Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Tài liệu ôn thi môn phân tích tài chính doanh nghiệp chương hoạt động kinh doanh đa quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.48 KB, 102 trang )

1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 5: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐA QUỐC GIA

Kết quả cần đạt được
Sau khi kết thúc chương này bạn sẽ có thể làm được những việc sau:
*Phân biệt đồng nội tệ, đồng tiền chức năng và đồng tiền kế toán.
*Phân tích tác động của sự thay đổi tỷ giá hối đoái lên doanh thu được chuyển đổi
của công ty con và công ty mẹ.
*So sánh ,đối chiếu phương pháp tỷ giá hiện hành với phương pháp thời gian. Phân
tích và đánh giá ảnh hưởng của từng phương pháp lên bảng cân đối kế toán và báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mẹ, và phân biệt phương pháp nào là thích hợp
trong những tình huống khác nhau.
*Tính hiệu quả sự chuyển đổi, đánh giá sự chuyển đổi bảng cân đối kế toán và báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty con vào dòng tiền của công ty mẹ, sử dụng
phương pháp tỷ giá hiện hành và phương pháp thời gian để phân tích việc chuyển đổi các
báo cáo tài chính của công ty con sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các chỉ số tài chính của
công ty con, và phân tích việc sử dụng phương pháp thời gian so với phương pháp tỷ giá
hiện hành sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chỉ số tài chính của công ty mẹ.


2

*Minh họa và phân tích phương pháp kế toán khác cho công ty con trong nền kinh
tế siêu lạm phát.
1. GIỚI THIỆU

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới, xuất khẩu hàng hoá toàn cầu vượt quá 10
nghìn tỷ USD trong 2005. Năm quốc gia xuất khẩu hàng đầu xếp theo thứ tự là Đức, Mỹ,


Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp. Từ năm 2000 đến năm 2005, thương mại quốc tế tăng 62%.
Bộ thương mại Mỹ cho biết có 239,100 công ty Mỹ xuất khẩu vào năm 2005. Chỉ 3
phần trăm công ty đó là công ty lớn (hơn 500 nhân viên ). Phần lớn các công ty Mỹ có
hoạt động xuất khẩu là công ty vừa và nhỏ.
Điểm chú ý từ thống kê này là có nhiều công ty tham gia vào các giao dịch qua biên
giới quốc gia. Các bên muốn thực hiện những giao dịch này phải thống nhất về đồng tiền
để thanh toán giao dịch. Thông thường, đây sẽ là đồng tiền của người mua hoặc của
người bán. Nhà xuất khẩu nhận các khoản thanh toán bằng ngoại tệ và bắt buộc thời điểm
người mua thanh toán phải thực hiện bằng đồng ngoại tệ được ghi nhận trên khoản phải
thu của họ.Ngược lại, nhà nhập khẩu đồng ý thanh toán bằng ngoại tệ sẽ phải có khoản
phải trả bằng ngoại tệ. Để có thể gộp các khoản phải thu (khoản phải trả) trong tổng số
khoản phải thu (nợ phải trả) trên bảng cân đối kế toán thì khoản phải thu (phải trả) bằng
ngoại tệ này phải được chuyển đổi sang đồng tiền mà nhà xuất khẩu (nhập khẩu) ghi chép
trong các sổ sách và các báo cáo tài chính hiện tại.
Mức giá mà ngoại tệ có thể mua hoặc bán được gọi là tỷ giá hối đoái ngoại tệ. Vì tỷ
giá hối đoái ngoại tệ biến động theo thời gian, nên giá trị của các khoản phải trả và khoản
phải thu bằng ngoại tệ cũng biến động theo. Vấn đề kế toán chính liên quan đến các giao
dịch ngoại tệ là làm thế nào để phản ánh những thay đổi về giá trị của các khoản phải trả
và khoản phải thu các báo cáo tài chính.
Nhiều công ty có trụ sở hoạt động nằm ở nước ngoài. Ví dụ, công ty thực phẩm của
Thụy Sỹ Nestlé SA báo cáo rằng nó có các công ty con trên hơn 90 quốc gia khác nhau


3

và công ty Coca-Cola có trụ sở tại Mỹ cho biết nó có144 công ty con đặt trên 40 quốc gia
trên thế giới. Các công ty con ở nước ngoài thường được yêu cầu phải ghi chép sổ sách
kế toán bằng đồng tiền của quốc gia mà họ đặt trụ sở. Để chuẩn bị hợp nhất báo cáo tài
chính, công ty mẹ phải chuyển đổi báo cáo tài chính ngoại tệ của công ty con tại nước
ngoài của nó sang đồng tiền của công ty. Chẳng hạn, Nestlé phải chuyển đổi tài sản có và

tài sản nợ của các công ty con nước ngoài khác nhau được ghi chép bằng ngoại tệ sang
đồng Franc Thụy Sĩ để có thể hợp nhất những tài khoản này với các khoản tài sản có và
tài sản nợ bằng đồng Franc Thụy Sĩ tại Thuỵ Sĩ.
Một công ty đa quốc gia như Nestlé thường sẽ có hai loại hoạt động bằng ngoại tệ,
điều này yêu cầu phải xử lý kế toán đặc biệt. Hầu hết các công ty đa quốc gia (1) tham
gia vào các giao dịch được tính bằng ngoại tệ, và (2) đầu tư vào công ty con nước ngoài
mà việc ghi chép sổ sách của họ bằng đồng ngoại tệ. Để chuẩn bị cho báo cáo tài chính
hợp nhất, công ty đa quốc gia phải chuyển đổi lượng ngoại tệ liên quan đến cả hai loại
hoạt động quốc tế sang đồng tiền mà công ty trình bày trên báo cáo tài chính của mình.
Chương này giới thiệu cách hạch toán cho các giao dịch ngoại tệ và cách chuyển
đổi các báo cáo tài chính bằng đồng ngoại tệ. Các vấn đề lý thuyết liên quan đến những
chủ đề kế toán này sẽ được thảo luận và các quy tắc cụ thể sẽ được thể hiện trong những
chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và các nguyên tắc kế toán Mỹ (U.S GAAP)
cũng thường sẽ được thể hiện qua các ví dụ. May mắn thay, sự khác biệt giữa IFRS và
U.S GAAP về các vấn đề chuyển đổi ngoại tệ là rất nhỏ.
Nhà phân tích cần hiểu được ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá hối đoái ngoại tệ
trên báo cáo tài chính của công ty đa quốc gia và đồng ngoại tệ tăng hay giảm như thế
nào, cho dù có nhận ra hay không, nó sẽ được phản ánh trong báo cáo tài chính của công
ty.
2. GIAO DỊCH NGOẠI TỆ

Khi các công ty từ các quốc gia khác nhau đồng ý tiến hành kinh doanh với nhau,
họ phải quyết định đồng tiền sẽ được sử dụng. Chẳng hạn như, nếu nhà sản xuất linh kiện


