Tải bản đầy đủ (.ppt) (77 trang)

TRỒNG TRỌT ĐẠI CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.59 MB, 77 trang )

CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC CỦA TRỒNG TRỌT
Thời kỳ nông nghiệp cổ đại

Thời kỳ nông nghiệp cổ truyền

Thời kỳ nông nghiệp hiện đại


VAI TRÒ CỦA TRỒNG TRỌT
• Cung cấp lương thực thực phẩm cho
con người.
• Cung cấp nguyên liệu cho ngành công
nghiệp chế biến.
• Cung cấp chất đốt và năng lượng.
• Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
• Cung cấp nông sản xuất khẩu đem lại
ngọai tệ.
• Cung cấp nguyên liệu cho ngành dược.
• Phục vụ trồng cảnh quan.


PHÂN LOẠI THỰC VẬT
THEO HỌ THỰC VẬT
Giới
Nhóm
Ngành
Lớp
Bộ
Họ
Giống
Loài


Chủng - Loại
Tên khoa học

( Kingdom )
( Division)
( Subdivision )
( Class)
( Oder)
( Family)
( Genus)
( Species)
( Cultivar)
( Scientific name )

thực vât
có hạt
hạt kín
một lá mầm
hòa thảo
hòa bản
Oryza
sativa
indica


NHẬN BIẾT QUA DẠNG CÂY
• Cây gỗ:
Cây sống nhiều năm, có thân sinh trưởng thứ
cấp hoá gỗ, thân chính phát triển mạnh, trên thân
chinh phân cành bên và chồi mang vòm lá. Thân

chính của cây gỗ to, nhỏ, cao, thấp, có cành nhánh
nhiều hay ít tuỳ thuộc vào từng loài.


• Cây bụi:
Cây thân gỗ nhiều năm, thân chính không có hoặc
kém phát triển, cành nhánh bắt đầu từ gốc của thân
chinh. Chiều cao của cây bụi thường không vượt
quá 7m


• Cây thảo:
Cây có thân nằm trên mặt đất, thân cây khôg
hóa gỗ, chết lụi vào cuối thời kỳ tạo quả.


• Cây leo:
Cây có thân mềm, không mọc thẳng đứng
được, phải dựa vào các cây khác hay các vật
thể làm giá tựa hoặc nhờ các cơ quan đặc
biệt như tua cuốn, móc, rễ phụ, nhánh hoặc



Nhận biết qua các bộ phận của cây
1. Rễ:
- Rễ chính hay rễ cái

- Rễ chùm


- Rễ củ


2. Thân:
Thân bò lan
Thân leo
Thân quấn
Thân rễ
Thân hành


3. Lá:
- Lá đơn với nhiều hình dạng khác nhau: hình kim,
hình vẩy, hình dải hình ngọn giáo, hình trái xoan,
hình bầu dục, hình trứng, hình tim, hình thận, hình
tam giác, hình khiên, hình mũi lao.
- Lá kép có phiến lá phân chia thành nhiều thùy hoặc
nhiều lá chét, có cuống hoặc không có cuống, đính
vào cuống lá kép
+ Lá kép chẻ ngọn
+ Lá kép chân vịt
+ Lá kép lông chim


4. Hoa:
- Hoa mọc riêng lẻ hay tập hợp thành cụm hoa.
- Trục của cụm hoa có thể đơn hay phân nhánh
5. Qủa:



• CÂY HAI LÁ MẦM (SONG TỬ DIỆP):
- Phôi: hai lá mầm, có thể có hay không có nội nhũ
(thực phẩm tích trữ).
- Rễ: Rễ đầu tiên thường sống dai dẳng và lâu dần
trở thành rễ cái khỏe mạnh, đâm sâu xuống đất và
mang theo nhiều rễ con (kiểu rễ cọc).
- Cách tăng trưởng: Có thể là cây thân thảo, là loài
thực vật mọc thấp; hoặc một thân mộc lớn, hay là
lùm, bụi.
- Hạt phấn: thường có 3 nếp nhăn hay 3 lỗ.
- Hệ thống mạch dẫn: Những mạch để dẫn nước và
thực phẩm nằm trong 1 vòng quanh lõi.
- Lá: thường rộng theo bề ngang, gân lá tạo thành 1
mạng lưới hay chạy theo hình vòng cung. Lá có thể
chia nhánh hoặc lá kép.
- Hoa: Được sắp xếp thành nhóm tiêu biểu 4 cánh
hay 5 cánh hoa


