Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật thành lập bản đồ chuyên đề bằng tư liệu ảnh vệ tinh tỷ lệ 125 000, 150 000, 1100 000, 1250 000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.59 KB, 32 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO THUYẾT MINH
XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ BẰNG TƯ LIỆU ẢNH VỆ
TINH TỶ LỆ 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000, 1:250.000

HÀ NỘI - 2010

1


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ……………………………………………………….......….3
1. Đặt vấn đề ………………………………………………………………..…….3
2. Mục tiêu của nhiệm vụ ………………………………………………..….….....4
3. Phạm vi điều chỉnh ……………………………………………………...……...4
4. Các nội dung công việc của nhiệm vụ …………………………………...…….9
PHẦN 2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ……………………………..……..11
1. Phương pháp tổng hợp …………………………………………....…….…….11
2. Phương pháp phân tích ………………………………………………….…....12
PHẦN 3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ………………………….….14
1. Khảo sát hiện trạng các loại BĐ chuyên đề được thành lập theo
công nghệ sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh …………………………………….…….14
2. Phân loại nhóm chuyên đề và các mức khó khăn theo mức độ
phức tạp, khó khăn trong quá trình thành lập bản đồ …………………….……..15
3. Điều tra thu thập các tài liệu có liên quan đến việc xây dựng định mức ….….21
4. Tổ chức theo dõi, thống kê số liệu thực tế của một số công trình
đang thực hiện lập bản đồ chuyên đề bằng tư liệu ảnh vệ tinh ……….…………24
5. Phân tích, tổng hợp các số liệu ……………………………………..……...….25
6. Biên soạn tập Định mức KT-KT …………………………………..………….26


7. Tính toán Đơn giá sản phẩm ………………………………………….………30
8. Lấy ý kiến chuyên gia cho tập định mức ……………………………………..31
9. Hiệu chỉnh định mức …………………………………………………...….….31
PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………….……...32

2


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
1.1. Tên nhiệm vụ
Xây dựng Định mức kinh tế-kỹ thuật Thành lập bản đồ chuyên đề bằng tư
liệu ảnh vệ tinh tỷ lệ 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000, 1:250.000
1.2. Cơ quan chủ quản
Bộ Tài nguyên và Môi trường
1.3. Cơ quan chủ trì
Trung tâm Viễn thám quốc gia
1.4. Cơ quan thực hiện
Trung tâm Viễn thám quốc gia
1.5. Cơ quan phối hợp chính
- Viện Điều tra quy hoạch rừng
- Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp
1.6. Thời gian thực hiện
Từ tháng 02 năm 2009 đến tháng 12 năm 2010
1.7. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện là 220.000.000 đồng (năm 2009: 100 triệu đồng,
năm 2010: 120 triệu đồng)
1.8. Sự cần thiết thực hiện nhiệm vụ
Hiện nay, tư liệu ảnh vệ tinh được phổ biến rộng rãi phục vụ các ngành trong
nhiều lĩnh vực như công tác điều tra cơ bản, đo đạc bản đồ, theo dõi giám sát tài

nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, khai thác khoáng sản, quản lý quy hoạch
đất đai, an ninh quốc phòng ..v.v..Việc khai thác sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh
ngày càng rộng rãi mang lại hiệu quả kinh tế, khoa học cao. Nhiều loại bản đồ
chuyên đề trước đây sử dụng công nghệ ảnh chụp hàng không hoặc bằng
phương pháp điều tra thực địa, nay đã chuyển sang áp dụng công nghệ viễn
thám sử dụng khai thác tư liệu ảnh vệ tinh. Từ những năm 90 đến nay Trung tâm
Viễn thám và một số các cơ quan trong nước đã sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh để
thành lập các loại bản đồ chuyên đề như bản đồ hiện trạng rừng, hiện trạng sử
dụng đất đai, hiện trạng đất lâm nghiệp, hiện trạng lớp phủ thực vật, hiện trạng
hệ thống thủy văn và đường bờ, hiện trạng đất ngập nước, hiện trạng rừng ngập
mặn, hiện trạng đất nuôi trồng thủy sản, bản đồ tổng hợp đới bờ, bản đồ biến
3


động sử dụng đất đai, bản đồ biến động về rừng, bản đồ biến động đường bờ
biển và bãi bồi ven biển, bản đồ xói mòn, sạt lở, bản đồ nhạy cảm môi trường,
bản đồ đánh giá tác động môi trường.v..v. Tuy nhiên, các văn bản quy định pháp
lý về kỹ thuật và kinh tế cho việc ứng dụng công nghệ viễn thám vào sản xuất
còn thiếu nhiều. Do đó công tác quản lý và điều hành sản xuất như lập kế hoạch,
tính đơn giá, lập dự toán và thanh quyết toán các công trình sử dụng khai thác tư
liệu ảnh vệ tinh gặp nhiều khó khăn, thường phải vận dụng các văn bản hướng
dẫn về lĩnh vực tài chính của các lĩnh vực tương tự, hoặc vận dụng linh hoạt từ
những nhiệm vụ đã được phê duyệt trước đó, hoặc vận dụng theo định mức của
công tác đo đạc bản đồ.
Bản đồ chuyên đề được thành lập bằng nhiều phương pháp, sử dụng nhiều
nguồn tài liệu khác nhau. Quy trình thành lập bản đồ chuyên đề nói chung đã
được xây dựng và kèm theo đó là một số định mức đã được ban hành. Tuy
nhiên, lĩnh vực khai thác sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh để thành lập bản đồ chuyên
đề chưa có định mức đơn giá sản phẩm. Về quy trình công nghệ thành lập bản
đồ chuyên đề bằng tư liệu ảnh vệ tinh đã được áp dụng thực hiện trong nhiều

năm qua về cơ bản vẫn tuân theo quy trình công nghệ chung thành lập bản đồ
chuyên đề có bổ sung theo đặc thù sử dụng tư liệu ảnh (để khai thác thông tin)
như việc thành lập bản đồ địa hình.
Để dần hoàn thiện các văn bản quy định pháp lý về ứng dụng công nghệ
viễn thám, cần thiết phải xây dựng Định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập bản đồ
chuyên đề bằng tư liệu ảnh vệ tinh các dãy tỷ lệ từ 1:25.000 đến 1:250.000.
2. Mục tiêu của nhiệm vụ
+ Xây dựng và ban hành Định mức kinh tế-kỹ thuật Thành lập bản đồ chuyên
đề bằng tư liệu ảnh vệ tinh tỷ lệ 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000, 1:250.000
+ Trên cơ sở Định mức trên tính Đơn giá sản phẩm thành lập bản đồ chuyên
đề bằng tư liệu ảnh vệ tinh tỷ lệ 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000, 1:250.000
+ Định mức và Đơn giá sản phẩm để phục vụ công tác quản lý và điều hành
sản xuất: dùng lập, giao kế hoạch; tính đơn giá, lập dự toán và thanh quyết toán
các công trình, nhiệm vụ sử dụng khai thác tư liệu ảnh vệ tinh.
3. Phạm vi điều chỉnh
Định mức kinh tế - kỹ thuật Thành lập bản đồ chuyên đề bằng tư liệu ảnh
vệ tinh xây dựng phục vụ cho phương pháp thành lập các loại bản đồ chuyên đề
sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh theo quy trình công nghệ cơ bản đã được các cơ sở
sản xuất áp dụng trong các năm qua. Các loại bản đồ chuyên đề được thành lập
bằng tư liệu ảnh vệ tinh thường được phân thành 2 nhóm cơ bản như sau:
4