4

điện tử Mexico đồng ý bán hàng hoá cho khách hàng ở Phần Lan, hai bên phải ký kết
đồng ý cho dù công ty Phần Lan sẽ trả tiền hàng hoá bằng đồng peso, euro, hay bằng
đồng tiền thứ ba như đô la Mỹ. Nếu giao dịch bằng đồng peso, công ty Phần Lan có giao

dịch ngoại tệ nhưng công ty Mexico thì không. Để tài khoản hàng tồn kho được mua và
khoản phải trả bằng đồng peso, công ty Phần Lan phải chuyển đổi lượng peso từ đồng
euro sử dụng tỷ giá hối đoái thích hợp. Mặc dù công ty Mexico cũng đã bước vào vào
giao dịch quốc tế (hoạt động kinh doanh xuất khẩu), nhưng nó vẫn không có giao dịch
bằng đồng ngoại tệ và không cần thiết phải chuyển đổi. Nó chỉ cần ghi nhận doanh thu
bán hàng và các khoản phải thu bằng đồng peso là đồng tiền được ghi chép trong sổ sách
của họ và chuẩn bị cho các báo cáo tài chính.
Đơn vị tiền tệ được trình bày trong báo cáo tài chính ở đây được gọi là đồng tiền kế
toán. Trong hầu hết các trường hợp, đơn vị tiền tệ sử dụng trong báo cáo tài chính của
công ty sẽ là đồng tiền của quốc gia nơi công ty đặt trụ sở. Các công ty Phần Lan phải ghi
chép các chứng từ kế toán và trình bày báo cáo tài chính theo đồng euro, các công ty Hoa
Kỳ ghi chép bằng đồng đô la Mỹ, công ty Trung Quốc ghi chép bằng đồng nhân dân tệ
Trung Quốc, vv…
Một khái niệm quan trọng khác trong kế toán cho các hoạt động ngoại hối là đồng
tiền chức năng, nó là đơn vị tiền tệ của môi trường kinh tế chủ yếu mà doanh nghiệp hoạt
động. Thông thường, đồng tiền chức năng là đồng tiền chính mà doanh nghiệp tạo ra và
chi tiêu. Trong hầu hết các trường hợp, đồng tiền chức năng của một doanh nghiệp sẽ
giống như đồng tiền kế toán. Và, vì hầu hết các công ty chủ yếu tạo ra và sử dụng tiền tệ
của quốc gia nơi họ đặt trụ sở, nên đồng tiền chức năng và đồng tiền kế toán giống như
đồng nội tệ tại nơi công ty hoạt động.
Vì đồng nội tệ thông thường là đơn vị tiền tệ chức năng của doanh nghiệp, nên một
công ty đa quốc gia có nhiều công ty con tại các quốc gia khác nhau có thể có nhiều đồng
tiền chức năng khác nhau. Chẳng hạn như, công ty con tại Thái của công ty mẹ tại Nhật
Bản, có thể có đồng baht Thái là đồng tiền chức năng trong khi đồng tiền chức năng của


5

công ty mẹ tại Nhật Bản là đồng yên Nhật. Nhưng trong một vài trường hợp, công ty con
ở nước ngoài có thể có đồng tiền chức năng như đồng tiền chức năng của công ty mẹ của

nó. Chẳng hạn như, tập đoàn Intel, đã xác định toàn bộ công ty con trọng yếu của nó ở
nước ngoài đều có đồng tiền chức năng là đồng đô la Mỹ như đồng tiền chức năng của
công ty mẹ.
Theo định nghĩa, ngoại tệ là đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ chức năng của
công ty và các giao dịch bằng đồng ngoại tệ là các giao dịch được thực hiện bằng một
đồng tiền khác với đồng tiền chức năng của công ty. Các giao dịch bằng ngoại tệ xảy ra
khi công ty (1) thực hiện việc mua hàng nhập khẩu hoặc bán hàng xuất khẩu bằng đồng
ngoại tệ, hoặc (2) đi vay hoặc cho vay các quỹ nơi mà các khoản phải trả lại phải thu
được tình bằng ngoại tệ. Trong mỗi trường hợp, công ty này sẽ có khoản mục tài sản hoặc
khoản mục nợ phải trả được tính bằng đồng ngoại tệ.
2.1.

Phơi nhiễm rủi ro tỷ giá hối đoái lên giao dịch bằng đồng ngoại tệ

Giả sử rằng Finnco, một công ty có trụ sở tại Phần Lan, các hàng hóa nhập khẩu từ
Mexico vào tháng Giêng với hạn mức tín dụng dưới 90 ngày và việc mua được tính bằng
đồng peso Mexico. Do việc trì hoãn thanh toán đến tháng tư, Finnco đứng trước rủi ro từ
ngày thực hiện việc mua hàng cho đến ngày thanh toán, giá trị của đồng peso Mexico có
thể tăng so với đồng Euro. Finnco sau đó sẽ cần phải chi tiêu nhiều đồng euro hơn để chi
cho khoản phải trả bằng đồng peso Mexico. Trong trường hợp này, Finnco được cho là có
phơi nhiễm rủi ro tỷ giá hối đoái. Đặc biệt, Finnco sẽ có phơi nhiễm giao dịch với
đồng ngoại tệ. Phơi nhiễm giao dịch liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu có thể được
tóm tắt như sau:
Hoạt động mua hàng nhập khẩu: Rủi ro giao dịch phát sinh khi nhà nhập khẩu đồng
ý trả bằng ngoại tệ và cho phép thanh toán ít lâu sau ngày mua. Nhà nhập khẩu đứng
trước nguy cơ từ thời điểm mua cho đến thời điểm chi trả đồng ngoại tệ có thể tăng giá trị
do đó làm tăng lượng tiền chức năng phải bỏ ra để có đủ ngoại tệ dùng cho thanh toán
các khoản phải trả.



6

Hoạt động bán hàng xuất khẩu: Rủi ro giao dịch phát sinh khi nhà xuất khẩu đồng
ý được thanh toán bằng ngoại tệ và cho phép thanh toán ít lâu sau ngày mua. Nhà xuất
khẩu đứng trước nguy cơ từ thời điểm mua cho đến thời điểm chi trả đồng ngoại tệ có thể
giảm giá trị do đó giảm lượng tiền chức năng khi chuyển đổi khoản ngoại tệ mà nó được
nhận.
Vấn đề chính trong việc hạch toán các giao dịch bằng ngoại tệ là làm thế nào để
hạch toán cho rủi ro ngoại tệ, điều đó có nghĩa là, làm sao để phản ánh sự thay đổi giá trị
tài sản hoặc nợ phải trả bằng ngoại tệ trong các báo cáo tài chính. Cả tiêu chuẩn kế toán
quốc tế (IAS) số 21,"Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái," và bản báo cáo FASB
(SFAS) số 52," Giao dịch ngoại tệ" yêu cầu thay đổi giá trị của tài sản hoặc nợ phải trả
bằng ngoại tệ phát sinh từ giao dịch ngoại tệ để xử lý như là một khoản lãi hoặc lỗ trên
báo cáo kết quả kinh doanh.
2.1.1.

