Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký đất đai hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính tại thị trấn Xuân Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.65 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Thị Liên

(TÓM TẮT LUẬN VĂN)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG HỒ SỎ
ĐỊA CHÍNH TẠI THỊ TRẤN XUÂN MAI, HUYÊN CHƯƠNG MỸ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2014


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Liên
Ngày sinh:

26/06/1986

Tên đề tài luận văn: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác đăng ký đất đai, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính tại thị trấn Xuân
Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”
Chuyên ngành: Quản Lý đất đai
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Phạm Thị Phin
Cơ quan: Khoa Địa lý - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt luận văn


1. Tính cấp thiết của đề tài.
Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, có tổng diện tích tự
nhiên là: 953,68ha. Tổng số thửa đất là 7.200 thửa. Tính đến hết tháng 12/2013, toàn
thị trấn mới cấp được 2.160 giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, với tổng diện tích là 329,2ha. Trong thời gian
tới Thị trấn Xuân Mai phải cấp 5.040 giấy, tức là cấp lần đầu cho 5.040 thửa đất nữa.
Nhưng trên thực tế dự kiến số thửa đất ở cần phải đăng ký mới sẽ tăng lên do việc
chuyển mục đích sử dụng đất từ các loại đất khác sang đất ở. Mặt khác, hồ sơ địa
chính cũ, lạc hậu, thiết lập thủ công rất khó khăn cho việc sử dụng để khai thác thông
tin và cập nhật biến động. Vì vậy, đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác đăng ký đất đai, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính tại
thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” là thực sự cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp GCN tại Thị trấn Xuân Mai,
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
- Làm rõ thực trạng thiết lập, cập nhật và chỉnh lý các loại tài liệu, sổ sách trong
hồ sơ địa chính tại thị trấn Xuân Mai.
- Xây dựng thí điểm được cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính dạng số cho thị trấn
Xuân Mai


- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký đất đai, cấp
GCN, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn nghiên cứu.
3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn
liền với đất ở nước ta.
- Điều tra, khảo sát làm rõ thực trạng công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn Thị trấn Xuân Mai.
- Phân tích, đánh giá các vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong công tác đăng ký, cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn Thị trấn Xuân
Mai.
- Xây dựng thí điểm cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính dạng số cho thị trấn Xuân
Mai
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký, cấp GCN và
hoàn thiện hệ thống sơ địa chính trên địa bàn nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đăng ký đất đai, chứng nhận quyền sử dụng đất; thiết lập, cập nhật
và chỉnh lý các tài liệu trong hồ sơ địa chính liên quan đến đất đai. Đề tài không
nghiên cứu đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
4. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo giúp đẩy nhanh tiến độ
đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính tại thị
trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
5. Cơ sở tài liệu
- Tài liệu khoa học.
- Văn bản pháp lý liên quan tới Hồ sơ địa chính, Giấy chứng nhận quyến sử dụng
đất của Chính phủ, Bộ tài nguyên và môi trường và của địa phương.
- Tài liệu thu thập, điều tra thực tế tại địa phương.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin.


- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp.
- Phương pháp mô hình hóa dữ liệu
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ HỆ
THỐNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH
1.1. Vai trò của đăng ký đất đai, cấp giấy chững nhận quyền sử dụng đất.

Đăng ký đất đai nhằm mục tiêu bảo vệ quyền sở hữu toàn dân về đất đai; làm
cơ sở để Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ quỹ đất đai quốc gia, đồng thời để
Nhà nước có đủ căn cứ xác định quyền, nghĩa vụ đối với chủ sử dụng đất, bảo vệ
quyền sử dụng và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật.
Đối với Nhà nước và xã hội: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản
lý nên Nhà nước phải nắm rõ các thông tin liên quan đến việc sử dụng đất, thông qua
công tác cấp GCN, Nhà nước có thể:
GCN QSDĐ là công cụ giúp nhà nước thực hiện quản lý đất đai theo quy
hoach và kế hoạch sử dụng đất..
Là công cụ phục vụ việc thu thuế sử dụng đất, thuế tài sản, thuế chuyển
nhượng…đúng đối tượng. Khi Nhà nước nắm được một cách chính xác thông tin về
thửa đất và tài sản trên đất thì việc tính thuế sẽ trở nên dễ dàng, chính xác và hiệu quả
hơn, giúp Nhà nước tránh được tình trạng thất thu ngân sách.
Kết quả của công tác cấp GCN còn cung cấp các tư liệu phục vụ việc đánh giá
tính hợp lý của hệ thống chính sách pháp luật, hiệu quả trong công tác tuyên truyền
phổ biến pháp luật và ý thức thi hành pháp luật.
Là cơ sở giúp nhà nước giải quyết các vấn đề về tranh chấp, khiếu nại về đất
đai.
GCN QSDĐ là công cụ giúp nhà nước quản lý và điều tiết sự phát triển của thị
trường bất động sản.
Đối với người dân:


