Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết sâu nặng của người chiến sĩ cách mạng mà còn gợi ra trong lòng người đọc thấm thía những đau thương mất mát mà chiến tranh đã gây ra cho biết bao gia đình bao con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.21 KB, 3 trang )

Về truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” có ý kiến cho rằng: “Câu chuyện “ Chiếc lược
ngà” không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết sâu nặng của người chiến sĩ cách
mạng mà còn gợi ra trong lòng người đọc thấm thía những đau thương, mất mát
mà chiến tranh đã gây ra cho biết bao gia đình, bao con người”.
Qua đoạn trích của truyện “ Chiếc lược ngà” em hãy làm sáng tỏ nhận định
trên.
1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, giới thiệu nội dung tác phẩm (trích
dẫn ý kiến)
VD: Tình phụ tử là tình cảm thiêng liêng muôn đời bất diệt của con người. Ta đã
từng biết tới câu chuyện cảm động về tình cha con của Chử Đồng Tử trong văn học
dân gian, của “ Lão Hạc” trong văn học hiện thực phê phán. Dòng máu ấy cứ âm
thầm chảy cho đến ngày nay khi ta đọc truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của NQS.
Chỉ khác đây là t/c của cha con người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh éo le
của chiến tranh.
2. Thân bài:
a. Tóm tắt ngắn gọn truyện.
b. Phân tích: CLN là một câu chuyện giản dị, nhẹ nhàng má thấm thía như
một huyền thoại đẹp, là bài ca bất diệt về tính phụ tử thiêng liêng mà ở đây Nguyễn
Quang Sáng đã đặt tình cảm ấy vào hoàn cảnh éo le của chiến tranh
Thông qua truyện ngắn này NQS cũng giúp người đọc thấm thía nỗi đau mất
mát nối đau mà chiến tranh đã gieo xuống cho bao người, bao gia đình trên đất
nước VN
* Luận điểm 1: Truyện ca ngợi tình cảm thắm thiết sâu nặng của cha con
người chiến sĩ cách mạng.( Lđ trọng tâm)
- Tình cảm của con với cha
- Tình cảm của cha với con


* Luận điểm 2: Truyện còn gợi ra trong lòng người đọc thấm thía những đau
thương, mất mát mà chiến tranh đã gây ra cho biết bao gia đình, bao con người”.
…-> Cái mất mát lớn nhất mà thiên truyện ngắn đề cập là những người đã khuất,


là tổ ấm gia đình không còn trọn vẹn. (Người đọc có thể bắt gặp tình huống này ở
truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”). Đó thật sự là tội ác, những đau
thương mất mát mà chiến tranh tàn bạo đã gây ra.
+ Bé Thu: - Phải xa cha khi chưa đầy 1 tuổi. Suốt tám năm không được gặp cha,
không nhận được sự ấm áp của itnh phụ tử. Chiến tranh đã khiến con không nhận
ra người cha mà ngày đêm mình vẫn mong nhớ để đến khi nhận ra thì cũng là lúc
phải chia tay khiến cho tiếng gọi “ ba” đầu tiên của bé Thu cũng là tiếng gọi cuối
cùng.
- Có lẽ suốt đời bé Thu cũng không tha thứ cho mình, vì sao không nhận ra
ba sớm hơn…
+ Ông Sáu: Suốt tám năm sống trong sự nhung nhớ con, không thể chăm sóc con.
- Sự tàn khốc của chiến tranh đã làm cho gương mặt ông biến dạng khiến cho con
ông cũng không nhận ông. Ông đau khổ đến mức đã mắng và đánh con để rồi khi
xa con ông cứ ân hận mãi.
- Cũng vì chiến tranh mà ông đã không thực hiện được lời hứa đầu tiên mà cũng là
lời hứa cuối cùng với con.
=> Chiến tranh đã cướp đi hạnh phúc gia đình, đã làm cho bao gia đình phải
chia li: cha xa con, vợ lìa chồng……Chính chiến tranh đã làm cho con người
phải xa nhau, chiến tranh làm khuôn mặt ông Sáu biến dạng, chiến tranh khiến
cuộc gặp gỡ của hai cha con vô cùng éo le, bị thử thách, rồi một lần nữa chiến
tranh lại khắc nghiệt để ông Sáu chưa kịp trao chiếc lược ngà đến tận tay cho con
mà đã phải hi sinh trên chiến trường. Câu chuyện như một lời tố cáo chiến tranh
phi nghĩa gây đổ máu vô ích, làm nhà nhà li tán,người người xa nhau vĩnh viễn.
Song cái chúng ta thấy lại không có sự bi lụy mà là sức mạnh, lòng căm thù đã


biến Thu trở thành một cô giao liên dũng cảm, mạnh mẽ, đã gắn bó với cuộc đời
con người mất mát xích lại gần nhau để cùng đứng lên hát tiếp bài ca chiến thắng,
=> Tác phẩm như một lời khẳng định: chiến tranh dù tàn khốc đến đâu cũng
không thể hủy diệt được tình cảm tót đẹp của con người VN. Tình cha con, tình

đồng đội, sự gắn bó giữa lớp trẻ với thế hệ cha anh sẽ mãi mãi vĩnh hằng, bất tử.
3. Kết bài:

Khẳng định giá trị của tác phẩm.
Bài học cho bản thân.

…………………………………………………………………………………



×