Hạch toán cho các giao dịch ngoại tệ trước ngày lập bảng cân đối kế toán

Ví dụ 16 - 1 các nghiệp vụ kế toán được thực hiện bởi Finnco giả sử là nó mua hàng
hoá từ nhà cung cấp người Mexico và cần thanh toán bằng đồng peso Mexico, nó thanh
toán trước ngày lập bảng cân đối kế toán. Nguyên tắc cơ bản là tất cả giao dịch được ghi
nhận ở tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch. Do đó, rủi ro đồng ngoại tệ trong các giao
dịch chỉ phát sinh khi ngày giao dịch và ngày thanh toán là khác nhau.
Ví dụ 16-1: Hạch toán cho các giao dịch ngoại tệ trước ngày lập bảng cân đối kế
toán
Công ty Finnco mua hàng hóa

từ nhà cung cấp Mexico của nó vào ngày

1/11/2008 ; giá mua là 100,000 đồng peso Mexico. Hạn mức tín dụng cho phép thanh

toán trong 45 ngày, và Công ty Finnco thanh toán 100,000 đồng peso vào ngày
15/12/2008. Đồng tiền chức năng và đồng tiền kế toán của Finnco là Euro. Tỷ giá hối
đoái giao ngay giữa euro ( € ) và peso Mexico ( PS . ) như sau :
1/11/2008

Ps. 1= €0.0684


7

15/12/2008

Ps. 1 = €0.0703

Kết thúc năm tài chính của Finnco là ngày 31 Tháng 12. Công ty Finnco sẽ hạch
toán như thế nào cho các giao dịch ngoại tệ này và nó sẽ ảnh hưởng gì đến các báo cáo tài
chính năm 2008?
Lời giải
Giá trị đồng Euro tương đương với khoản peso Mexico phải nộp vào 01/11/ 2008 là
6840 € (Ps. 100.000 x 0,0684 €). Finnco có thể đã trả tiền cho hàng hóa trên vào ngày
1/11 bằng cách chuyển đổi 6840 € sang 100.000 peso Mexico. Thay vào đó, công ty mua
100.000 peso Mexico vào ngày 15/12/2008, khi giá trị của đồng peso đã tăng lên 0,0703
€. Vì vậy, Finnco phải trả 7030 € để mua 100.000 Peso Mexico. Điều này dẫn đến công
ty bị lỗ một khoản là 190 € (7030 € - 6840 €).
Mặc dù dòng tiền mặt được chi ra để có được hàng hóa là €7,030, chi phí vốn hóa
trong tài khoản hàng tồn kho chỉ là € 6,840. Điều này thể hiện số tiền mà Finnco có thể
phải trả nếu như nó không đợi 45 ngày để quyết toán tài khoản. Vì trì hoãn việc thanh
toán, và vì đồng peso Mexico đã tăng giá trị từ ngày giao dịch đến ngày thanh toán, Công
ty Finnco phải trả thêm €190. Số tiền ngoại tệ bị tổn thất là €190 sẽ được báo cáo trong
lợi nhuận thuần của Finnco vào năm 2008. Đây là một khoản lỗ thực của công ty khi phải

bổ sung thêm €190 để mua hàng hóa. Sự tác động lên các báo cáo tài chính có thể được
thấy ở bảng dưới đây:
BCĐKT
Tài sản=Nợ phải trả+VCSH cổ đông
TM = -7,030
Lợi nhuận giữ lại=
-190
HTK= 6,840

BCKQKD
Doanh thu và lãi
<=
tỷ giá = -190

Chi phí và lỗ
Lỗ do chênh lệch

2.1.2. Hạch toán cho các giao dịch ngoại tệ trong ngày lập bảng cân đối kế toán.


8

Vấn đề quan trọng khác liên quan đến việc hạch toán các giao dịch ngoại tệ là nên
thực hiện những gì nếu ngày lập bảng cân đối kế toán nằm giữa ngày giao dịch ban đầu
và ngày thanh toán. Đối với các giao dịch bằng ngoại tệ xảy ra tại ngày quyết toán và
giảm trong kỳ kế toán tiếp theo, cả chuẩn mực kế toán IFRS và U.S. GAAP đều yêu cầu
điều chỉnh đẻ phản ánh sự thay đổi tỷ giá hối đoái tiền tệ. Lãi và lỗ của giao dịch ngoại tệ
được trình bày trên bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tạo nên một trong số rất ít
các tình huống mà các nguyên tắc kế toán cho phép, thực tế thì, công ty phải ghi nhận
khoản lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong thu nhập trước khi nó đã thực thu.

Lãi và lỗ từ các giao dịch ngoại tệ được ghi nhận từ ngày lập bảng cân đối kế toán
đến hết ngày giao dịch được giải quyết. Bằng việc thêm vào cùng một lượng lãi và lỗ từ
giao dịch ngoại tệ cho cả 2 giai đoạn hạch toán (ngày bắt đầu giao dịch đến ngày lập bảng
cân đối kế toán và ngày lập bảng cân đối kế toán đến ngày thanh toán) sẽ tạo ra một
lượng tiền bằng với thực tế lãi hoặc lỗ trong giao dịch ngoại tệ.
Ví dụ 16-2: Hạch toán cho các giao dịch ngoại tệ trong ngày lập bảng cân đối kế
toán.
Finnco sẽ bán hàng hoá cho khách hàng ở Vương quốc Anh với giá 10,000 bảng
Anh vào ngày 15/11/2008, với ngày thanh toán là vào ngày 15/1/ 2009, nhận thanh toán
bằng đồng bảng Anh. Đồng tiền chức năng và đồng tiền kế toán của Công ty Finnco là
Euro. Tỷ giá giao ngay giữa đồng euro (€) và đồng bảng Anh (£) như sau :
15/11/ 2008

£1 = €1.460

31/12/ 2008

£1 = €1.480

Kết thúc năm tài chính của Finnco là ngày 31/12. Công ty Finnco sẽ hạch toán như
thế nào cho giao dịch ngoại tệ này, và nó sẽ ảnh hưởng gì đến báo cáo tài chính năm 2008
và 2009 của công ty?
Lời giải


9

Giá trị tính bằng đồng Euro của khoản phải thu bằng bảng anh tại ba thời điểm liên
quan được xác định như sau:
Ngày

15/11/2008
31/12/2008
15/1/2009

€/1£
Tỷ giá
€1.460
€1.480
€1.475

Tài khoản phải thu (£10,000)
Giá trị euro
Thay đổi
€14,600
NA
€14,800
+200
€14,750
-50

Một sự thay đổi trong giá trị của đồng euro với đồng bảng Anh thu từ ngày 15/11 tới
31/12 sẽ được ghi nhận như một khoản lãi hoặc lỗ giao dịch ngoại tệ trên báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh năm 2008 của Công ty Finnco. Trong trường hợp này, sự gia tăng
giá trị của đồng bảng Anh tạo ra một khoản lãi giao dịch là € 200 [£ 10.000 x (1,48 € 1,46 €)]. Lưu ý rằng khoản tăng lên được ghi nhận trong năm 2008 là thu nhập chưa thực
hiện và ghi nhớ rằng đây là một trong số ít trường hợp công ty chưa thực hiện bao gồm
tăng thu nhập.
Mọi thay đổi trong tỷ giá hối đoái giữa đồng euro và đồng bảng Anh xảy ra từ ngày
lập bảng cân đối kế toán (ngày 31/12/2008) đến ngày thanh toán giao dịch (ngày
15/1/2009 ) tương tự như vậy sẽ dẫn đến kết quả lãi hoặc lỗ giao dịch ngoại tệ. Trong ví
dụ của chúng tôi, đồng bảng Anh suy yếu nhẹ so với đồng euro trong thời kỳ này, dẫn đến

tỷ giá hối đoái là €1.475 trên mỗi đồng bảng Anh vào ngày 15/1/2009. £10,000 khoản
phải thu bây giờ trị giá € 14,750, giảm giá trị là €50 từ ngày 31/12/2008. Finnco sẽ ghi
nhận khoản lỗ giao dịch ngoại tệ vào ngày 15/1/2009 là €50 sẽ được đưa vào trong tính
toán của công ty trong lợi nhuận thuần cho quý I năm 2009.
Kể từ ngày giao dịch đến ngày thanh toán, bảng Anh đã tăng lên về giá trị là €0,015
(1,475€ - 1,46€), lãi giao dịch ngoại tệ được ghi nhận là €150. Một mức lãi €200 đã được
ghi nhận trong năm 2008 và lỗ €50 được ghi nhận trong năm 2009. Trong thời gian hai
tháng, lợi nhuận thuần được ghi nhận trong báo cáo tài chính bằng với mức lãi được ghi
nhận trong giao dịch ngoại tệ.