- Nhóm bản đồ chuyên đề hiện trạng: Hiện trạng sử dụng đất đai, hiện
trạng đất lâm nghiệp, hiện trạng rừng, hiện trạng lớp phủ thực vật, hiện trạng hệ
thống thủy văn và đường bờ, hiện trạng đất ngập nước, hiện trạng rừng ngập
mặn, hiện trạng đất nuôi trồng thủy sản, hiện trạng các khu công nghiệp, các
vùng đô thị…v..v…
- Nhóm bản đồ tổng hợp, biến động, đánh giá: Bản đồ tổng hợp đới bờ,
bản đồ biến động sử dụng đất đai, bản đồ biến động về rừng, bản đồ biến động

đường bờ biển và bãi bồi ven biển, bản đồ xói mòn, sạt lở, bản đồ nhạy cảm môi
trường, bản đồ đánh giá tác động môi trường, bản đồ diễn biến ô nhiễm môi
trường, bản đồ giám sát cát lấn, sa mạc hóa ..v..v…
Quy trình công nghệ Thành lập bản đồ chuyên đề bằng tư liệu ảnh vệ tinh cụ
thể như sau:
a. Đối với nhóm bản đồ chuyên đề hiện trạng

5


QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ HIỆN
TRẠNG
(Áp dụng cho công nghệ sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh)
Công tác chuẩn bị

Biên tập khoa học

Thành lập Bình đồ ảnh vệ tinh

Thành lập bản đồ nền

Suy giải các yếu tố nội dung
chuyên đề

Điều tra bổ sung ngoại nghiệp

Lập bản đồ gốc tác giả

Biên tập trình bày Bản đồ chuyên
đề


Báo cáo thuyết minh

- Công tác chuẩn bị: Thu thập các tài liệu ảnh vệ tinh, bản đồ, các số liệu thống kê,
các thông tin có liên quan đến chuyên đề bản đồ cần thành lập, phân tích đánh giá
khả năng sử dụng của từng tài liệu;

- Biên tập khoa học: Xác định vùng thành lập bản đồ (Lập sơ đồ, vị trí khu vực thi
công, sơ đồ bảng chắp…); Xác định chủ đề của bản đồ, đặt tên bản đồ, nội dung, các
6


chỉ tiêu thể hiện; Xác định dạng bản đồ sản phẩm, tỷ lệ và bố cục nội dung; Xác định
các nguồn tư liệu sử dụng để thành lập bản đồ; Xây dựng đề cương chi tiết thành lập
bản đồ

- Thành lập bản đồ nền: Sử dụng bản đồ địa hình cùng tỷ lệ nắn chuyển hệ tọa độ
(nếu cần), ghép dữ liệu và cắt dữ liệu theo phạm vi thành lập bản đồ. Lược bỏ bớt nội
dung không cần thiết, cập nhật bổ sung hiện chỉnh yếu tố nền theo ảnh vệ tinh.

- Thành lập bình đồ ảnh vệ tinh: Nắn chỉnh hình học, đưa về hệ tọa độ, tỷ lệ bản
đồ, xử lý quang phổ, ghép ảnh, cắt mảnh bình đồ ảnh, xuất ảnh.

- Suy giải các yếu tố nội dung chuyên đề: Suy giải các yếu tố nội dung bản đồ
bằng phương pháp tương tự hoặc tính toán theo phương pháp số; Lập sơ đồ điều tra
bổ sung ngoại nghiệp: Thiết kế các tuyến khảo sát ngoại nghiệp qua các khu vực cần
kiểm tra và điều vẽ bổ sung; Lập danh sách các nội dung đi điều tra thực địa.

- Điều tra bổ sung ngoại nghiệp (Chỉ áp dụng cho thời điểm hiện tại): Liên hệ
thu thập các tư liệu cần thiết tại địa phương; Kiểm tra xác định kết quả suy giải của

nội nghiệp; điều tra, điều vẽ bổ sung các yếu tố nội dung chuyên môn và yếu tố nền có
biến động; Tiếp biên, sửa chữa, hoàn thiện kết quả. Hoàn thiện hệ thống các bảng
thống kê, các sơ đồ, các tài liệu chỉ dẫn bổ sung.

- Lập bản đồ gốc tác giả: Số hóa các yếu tố nội dung chuyên môn; Chỉnh hợp các
yếu tố chuyên môn bảo đảm tương quan địa lý với yếu tố nền; Biểu thị các yếu tố
chuyên môn theo ý tưởng tác giả bằng hệ thống các ký hiệu đã thiết kế trong kế hoạch
biên tập (hình dáng, màu sắc, kích thước ký hiệu...)

- Biên tập, trình bày bản đồ chuyên đề: Sửa chữa, biên tập bản đồ theo hướng
dẫn của bản gốc tác giả, thiết kế ký hiệu bổ sung, trình bày bản đồ chuyên đề; In
phun, kiểm tra, sửa chữa, hoàn thiện sản phẩm.

- Báo cáo thuyết minh bản đồ
b. Đối với nhóm bản đồ tổng hợp, biến động, đánh giá

7


QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ TỔNG
HỢP, BIẾN ĐỘNG, ĐÁNH GIÁ
(Áp dụng cho công nghệ sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh)
Công tác chuẩn bị

Biên tập khoa học

Thành lập Bình đồ ảnh vệ tinh

Thành lập bản đồ nền


Thành lập các bản đồ dẫn xuất

Tích hợp, xử lý các số liệu chuyên
môn

Lập bản đồ gốc tác giả tổng hợp

Biên tập, trình bày Bản đồ Tổng
hợp

Báo cáo thuyết minh tổng hợp,
đánh giá

- Công tác chuẩn bị: Như ở trên (mục a)
- Biên tập khoa học: Như ở trên (mục a)
- Thành lập bản đồ nền: Như ở trên (mục a)
- Thành lập bình đồ ảnh vệ tinh: Như ở trên (mục a)
- Thành lập các bản đồ dẫn xuất:
8


+ Suy giải các yếu tố nội dung chuyên đề: Như ở trên (mục a)
+ Điều tra bổ sung ngoại nghiệp (Chỉ áp dụng cho thời điểm hiện tại): Như
ở trên (mục a)
- Tích hợp, phân tích, xử lý tổng hợp các số liệu chuyên môn: Tích hợp các dữ
liệu chuyên môn và các tài liệu liên quan cần thiết; Phân tích, xử lý tổng hợp các dữ
liệu.

- Lập bản đồ gốc tổng hợp tác giả: Tổng hợp, số hóa các yếu tố nội dung chuyên
môn; Chỉnh hợp các yếu tố chuyên môn bảo đảm tương quan địa lý với yếu tố nền;

Biểu thị các yếu tố chuyên môn theo ý tưởng tác giả bằng hệ thống các ký hiệu đã thiết
kế trong kế hoạch biên tập (hình dáng, màu sắc, kích thước ký hiệu...), lập bản đồ gốc
tổng hợp; Kiểm tra, sửa chữa, hoàn thiện bản đồ gốc tổng hợp.

- Biên tập, trình bày bản đồ tổng hợp: Sửa chữa, biên tập bản đồ tổng hợp theo
hướng dẫn của bản gốc tổng hợp tác giả, thiết kế ký hiệu bổ sung, trình bày bản đồ
tổng hợp; In phun, kiểm tra, sửa chữa, hoàn thiện sản phẩm.

