Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận môn kinh tế vĩ mô chủ đề lạm phát và thất nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.85 KB, 16 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT TP.HCM



BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 7
MÔN HỌC: KINH TẾ VĨ MÔ

Đề tài

Giáo viên: Lê Thị Thảo
Nhóm thực hiện: Nhóm 7
✠ Nguyễn Tuyết Nhung
✠ Huỳnh Thị Trâm Anh
✠ Lâm Thị Ngọc Thuận
✠ Lê Nhật Thanh Trang
✠ Nguyễn Thanh Hằng
✠ Nguyễn Thị Kim Thảo


TP. Hồ Chí Minh, tháng 05/2015

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 2
LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP..................................................................................3
6.Tác hại của thất nghiệp:...........................................................................................................12

KẾT LUẬN.................................................................................................................... 14


T

rong tình hình kinh tế hiện nay, khi các nước trên thế giới đang

LỜI MỞ ĐẦU

trên đà phát triển rực rỡ, song song đó cũng xuất hiện 2 vấn đề lạm phát và
thất nghiệp vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thành quả của quá
trình phát triển kinh tế trong nhiều thập kỉ qua và trong hiện tại lẫn tương lai
của mỗi đất nước sau này. Mối quan hệ của lạm phát và thất nghiệp đã làm hao
tốn rất nhiều giấy mực của báo chí, thu hút nhiều sự quan tâm chú ý đến của
nhiều nhà nghiên cứu kinh tế. Trong đó, lạm phát là một vấn đề không phải xa
lạ, nó chính là đặc điểm của nền kinh tế hàng hóa. Về thất nghiệp tồn tại trong
mọi nên kinh tế trong mọi đất nước (phát triển hay kém phát triển, tăng trưởng
hay suy thoái). Còn số người thất nghiệp luôn biến động qua từng ngày, từng
tháng hay từng năm. Trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng cao, tỷ lệ thất
nghiệp ở mức thấp nhất và ngược lại. Vì vậy, trong quá trình kinh tế của mỗi
quốc gia, đặc biệt là nước ta, đang trên đà hội nhập và phát triển như hiện nay
thì việc tìm hiểu về thất nghiệp và lạm phát là vô cùng quan trọng để tất cả mọi
người đưa ra các biện pháp giải quyết cho 2 vấn đề nan giải này. Mục đích
nhằm đưa số liệu thất nghiệp và lạm phát xuống mức thấp nhất có thể.




LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP

I. LẠM PHÁT:
1. Định nghĩa:
 Lạm phát (infltion) là sự gia tăng liên tục của mức giá chung ( mức giá

trung bình) trong một khảng thời gian nhất định hay là tình trạng phát hành
tiền quá mức. Lạm phát tồn tại ở khắp mọi nơi trong nền kinh tế thị trường.
Lam phát xảy ra khi mức giá chung thay đổi, khi mức giá tăng lên được gọi
là lạm phát, khi mức giá giảm xuống được gọi là giảm phát (deflation)
 Giảm lạm phát là sự sụt giảm của tỷ lệ lạm phát
 Tỷ lệ lạm phát phản ánh tỷ lệ tăng thêm hay giảm bớt của giá cả ở một
thời điểm nào so với thời điểm trước.
 Mức giá chung là mức giá trung bình của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ,
được đo bằng chỉ số giá
 Chỉ số giá là chỉ tiêu phản ánh mức giá ở một thời điểm nào đó bằng bao
nhiêu phần trăm so với thời điểm gốc (trước)

2. Chỉ số giá:
Là thước đo của lạm phát. Gồm 3 loại chỉ số giá:
2.1 Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI):

Đo lường mức giá trung bình của những hàng hóa dịch vụ thông thường mà
một gia đình điển hình tiêu dùng ở kỳ hiện hành so với kỳ gốc.