10

Trong Ví dụ 16 - 2, khoản phải thu bằng đồng bảng Anh của Công ty Finnco dẫn
đến giao dịch ngoại tệ thuần tăng vì đồng bảng Anh mạnh lên (tăng giá) trong giá trị giữa
ngày giao dịch và ngày thanh toán. Trong trường hợp này Finnco có phơi nhiễm tài sản
với rủi ro hối đoái. Sự phơi nhiễm tài sản này giúp ích cho công ty bởi vì đồng ngoại tệ
đang mạnh lên. Nếu Finnco thay thế khoản phải trả bằng đồng bảng Anh, khả năng phơi
nhiễm nợ phải trả sẽ tồn tại. Giá trị tính bằng đồng Euro của khoản phải trả bằng đồng
bảng Anh sẽ tăng lên vì đồng bảng Anh mạnh lên và Finnco sẽ nên ghi nhận một khoản lỗ
giao dịch ngoại tệ như vậy.
Kết quả của việc thay đổi tỷ giá hối đoái trong khoản lãi hoặc lỗ của các giao dịch
ngoại tệ phụ thuộc vào (1) bản chất của phơi nhiễm với rủi ro hối đoái (tài sản hoặc nợ
phải trả) và (2) theo hướng thay đổi giá trị của ngoại tệ (mạnh hay yếu).
Giao dịch

Loại phơi nhiễm

Tỷ giá
Mạnh


Bán hàng xuất khẩu
Mua hàng nhập khẩu

Tài sản(Khoản phải thu)
Tài sản nợ (Khoản phải trả)

Lãi
Lỗ

Yếu
Lỗ
Lãi

Một ngoại tệ phát sinh từ hoạt động bán hàng xuất khẩu tạo ra tài sản phơi nhiễm
với rủi ro hối đoái. Nếu làm vững mạnh ngoại tệ, các khoản phải thu tăng giá trị liên quan
đến đồng tiền chức năng của công ty và phát sinh tăng khoản lãi giao dịch ngoại tệ. Công
ty sẽ có thể chuyển đổi ngoại tệ khi nhận thành nhiều đơn vị đồng tiền chức năng vì ngoại
tệ mạnh. Ngược lại, nếu làm ngoại tệ yếu đi, khoản phải thu được bằng ngoại tệ mất giá
trị liên quan đến đồng tiền chức năng và kết quả lỗ.
Một ngoại tệ phải trả phát sinh từ việc mua hàng nhập khẩu tạo phơi nhiễm với rủi
ro hối đoái. Nếu làm vững mạnh ngoại tệ, nợ phải trả tăng giá trị liên quan đến đồng tiền
chức năng của công ty và phát sinh lỗ giao dịch ngoại tệ. Công ty sẽ phải chi nhiều đơn vị
đồng tiền chức năng để có thể giải quyết nợ bằng ngoại tệ vì đồng ngoại tệ đã mạnh lên.
Ngược lại, đồng ngoại tệ yếu đi, nợ phải trả ngoại tệ mất giá liên quan đến đồng tiền chức
năng và tồn tại một khoản tăng.


11
2.2.


Các vấn đề phân tích

Cả IFRS (IAS 21) và U.S. GAAP ( FASB 52) đều yêu cầu lãi và lỗ giao dịch ngoại
tệ phải được báo cáo trong lãi ròng (dù là họ chưa được thực thu), nhưng những khoản lãi
và lỗ này không nên được đặt vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như một chỉ số
tiêu chuẩn. Hai cách xử lý thông thường (1) là thành phần của lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh/chi phí từ hoạt động kinh doanh hoặc (2) không là thành phần của lợi nhuận
từ hoạt động kinh doanh/ chi phí từ hoạt động kinh doanh, trong một vài trường hợp như
một phần chi phí tài chính thuần. Việc tính toán tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh bị ảnh hưởng bởi lãi hoặc lỗ do chuyển đổi ngoại tệ được đặt vào báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh.
Ví dụ 16-3: Sự xuất hiện của khoản lãi/lỗ giao dịch ngoại tệ trên báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Giả sử rằng FinnCo có thông tin báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong cả 2
năm 2008 và 2009 bao gồm tăng thêm giao dịch ngoại tệ của 200 € trong năm 2008 và
giao dịch giảm đi của 50 € trong năm 2009.
2008
Doanh thu
Giá vốn hàng bán
Chi phí hoạt động khác,
ròng
Chi phí phi doanh nghiệp,
ròng

2009

€20,000
12,000
5,000


€20,000
12,000
5,000

1,200

1,200

FinnCo đang lựa chọn một trong hai phương án thay thế để xử lý khoản lãi và lỗ do
chuyển đổi đồng ngoại tệ. Lựa chọn 1 yêu cầu các khoản lãi/lỗ do chuyển đổi ngoại tệ
như một bộ phận của"chi phí hoạt động kinh doanh khác, ròng”. Theo lựa chọn 2, công ty
sẽ báo cáo thông tin này như một bộ phận "không là chi phí của hoạt động kinh doanh,
ròng." Kết thúc năm tài chính của FinnCo là 31/12. Điều gì tác động sẽ quyết định
phương án lựa chọn thay thế 1 và 2 lên tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty, tỷ suất lợi
nhuận hoạt động kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận thuần cho năm 2008? Cho năm 2009?


12

Lời giải
Nhớ rằng khoản lãi sẽ làm giảm chi phí trong khi khoản lỗ sẽ có tác dụng gia tăng
chi phí.
2008- Lãi do chuyển đổi là 200 €
Phương án 1
Doanh thu
€20,000
Giá vốn hàng bán
12,000
Lợi nhuận gộp

8,000
Chi phí hoạt động khác,ròng 4,800 incl. tăng
Lợi nhuận hoạt động
3,200
Chi phí phi doanh nghiệp,
1,200
ròng
Lợi nhuận ròng
€2,000

Phương án 2
€20,000
12,000
8,000
5,000
3,000
1,000 incl.tăng
€20,000

Tỷ suất lợi nhuận năm 2008 theo hai phương án lựa chọn sẽ được tính như sau:
Tỷ suất lợi nhuận gộp
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động
kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận thuần

Lựa chọn 1
€8,000/€20,000 = 40.0%
3,200/20,000 = 16.0%

Lựa chọn 2

€8,000/€20,000 = 40.0%
3,000/20,000 = 15.0%

2,000/20,000 = 10.0%

2,000/20,000 = 10.0 %

2009 - Lỗ do chuyển đổi là €50
Lựa chọn 1
Doanh thu
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Chi phí hoạt động khác,ròng
Lợi nhuận hoạt động
Chi phí phi doanh nghiệp,
ròng
Lợi nhuận ròng

Lựa chọn 2

€20,000
12,000
8,000
5,050 incl. giảm
2,950
1,200

€20,000
12,000
8,000

5,000
3,000
1,250 incl.giảm

€1,750

€1,750

Tỷ suất lợi nhuận năm 2009 theo hai phương án lựa chọn được tính như sau:


