nhớ và lưu ý đến những yếu tố quan trọng đó khi ôn tập.
Khi đề cương chi tiết đã được xây dựng thì đây sẽ là điều kiện quan trọng để định
hướng cho sinh viên trong việc ôn tập.

22


Bước 2: Thu thập thông tin
- Đọc tài liệu ôn tập: Đọc tài liệu chính để nắm được tổng quan toàn bộ chương
trình môn học và hiểu sơ bộ những nội dung quan trọng nhất của môn học.
+ Ba cách để đọc tốt là: đọc lướt, đọc lấy ý và đọc hiểu. Khi đọc lưu ý đọc
bằng mắt, không phát âm; tập mở rộng tầm nhìn để khi mắt lướt qua, số lượng chữ
đọc được sẽ nhiều hơn; tăng dần tốc độ đọc; đọc và tập nhớ lại tựa bài, những vấn
đề chính yếu căn bản của bài; không học thuộc lòng từng chữ, từng câu mà nhớ ý
là chính; cố gắng hiểu những gì đã học kể cả hỏi bạn bè, thầy cô; ghi nhớ các chi
tiết gần nhau, bổ sung cho nhau, khắc ghi những gì quan trọng nhất kể cả gạch

dưới hoặc tô màu dễ thấy; sau khi đọc xong, dùng trí nhớ hệ thống hóa lại toàn bộ
bài học, những điểm căn bản, các chi tiết bổ sung cho những điều căn bản đó;
trước khi ngủ, ôn lại một lần nữa vì trong giấc ngủ, tài liệu ôn tập dễ ghi vào bộ
nhớ.
+ Sinh viên nên đọc thầm, đọc qua một lượt rồi gạch đầu dòng những ý
chính ra giấy. Sau đó đọc lại nhiều lần, tăng dần tốc độ đọc, tập nhớ lại tựa bài và
những vấn đề chính yếu, căn bản. Để tránh tình trạng khi làm bài quên một chữ là
quên cả bài, sinh viên không nên học thuộc lòng theo kiểu học vẹt. Học, hiểu, nắm
bắt những ý cơ bản của vấn đề, ghi nhớ và hệ thống trên giấy toàn bộ bài học là
cách tốt nhất để nhớ bài học.
- Tìm thông tin trên web: Sinh viên cần tìm đọc những tài liệu có liên quan đến bài
học nhằm trả lời những thắc mắc, làm rõ những suy nghĩ khi nghe giảng phát hiện
ra những chỗ ghi chép không chính xác, những chỗ hiểu chưa đúng, bổ sung những
kiến thức mới, những suy nghĩ đã thu được trong quá trình đọc sách và tìm tài liệu.
2.2 Phương pháp ôn tập (Xử lý thông tin)
- Ôn bài không đồng nhất với việc học thuộc lòng mà là nghiên cứu kỹ bài giảng,
lật đi lật lại vấn đề xem xét các khía cạnh liên hệ cái mới với cái cũ, tích lũy thêm
những khái niệm mới.
- Khi học không nên học thuộc lòng: Một khó khăn đặt ra với sinh viên khi ôn tập
là trong một thời gian ngắn sinh viên phải ghi nhớ được toàn bộ chương trình đã
học. Việc học thuộc lòng hết các kiến thức đó là điều không thể và cũng không cần
thiết. Vì vậy, khi ôn tập sinh viên không cần học thuộc lòng nhưng nhất thiết phải
23


nhớ được những kiến thức trọng tâm của chương trình học. Bởi lẽ, việc học thuộc
lòng làm não trở nên thụ động, lười suy nghĩ và khi đã quên một câu là chúng ta có
thể quên hết cả bài và thấy óc mình trống trơn. Học, hiểu, nắm bắt những ý cơ bản
của vấn đề là cách tốt nhất để nhớ bài học. Vì thế, muốn tăng cường trí nhớ, học dễ
nhớ lâu quên thì phải tập trung phân tích, tổng hợp bài vở kèm theo hình ảnh cụ thể