Trong đó: pit : giá sản phẩm i ở kỳ hiện hành


pi0 : sản phẩm i ở kỳ gốc
qi0: số lượng mặt hàng i được chỉ định tính trong chỉ số
2.2 Chỉ số giá hàng sản xuất:
Đo lường mức giá trung bình của những hàng hóa dịch vụ bản sỉ, được
dùng làm đầu vào cho sản xuất, ở kỳ hiện hành so với kỳ gốc

2.3 Chỉ số giảm phát GDP ( D%)
Đo lường mức giá trung bình của tất cả các hàng hóa dịch vụ mà một nền

kinh tế sản xuất được, ở kỳ hiện hành so với kỳ gốc

3. Công thức:
Có 2 cách tính đo lường TLLP:
Cách 1 :

Cách 2:

Ví dụ : CPI năm 2005 (so với 1994) là 106,5%
CPI năm 2006 (so với 1994) la 112,8%

4. Phân loại:
 LP vừa phải (dưới 10% một năm) LP 1 con số, giá cả tăng chậm, đồng

tiền tương đối ổn định


 LP phi mã (từ 10% - 999% một năm) LP 2 hay 3 con số, tiền mất giá

nhanh, gât tác động không tốt đối với sản xuất và đời sống.
 LP siêu phi mã từ 1000% một năm trở lên, gây tác hại nghiêm trọng đối
với nền kinh tế.

5. Nguyên nhân gây lạm phát:
Lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế, mà các yếu
tố đưa đến tăng giá lại rấr đa dạng và phức tạp, mức độ tác động của chúng có thể
rất khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của một nền kinh tế trước và trong
quá trình xảy ra lạm phát.
5.1 Lạm phát do cầu kéo:


• Khi tổng cầu tăng ( đường AD dịch chuyển sang phải) trong khi tổng
cung không thay đổi hoặc tăng thấp hơn tổng cầu, dẫn đến mức giá
chung của hàng hóa tăng ta gọi đây là lạm phát do cầu kéo
• Tổng cầu tăng lên là do :
 Thu nhập của dân chúng
 Cung tiền tăng
 Lãi suất
 Tỷ giá hối đoái
 Chi tiêu của chính phủ
 Thuế và các khoản trợ cấp
 Dân số
5.2 Lạm phát do chi phí đẩy:
Lạm phát do cung còn được gọi lạm phát do chi phí đẩy. Loại lạm phát này
xảy ra khi chi phí sản xuất gia tăng hoặc năng lưc sản xuất quốc gia giảm sút.


Chi phí sản xuất tăng: do tiền lương tăng, nguyên liệu tăng, thuế tăng,lãi
suất tăng,...làm han chế khả năng sản xuất của các doanh nghiệp, AS giảm dẫn
đến doanh nghiệp tăng giá thành.

Năng lực sản xuất giảm: giảm sút các nguồn lực,nguồn vốn, thiên tai

5.3 Lạm phát dự kiến


Là tỷ lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến rằng nó sẽ tiếp tục xảy ra
trong tương lai.
Hợp đồng về lương, các kế hoạch, chính sách của chính phủ. Các thỏa thuận về
lãi suất, hợp đồng mua bán,.. đều dựa trên mức lạm phát này.


6. Tác động của lạm phát
6.1 Sản lượng và việc làm:
Đi đôi với tăng giá, sản lượng quốc dâm cũng thay đổi theo có thể tăng
hoặc giảm, cung có khi không thay đổi
6.2 Phân phối lại thu nhập và của cải
• Giữa người cho vay và người vay
• Giữa người hưởng lương và trả lương
• Giữa người mua và bán các loại cổ phiếu
• Giữa chính phủ với dân chúng
6.3 Thay đổi cơ cấu
Có những biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền kinh tế, đặc
biệt khi lạm phát tăng nhanh cũng như với sữ thay đổi mạnh mẽ của giá cả tương
đối. trong trường hợp đó sẽ có những doanh nghiệp, ngành nghề có thể phất lên,
trái lại cũng không ít doanh nghiệp và ngành nghề đi đến suy sụp thậm chí phá
sản.
6.4 Nền kinh tế kém hiệu quả
• Lạm phát làm sai lệch tín hiệu giá
• Mất nhiều thời gian và sức lực đối phó lạm phát
• Chi phí thực đơn
• Rối loạn thị trường vốn, biến dạng đầu tư
• Giảm năng lực cạnh tranh hànghóa trong nước