Nhà nước cấp GCN nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng
đất hợp pháp trong trường hợp xảy ra các tranh chấp lợi ích liên quan đến đất đai.
Là cơ sở để người sử dụng đất yên tâm sử dụng và đầu tư vào đất, nhằm sử
dụng đất đai một cách hiệu quả và tiết kiệm.
Là cơ sở để người sử dụng đất thực hiện các quyền hợp pháp như: Mua bán,
thừa kế, chuyển nhượng, góp vốn… bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Là cơ sở để người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, đặc biệt là

nghĩa vụ tài chính: Nộp thuế trước bạ, thuế từ chuyển quyền sử dụng đất, các loại thuế
có liên quan….
Là căn cứ để người sử dụng đất sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất.
Là điều kiện để người sử dụng đất tham gia thị trường bất động sản và đưa ra
các quyết định đúng đắn.
1.2.

Khái quát tình hình đăng ký đất đai cấp GCN và hệ thống hồ sơ địa chính
ở Việt Nam
Luật đất đai đầu tiên ra đời năm 1988 cùng với nó là sự thành công của Nghị

quyết 10 của Bộ Chính trị đã khẳng định đường lối, chủ trương của Đảng là hoàn toàn
đúng. Nó đã tạo điều kiện cho Luật Đất đai 1993 ra đời nhằm quản lý chặt chẽ đất đai
hơn để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân khi người dân là chủ thực sự của đất
đai. Nhà nước khẳng định đất đai có giá trị và người dân có các quyền sau: chuyển đổi,
chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp…
Ngày 16/11/2003 Luật Đất Đai năm 2003 được ban hành và có hiệu lực từ ngày
1/7/2004 và Nghị định số 181/2004/NĐ – CP, việc cấp GCN đã được thống nhất triển
khai theo một mẫu giấy trong phạm vi cả nước. Quyết định số 24/2004/QĐ – BTNMT
ngày 01/11/2004 ban hành quy định về GCNQSDĐ thì mẫu giấy chứng nhận này cũng
có màu đỏ. Như vậy, một sản phẩm giấy đỏ mới ra đời thay thế cho ba loại giấy tờ đỏ,
hồng, tím hợp pháp đang tồn tại, thống nhất chung một giấy chứng nhận cho mọi loại
đất và tài sản trên đất..
Sau khi Luật Đất đai 2003 ra đời, Nhà nước đã ban hành các văn bản dưới luật
để cụ thể hoá trong quá trình thực hiện như sau:


Chỉ thị số số 05/2004/CT – TTg ngày 29/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ
về việc các địa phương phải hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ trong năm 2005.

Nghị định số 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật Đất
đai 2003 do Chính phủ ban hành.
Quyết định số 24/2004/QĐ – BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về GCNQSDĐ.
Thông tư số 29/2004/TT – BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
Quyết định số 08/2006/QĐ – BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về GCNQSDĐ thay thế cho Quyết định số 24/2004/QĐ –
BTNMT ngày 01/11/2004.
Nghị định số 84/2007/NĐ – CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ
sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ
tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về
đất đai.
Thông tư số 06/2007/TT – BTNMT ngày 15/6/2007 hướng dẫn thực hiện một
số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ – CP ngày 05/5/2007.
Thông tư số 09/2007/TT – BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT, ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT, ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, quy định về hồ sơ địa chính
Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, quy định về bản đồ địa chính
Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT, ngày 30 tháng 06 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất
đai


