Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Kiến thức cơ bản truyện ngắn Làng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.87 KB, 2 trang )

Kiến thức cơ bản truyện ngắn Làng
I. Tác giả
- Nhà văn Kim Lân có tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920. Quê Từ
Sơn - Bắc Ninh.
- Nhà nghèo chỉ học hết Tiểu học rồi phải bỏ học kiếm sống. Nhờ chịu khó quan
sát và suy ngẫm, được đi nhiều nên tuy ít tuổi-> chú bé Tài đã có vốn hiểu biết khá
dầy dặn về phong tục tập quán trong c/s vùng Kinh Bắc quê hương. - > là chuẩn bị
tốt để ông trở thành nhà văn sau này.
- Sở trường : viết truyện ngắn.
- Am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân.
- Đề tài : Tập trung viết về nông thôn và sinh hoạt của người nông dân. Ngòi bút
của ông đặc biệt hấp dẫn khi viết về các sinh hoạt phong phú của nông thôn với các
trò chơi như : Chọi gà, đánh vật, thả chim...qua đó làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của
người nông dân.
- P/cách : Tự nhiên, tinh tế, biết gạn chắt vẻ đẹp tâm hồn và những nét mới trong
tâm hồn, tinh cảm của con người.
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm: truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kỳ đầu
của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm
1948.
2. Đề tài: Viết về hình tượng người nông dân trong những năm đầu của cuộc k/c
chống Pháp
3. Khái quát nội dung và nghệ thuật
* Nội dung chính: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến
của người nông dân phải dời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và
cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện “Làng”.
* Nghệ thuật:
- Xây dựng cốt truyện tâm lí: Xoay quanh diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai
- Tình huống truyện đặc sắc, thắt nút, cởi nút hợp lí. Ông Hai từ phấn khởi
chuyến sang hụt hẫng, tuyệt vọng, tưởng chết đi lại sống lại.
- Xây dựng nhân vật sống động, chân thực với tính cách rõ nét


- Nghệ thuật tâm lí tinh tế (qua độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm, miêu tả
ngoại hình…)


- Ngôn ngữ nhân vật giản dị, tự nhiên lời nói thường ngày mang sắc thái cá thể rõ
nét
- Cách trần thuật linh hoạt, chi tiết tâm lí xén chi tiết sinh hoạt làm cho truyện thêm
hấp dẫn
4. Ngôi kể: Truyện được kể theo ngôi thứ ba qua điểm nhiền và giọng điệu của
nhân vật ông Hai
-> Làm cho không gian truyện được mở rộng hơn, tính khách quan của câu chuyện
được tăng lên đồng thời tạo điều kiện cho tác giả miêu tả chân thực, tinh tế diễn
biến tâm trạng của nhân vật.
5.Chủ đề: Truyện ca ngợi ông Hai - một lão nông yêu làng, yêu nước yêu kháng
chiến. Điều đáng nói là những t/c đó đã hòa quyện và thống nhất trong con người
ông để trở thành một tình cảm vo cùng cao đẹp.
* Tóm tắt: Ông Hai là người nông dân yêu đến say mê và tự hào về làng Chợ
Dầu quê mình. Chấp hành lệnh của uỷ ban kháng chiến ông phải đưa vợ con đi tản
cư. Trong những ngày xa quê, ông luôn nhớ và thường khoe về làng. Những người
dưới xuôi nói chuyện làng chợ Dầu việt gian theo Tây, ông vừa căm uất vừa tủi hổ,
chỉ biết tâm sự cùng đứa con thơ. Sau đó được nghe tin cải chính, ông Hai vô cùng
phấn khởi tưởng như vừa được cùng làng tham gia đánh Pháp.



×