• CÂY MỘT LÁ MẦM (ĐƠN TỬ DIỆP):
- Phôi: một lá mầm, đa số đều có nội nhũ.
- Rễ: Rễ đầu tiên sớm biến dạng, được thay thế bằng
1 hệ thống các rễ nhỏ tạo thành chùm (kiểu rễ
chùm).
- Cách tăng trưởng: Hầu hết là cỏ, một số loài như
cọ, dừa trông giống như các cây thân mộc.
- Hạt phấn: thường chỉ có một nếp nhăn hay một lỗ.
- Hệ thống mạch dẫn: Những mạch để dẫn nước và
thực phẩm được phân bố rải rác khắp bề rộng của
thân cây.

- Lá: thường dài, hẹp và mọc thẳng ra từ thân cây.
Gân lá chạy song song với trục của lá.
- Hoa: Thường được sắp xếp thành từng cụm 3 cánh
hay nhiều cụm 3 cánh.


CÂY TRỒNG NÔNG HỌC
• Nhóm cây hạt cốc, thuộc họ hòa bản: lúa, bắp, cao
lương, lúa mì, lúa mạch, kê…
• Nhóm cây đậu cho hạt thuộc họ cánh bướm: đậu
nành, đậu xanh, đậu phộng….
• Nhóm cây cho sợi: bông vải, đay…
• Nhóm cây lấy củ: khoai mì, khoai lang…
• Nhóm cây công nghiệp: mía, thuốc lá, thầu dầu.
• Nhóm cây đồng cỏ, thức ăn gia súc


CÂY TRỒNG NGHỀ VƯỜN
• Nhóm rau: rau ăn lá (rau muống, cải….), rau ăn
quả( cà chua, cà tím, dưa leo, dưa hấu….), rau ăn
bông (bông cải….), rau ăn củ ( hành , tỏi , khoai
lang…)
• Nhóm cây ăn quả.
• Nhóm hoa kiểng: bao gồm hoa, cây kiểng, cây trang
trí, cỏ
• Nhóm cây đồn điền - cây công nghiệp: thường là cây
đa niên và yêu cầu sơ chế họăc chế biến trước khi sử
dụng. Bao gồm cây lấy dầu (dừa, cọ dầu), cây làm
thuốc chữa bệnh và thuốc sâu (cây quinine, dây
thuốc cá…), cây gia vị (tiêu, vani), cây lấy nhựa (cao

su), cây dùng làm thức uống ( trà, cà phê, cacao).


CHƯƠNG II:
ĐIỀU KIỆN NGỌAI CẢNH
1- Khí hậu – thời tiết
Nhiệt độ
Ánh sáng
Lượng mưa
Ẩm độ
Gió
2- Đất đai và chất dinh dưỡng


I/ KHÍ HẬU – THỜI TIẾT:
1.1 NHIỆT ĐỘ:
Sự tăng trưởng của cây trồng hầu hết chịu ảnh
hưởng của nhiệt độ
- Nhiệt độ tối thấp
- Nhiệt độ tối hảo
• Cây xứ lạnh: (thấp hơn 150C ) bắp cải, bông cải, đậu
hà lan, khoai tây, trà….
• Cây xứ ấm ( 150C – 260C) lúa, cây họ cam chanh, dưa
leo….
• Cây xứ nóng: (lớn hơn 260C ): dừa, cà phê, cacao,
chuối , đu đủ, thuốc lá….
- Nhiệt độ tối cao


1.2 ÁNH SÁNG

Ánh sáng ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng và
phát triển cây trồng dựa trên 2 yếu tố:
+ Cường độ ánh sáng
+ Quang kỳ.


1.2.1 Cường độ ánh sáng:
- Là số năng lượng chiếu tới trên một đơn vị diện

tích nằm thẳng góc với tia tới trong 1 đơn vị thời
gian.
- Điểm bù ánh sáng: là cường độ ánh sáng mà tại
điểm đó cây có thể bắt đầu tiến hành quang hợp và
sinh trưởng bình thường.
- Sự quang hợp tăng theo tỉ lệ thuận với cường độ
ánh sáng cho đến mức bão hòa.