7. Biện pháp kiềm chế lạm phát:
7.1 Lạm phát do cầu kéo ( tác động lên cầu):
 Thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thu hẹp
 Giảm chi ngân sách
 Cắt giảm cầu tiêu dùng


 Kiểm soát tiền lương, tăng thuế ( chủ yếu là thuế thu nhập) nhằm hạn chế chi

tiêu có thể của xã hội
7.2 Lạm phát do chi phí đẩy (tác động lên cung):
 Khai thông các nguồn lực trong nước
 Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất
 Tăng cung các loại hàng hóa và dịch vụ
 Gia tăng sản xuất bằng nhiều biện pháp giảm thuế sản xuất, giảm lãi suất cho
vay, tăng chi tiêu cho đầu tư.

8. Ví dụ về lạm phát:
Theo báo cáo thừ Tổng cục Thống kê. Tháng cuối cùng trong năm 2011 chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) cả nước tăng 0,53%, đẩy CPI cả năm tăng 18,58% so với năm 2010.
So cùng kỳ tháng 12/2010, CPI cả nước tăng 18,13%. Vậy là lạm phát cả năm 2011 là
18,13%.
Như vậy, con số mà cô quan thống kê đưa ra còn cao hơn cả con số do Bộ trưởng
Bộ Kế Hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh công bố trong phiên khai mạc Hội Nghị của
Chính Phủ với các địa phương về nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách
nhà nước 2012 là 18,12%. Lạm phát tháng 12 cao hơn tháng trước đó, tháng 10 tăng
0,36%, tháng 11 tăng 0,39%.

II.

THẤT
NGHIỆP
1. Khái niệm:
 Thất nghiệp là: những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động,
chưa có việc làm mong muốn và đang tìm kiếm việc làm.
 Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật
chất và giá trị tinh thẩn của xã hội
 Việc làm: mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp
luật cấm.



 Lực lượng lao động ( số dân hoạt động kinh tế) : bao gổm những người
đang làm việc và những người thất nghiệp

2. Phân loại đối tượng lao động và ngoài độ tuổi lao động
DÂN SỐ
Trong độ tuổi lao động

Ngoài độ tuổi lao động

Lực lượng lao động

Không tham gia lao
động (ốm đau, nội trợ,
không muốn tìm việc)

Ngoài độ tuổi lao động

Có việc
làm

Không tham gia lao
động (ốm đau, nội trợ,
không muốn tìm việc)

Ngoài độ tuổi lao động

Thất
nghiệp


3. Các chỉ tiêu thể hiện tình trạng thất nghiệp:
3.1 Số người thất nghiệp :
Được tính theo 2 cách:
Cách 1: Thống kê các dấu hiện thất nghiệp:
DÂN SỐ
Trong độ tuổi lao động

Ngoài độ tuổi lao động

Lực lượng lao động

Không tham gia lao động (ốm
đau, nội trợ, không muốn tìm
việc)

Ngoài độ tuổi lao động

Có việc
làm

Không tham gia lao động (ốm
đau, nội trợ, không muốn tìm
việc)

Ngoài độ tuổi lao động

Thất
nghiệp


Cách 2: Tính từ lực lượng lao động xã hội và người có việc làm:
Số người thất nghiệp = tổng lực lượng lao động xã hội – số người trong danh sách
lao động của các đơn vị lao động
3.2 Tỷ lệ thất nghiệp:


Phản ánh tỷ lệ % số người thất nghiệp so với lực lượng lao động, tỷ lệ thất
nghiệp là chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của một quốc gia.

Ví dụ: Dân số 1 nước là 40 triệu người, trong đó số người có việc làm
18triệu người, người thất nghiệp 2 triệu người.

4. Phân loại thất nghiệp:
4.1 Phân loại theo đặc tính của người thất nghiệp:
 Theo giới tính: tỷ lệ thất nghiệp ở nam cao hơn tỷ lệ thất nghiệp ở nữ
 Theo tuổi tác: tỷ lệ thất nghiệp người trẻ tuổi cao hơn tỷ lệ thất nghiệp

người cao tuổi.
 Theo ngành nghề: tùy vào thời điểm, các ngành suy thoái thì thất nghiệp

đối với ngành đó gia tăng và ngược lai.
 Theo lãnh thổ: khu vực thành thị thường có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn khi
vực nông thôn ở các nước đang phát triển.
 Theo dân tộc: tình trạng thất nghiệp phụ thuộc vào sự phân biệt chủng tộc.