13

Tỷ suất lợi nhuận gộp
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động
kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận thuần

Lựa chọn 1
€8,000/€20,000 = 40.0%
2,950/20,000 = 14.75%

Lựa chọn 2
€8,000/€20,000 = 40.0%
3,000/20,000 = 15.0%

1,750/20,000 = 8.75%

1,750/20,000 = 8.75 %


Lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng đều không bị ảnh hưởng, nhưng lợi nhuận hoạt
động kinh doanh bị ảnh hưởng bởi cả hai phương án lựa chọn. Vào năm 2008, tỷ suất lợi
nhuận gộp là lớn hơn theo phương án 1, bao gồm lãi do chuyển đổi như một phần của
“chi phí khác hoạt động khác ròng”. Vào năm 2009, lựa chọn 1 dẫn đến tỷ suất lợi nhuận
hoạt động kinh doanh nhỏ hơn lựa chọn 2. Lựa chọn 2 có tỷ suất lợi nhuận hoạt động
kinh doanh như nhau trong cả hai kỳ. Vì tỷ giá hối đoái không thay đổi lượng như nhau
hoặc theo cùng một hướng từ kỳ kế toán này sang kỳ kế toán khác, lựa chọn 1 sẽ gây ra
biến động lớn trong lợi nhuận hoạt động kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh
doanh theo thời gian.
Vì các tiêu chuẩn kế toán không cung cấp hướng dẫn về vị trí của các khoản lãi
hoặc lỗ chuyển đổi ngoại tệ trên bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, công ty được
tự do lựa chọn giữa các phương pháp thay thế. Hai công ty cùng ngành có thể chọn
phương án thay thế khác nhau, điều này sẽ làm sai lệch sự so sánh trực tiếp giữa lợi
nhuận hoạt động kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh giữa các công ty
đó.
Vấn đề thứ hai mà các nhà phân tích nên quan tâm để phân tích liên quan đến thực
tế rằng các khoản lãi hoặc lỗ do chuyển đổi ngoại tệ chưa thực được tính trong phần lợi
nhuận ròng khi ngày lập bảng cân đối kế toán nằm giữa ngày giao dịch và ngày thanh
toán. Giả định ngầm theo yêu cầu kế toán này là khoản lãi hoặc lỗ chưa thực hiện vào
ngày lập bảng cân đối kế toán là phản ánh lãi hoặc lỗ ròng cho công ty. Mặc dù, trong
thực tế, cuối cùng lãi hoặc lỗ ròng có thể thay đổi đáng kể bởi vì khả năng thay đổi trong
xu hướng và biến động giá trị tiền tệ.


14

Ảnh hưởng này đã được thấy trong ví dụ 16 - 2 trước đây với FinnCo. Sử dụng dữ
liệu tỷ giá hối đoái tiền tệ thực tế chỉ ra rằng sự ảnh hưởng của bất động sản thế giới cũng
có thể khá mạnh mẽ. Giả sử rằng rằng công ty của Pháp mua hàng hoá từ nhà cung cấp
Canada vào ngày 1/12/2006 với thanh toán 100,000 đô la Canada (C$) để được thực hiện

vào ngày 15/5/2007. Tỷ giá hối đoái thực tế giữa đô la Canada và euro trong kỳ ngày
1/12/2006 và ngày 15/5/2007, giá trị đồng euro của khoản phải trả bằng đô la Canada, và
lãi hoặc lỗ do chuyển đổi ngoại tệ được trình bày ở bảng dưới đây:
€/1C$
01/12/06
31/12/06
31/3/07
15/5/07

0.6656
0.6504
0.6490
0.6658


66,560
65,040
64,900
66,580

Khoản phải
trả
(C$100,000)
N/A
1,520
140
1,680

Thay đổi giá
trị € (Lãi / lỗ)

Lãi
Lãi
Lỗ

Khi đồng đô la Canada suy yếu so với đồng euro vào cuối năm 2006 và đầu năm
2007, Công ty của Pháp sẽ ghi nhận một khoản lãi do chuyển đổi ngoại tệ là 1520€ trong
thứ tư quý năm 2006 và lãi cho chuyển đổi bổ sung là 140€ trong quý đầu tiên của năm
2007. Đồng đôla Canada bị đảo ngược tình thế và mạnh hơn so với đồng euro trong quý
II năm 2007, gây ra một khoản lỗ do chuyển đổi là 1680€. Tại thời điểm thanh toán được
thực hiện vào ngày 15/5/ 2007, Công ty của Pháp thực hiện một khoản lỗ ròng do chuyển
đổi ngoại tệ là 20€ (66.580€ - 66.560€). Trong trường hợp này, lãi do chuyển đổi được
trình bày trong lợi nhuận ròng năm 2006 và quý I năm 2007 phản ánh chính xác khoản lỗ
mà cuối cùng đã được thực hiện.
2.3.

Thông tin liên quan đến lãi và lỗ giao dịch ngoại tệ

Vì quy tắc kế toán cho phép các công ty lựa chọn vị trí ghi nhận lãi lỗ giao dịch
ngoại tệ trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh điều này hữu ích cho các công ty để
báo cáo cả lượng lãi hoặc lỗ giao dịch được đưa vào trong thu nhập và trình bày theo lựa
chọn của họ. IAS 21 yêu cầu báo cáo" khoản chuyển đổi khác được ghi nhận là lãi hoặc


15

lỗ" và SFAS số 52 yêu cầu báo cáo “các giao dịch tổng hợp lãi lỗ bao gồm trong việc xác
định thu nhập thuần trong kỳ”, nhưng cả tiêu chuẩn cụ thể yêu cầu báo cáo của khoản
mục chi tiết khi mà chúng lãi hay lỗ đều không được xác định.
Phụ lục 16 - 1 cung cấp thông tin từ báo cáo thường niên của công ty Đức năm
2006 BASF AG liên quan đến lãi và lỗ giao dịch ngoại tệ. Phụ lục 16 - 2 cung cấp thông

tin tương tự ở Hà Lan - dựa vào báo cáo thường niên năm 2006 của Heineken NV . Cả
hai công ty sử dụng IFRS để chuẩn bị báo cáo tài chính hợp nhất của họ.
Phụ lục 16-1: Trích đoạn trong báo cáo thường niên của BASF AG năm 2006 liên
quan đến ngoại tệ.
Giao dịch : Hợp nhất báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Vì quy tắc kế toán cho phép các công ty chọn vị trí họ ghi nhận lãi lỗ giao dịch
ngoại tệ trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, nó sử dụng cho các công ty để báo
cáo cả lượng lãi hoặc lỗ giao dịch nó được đưa vào trong thu nhập và lựa chọn trình bày
họ đã chọn. IAS 21 yêu cầu báo cáo"khoản trao đổi khác ghi nhận trong lãi hoặc lỗ" và
SFAS số 52 yêu cầu báo cáo" các giao dịch tổng hợp lãi lỗ bao gồm trong việc xác định
thu nhập ròng trong kỳ ", nhưng không có tiêu chuẩn cụ thể yêu cầu công bố thông tin
của mục mặt hàng, trong đó cơ sở lãi lỗ này.
Phụ mục 16 - 1 cung cấp thông tin từ báo cáo thường niên của công ty Đức năm
2006 BASF AG làm liên quan đến lãi và lỗ giao dịch ngoại tệ. Phụ mục 16 - 2 cung cấp
thông tin tương tự ở Hà Lan - dựa vào báo cáo thường niên năm 2006 của Heineken NV
. Cả hai công ty sử dụng IFRS để chuẩn bị báo cáo tài chính hợp nhất của họ.
Phụ mục 16-1: Trích đoạn trong báo cáo thường niên của BASF AG năm 2006 liên
quan đến ngoại tệ.
Giao dịch : Hợp nhất báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Triệu €