- Báo cáo thuyết minh tổng hợp, đánh giá, dự báo…
4. Các nội dung công việc của nhiệm vụ
+ Khảo sát thực tế, xây dựng nội dung công việc, quy trình sản xuất: Khảo sát
hiện trạng các loại BĐ chuyên đề được thành lập theo công nghệ sử dụng tư liệu
ảnh vệ tinh. Phân loại nhóm chuyên đề và các mức khó khăn theo mức độ phức
tạp, khó khăn trong quá trình thành lập bản đồ.
+ Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu: Điều tra thu thập các tài liệu có
liên quan đến việc xây dựng định mức như: Các văn bản hướng dẫn xây dựng
định mức kinh tế - kỹ thuật, các tập định mức KT-KT trong và ngoài ngành có
liên quan đến xây dựng định mức thành lập bản đồ chuyên đề, quy trình quy
phạm, tình hình tổ chức sản xuất, trang thiết bị, điều kiện kỹ thuật của các đơn
vị sản xuất có liên quan đến nhiệm vụ.
+ Tổ chức theo dõi, thống kê số liệu thực tế của một số công trình đang thực
hiện lập bản đồ chuyên đề bằng tư liệu ảnh vệ tinh ở Viện Quy hoạch và Thiết
kế nông nghiệp, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Trung tâm Viễn thám quốc gia
để có số liệu theo dõi thực tế mới nhất.
+ Phân tích, tổng hợp các số liệu
+ Biên soạn các mức chi tiết của tập Định mức KT-KT Thành lập bản đồ
chuyên đề bằng tư liệu ảnh vệ tinh tỷ lệ 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000,
1:250.000
+ Hội thảo góp ý, sửa chữa, nghiệm thu sản phẩm
9



+ Thẩm định và ban hành định mức
+ Tính toán Đơn giá sản phẩm thành lập bản đồ chuyên đề bằng tư liệu ảnh
vệ tinh (để so sánh với các đơn giá thành lập bản đồ theo Định mức số
05/2006/QĐ-BTNMT)
+ Lấy ý kiến chuyên gia cho tập định mức
+ Hiệu chỉnh định mức
+ Lập báo cáo tổng hợp
+ Trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Tập định mức)

10


PHẦN 2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Công tác xây dựng và biên soạn định mức kinh tế-kỹ thuật có thể sử dụng
nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp tùy thuộc vào đặc
điểm điều kiện sản xuất, yêu cầu, trình độ kế hoạch hóa và quản lý kinh tế, chất
lượng, trình độ đối tượng thực hiện và các tài liệu ban đầu hiện có của lĩnh vực.
Ở đây, chúng ta lựa chọn phương pháp tổng hợp và phân tích.
Để biên soạn được Định mức lao động, chúng ta phải thu thập 2 loại số liệu:
- Số liệu về thực hiện mức lao động phục vụ tính toán ra mức lao động theo
thời gian (thời gian sản xuất ra 1 sản phẩm hoặc thời gian thực hiện 1 công việc)
- Số liệu về cấp bậc lao động phục vụ xác định cấp bậc công việc cho phù
hợp
- Đơn vị sản phẩm được tính kích thước như mảnh bản đồ địa hình (để dễ áp
dụng kế thừa và so sánh mức với các định mức về đo đạc bản đồ đã ban hành)
1. Phương pháp tổng hợp
Phương pháp tổng hợp dựa trên cơ sở số liệu thực tế đã thực hiện, kinh
nghiệm của cán bộ, công nhân, ước lượng so sánh các định mức đã thực hiện

trong điều kiện có thể so sánh được để tính toán định mức.
Là phương pháp xây dựng mức không dựa trên cơ sở nghiên cứu các bộ phận
của bước công việc và điều kiện tổ chức, kỹ thuật hoàn thành nó, thời gian hao
phí chỉ được quy định cho toàn bộ bước công việc.
Phương pháp này đơn giản, dễ ứng dụng, tốn ít công sức, trong thời gian
ngắn có thể xây dựng được hàng loạt định mức phục vụ kịp thời cho công tác kế
hoạch hoá và điều hành sản xuất. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm
cơ bản là độ chính xác thấp, không khai thác được đầy đủ khả năng tiềm tàng
trong sản xuất, phương pháp này không nghiên cứu cải tiến sản xuất, không tính
đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên nó kìm hãm việc nâng cao năng suất
lao động, gây ra hiện tượng bình quân trong việc trả lương.
Song trong nhiều trường hợp, do trình độ tổ chức sản xuất còn thấp, sản xuất
còn thiếu ổn định mà kinh nghiệm định mức còn thiếu lại cần có mức ngay để tổ
chức lao động và là cơ sở để cải tiến chất lượng mức thì việc áp dụng phương
pháp tổng hợp là cần thiết.
Phương pháp tổng hợp bao gồm:

11


1.1. Phương pháp kế thừa: Kế thừa một số các định mức có liên quan đã
được ban hành đang thực hiện từ đó rút ra kinh nghiệm, tính toán cho định mức
xây dựng.
1.2. Phương pháp thống kê
Là phương pháp xây dựng mức dựa vào các tài liệu thu thập về hao phí thời
gian (sản lượng) thực tế để hoàn thành công việc (giống hoặc tương tự) ở thời kỳ
trước. Thời gian (sản lượng) qui định trong mức thường lấy bằng giá trị trung
bình.
1.3. Phương pháp kinh nghiệm
Là phương pháp xây dựng mức dựa vào kinh nghiệm tích lũy được của cán

bộ định mức hoặc công nhân kỹ thuật.
1.4. Phương pháp ước lượng so sánh
Là phương pháp ước lượng so sánh các định mức đã thực hiện trong điều
kiện có thể so sánh được để tính toán ra.
2. Phương pháp phân tích
Là những phương pháp xây dựng mức bằng cách phân chia và nghiên cứu tỷ
mỷ quá trình sản xuất, bước công việc được định mức và các nhân tố ảnh hưởng
đến thời gian hao phí. Trên cơ sở đó cải tiến tổ chức sản xuất, áp dụng các thành
tựu khoa học kỹ thuật mới cũng như các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến nhằm
giảm bớt thời gian hoàn thành các bước công việc. Mức xây dựng bằng phương
pháp này gọi là các mức lao động có căn cứ kỹ thuật.
Định mức theo phương pháp phân tích thì chất lượng mức cao, song tốn kém
thời gian, sức lực và đòi hỏi phải có trình độ nghiệp vụ nhất định.
2.1.Phương pháp phân tích tính toán: Là phương pháp xây dựng mức dựa
vào các tài liệu tiêu chuẩn, bao gồm các nội dung:
+ Phân tích và nghiên cứu kết cấu bước công việc, xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến thời gian hao phí (thời gian hoàn thành bộ phận công việc đó)
+ Dự kiến điều kiện tổ chức, kỹ thuật hợp lý, nội dung và trình tự thực hiện
các bộ phận công việc đó.
+ Dựa vào các tài liệu tiêu chuẩn, xác định thời gian từng bộ phận của bước
công việc và các loại thời gian tính mức.
+ Xác định các mức thời gian (sản lượng).
2.2. Phương pháp phân tích khảo sát: Là phương pháp xây dựng mức dựa
vào các tài liệu thu được trong khảo sát. Khảo sát (theo dõi, bấm giờ…) theo
12


từng thao tác, động tác…của công nhân, trên cơ sở đó xây dựng các mức thời
gian, sản lượng.
Phương pháp xây dựng mức vật liệu, dụng cụ và thiết bị:

Với mỗi hạng mục công việc thông thường nhóm lao động sử dụng nhiều loại
vật liệu, dụng cụ và thiết bị để sản xuất, nếu ta sử dụng phương pháp thống kê sẽ
mất nhiều thời gian công sức, đôi khi không khả thi. Phương pháp chủ đạo để
tính toán biên soạn mức vật liệu, dụng cụ và thiết bị là phân tích tính toán. Căn
cứ từ mức lao động, sử dụng các công thức tính toán ra mức dụng cụ và thiết bị.
Các công thức này đã được áp dụng tính toán cho nhiều định mức của Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã ban hành.