4.2 Phân loại theo lý do thất nghiệp:
 Bỏ việc
 Mất việc
 Chưa có việc
4.3 Phân loại theo tính chất của thất nghiệp:

 Thất nghiệp tạm thời: là loại thất nghiệp xảy ra khi có một số người lao
động đang trong thời gian tìm kiếm một nơi phù hợp hơn hoặc những người
mới bước vào thị trường lao động đang chờ việc. Tìm kiếm việc làm là quá


trình tạo ra sự trùng khớp giữa công nhân và việc làm thích hợp. Nhưng
trong thực tế, người lao động khác nhau về sở thích và kỹ năng, việc làm
khác nhau ở nhiều thuộc tính và thông tin về người cần việc và chỗ làm
việc còn trống làm cho sự gặp gỡ giữa nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình
trong nền kinh tế bị chậm trễ. Loại thất nghiệp này tồn tại ngay cả khi thị
trường lao động cân bằng.
 Thất nghiệp cơ cấu: là loại thất nghiệp xảy ra khi có mất cân đối về cung
cầu lao động
 Người lao động thiếu kỹ năng
 Tiến bộ công nghệ
 Thất nghiệp cơ học: bỏ việc cũ tìm việc mới, mới gia nhập lực lượng lao
động, thất nghiệp thời vụ…
 Thất nghiệp chu kỳ: là loại thất nghiệp được tạo ra trong tình trạng nền
kinh tế suy thoái do tổng cầu quá thấp. Để giảm loại thất nghiệp này
chính phủ cần sử dụng chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng, nhằm nhanh
chóng đưa nền kinh tế trở về mức toàn dụng.
 Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi sản lượng của nền kinh tế
đạt mức tiềm năng (mức toàn dụng). Đó là tỷ lệ thất nghiệp trung bình của nền kinh
tế dài hạn. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế của nền kinh tế dao động xung quanh tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế có thể cao hơn hay thấp hơn tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên tùy theo biến động của nền kinh tế.
Thất nghiệp tự nhiên = Thất nghiệp tạm thời + Thất nghiệp cơ cấu
Thất nghiệp thực tế = Thất nghiệp tự nhiên + Thất nghiệp chu kỳ

5. Nguyên nhân:






Không có thông tin về tình hình trên thị trường lao động.
Do sự di chuyển, di cư của người lao động.
Tham gia thị trường lao động lần đầu.
Tham gia lại thị trường lao động của những người trước đây tự nguyện thất








nghiệp.
Do lạm phát tác động.
Mất đất nông nghiệp do làm khu công nghiệp, khu chế xuất.
Tăng quy mô lực lượng lao động.
Trình độ đào tạo không phù hợp với nhu cầu làm việc.
Cơ cấu nghiệp vụ (nghề) theo vùng về số lượng và chất lượng không phù hợp.
Áp dụng công nghệ mới.












Thay đổi trong hệ thống giá trị.
Thay đổi cơ cấu dân số.
Chính sách tiền lương tối thiểu của chính phủ.
Đình đốn nhu cầu và suy thoái kinh tế.
Cơ chế sử dụng lao động trong khu vực nhà nước.
Chi phí lao động quá cao.
Năng suất lao động thấp.
Do tính chất mùa vụ của sản xuất.

Ví dụ: Suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế gây ra thất nghiệp nhu
cầu nhưng cũng tác động đến một số ngành và lĩnh vực kinh tế gây ra thất nghiệp cơ
cấu. Chính sách tiền lương tối thiểu theo hướng cao có thể ảnh hưởng đến việc làm
gây ra thất nghiệp cơ cấu, đặc biệt với những người tham gia thị trường lao động lần
đầu và những người chưa có tay nghề hoặc tay nghề thấp; đồng thời làm giảm nhu
cầu lao động của một số doanh nghiệp. Cơ chế cứng trong sử dụng lao động tại
DNNN gây ra cả thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp nhu cầu vì chi phí lao động quá
cao, năng lực cạnh tranh của DNNN thấp.