1.3. Tình hình đăng ký đất đai và cấp GCN trên địa bàn thành phố Hà Nội

Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và hệ thống hồ sơ địa chính
được thực hiện theo Luật đất đai 2003. Bên cạnh đó, với đặc thù của địa phương nên
thành Hà Nội có các quy định cụ thể chỉ đạo việc đăng ký cấp GCN QSDĐ như sau:
- Quyết định số 23/2005/QĐ – UB ngày 18/02/2005 của UBND thành phố Hà
Nội; Quyết định số 111/2005/QĐ – UB ngày 27/07/2005 của UBND thành phố về việc
bổ sung một số Điều, Khoản của Quy định ban hành kèm theo Quyết Định
23/2005/QĐ – UB ngày 18/02/2005 về việc kê khai đăng ký nhà ở, đất ở và cấp Giấy
Chứng Nhận quyền sở hữu nhà ở, đất ở và cấp Giấy Chứng Nhận quyền sở hữu nhà ở,
quyền sử dụng đất ở.
- Quyết định số 38/2005/QĐ – UB ngày 29/03/2005 của UBND thành phố Hà
Nội về ban hành quy trình bán nhà thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê theo
Nghị Định 61/CP ngày 05/07/1994 của Chính Phủ.
- Quyết định số 23/2008/QĐ – UBND ngày 09/5/2008 của UBND thành phố
Hà Nội về việc ban hành Quy định về cấp Giấy Chứng Nhận quyền sử dụng đất cùng
với quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo kết quả thống kê của sở tài nguyên môi trường thành phố Hà Nội, tính đến
hết tháng 12/2013, toàn thành phố mới chỉ cấp được 41.441 giấy chứng nhận/86.420 giấy
theo chỉ tiêu của cả năm nay, chiếm 48%. Trong đó có một số quận huyện cấp vượt chỉ
tiêu thành phố giao như quận Cầu Giấy cấp được 2.572 giấy/2.200 giấy theo chỉ tiêu,
Hoàng Mai 689 giấy/323 giấy theo chỉ tiêu…song cũng có một số quận huyện đạt quá
thấp như quận Ba Đình chỉ đạt 483 giấy/1.375 giấy theo chỉ tiêu, Huyện Đan Phượng cấp
3.000 giấy/18.000 giấy theo chỉ tiêu; Ứng Hoà cấp 2.300 giấy/10.000 giấy theo chỉ tiêu…


Chương 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
VÀ HỆ THỐNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN XUÂN MAI,
HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
2.1. Khái quát chung về thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội

2.1. Điều kiện tự nhiên.
Vị trí địa lý
Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ nằm trên điểm giao nhau giữa Quốc lộ 6
và Quốc lộ 21A (nay là đường Hồ Chí Minh) cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 33km về
phía tây, là đô thị vệ tinh trong tương lai của thủ đô Hà Nôi đã được nhà nước phê
duyệt.
Phía tây giáp Thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
Phía bắc giáp xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, Hà Nội
Phía đông giáp xã Thuỷ Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ
Phía nam giáp xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ.

Hình 1. Bản đồ vị trí thị trấn Xuân Mai
Thị trấn xuân Mai gồm 9 khu dân cư: Khu Bùi xá, khu phố Xuân hà, khu Xuân
mai, khu Tiên trượng, khu Đồng vai, Khu Tân bình, khu Chiến thắng và khu Tân mai.


2.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội
Dân cư, lao động, việc làm :
Theo số liệu thống kê, đến cuối tháng 12/2013, số dân của thị trấn là 16.529
người, số nhân khẩu hiện đang cư trú trên địa bàn thị trấn là 25.600 người (tính cả các
cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn thị trấn).
Cơ cấu dân cư đa dạng, phức tạp, tốc độ tăng dân số cơ học tương đối lớn
(khoảng gần 1 vạn sinh viên và lao động ngoài thị trấn). Việc tập trung nhiều sinh viên
đại học tạm trú, lao động ngoại tỉnh cư trú đã tạo ra sức ép lớn về nhu cầu nhà ở trên
địa bàn thị trấn, gây khó khăn cho việc quản lý sử dụng đất của nhà nước.
Cơ cấu và tăng trưởng kinh tế
Nằm ở vị trí thuận lợi, thị trấn Xuân Mai có điều kiện phát triển kinh tế đa
dạng, đa thành phần. Những năm gần đây, Đảng ủy thị trấn đã tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo đẩy mạnh phát triển toàn diện.
Về nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng là 417 mẫu bằng 105,6% kế hoạch