Chú thích

2006

2007


16


Bán
Chi phí bán hàng
Lợi nhuận gộp từ
bán hàng
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý
Chi phí nghiên cứu
và phát triển
Thu nhập hoạt động
khác
Chi phí hoạt động
khác
Thu nhập từ hoạt
động
Thu nhập từ công ty
sử dụng phương
pháp hạch toán theo
VCSH
Thu nhập khác có sự
góp vốn
Kết quả tiền lãi
Kết quả tài chính
khác
Kết quả tài chính
Thu nhập trước thuế
và lợi ích cổ đông
tối thiểu
Thuế thu nhập
Thu nhập trước lợi
ích cổ đông tối thiểu

Lợi ích cổ đông tối
thiểu
Lãi ròng

4

52,609.7
37,697.5
14,912.2

42,744.9
29,566.8
13,178.1

4,995.5
839.2
1,276.6

4,329.9
780.1
1,063.7

5

934.1

600.2

6


1,931.1

1,775.1

6,749.9

5,829.5

35.0

5.6

36.7

342.4

(371.9)
77.0

(170.0)
(81.9)

7

(223.2)
6,526.7

96.1
5,925.6


8

3,060.6
3,446.1

2,758.1
3,167.5

9

250.9

160.8

3,215.2

3,006.7

Ghi chú :
1.Tóm tắt chính sách Kế toán
Giao dịch ngoại tệ : chi phí của tài sản phải bằng ngoại tệ và Tổng thu nhập từ hoạt
động bán hàng bằng ngoại tệ được ghi nhận ở tỷ giá hối đoái tại ngày của giao dịch. Các


17

khoản phải thu và nợ bằng ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá tại ngày lập bảng cân đối kế
toán.
5. Thu nhập khác từ hoạt động kinh doanh..
Triệu €

Đảo chiều và điều chỉnh
quy định
Doanh thu từ các hoạt động
tạo thu nhập khác
Lãi từ giao dịch ngoại tệ
Lãi từ thay đổi báo cáo tài
chính trong ngoại tệ
Lãi từ bất động sản, nhà
xưởng và thiết bị và chiếm
dụng
Sự thay đổi lãi trên trợ cấp
chính phủ cho khoản phải
thu khó đòi
Khác

2006

2005

275.2

118.4

62.3

85.3

119.7
10.8


43.3
57.3

127.8

107.4

89.0

92.1

249.3
934.1

96.4
600.2

Lãi từ giao dịch ngoại tệ đại diện cho lãi phát sinh từ vị thế đồng ngoại tệ và chứng
khoán phái sinh bằng ngoại tệ cũng như từ việc định giá khoản phải thu và các khoản nợ
phải trả bằng ngoại tệ tại tỷ giá giao ngay tại ngày lập bảng cân đối kế toán.
6.Chi phí hoạt động khác
Triệu €
Hội nhập và tái cơ cấu
399.4
Các biện pháp bảo vệ và an 180.5
toàn môi trường, chi phí phá
dỡ và chi phí lập kế hoạch
liên quan đến việc chuẩn bị
các dự án đầu tư vốn không
phụ thuộc vào vốn bắt buộc

Khấu hao của tài sản vô
430.3
hình và khấu hao bất động
sản, nhà xưởng và thiết bị
Chi phí hoạt động tạo doanh 85.1

2006

2005
446.5
158.3

204.6
84.7


18

thu
Lỗ từ các giao dịch ngoại tệ
Lỗ của báo cáo tài chính
bằng ngoại tệ
Lỗ từ việc bán tài sản, nhà
máy, thiết bị
Chi phí thăm dò dầu và khí
đốt
Chi bổ trợ cấp bổ sung cho
khoản phải thu khó đòi
Khác


48.4
51.6

189.5
23

21.8

15.5

167.3

172.9

90.4

201.9

456.3
1,931.1

377.2
1,775.1

Các khoản lỗ từ giao dịch ngoại tệ bao gồm các khoản lỗ từ vị thế đồng ngoại tệ,
chứng khoán phái sinh và định giá phải khoản phải thdu và các khoản nợ bằng ngoại tệ
tại tỉ giá đóng cửa trên ngày lập bảng cân đối kế toán.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BASF trong phụ lục 16-1 không bao
gồm chi tiết khoản mục riêng biệt cho khoản lãi hoặc lỗ bằng đồng ngoại tệ. Từ ghi chú
thứ 5 trong phụ lục 16-1, một nhà phân tích có thể xác định rằng BASF đã lựa chọn bao

gồm: “lãi từ việc chuyển đổi đồng ngoại tệ” trong thu nhập từ hoạt động khác. Trong tổng
số tiền 934.1 triệu được báo cáo như là thu nhập từ hoạt động khác trong năm 2006,
119,7 triệu là liên quan đến các khoản lãi giao dịch bằng ngoại tệ. Điều này không thể
xác định từ báo cáo tài chính của BASF cho dù những khoản lãi được thực hiện trong
năm 2006 hay không. Và bất kì khoản lãi chưa thực hiện báo cáo thu nhập trong năm
2006 có thể hoặc không được thực hiện trong năm 2007.
Ghi chú 6 trong phụ mục 16-1 cho thấy" lỗ từ giao dịch ngoại tệ" trong 2006 là €
48.4 triệu, lên tới 2.5 phần trăm của chi phí hoạt động khác. Kết hợp lãi lỗ giao dịch
ngoại tệ dẫn đến lãi thuần là € 71.3 triệu, bao gồm 1.06% thu nhập từ hoạt động của
BASF.
Trong phụ mục 16-2, ghi chú 2 của Heineken, chuẩn bị cơ sở, phần (c) một điều rõ
ràng rằng đồng euro là đồng tiền chức năng của công ty. Ghi chú 3 (b) (i) chỉ ra rằng Các


19

khoản mục tài sản và nợ phải trả tiền tệ có gốc ngoại tệ trên bảng cân đối kế toán được
chuyển đổi sang đồng tiền chức năng và các đồng ngoại tệ khác phát sinh khi chuyển đổi
(ví dụ, lãi lỗ chuyển đổi) được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. ghi
chú 3 (o) chỉ ra rằng lãi ngoại tệ được bao gồm trong thu nhập tài chính khác và lỗ ngoại
tệ được bao gồm trong chi phí tài chính khác. Hai khoản này được kết hợp thành một
phần của khoản mục chi tiết được báo cáo trên báo cáo kết qur hoạt đông kinh doanh như
là thu nhập ròng tài chính khác. Ghi chú 11, thu nhập tài chính ròng khác, chỉ ra rằng lỗ
chuyển đổi ròng là 16 triệu EUR tồn tại trong năm 2006 và lãi ròng là 19 triệu EUR phát
sinh trong năm 2005. Lãi ròng chuyển đổi ngoại tệ trong năm 2005 đạt tới 1,63% trong
lợi nhuận trước thuế của Heineken trong năm, trong khi lỗ chuyển đổi ròng trong năm
2006 chiếm 0,94% trong lợi nhuận trước thuế của công ty năm đó.
Khi áp dụng SFAS số 52 U.S GAAP để giải thích cho việc chuyển đổi ngoại tệ của
mình, Yahoo! Inc báo cáo như sau trong thuyết minh định lượng và định tính về rủi ro
của thị trường trong báo cáo thường nên năm 2006 của nó.