6. Tác hại của thất nghiệp:
• Đối với cá nhân người lao động:
 Giảm thu nhập
 Kỹ năng, chuyên môn mai một
 Hạnh phúc gia đình bị đe dọa
• Đối với xã hội:
 Sản lượng nền kinh tế giảm sút

 Chính phủ phải tăng chi tiêu cho trợ cấp
 Tệ nạn xã hội, tội phạm gia tăng

7. Biện pháp khắc phục:
a. Đối với thất nghiệp chu kỳ:
✦ Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng
✦ Thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng
✦ Cuối cùng là tăng tổng cầu
b. Đối với thất nghiệp tự nhiên:
✦ Phát triển thị trường lao động, tăng cường hoạt động dịch vụ và giới
thiệu việc làm
✦ Tăng cường đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực
✦ Tạo thuận lợi trong việc cư trú, di cư lao động
✦ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, khuyến khích
đầu tư tư nhân
✦ Cắt giảm trợ cấp thất nghiệp


✦ Giảm thuế thu nhập

III.

MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP
1. Đường cong Phillips ngắn hạn:
Vào những năm 1958, A.W.Phillips thuộc học viện kinh tế London đã cho
đăng 1 bài báo trong tờ tạp chí Kinh tế học của Anh mang tiêu đề: “ Mối quan
hệ giữa thất nghiệp và tỷ lệ thay đổi tiền lương danh nghĩa ở Anh, 1861-1957”
Phillips đã chỉ ra mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm
phát.


2. Đường cong Phillips dài hạn:

• Theo Samuelson, đường cong Phillips chỉ có giá trị thời gian trước mắt. Về
lâu dài (5 nam- 10 năm) đường Phillips thẳng đứng tại tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên.
• Ngoài ra, Friedman và Phelps cũng đã đưa ra kết luận của mình dựa trên
nguyên lý cổ điển của kinh tế hoc vĩ mô. Theo đó, họ kết luận rằng không
có lý do hì để nghĩ rằng tỷ lệ lạm phát gắn với thất nghiệp trong dài hạn
• Không có sử đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát.


KẾT LUẬN

Chúng ta thấy rằng quá trình đấu tranh chống lạm phát không đơn giản
ngày một ngày hai. Nó là căn bệnh kinh niên nhưng việc xoá bỏ hoàn toàn lạm
phát thì cái giá phải trả không tương xứng với lợi ít đem lại. Chính vì vậy
Đảng và nhà nước cần phải luôn thận trọng trong mỗi bước đi của mình để
đảm bảo cho nền kinh tế nước ta phát triển vững mạnh làm nền tảng để phát
triển khoa học, giáo dục, đuổi kịp sự phát triển của các nước trong khu vực nói
riêng và các nước trên thế giới nói chung. Điều này không chỉ của riêng ai mà
một phần khong nhỏ dành cho các doanh nghiệp trẻ góp phần làm rang danh
đất nước trong nhiều năm tới này. Về tình trạng thất nghiệp, các nước trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng cần có quan điểm đào tạo nghề nghiệp,
tạo việc làm rõ ràng và phù hợp với xu hướng phát triển trong nước cũng như
quốc tế. Đổng thời chúng ta cũng cần thực hiện các chính sách: giới thiệu việc
làm, cho vay vốn để người thất nghiệp tạo việc làm, chính sách đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng nông thôn nghèo,
…nhằm nâng cao chất lượng cung – cầu và trực tiếp làm tăng quy mô việc làm
hay gián tiếp tạo việc làm để đưa nền kinh tế nước tatừng bước phát triển và
hội nhập cùng kinh tế thế giới.

Cuối cùng, nhóm em xin chân thành cảm ơn cô đang xem bài tiểu luận
của chúng em. Do kiến thức chúng em có hạn nên trong quá trình thực hiện
không thể thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn để bài
tiểu luận được hoàn thiện hơn





×