13


PHẦN 3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
Nhiệm vụ xây dựng và biên soạn Định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập bản
đồ chuyên đề bằng tư liệu ảnh vệ tinh tỷ lệ 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000,
1:250.000 đã được Trung tâm Viễn thám triển khai thực hiện trong 2 năm 20092010.
1. Khảo sát hiện trạng các loại BĐ chuyên đề được thành lập theo công
nghệ sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh
Hiện tại các loại ảnh vệ tinh trong nước ta được sử dụng để thành lập bản đồ
chuyên đề bao gồm:
- Ảnh Spot 2 độ phân giải 10 m (Toàn sắc) và 20 m (Đa phổ)
- Ảnh Spot 4 độ phân giải 10 m (Toàn sắc) và 20 m (Đa phổ)
- Ảnh Spot 5 độ phân giải 5 m; 2,5 m (Toàn sắc) và 10 m (Đa phổ)
- Ảnh Envisat Asar (ảnh radar) độ phân giải 30 m.
- Ảnh Envisat Meris độ phân giải 300 m.
- Ảnh Modis độ phân giải 250 m.
- Ảnh Landsat độ phân giải 15 m và 30 m
- Ảnh Aster độ phân giải 15 m
- Ảnh Quickbird độ phân giải 0,6 m
- Ảnh Ikonos độ phân giải 1 m
Cùng với sự phát triển của công nghệ tin học, công nghệ viễn thám đã có

những bước phát triển mạnh mẽ. Với những thế mạnh của tư liệu viễn thám (như
khả năng cập nhập thông tin, tính chất đa thời kỳ của tư liệu, tính chất phong
phú của thông tin đa phổ, tính đa dạng của tư liệu: băng từ, phim, ảnh, đĩa từ…),
sự kết hợp của thông tin viễn thám với hệ thống thông tin địa lý (GIS) và hệ
định vị toàn cầu (GPS) áp dụng được trong nhiều lĩnh vực có hiệu quả hơn so
với phương pháp truyền thống... . Việc thành lập bản đồ bằng công nghệ viễn
thám tạo ra được các bản đồ chuyên đề dưới dạng bản đồ số, được kết nối với cơ
sở dữ liệu thuộc tính chuyên đề nên việc khai thác sử dụng, cập nhật thuật tiện.
Hiện trạng các loại bản đồ chuyên đề được thành lập bằng tư liệu ảnh vệ tinh
trong nước ta bao gồm các lĩnh vực sau:
- Điều tra quản lý tài nguyên thiên nhiên: Hiện trạng sử dụng đất đai, quy
hoạch sử dụng đất đai, hiện trạng đất lâm nghiệp, hiện trạng rừng, hiện trạng lớp
phủ thực vật, hiện trạng hệ thống thủy văn và đường bờ, hiện trạng đất ngập
nước, hiện trạng rừng ngập mặn, hiện trạng đất nuôi trồng thủy sản, hiện trạng
14


các khu công nghiệp, các vùng đô thị, bản đồ biến động sử dụng đất đai, bản đồ
biến động về rừng…v..v…
- Giám sát và bảo vệ môi trường: Bản đồ đa dạng sinh học, bản đồ tổng hợp
đới bờ, bản đồ biến động sử dụng đất đai, bản đồ biến động về rừng, bản đồ biến
động đường bờ biển và bãi bồi ven biển, bản đồ xói mòn, sạt lở, bản đồ lũ lụt,
bản đồ nhạy cảm môi trường, bản đồ đánh giá tác động môi trường, bản đồ diễn
biến ô nhiễm môi trường, bản đồ giám sát cát lấn, sa mạc hóa, bản đồ vùng đất
ngập nước và bảo tồn sinh học..v..v…
- Lĩnh vực nông nghiệp: Bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ giám sát diện tích đất
nông nghiệp, bản đồ giám sát sinh trưởng của lúa nước và dự báo năng suất mùa
vụ, bản đồ thủy văn và hệ thống đê điều, kênh mương tưới tiêu..v…v…
- Lĩnh vực tài nguyên nước: Bản đồ thủy văn, bản đồ các lưu vực sông, bản
đồ hiện trạng các công trình khai thác nguồn tài nguyên nước trên lưu vực sông,

bản đồ nước mặt..v..v…
Và nhiều lĩnh vực khác nữa như đo đạc bản đồ, địa chất khoáng sản, khí
tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, an ninh quốc phòng.
Thông qua công tác khảo sát, theo dõi thống kê công việc sản xuất để thành
lập các loại bản đồ chuyên đề nêu trên bằng tư liệu ảnh vệ tinh cho ta thấy việc
xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cho từng loại bản đồ trên rất phức tạp. Hơn
nữa các loại bản đồ chuyên đề rất đa dạng và phong phú, nên ta không thể xây
dựng một cách đầy đủ, chi tiết cho từng loại bản đồ chuyên đề. Chúng ta cần
tổng hợp, phân loại nhóm chuyên đề theo tính chất công việc trong quá trình
thành lập bản đồ để từ đó làm cơ sở cho việc thiết lập định mức kinh tế kỹ thuật
cho công tác Thành lập bản đồ chuyên đề bằng ảnh vệ tinh tỷ lệ 1/25.000,
1/50.000, 1/100.000, 1/250.000.
2. Phân loại nhóm chuyên đề và các mức khó khăn theo mức độ phức
tạp, khó khăn trong quá trình thành lập bản đồ
2.1. Phân loại nhóm chuyên đề
Qua nghiên cứu trên cơ sở quy trình công nghệ, tính chất công việc trong quá
trình thành lập bản đồ, nội dung dung nạp của bản đồ, các chỉ tiêu cần biểu thị,
mức độ phức tạp của các đối tượng quan tâm, địa hình khu vực thi công, loại tư
liệu ảnh vệ tinh sử dụng và các tính chất khác liên quan đến việc thành lập bản
đồ, các loại bản đồ chuyên đề được thành lập bằng tư liệu ảnh vệ tinh thường
được phân thành 2 nhóm cơ bản như sau:
- Nhóm bản đồ chuyên đề hiện trạng: Hiện trạng sử dụng đất đai, hiện trạng
đất lâm nghiệp, hiện trạng rừng, hiện trạng lớp phủ thực vật, hiện trạng hệ thống
15


thủy văn và đường bờ, hiện trạng đất ngập nước, hiện trạng rừng ngập mặn, hiện
trạng đất nuôi trồng thủy sản, hiện trạng các khu công nghiệp, các vùng đô thị…
v..v…
Nhóm bản đồ chuyên đề hiện trạng sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh của một thời