Trong ngày kết thúc năm 31/12/2006, chúng tôi ghi nhận lãi giao dịch ngoại tệ
ròng, thực hiện và chưa thực hiện , xấp xỉ 5 triệu USD, lỗ ròng 8 triệu USD và lãi ròng 6
triệu USD lần lượt trong năm 2005 và 2004,điều này được ghi nhận trong thu nhập ròng
khác trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất.
Yahoo! Rõ ràng thừa nhận rằng cả khoản lãi, lỗ giao dịch ngoại tệ thực hiện và
chưa thực hiện được phản ánh trong thu nhập, cụ thể như là môt phần của hoạt động phi
sản xuất. Lãi ròng giao dịch ngoại tệ trong năm 2006 là 5 triệu USD chỉ chiếm 0,6% của
lợi nhuận ròng của công ty trong năm.
Phụ mục 16-2: .Trích từ Báo cáo thường niên 2006 của Heineken NV liên quan đến
giao dịch ngoại tệ: Kết quả kinh doanh hợp nhất (cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm
2006)
Triệu €
Doanh thu

Ghi chú
5

2006
11,829

2005
10,796


20

Thu nhập khác
Nguyên liệu thô,
năng lượng và dịch
vụ

Chi phí cán bộ
Phân bổ, khấu
hao,sự suy yếu
Tổng chi phí
Kết quả hoạt động
kinh doanh
Thu nhập
Chi phí
Thu nhập tài chính
ròng khác
Chi phí tài chính
ròng
Chia lợi nhuận của
công ty liên kết
Lợi nhuận trước
thuế
Chi phí thuế thu
nhập
Lợi nhuận
Phân bổ cho:
Cổ đông của công ty
(Lợi nhuận ròng)
Lợi ích cổ đông
thiểu số
Lợi nhuận

7
8

379

7,376

63
6,657

9
10

2,241
786

2,180
768

10,403
1,805

9,605
1,254

52
(185)
11

60
(199)
25

(122)


(114)

27

29

1,710

1,169

(365)

(300)

1,345

869

1,211

761

134

108

1,345

869


11

Ghi chú:
2. Cơ sở cần nắm vững
© Đồng tiền chức năng và đồng tiền kế toán
Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty được trình bày bằng đồng Euro, là đồng
tiền chức năng của công ty. Tất cả thông tin tài chính trình bày bằng đồng Euro đã được
làm tròn đến phần triệu gần nhất.


21

3. Chính sách kế toán đáng chú ý
( b ) ngoại tệ
( i) Giao dịch ngoại tệ
Các giao dịch bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng tiền chức năng tương ứng
của Heineken được tính theo tỷ giá tại ngày phát sinh giao dịch. Tài sản và nợ tiền tệ có
gốc ngoại tệ tại thời điểm lập bảng cân đối được chuyển đổi lại sang đồng tiền chức
năng theo tỷ giá tại thời điểm đó. . . . Sự khác biệt ngoại tệ phát sinh trong việc chuyển
đổi lại được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ngoại trừ sự khác
biệt phát sinh trong việc chuyển đổi lại của khoản đầu tư sẵn sàng để bán ( vốn chủ sở
hữu)
(O) Thu nhập từ lãi vay, chi phí lãi vay và chi phí tài chính thuần khác
Thu nhập tài chính khác bao gồm thu nhập từ cổ tức, lợi nhuận từ tài sản tài chính
sẵn sàng để bán, những thay đổi trong giá trị hợp lý của các tài sản tài chính theo giá trị
hợp lý dựa vào lãi hoặc lỗ, những khoản lãi ngoại tệ, lãi trên các công cụ bảo hiểm rủi
ro được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Thu nhập từ cổ tức được
ghi nhận vào ngày mà Heineken có quyền nhận khoản thanh toán đã xác lập trong
trường hợp chứng khoán được trích dẫn trong ngày chốt cổ tức.
Chi phí tài chính khác bao gồm khoản chiết khấu theo quy định, những thay đổi

trong giá trị hợp lý của tài sản tài chính theo giá trị hợp lý dựa vào lãi hoặc lỗ, lỗ ngoại
tệ, dự phòng giảm giá được ghi nhận vào khoản mục tài sản tài chính, và các khoản lỗ
bảo hiểm rủi ro được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
11. Thu nhập tài chính ròng khác
Triệu €
Suy giảm đầu tư
Thu từ cổ tức
Thay đổi lãi suất khác
Khác

2006
13
(16)
14
11

2005
(6)
13
19
(1)
25


22

Các công ty thường quan tâm tới việc công bố một trong hai vị trí ghi nhận hoặc
khoản lãi và lỗ do chuyển đổi ngoại tệ, có lẽ vì số tiền liên quan là không đáng kể. Việc
công bố được thực hiện bởi Altria Group, Inc, trong báo cáo thường niên năm 2006 thể
hiện hướng tiếp cận này. Ghi chú 2, Tóm tắt các chính sách kế toán đáng chú ý, bao gồm ,

giao dịch ngoại tệ, trong đó công ty tuyên bố rằng:
Lãi lỗ giao dịch ngoại tệ được ghi trong báo cáo kết quả kinh doanh và không có ý
nghĩa đối với bất kỳ kỳ báo cáo nào.
Có nhiều lý do tại sao lãi lỗ giao dịch ngoại tệ có thể không quan trọng đối với một
công ty:


Công ty tham gia vào giao dich ngoại tệ với số giao dịch ngoại tệ giới hạn

mà lượng ngoại tệ liên quan tương đối nhỏ.
• Tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền chức năng và đồng tiền ngoại tệ của công ty
có xu hướng giao dịch tương đối ổn định.
• Lợi nhuận trong một số giao dịch ngoại tệ được bù đắp tự nhiên bằng các
khoản lỗ trong các giao dịch khác, như vậy lãi hoặc lỗ thuần không đáng
kể.
Ví dụ, nếu một công ty Mỹ bán hàng cho một khách hàng ở Canada thanh toán bằng
Đô la Canada được nhận trong vòng 90 ngày và cùng một lúc mua hàng từ một nhà cung
cấp ở Canada với việc thanh toán được thực hiện bằng đô la Canada trong vòng 90 ngày,
bất kỳ tổn thất mà phát sinh bởi khoản phải thu bằng đồng đô la Canada do sự suy yếu
trong giá trị của đồng đô la Canada sẽ được bù đắp bởi mức tăng một lượng tương đương
của khoản phải trả bằng đồng đô la Canada.


Công ty tham gia vào các hoạt động bảo hiểm rủi ro ngoại tệ để bù đắp cho
các khoản lãi lỗ chuyển đổi ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch ngoại tệ.
Bảo hiểm rủi ro ngoại hối là một thông lệ cho nhiều công ty tham gia vào
các giao dịch ngoại tệ.