Cây trồng có yêu cầu ánh sáng
khác nhau tùy theo lọai, có thể
phân thành ba nhóm:
• Cây ưa bóng: phong lan, ca
cao, cà phê….
• Cây ưa sáng: lúa, bắp, thuốc lá,
chuối, khoai….
• Cây trung gian: đậu nành….
Khi ánh sáng không đủ thì thời
gian sinh trưởng của cây kéo
dài ra, cây yếu, nhánh và chồi
ít, màu sắc bị vàng, cây vươn

dài ra, yếu ớt.


1.2.2 Độ dài ngày hay còn gọi là Quang kỳ:
• Diễn tả thời gian ánh sáng chiếu trên cây trồng
• Biểu thị bằng số giờ trong ngày, tính từ khi mặt trời
mọc đến khi mặt trời lặn.
• Quang kỳ có ảnh hưởng quan trọng ở giai đọan cây
thay đổi từ trạng thái tăng trưởng sang sinh sản, hay
còn gọi là giai đọan ra hoa.


Cây có thể chia thành các nhóm sau:
• Loại cây có quang kỳ dài: là loại cây nở hoa lúc ngày
dài trên 13 giờ ( dâu tây, củ cải, xà lách, cúc, cải bắp,
cà rốt, táo….)
• Lọai cây có quang kỳ ngắn là lọai cây nở hoa lúc
ngày dài dưới 12 giờ ( đu đủ, cà tím, bắp, dừa, cao
su, đậu nành, mè, ….)
• Lọai cây trung gian ( không có quang kỳ) là lọai cây
có thể nở hoa bất cứ lúc nào ( ớt, cà chua, dưa, bầu
bí, dưa hấu, đậu phộng, cam quýt….)
• Ngòai ra quang kỳ cũng ảnh hưởng đến sự tượng
củ. Đối với hành tây chỉ tượng củ khi ngày dài, ở
một số giống khoai mỡ, ngày dài phù hợp với phát
triển thân lá, còn ngày ngắn thúc đẩy sự phát triển
củ.
• Xu hướng tuyển chọn giống là tuyển chọn các giống
không có phản ứng quang kỳ, có thể trồng được
quanh năm.



1.3 LƯỢNG MƯA
• Hằng năm lượng mưa thay đổi theo vùng. Mưa chỉ
cung cấp cho cây trồng 1 lượng nhỏ, còn lại mất đi
do các yếu tố khác
• Lượng nước cây sử dụng = tổng luợng mưa hằng
năm – chảy tràn – thẩm thấu – bốc hơi nước.
• Thiếu nước cây đậu nành thường khô héo dẫn đến
giảm khả năng cố định đạm, cây nhỏ và thấp. Nếu
thiếu nước trong thời kì kết hạt thì dẫn đến hạt lép.
Trong những vùng hạn cục bộ (15 ngày liên tiếp
không có mưa ) hay với lượng mưa là 0.25mm thì
năng suất đậu sẽ giảm rõ rệt.


1.4 ẨM ĐỘ
- Ẩm độ đất và ẩm độ không khí:
+ Ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển
của cây trồng.
+ Ẩm độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sự nở
hoa và kết trái của cây có hạt, với ẩm độ trung bình
trên 80% để hạt phấn giữ được sức sống và tỉ lệ nảy
mầm cao trong vài giờ đến vài ngày.
+ Nếu ẩm độ thấp thì hạt phấn sẽ khô nhanh và chết đi
đưa đến hiện tượng hạt lép một phần hay lép hòan
tòan.
* Vùng khí hậu chung không thể thích nghi với tất cả
lọai cây trồng mà chỉ có các vùng tiểu khí hậu với vài
lọai cây trồng phát triển tốt. Vì vậy việc chọn giống

cây trồng phù hợp với điều kiện ẩm độ nhất là trong
mùa khô cần được chú ý.


1.5 GIÓ
• Ảnh hưởng cơ học: gió to cây ngã đổ, cuốn lớp đất
cát bề mặt.
• Ảnh hưởng lý học: gió làm tăng sự thoát hơi nước
của cây trồng và bốc hơi nước của đất – sông hồ.
• Ảnh hưởng sinh học: gió phát tán hạt giống của các
loài cỏ dại- các lòai cây không có lợi cho nông
nghiệp,là phương tiện lây lan các nguồn bệnh nguy
hiểm rất khó trị ( nấm Hemileia vastatrix gây bệnh rỉ
sắt trên cây cà phê )


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×