và tăng 5,6 so với cùng kỳ năm 2012. Năng suất bình quân đạt 2350kg/mẫu. Tổng sản
lượng quy thóc đạt 987,6 tấn. Tổng giá trị sản xuất ngành nông-lâm-ngư nghiệp 5
tháng đầu năm 2014 ước đạt 15,7 tỷ đồng tăng 9% so với cùng kỳ; giá trị tăng thêm
ước đạt 7,9 tỷ đồng.
Về sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản: Ưu tiên
phát triển nghề sửa chữa cơ khí lớn và nhỏ, nghề mộc dân dụng và sản xuất vật liệu,
đặc biệt nghề chế biến lương thực, thực phẩm phục vụ cho chăn nuôi.
Về kinh doanh thương mại và dịch vụ: Trên địa bàn thị trấn, dịch vụ tập thể và
quốc doanh ít phát triển, chủ yếu tham gia hoạt động ngành là các cá thể hộ kinh
doanh, mặt hàng chủ yếu là thực phẩm, may mặc, xe máy, điện máy, điện tử. Hiện
nay, trên địa bàn thị trấn có 78 doanh nghiệp, công ty cổ phần và 1100 hộ kinh doanh
vừa và nhỏ.
2.2. Tình hình sử dụng và quản lý đất đai trên địa bàn thị trấn Xuân Mai, huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.


2.2.1 Hiện trạng sử dụng và quản lý đất đai
Thị trấn Xuân Mai đã tiến hành xây dựng được bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai năm 2005 và năm 2010 theo đúng quy định của
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo báo cáo thống kê đất đai trên địa bàn thị trấn tính đến ngày 01/01/2014, tổng
diện tích tự nhiên của toàn thị trấn là 953,68ha,
Diện tích các loại đất chính của thị trấn Xuân Mai năm 2013
Loại đất

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên


953,68

100,00

1. Đất nông nghiệp

442,29

46,37

2. Đất phi nông nghiệp

509,50

53,41

1,89

0,22

3. Đất chưa sử dụng
(Nguồn: UBND thị trấn Xuân Mai(2013)

Đánh giá về tình hình biến động sử dụng đất năm 2014 so với năm 2010:
Năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn là: 1.051,88ha. Chiếm 100%
- Trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 513.82ha, chiếm 48,84%
+ Đất phi nông nghiệp:


535.77ha, chiếm 50,93%

+ Đất chưa sử dụng: 2.29ha, chiếm 0,23%
Tuy nhiên, đến ngày 01/01/2014 tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn thị trấn còn
953,68 ha, giảm 98,2ha. Có sự biến động diện tích là do điều chỉnh địa giới hành chính
về huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình theo quyết định 1860/QĐ-TTg của Thủ tướng
chính phủ ngày 21/10/2011. Bên cạnh đó, trong những năm vừa qua trên địa bàn thị
trấn thực hiện 05 dự án lớn nhỏ chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp
sang đất ở, đất chuyên dùng. Đồng thời cập nhật điều chỉnh dữ liệu, số liệu của các tổ
chức đã thực hiện theo Chỉ thị 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng
Chính phủ. Theo Báo cáo của ban địa chính thị trấn Xuân Mai, tình hình biến động cụ
thể như sau.
Biến động diện tích đất đai theo mục đích sử dụng
Năm 2014 so với năm 2010


Thứ
tự

Mục đích sử dụng đất



(2)

(3)

(1)

Tổng diện tích tự nhiên


Diện tích
năm 2014

So với năm 2010
Diện tích năm
Tăng(+) giảm(-)
2010
(5)

(6) = (4)-(5)

953.68

1051.88

-98.20

(4)

1

Đất nông nghiệp

NNP

442.29

513.50


-71.21

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

345.45

415.30

-69.85

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

152.25

153.31

-1.06

1.1.1.

Đất trồng lúa


LUA

123.35

123.53

-0.18

11.1.1.