điểm hoặc một giai đoạn nhất định để khai thác thông tin thành lập bản đồ hiện
trạng của thời điểm đó. Các bản đồ hiện trạng ở thời điểm hiện tại trong quy
trình thành lập có bước công việc Điều tra bổ sung ngoại nghiệp. Các bản đồ
hiện trạng ở thời điểm quá khứ trong quy trình thành lập không có bước công
việc Điều tra bổ sung ngoại nghiệp mà chỉ thu thập tham khảo các tài liệu ở thời
điểm quá khứ đó.
- Nhóm bản đồ tổng hợp, biến động, đánh giá: Bản đồ đa dạng sinh học, bản
đồ tổng hợp đới bờ, bản đồ biến động sử dụng đất đai, bản đồ biến động về
rừng, bản đồ biến động đường bờ biển và bãi bồi ven biển, bản đồ xói mòn, sạt
lở, bản đồ nhạy cảm môi trường, bản đồ đánh giá tác động môi trường, bản đồ
diễn biến ô nhiễm môi trường, bản đồ giám sát cát lấn, sa mạc hóa ..v..v…
Nhóm bản đồ tổng hợp, biến động, đánh giá thường sử dụng tư liệu ảnh vệ
tinh của một giai đoạn hoặc nhiều giai đoạn khác nhau để khai thác thông tin
thành lập các bản đồ dẫn xuất theo từng thời điểm. Sau đó xử lý tổng hợp để
thành lập bản đồ tổng hợp, biến động, đánh giá. Các bản đồ dẫn xuất ở thời điểm
hiện tại trong quy trình thành lập có bước công việc Điều tra bổ sung ngoại
nghiệp. Các bản đồ dẫn xuất ở thời điểm quá khứ trong quy trình thành lập
không có bước công việc Điều tra bổ sung ngoại nghiệp mà chỉ thu thập tham
khảo các tài liệu ở thời điểm quá khứ đó.
2.2. Phân loại khó khăn cho các công đoạn chính của quy trình thành lập
Phân loại khó khăn là nêu các yếu tố chính gây ảnh hưởng đến việc thực hiện
của bước công việc làm căn cứ để phân loại khó khăn. Như đã phân tích ở trên
các loại bản đồ chuyên đề rất đa dạng và phong phú, nên ta không thể xây dựng
một cách đầy đủ, chi tiết cho từng loại bản đồ chuyên đề, do đó đã chia thành 2
nhóm chính như đã nêu trên. Tùy theo tính chất, mức độ phức tạp của loại bản
đồ thành lập sẽ áp dụng theo nhóm phân loại và mức khó khăn tương ứng. Mức
khó khăn sẽ phân ra 4 mức khó khăn để dễ áp dụng. Mức khó khăn của các bước
công việc theo quy trình công nghệ thành lập bản đồ chuyên đề bằng tư liệu ảnh
vệ tinh như sau:
2.2.1. Công tác chuẩn bị: Không phân loại khó khăn

2.2.2. Biên tập khoa học
Loại 1: Là những bản đồ có nội dung đơn giản, các chỉ tiêu chuyên đề thể
hiện trên bản đồ ít (dưới 10 chỉ tiêu), diện tích thể hiện các đối tượng chuyên đề
16


chiếm dưới 20% diện tích mảnh bản đồ, mật độ nét và ghi chú thưa, việc xử lý
quan hệ giữa các yếu tố nét và chữ dễ dàng. Quá trình biên tập nội dung bản đồ
ít cần sử dụng các tài liệu chuyên ngành.
Loại 2: Là những bản đồ có nội dung tương đối phức tạp, các chỉ tiêu chuyên
đề thể hiện trên bản đồ trung bình (từ 10 chỉ tiêu đến 20 chỉ tiêu), diện tích thể
hiện các đối tượng chuyên đề chiếm từ 20% đến 50% diện tích mảnh bản đồ,
mật độ nét và ghi chú vừa phải, việc xử lý quan hệ giữa các yếu tố nét và chữ
đôi lúc khó khăn. Quá trình biên tập nội dung bản đồ cần sử dụng các tài liệu
chuyên ngành, cần tổng hợp các yếu tố, có một số bảng biểu phụ trợ.
Loại 3: Là những bản đồ có nội dung phức tạp, các chỉ tiêu chuyên đề thể
hiện trên bản đồ phức tạp (từ 20 chỉ tiêu đến 30 chỉ tiêu), diện tích thể hiện các
đối tượng chuyên đề chiếm từ 50% đến 70% diện tích mảnh bản đồ, mật độ nét
và ghi chú dày, việc xử lý quan hệ giữa các yếu tố nét khó khăn. Quá trình biên
tập nội dung bản đồ cần sử dụng các tài liệu chuyên ngành, cần tổng hợp các yếu
tố và dựng các bảng biểu phụ trợ.
Loại 4: Là những bản đồ có nội dung rất phức tạp, các chỉ tiêu chuyên đề thể
hiện trên bản đồ nhiều phức tạp (trên 30 chỉ tiêu), diện tích thể hiện các đối
tượng chuyên đề chiếm trên 70% diện tích mảnh bản đồ, mật độ nét và ghi chú
rất dày, việc xử lý quan hệ giữa các yếu tố nét có nhiều khó khăn. Quá trình biên
tập nội dung bản đồ cần sử dụng các tài liệu chuyên ngành, cần tổng hợp các yếu
tố và dựng nhiều các bảng biểu phụ trợ.
2.2.3. Thành lập bản đồ nền
Loại 1: Vùng đồng bằng; Hệ thống bản đồ địa hình đầy đủ, đồng nhất còn
mới ít thay đổi, mức độ cập nhật ít.

Loại 2: Vùng đồng bằng tiếp giáp vùng trung du; Hệ thống bản đồ địa hình
đầy đủ, đồng nhất, mức độ thay đổi cần cập nhật trung bình.
Loại 3: Vùng đồi núi, đầm lầy ven biển; Hệ thống bản đồ địa hình và bản đồ
tài liệu không đồng nhất, có nhiều biến động, mức độ cần cập nhật tương đối
nhiều.
Loại 4: Vùng núi xa xôi, hẻo lánh, vùng hải đảo; Hệ thống bản đồ địa hình và
bản đồ tài liệu nhiều chủng loại, không đồng nhất, có nhiều biến động, mức độ
cần cập nhật nhiều.
2.2.4. Thành lập bình đồ ảnh vệ tinh
Loại 1:
+ Vùng đồng bằng, dân cư thưa thớt, địa vật đơn giản;
17


+ Vùng đồi núi thấp, thực phủ và dân cư thưa, địa hình không bị cắt xẻ;
+ Dễ xét đoán và chọn điểm;
Loại 2:
+ Vùng đồng bằng dân cư tương đối đông đúc, các thị trấn và khu công
nghiệp nhỏ;
+ Vùng đồi núi xen kẽ, thực phủ tương đối dày;
+ Xét đoán và chọn điểm có khó khăn;
Loại 3:
+ Vùng đồng bằng dân cư đông đúc;
+ Các thành phố, thị xã, các khu công nghiệp lớn, địa vật phức tạp;
+ Vùng núi, núi cao, thực phủ dày;
+ Xét đoán và chọn điểm có nhiều khó khăn;
2.2.5. Suy giải các yếu tố nội dung chuyên đề
Loại 1: Là những bản đồ có nội dung đơn giản, các chỉ tiêu chuyên đề thể
hiện trên bản đồ ít (dưới 10 chỉ tiêu), các đối tượng giải đoán dễ nhận biết, diện
tích thể hiện các đối tượng chuyên đề chiếm dưới 20% diện tích mảnh bản đồ.