23


Hai công cụ bào hiểm rủi ro phổ biến nhất được sử dụng để giảm thiểu rủi ro ngoại
hối là hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ và các quyền chọn ngoại tệ. Corning, Inc mô tả cách tiếp
cận quản lý rủi ro ngoại hối của mình trong báo cáo thường niên 2006 trong ghi chú 15,
bảo hiểm rủi ro hoạt động. Một đoạn trích từ ghi chú rằng:
Chúng tôi hoạt động và kinh doanh tại nhiều quốc gia khác và kết quả là bị phơi
nhiễm với những biến động tỷ giá ngoại tệ. Phơi nhiễm của chúng tôi trước sự tác động
của tỷ giá hối đoái bao gồm:


Biến động tỷ giá vào các công cụ tài chính và các giao dịch bằng ngoại tệ mà tác động

đến thu nhập, và

Tỷ giá hối đoái biến động theo sự chuyển đối các tài sản thuần trong các công ty con
nước ngoài mà đồng tiền chức năng không phải là đồng đô la Mỹ có ảnh hưởng đến vốn chủ
sở hữu ròng của chúng tôi
Phơi nhiễm đồng ngoại tệ đáng chú ý nhất của chúng tôi liên quan đến Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan, và các nước Tây Âu. Chúng tôi lựa chọn tham gia hợp đồng giao
dịch ngoại hối giao ngay và hợp đồng quyền chọn với thời hạn thường là 15 tháng hoặc
ít hơn để tự bảo hiểm phơi nhiễm rủi ro tý giá đối với nguồn thu nhập từ và việc mua
hàng từ nước ngoài. Nghiệp vụ tự bảo hiểm rủi ro được lên kế hoạch để thời gian trùng
với thời gian của các hợp đồng ngoại tệ cơ bản và các giao dịch ngoại tệ. Mục tiêu của
các hợp đồng này là để trung hòa tác động của biến động tỷ giá đến kết quả hoạt động
của chúng tôi.
Chúng tôi tham gia vào các hoạt động bảo hiểm rủi ro ngoại tệ để giảm rủi ro
trước sự thay đổi tỷ giá hối đoái sẽ tác động tiêu cực tới kết quả dòng tiền thuần cuối kỳ
từ việc bán các sản phẩm cho khách hàng nước ngoài và mua hàng hóa từ nhà cung cấp
nước ngoài.Việc ký kết hợp đồng tự báo hiểm làm giảm phơi nhiểm đối với sự dao động
trong việc biến động tỷ giá hối đoái bởi các khoản lãi và lỗ liên quan tới số dư đồng

ngoại tệ và các cuộc giao dịch thường được bù đắp với lãi và lỗ của hợp đồng tự bảo
hiểm. Bởi vì ảnh hưởng của sự biến động đối với giá trị của hợp đồng tự bảo hiểm bù


24

đắp những tác động liên quan đến các mặt hàng cơ bản được tự bảo hiểm, các công cụ
tài chính làm giảm bớt rủi ro mà mặt khác chúng có thể là kết quả của việc biến động
của tỷ giá hối đoái.
Corning tiếp tục chỉ ra rằng "những thay đổi trong giá trị hợp lý của việc tự bảo
hiểm rủi ro không xác định được ghi nhận vào thu nhập khác trong kỳ, yếu tố ròng, cùng
với lãi và lỗ ngoại tệ phát sinh từ tài sản hoặc khoản nợ tiền tệ làm cơ sở trong bản báo
cáo hoạt động hợp nhất.
3. GIAO DỊCH NGOẠI TỆ TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Nhiều công ty có hoạt động ở nước ngoài. Hầu hết các hoạt động ở nước ngoài ghi
chép kế toán và lập báo cáo tài chính bằng đồng nội tệ. Ví dụ, chi nhánh tại Mỹ của hãng
xe Đức BMW AG ghi nhận đồng đô la Mỹ trong sổ sách của mình.
IFRS và US GAAP yêu cầu công ty mẹ phải lập báo cáo tài chính hợp nhất, trong
đó các tài sản, nợ phải trả, doanh thu, và chi phí của cả hai công ty con trong và ngoài
nước được cộng thêm vào các báo cáo tài chính của công ty mẹ. Để chuẩn bị báo cáo hợp
nhất trên toàn thế giới, công ty mẹ phải chuyển đổi các báo cáo tài chính bằng ngoại tệ
của các chi nhánh nước ngoài thành đồng tiền kế toán của công ty mẹ. Ví dụ BMW AG
phải chuyển đổi các báo cáo tài chính bằng đồng đô la Mỹ của công ty con tại Mỹ và báo
cáo tài chính của công ty con của Nam Phi bằng đồng Euro để hợp nhất các hoạt động
này ở nước ngoài.
IASB (trong IAS 21) và FASB (trong SFAS số 52) đã xây dựng các quy tắc tương
ứng dành cho bản báo cáo tài chính bằng ngoại tệ. Để hiểu đầy đủ kết quả từ việc áp
dụng các quy tắc này, trước hết, một số vấn đề về khái niệm phải được kiểm tra đầu tiên.
3.1.


Vấn đề lý thuyết chuyển đổi
Trong báo cáo tài chính giao dịch bằng ngoại tệ vào báo cáo tiền tệ của công ty

mẹ, hai câu hỏi cần được giải quyết:


25

1.Tỷ giá hối đoái thích hợp để chuyển đổi sử dụng trong mỗi khoản mục báo cáo
tài chính là gì?
2 .Nên điều chỉnh sự chuyển đổi vốn dĩ phát sinh từ quá trình chuyển đổi được
phản ánh trong báo cáo tài chính hợp nhất như thế nào? Nói cách khác, làm thế nào để
bảng cân đối kế toán cân bằng trở lại.
Những vấn đề này và các khái niệm cơ bản của việc chuyển đổi của báo cáo tài
chính được thể hiện qua ví dụ sau đây.
Giả thuyết Spanco là công ty đặt tại Tây Ban Nha có sử dụng đồng euro là đồng tiền
kế toán. Spanco thành lập một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn, Amerco, tại Hoa Kỳ
vào ngày 31 Tháng 12 năm 2008 bằng cách đầu tư 10.000 € khi tỷ giá hối đoái giữa đồng
EUR và USD là 1 €= 1$ . Việc đầu tư vốn chủ sở hữu 10.000 € thực chất là chuyển đổi
thành 10.000 USD để bắt đầu hoạt động. Ngoài ra, Amerco vay mượn 5.000 USD từ các
ngân hàng địa phương 31 tháng 12 năm 2008 Amerco mua hàng hóa có giá 12.000 USD
vào ngày 31 tháng 12 năm 2008, và giữ lại 3.000 USD tiền mặt. Bảng cân đối kế toán của
Amerco vào ngày 31 tháng 12 năm 2008 được thể hiện như sau:
Bảng cân đối kế toán của Amerco, ngày 31/12/2008 (US $)
Tiền mặt
Hàng tồn kho
Tổng

$3,000

12,000
15,000

Ghi chú phải trả
Cổ phiếu phổ thông
Tổng

$5,000
10,000
$15,000

Để chuẩn bị một bảng cân đối hợp nhất tại Euro 31 tháng 12 năm 2008, Spanco
phải chuyển đổi tất cả các số dư USD trên bảng cân đối của Amerco tại 1 €= US $ 1 tỷ
giá hối đoái. Bảng chuyển đổi tại 31 tháng 12 năm 2008 như sau:
Chuyển đổi giấy tờ từ Amerco, 31/12/2008
USD
Tiền mặt

3,000

Tỷ giá thay đổi
€ 1.00

EUR
€ 3,000


×