để trí nhớ dễ tìm kiếm khi cần thiết.
2.2.1 Phương pháp đọc và đặt câu hỏi cho mỗi bài ôn tập
- Trước tiên bạn nên nhìn tổng thể về vấn đề mà bạn sắp đọc trước khi đi vào chi
tiết, cũng giống như bạn xem bản đồ trước khi lên đường. Nếu bạn chưa từng biết
nơi bạn cần đến, thì việc xem bản đồ là điều không thể thiếu. Bước này chỉ mất
khoảng 5-10 phút nhưng rất quan trọng vì nó giúp bạn tập trung vào chương đang
đọc;
+ Đọc bài trước khi nghe giảng sẽ biến bài giảng thành một buổi ôn tập và cho
phép hiểu bài sâu hơn, đồng thời sẽ xác định những điều khó hiểu để hỏi giáo viên
trong lớp hoặc sau đó;
+ Đọc không phải là lướt mắt qua cuốn sách, mà phải chủ động để có thể trả lời
các câu hỏi bạn tự đặt ra, hay thầy cô, tác giả nêu ra. Nên chú ý các từ in nghiêng
hoặc in đậm vì tác giả muốn nhấn mạnh những điều này. Khi đọc không được bỏ
qua các bảng, đồ thị, hình ảnh minh họa, vì đôi khi chúng có thể diễn đạt một ý nào
đó còn rõ ràng hơn cả đoạn văn.
- Đặt câu hỏi: Những vấn đề quan trọng mà bạn cần phải học thường chính là câu
trả lời cho những câu hỏi. Câu hỏi nên tập trung vào nội dung học (Cái gì, tại sao,
bằng cách nào, người nào, khi nào và ở đâu). Trong quá trình đọc hay học, bạn nên
tự đặt cho mình nhiều câu hỏi và sau đó tự trả lời. Làm như vậy bạn sẽ dễ tiếp thu
tài liệu hơn và nhớ các chi tiết dễ dàng hơn, vì quá trình này sẽ để lại một dấu ân
sâu sắc hơn trong ký ức của bạn. Đừng ngại ghi lại những câu hỏi lên lề sách, tập
chép hay bất cứ nơi nào bạn cảm thấy thuận tiện.
+ Soạn các câu trả lời cho các câu hỏi trọng tâm trong đề cương. Các câu trả lời
nên cố gắng soạn ngắn gọn nhưng phải đầy đủ nội dung và có tính khái quát cao.
Tài liệu chính để soạn các câu trả lời là Bài giảng phát cho sinh viên và vở ghi
chép quá trình nghe giảng trên lớp.
24


+ Sau khi học xong lý thuyết, nên tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung

ôn thi để kiểm tra trình độ của mình. Đó cũng là một cách để nhớ lâu và tạo cơ sở
để tăng dung lượng trí nhớ làm việc.
2.2.2 Phương pháp vận dụng
Về mặt nhận thức, sinh viên nên cố gắng tập trung vào những kiến thức cơ
bản. Khối kiến thức này thường tập trung ở một số nội dung như: khái niệm, giả
thuyết, quy luật, lý luận... Khi học, cần hiểu rõ bản chất của vấn đề, vì thế người
học phải xác định các đặc điểm, cách thức vận dụng những khái niệm, quy luật, lý
thuyết... trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể. Từ đó, yêu cầu tiếp theo là phải
luyện tập để hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề (đề thi cũng là một dạng vấn đề
cụ thể cần giải quyết). Có hai dạng: vận dụng theo mẫu và vận dụng một cách
sáng tạo, linh hoạt. Khi ôn, nên chú ý vận dụng theo cả hai chiều: Theo chiều dọc
là trong phạm vi cùng loại vấn đề, cùng chuyên môn, lĩnh vực...và theo chiều
ngang là trong phạm vi những chương mục, môn học khác nhau nhưng có liên
quan đến nhau.
2.2.3 Phương pháp ôn tập theo nhóm
- Ngoài việc học trên lớp và tự học ở nhà, sinh viên nên tổ chức hình thức học theo
nhóm. Bởi vì thông qua nhóm học tập, học sinh dễ dàng thảo luận với nhau để tìm
ra những đáp án trước những bài tập khó và có thể góp ý và sửa sai cho nhau.
- Với những môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nhất thiết phải dành thời gian
để làm nhiều bài tập và tự giải để tìm ra các dạng bài, không đầu hàng trước các
bài khó. Giải không được thì tìm đến bạn bè nhờ giúp đỡ, nếu vẫn bí mới đến hỏi
thầy cô, như vậy sẽ nhớ rất lâu.
2.2.4 Phương pháp sơ đồ hóa kiến thức
Trong giảng đường đại học, đặc biệt trong đào tạo theo học chế tín chỉ nếu ở
sinh viên còn tồn tại tình trạng học bài theo kiểu ngồi “đọc vẹt” thì sẽ không thể
đáp ứng được yêu cầu của việc học tập. Bởi lẽ với khối lượng kiến thức đồ sộ và
thời gian ôn tập ngắn thì sinh viên khó có khả năng nhớ được một cách tường tận
từng câu, từng chữ trong nội dung vừa học. Để thực hiện công việc này một cách
có hiệu quả chúng ta có thể sử dụng bản đồ tư duy.
25



×