Loại 2: Là những bản đồ có nội dung tương đối phức tạp, các chỉ tiêu chuyên
đề thể hiện trên bản đồ trung bình (từ 10 chỉ tiêu đến 20 chỉ tiêu), diện tích thể
hiện các đối tượng chuyên đề chiếm từ 20% đến 50% diện tích mảnh bản đồ.
Các đối tượng giải đoán đa phần dễ nhận biết, một số đối tượng khó giải đoán
phải tham khảo các tài liệu hỗ trợ.
Loại 3: Là những bản đồ có nội dung phức tạp, các chỉ tiêu chuyên đề thể
hiện trên bản đồ phức tạp (từ 20 chỉ tiêu đến 30 chỉ tiêu), diện tích thể hiện các
đối tượng chuyên đề chiếm từ 50% đến 70% diện tích mảnh bản đồ. Các đối
tượng giải đoán khó nhận biết, nhiều đối tượng khó giải đoán phải tham khảo
nhiều loại tài liệu hỗ trợ.
Loại 4: Là những bản đồ có nội dung rất phức tạp, các chỉ tiêu chuyên đề thể
hiện trên bản đồ nhiều phức tạp (trên 30 chỉ tiêu), diện tích thể hiện các đối
tượng chuyên đề chiếm trên 70% diện tích mảnh bản đồ. Các đối tượng giải
đoán khó nhận biết, dẽ bị nhầm lẫn, nhiều đối tượng khó giải đoán phải tham
khảo nhiều loại tài liệu hỗ trợ. Quá trình suy giải đầy đủ nội dung bản đồ cần sử
dụng các tài liệu chuyên ngành và tổng hợp các tài liệu hỗ trợ.
2.2.6. Điều tra bổ sung ngoại nghiệp
18


Loại 1: Vùng đồng bằng đi lại thuận tiện; Hệ thống tài liệu ảnh vệ tinh và bản
đồ tài liệu đầy đủ, đồng nhất còn mới ít thay đổi, mức độ cập nhật ít.
Là những bản đồ có nội dung đơn giản, các chỉ tiêu chuyên đề thể hiện trên
bản đồ ít (dưới 10 chỉ tiêu), các đối tượng giải đoán dễ nhận biết, diện tích thể
hiện các đối tượng chuyên đề chiếm dưới 20% diện tích mảnh bản đồ.
Loại 2: Vùng đồng bằng tiếp giáp vùng trung du, giao thông thuận lợi; Hệ
thống tài liệu ảnh vệ tinh và bản đồ tài liệu đầy đủ, đồng nhất, mức độ thay đổi
cần cập nhật trung bình.
Là những bản đồ có nội dung tương đối phức tạp, các chỉ tiêu chuyên đề thể
hiện trên bản đồ trung bình (từ 10 chỉ tiêu đến 20 chỉ tiêu), diện tích thể hiện các

đối tượng chuyên đề chiếm từ 20% đến 50% diện tích mảnh bản đồ. Các đối
tượng giải đoán đa phần dễ nhận biết, một số đối tượng khó xét đoán phải tham
khảo các tài liệu hỗ trợ.
Loại 3: Vùng đồi núi, đầm lầy ven biển đi lại khó khăn; Hệ thống tài liệu
ảnh vệ tinh và bản đồ tài liệu không đồng nhất, có nhiều biến động, mức độ cần
cập nhật tương đối nhiều.
Là những bản đồ có nội dung phức tạp, các chỉ tiêu chuyên đề thể hiện trên
bản đồ phức tạp (từ 20 chỉ tiêu đến 30 chỉ tiêu), diện tích thể hiện các đối tượng
chuyên đề chiếm từ 50% đến 70% diện tích mảnh bản đồ. Các đối tượng giải
đoán khó nhận biết, nhiều đối tượng khó giải đoán phải tham khảo nhiều loại tài
liệu hỗ trợ.
Loại 4: Vùng núi xa xôi, hẻo lánh, vùng hải đảo, phương tiện đi lại rất khó
khăn; Hệ thống tài liệu ảnh vệ tinh và bản đồ tài liệu nhiều chủng loại, không
đồng nhất, có nhiều biến động, mức độ cần cập nhật nhiều.
Là những bản đồ có nội dung rất phức tạp, các chỉ tiêu chuyên đề thể hiện
trên bản đồ nhiều phức tạp (trên 30 chỉ tiêu), diện tích thể hiện các đối tượng
chuyên đề chiếm trên 70% diện tích mảnh bản đồ. Các đối tượng giải đoán khó
nhận biết, dễ bị nhầm lẫn, nhiều đối tượng khó xét đoán phải tham khảo nhiều
loại tài liệu hỗ trợ. Quá trình suy giải đầy đủ nội dung bản đồ cần sử dụng các
tài liệu chuyên ngành và tổng hợp các tài liệu hỗ trợ.
2.2.7. Lập bản đồ gốc tác giả
Loại 1: Là những bản đồ có nội dung đơn giản, các chỉ tiêu chuyên đề thể
hiện trên bản đồ ít (dưới 10 chỉ tiêu), diện tích thể hiện các đối tượng chuyên đề
chiếm dưới 20% diện tích mảnh bản đồ, mật độ nét và ghi chú thưa, việc xử lý
quan hệ giữa các yếu tố nét và chữ dễ dàng. Quá trình biên tập nội dung bản đồ
ít cần sử dụng các tài liệu chuyên ngành.
19


Loại 2: Là những bản đồ có nội dung tương đối phức tạp, các chỉ tiêu chuyên

đề thể hiện trên bản đồ trung bình (từ 10 chỉ tiêu đến 20 chỉ tiêu), diện tích thể
hiện các đối tượng chuyên đề chiếm từ 20% đến 50% diện tích mảnh bản đồ,
mật độ nét và ghi chú vừa phải, việc xử lý quan hệ giữa các yếu tố nét và chữ
đôi lúc khó khăn. Quá trình biên tập nội dung bản đồ cần sử dụng các tài liệu
chuyên ngành, cần tổng hợp các yếu tố, có một số bảng biểu phụ trợ.
Loại 3: Là những bản đồ có nội dung phức tạp, các chỉ tiêu chuyên đề thể
hiện trên bản đồ phức tạp (từ 20 chỉ tiêu đến 30 chỉ tiêu), diện tích thể hiện các
đối tượng chuyên đề chiếm từ 50% đến 70% diện tích mảnh bản đồ, mật độ nét
và ghi chú dày, việc xử lý quan hệ giữa các yếu tố nét khó khăn. Quá trình biên
tập nội dung bản đồ cần sử dụng các tài liệu chuyên ngành, cần tổng hợp các yếu
tố và dựng các bảng biểu phụ trợ.
Loại 4: Là những bản đồ có nội dung rất phức tạp, các chỉ tiêu chuyên đề thể
hiện trên bản đồ nhiều phức tạp (trên 30 chỉ tiêu), diện tích thể hiện các đối
tượng chuyên đề chiếm trên 70% diện tích mảnh bản đồ, mật độ nét và ghi chú
rất dày, việc xử lý quan hệ giữa các yếu tố nét có nhiều khó khăn. Quá trình biên
tập nội dung bản đồ cần sử dụng các tài liệu chuyên ngành, cần tổng hợp các yếu
tố và dựng nhiều các bảng biểu phụ trợ.
2.2.8. Biên tập, trình bày bản đồ chuyên đề
Loại 1: Là những bản đồ có nội dung đơn giản, các chỉ tiêu chuyên đề thể
hiện trên bản đồ ít (dưới 10 chỉ tiêu), diện tích thể hiện các đối tượng chuyên đề
chiếm dưới 20% diện tích mảnh bản đồ, mật độ nét và ghi chú thưa, việc xử lý
quan hệ giữa các yếu tố nét và chữ dễ dàng. Quá trình biên tập nội dung bản đồ
ít cần sử dụng các tài liệu chuyên ngành.
Loại 2: Là những bản đồ có nội dung tương đối phức tạp, các chỉ tiêu chuyên
đề thể hiện trên bản đồ trung bình (từ 10 chỉ tiêu đến 20 chỉ tiêu), diện tích thể
hiện các đối tượng chuyên đề chiếm từ 20% đến 50% diện tích mảnh bản đồ,
mật độ nét và ghi chú vừa phải, việc xử lý quan hệ giữa các yếu tố nét và chữ
đôi lúc khó khăn. Quá trình biên tập nội dung bản đồ cần sử dụng các tài liệu
chuyên ngành, cần tổng hợp các yếu tố, có một số bảng biểu phụ trợ.
Loại 3: Là những bản đồ có nội dung phức tạp, các chỉ tiêu chuyên đề thể

hiện trên bản đồ phức tạp (từ 20 chỉ tiêu đến 30 chỉ tiêu), diện tích thể hiện các
đối tượng chuyên đề chiếm từ 50% đến 70% diện tích mảnh bản đồ, mật độ nét
và ghi chú dày, việc xử lý quan hệ giữa các yếu tố nét khó khăn. Quá trình biên
tập nội dung bản đồ cần sử dụng các tài liệu chuyên ngành, cần tổng hợp các yếu
tố và dựng các bảng biểu phụ trợ.

20


Loại 4: Là những bản đồ có nội dung rất phức tạp, các chỉ tiêu chuyên đề thể
hiện trên bản đồ nhiều phức tạp (trên 30 chỉ tiêu), diện tích thể hiện các đối
tượng chuyên đề chiếm trên 70% diện tích mảnh bản đồ, mật độ nét và ghi chú
rất dày, việc xử lý quan hệ giữa các yếu tố nét có nhiều khó khăn. Quá trình biên
tập nội dung bản đồ cần sử dụng các tài liệu chuyên ngành, cần tổng hợp các yếu
tố và dựng nhiều các bảng biểu phụ trợ.
2.2.9. Báo cáo thuyết minh bản đồ chuyên đề
Không phân loại khó khăn
3. Điều tra thu thập các tài liệu có liên quan đến việc xây dựng định mức
Việc điều tra thu thập các tài liệu có liên quan đến việc xây dựng định mức là
hết sức cần thiết trước khi tiến hành xây dựng và biên soạn định mức. Các văn
bản pháp lý hướng dẫn cụ thể các nguyên tắc, chế độ chính sách, tiêu chuẩn
nghiệp vụ và phương pháp xây dựng định mức. Các tập định mức kinh tế-kỹ
thuật đã ban hành là tài liệu quý giá cho công tác biên soạn định mức, có thể kế
thừa được một số hạng mục và định biên, định mức từ các định mức có liên
quan có nội dung công việc tương ứng với tập định mức cần biên soạn. Công tác
điều tra đánh giá thông tin giúp cho đơn vị xây dựng định mức có được tổng
quát về hiện trạng trang thiết bị, hiện trạng công nghệ và trình độ tay nghề của
lực lượng tham gia sản xuất thành lập bản đồ chuyên đề bằng tư liệu ảnh vệ tinh
trong các cơ quan ở Trung ương và địa phương.
3.1. Các văn bản hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế-kỹ thuật

- Nghị định số 201.CP ngày 26 tháng 5 năm 1981 của Hội đồng Chính phủ về
quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật (Nghị định 201)
- Thông tư số 1309UB/KHH ngày 26 tháng 5 năm 1981 của Uỷ ban Kế
hoạch Nhà nước hướng dẫn thi hành bản Nghị định của Hội đồng Chính phủ về
quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật
- Thông tư số 1310UB/KHH ngày 26 tháng 5 năm 1981 của Uỷ ban Kế
hoạch Nhà nước quy định (mẫu) nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Hội đồng
xét duyệt định mức kinh tế - kỹ thuật
- Thông tư số 06/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ
Lao động thương binh và Xã hội hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức
lao động trong các công ty nhà nước theo Nghị định số 206/2004/Nđ-CP ngày
14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ
- Thông tư liên bộ số 05/LĐ-TT ngày 15 tháng 6 năm 1987 của Tổng cục
Thống kê - Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn phân loại lao động
theo chức năng
21


- Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài
chính về việc ban hành Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các
cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân
sách nhà nước
- Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài
chính về việc ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và tính khấu hao tài sản cố định
- Công văn 1607/BTNMT-KHTC ngày 18 tháng 4 năm 2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn xây dựng định mức
- Quyết định số 07/2008/QĐ-BTNMT ngày 6 tháng 10 năm 2008 về việc ban
hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức ngành tài nguyên và môi trường.
- Thông tư số 02/2007/TT-BTNMT ngày 12/02/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm

đo đạc và bản đồ.
- Thông tư số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2007
hướng dẫn lập dự toán kinh phí đo đạc bản đồ và quản lý đất đai;
- Các văn bản và tài liệu có liên quan khác.
3.2. Các tập định mức KT-KT đã được nghiên cứu tham khảo
Dưới đây liệt kê một số định mức KTKT đã được Bộ TN&MT ban hành
trong thời gian qua, cụ thể:
- Quyết định số 15/2005QĐ-BTNMT ngày 13/12/2007 về việc ban hành
Định mức kinh tế kỹ thuật thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000 và
1/50.000 bằng công nghệ ảnh số;
- Quyết đinh số 12/2007/QĐ-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ trưởng Bộ
TNMT về việc ban hành Định mức KT-KT thành lập bản đồ địa chính bằng
phương pháp đo vẽ trực tiếp;
- Quyết định số 05/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/5/2006 của Bộ trưởng Bộ
TNMT về việc ban hành Định mức KT-KT đo đạc bản đồ;
- Quyết định số 01/2007/QĐ-BTNMT ngày 23/01/2007 về việc sửa đổi, bổ
sung Định mức KT-KT đo đạc bản đồ ban hành kèm theo Quyết định số
05/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/05/2006 của Bộ trưởng Bộ TN&MT;
- Thông tư số 02/2007/TT-BTNMT ngày 12/02/2007 về việc hướng dẫn kiểm
tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc bản đồ;
- Quyết định số 01/2008/QĐ-BTNMT ngày 05/3/2008 về việc ban hành Định
mức KT-KT hiện chỉnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 bằng ảnh vệ tinh;

22


- Quyết định số 11/2007/QĐ-BTNMT ngày 02/8/2007 về việc ban hành Định
mức KT-KT đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất thực hiện đồng thời cho nhiều người quyền sử dụng đất;
- Quyết định số 20/2007/QĐ-BTNMT ngày 07/12/2007 về việc ban hành

Định mức KT-KT thống kê, kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất;
- Quyết định số 06/2008/QĐ-BTNMT ngày 10/9/2008 về việc ban hành định
mức KT-KT các công trình địa chất;
- Quyết định số 15/2007/QĐ-BTNMT ngày 01/10/2007 về việc ban hành
định mức KT-KT điều tra khảo sát khí tượng thủy văn;
- Quyết định số 09/2008/QĐ-BTNMT ngày 27/11/2008 về việc ban hành
Định mức KT-KT mạng lưới trạm khí tượng thủy văn;
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/4/2008 về việc ban hành Định
mức KT-KT hoạt động quan trắc môi trường nước biển, khí thải công nghiệp và
phóng xạ;
- Quyết định số 02/2008/QĐ-BTNMT ngày 16/4/2008 về việc ban hành Định
mức KT-KT hoạt động quan trắc môi trương đất, nước dưới đất và nước mưa
axit;
3.3. Tình hình tổ chức sản xuất, trang thiết bị, điều kiện kỹ thuật của các đơn
vị sản xuất có liên quan đến nhiệm vụ
Nhóm thực hiện đã điều tra, khảo sát tại một số cơ quan trong và ngoài Bộ
Tài nguyên và Môi trường có sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh để thành lập bản đồ
chuyên đề phục vụ cho nhu cầu của ngành như Trung tâm Viễn thám quốc gia,
Tổng cục Môi trường, Viện Khí tượng Thủy văn, Viện Khoa học Đo đạc Bản
đồ, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp.
Qua quá trình điều tra, khảo sát thu được tình hình tổ chức sản xuất, trang thiết
bị, điều kiện kỹ thuật của các đơn vị sản xuất có liên quan đến công việc sử
dụng tư liệu ảnh vệ tinh để thành lập các loại bản đồ chuyên đề như sau:
- Hầu hết các đơn vị đều đã có sử dụng ảnh vệ tinh để lập bản đồ.
- Các cơ quan, đơn vị đều đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị tương đối tiên
tiến để sử dụng trong công việc của mình.
- Phần mềm sử dụng để xử lý, khai thác thông tin ảnh vệ tinh và biên tập bản
đồ tương đối phong phú cùng trên một mặt bằng của công nghệ như: Envi,
Edars, Photoshop, ArcGis, MicroStation, MapInfo…


23


- Một số đơn vị có đầu tư các phần mềm chuyên dụng: Spacemat, Fetch 3.01,
Mapix, Delta Multi, NCI, Geoview, modul Kheop, Photoshop 6.0, Freehand
10.0, Prodigeo.
Về lực lượng tham gia sản xuất: Hầu hết lực lượng tham gia sản xuất là các
kỹ sư đã kinh qua nhiều năm sản xuất được đào tạo, tập huấn sử dụng, khai thác
tư liệu ảnh vệ tinh và biên tập bản đồ bằng các phần mềm như đã nêu trên.
4. Tổ chức theo dõi, thống kê số liệu thực tế của một số công trình đang
thực hiện lập bản đồ chuyên đề bằng tư liệu ảnh vệ tinh
Nhóm thực hiện đã tổ chức theo dõi thống kê số liệu thực tế tại một số cơ
quan trong và ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường có sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh
để thành lập bản đồ chuyên đề phục vụ cho nhu cầu của ngành.
* Tại Trung tâm Viễn thám quốc gia: Đã theo dõi thống kê số liệu thực hiện
một số nhiệm vụ sau:
- Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện tỷ lệ 1/25.000
- Thành lập bản đồ Hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/250.000 cho vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam
- Thành lập bản đồ hiện trạng đất ngập nước tỷ lệ 1/100.000
- Thành lập bản đồ Nhạy cảm môi trường tỷ lệ 1/250.000 cho vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam
- Thành lập bản đồ biến động đường bờ biển và các bãi bồi ven biển tỷ lệ
1/50.000
- Thành lập bản đồ biến động đất lâm tỷ lệ 1/50.000 tỉnh Thái nguyên
* Tại Viện Điều tra Quy hoạch rừng:
Căn cứ Công văn số 54/2009/VĐTQHR ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Viện
Điều tra Quy hoạch rừng về việc cho phép các cán bộ kỹ thuật Trung tâm Viễn
thám quốc gia thực hiện công tác theo dõi, thống kê và thu thập số liệu về định

mức các bước công đoạn trong sản xuất thành lập các loại bản đồ chuyên đề về
rừng tại các đơn vị trực thuộc Viện (các Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng ,
các Trung tâm trực thuộc, Phòng KHKT-HTQT), Trung tâm Viễn thám quốc gia
đã theo dõi thống kê số liệu thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng tỷ lệ 1/50.000 (Chương trình
kiểm kê rừng chu kỳ IV)
- Thành lập bản đồ biến động rừng ngập mặn tỷ lệ 1/100.000
* Tại Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp:
24


Căn cứ Công văn ngày 10 tháng 3 năm 2009 của Viện Quy hoạch và Thiết kế
nông nghiệp về việc cho phép nhóm cán bộ kỹ thuật Trung tâm Viễn thám quốc
gia thực hiện công tác theo dõi, thống kê và thu thập số liệu về định mức các
bước công đoạn trong sản xuất thành lập các loại bản đồ chuyên đề về nông
nghiệp tại các đơn vị trực thuộc Viện (Trung tâm viễn thám và GIS), Trung tâm
Viễn thám quốc gia đã theo dõi thống kê số liệu thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Thành lập bản đồ biến động diện tích đất nông nghiệp tỷ lệ 1/100.000
Các số liệu thống kê một số công đoạn chính trong việc thành lập các loại bản
đồ chuyên đề trên được thống kê đóng gói theo tệp đính kèm theo báo cáo này.
Đây là nguồn số liệu thực tế tuy chưa đầy đủ toàn bộ nhưng rất cần thiết để kết
hợp với các nguồn số liệu khác phục vụ cho công việc phân tích, so sánh trong
quá trình xây dựng định mức.
5. Phân tích, tổng hợp các số liệu
5.1. Biên soạn nội dung chính của tập định mức
Căn cứ vào các tài liệu chuyên môn nêu ở trên, tiến hành biên soạn nội
dung (các bước công việc) của tập định mức.
Các số liệu cần thu thập về lao động, vật tư và thiết bị sẽ theo các nội
dung này.
* Công tác chuẩn bị: Định biên 1KS4

* Biên tập khoa học: Định biên 1KS5
* thành lập bản đồ nền: Định biên 1KS4
* Thành lập bình đồ ảnh vệ tinh: Định biên 1KS4
* Suy giải các yếu tố nội dung chuyên đề: Định biên 1KS3
* Điều tra bổ sung ngoại nghiệp: Định biên 2KS3
* Lập bản đồ gốc tác giả: Định biên 1KS5
* Biên tập, trình bày bản đồ chuyên đề: Định biên 1KS3
* Báo cáo thuyết minh bản đồ chuyên đề: Định biên 1KS5
* Tích hợp, xử lý tổng hợp các số liệu: Định biên 1KS4
* Lập bản đồ gốc tác giả tổng hợp: Định biên 1KS5
* Biên tập, trình bày bản đồ tổng hợp: Định biên 1KS3
*Báo cáo thuyết minh bản đồ tổng hợp, biến động, đánh giá: Định biên 1KS5
Qua phân tích, tổng hợp các số liệu thống kê kết hợp với các nguồn tài liệu
kế thừa của các định mức có cùng tính chất công việc tương tự, từ đó quy ra các
25


×