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

28.90

29.78

-0.88

2
1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

193.20

261.99


-68.79

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

71.27

71.49

-0.22

1.2.1

Đất rừng đặc dụng

RDD

71.27

71.49

-0.22

1.3

Đất nuôI trồng thuỷ sản


NTS

12.02

13.16

-1.14

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

509.50

536.09

-26.59

2.1

Đất ở

OTC

112.36

118.05


-5.69

2.1.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

2.1.2

Đất ở tại đô thị

ODT

132.36

118.05

+24,31

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

351.71

368.80


-17.09

2.2.1

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

CTS

6.81

8.39

-1.58

2.2.2

Đất sản xuất, kinh doanh phi N.Ngip

CSK

13.29

22.06

-8.77

2.2.3

Đất có mục đích công cộng


CCC

142.12

148.86

-6.74

2.3

Đất tôn giáo, tín ngỡng

TTN

0.45

0.45

2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

5.40

5.40

2.5


Đất sông suối và mặt nớc chuyên dùng

SMN

39.58

43.39

-3.81

3

Đất cha sử dụng

CSD

1.89

2.29

-0.40

3.1

Đất đồi núi cha sử dụng

DCS

1.89


2.29

-0.40

( Ngun Bỏo cỏo bin ng t ai theo mc ớch s dng ca th trn Xuõn Mai nm
2014).
2.3. Cụng tỏc ng ký t ai ln u, cp GCN ti th trn Xuõn Mai
T khi cú Lut t ai nm 1993 n nay, cung vi s n lc ca chớnh quyn
a phng, tuy nhiờn cụng tỏc cp GCNQSD ca th trn Xuõn Mai vn cha cú s
chuyn bin tớch cc v l ni cú s tha t cha cp GCN ln nht huyn Chng
M. Theo thng kờ n thỏng 05/2014, trong tng s 7.200 tha t, mi ch cú 2.574


thửa đất ở được cấp GCNQSDĐ, đạt tỷ lệ 35,75% thấp nhất khu vực ngoại thành Hà
Nội.
Tiến độ đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trong
khoảng thời gian 10 năm trở lại đây rất chậm tính.Từ năm 2004 đến năm 2012 toàn thị
trấn đã cấp được 1.484 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đạt khoảng 24,9% tổng
số thửa đất ở phải cấp cho hộ gia đình, cá nhân. Trung bình mỗi năm chỉ cấp được
khoảng gần 100 giấy.


Kết quả cấp GCNQSDĐ theo khu dân cư của thị trấn Xuân Mai đến
31/12/2013.
STT

Tên khu

Từ năm 1994


Từ năm 2004

Tổng diện tích

đến 2003

đến 2013

đã cấp

ĐV tính: giấy

ĐV tính: giấy

ĐV tính: ha

1

Xuân Hà

54

102

14,3

2

Chiến Thắng


153

163

27,4

3

Tân Xuân

52

125

23,6

4

Tân Bình

67

161

53,6

5

Đồng Vai


101

267

91,5

6

Bùi Xá

113

316

78,6

7

Tiên Trượng

126

174

65,6

8

Xuân Mai


46

117

13,4

9

Tân Mai

67

105

27,6

10

Tổng

676

1.484

329,2

(Nguồn: Báo cáo công tác cấp GCNQSDĐ của thị trấn Xuân Mai năm 2013)
Theo báo cáo công tác cấp GCN quyền sử dụng đất trên địa bàn thị trấn tính
đến hết tháng 12 năm 2013, toàn thị trấn mới cấp được 2.160 giấy giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, với tổng diện
tích là 329,2ha. Trong thời gian tới Thị trấn Xuân Mai phải cấp 5.040 giấy, tức là cấp
lần đầu cho 5.040 thửa đất nữa.
.Trên địa bàn thị trấn Xuân Mai có các đối tượng sử dụng đất chính bao gồm:
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất; 14 tổ chức là cơ quan, trường học đóng trên địa bàn;
Các cơ sở tôn giáo như đền, chùa, đình...
2.4. Công tác đăng ký biến động đất đai
Công tác đăng ký biến động, chỉnh lý biến động trên hệ thống hồ sơ địa chính
của thị trấn còn gặp khó khăn trong việc cập nhật thường xuyên mà nguyên nhân chính
là kinh phí hạn hẹp, chuyên môn cán bộ địa chính chưa đáp ứng được yêu cầu.


Kết quả đăng ký biến động đất đai tại thị trấn Xuân Mai
(từ năm 2010 – 2013)
Loại hình biến động

Năm
Chuyển
nhượng

Tặng cho

Thừa kế

Thế chấp

Xoá thế
chấp

2010


257

74

169

150

70

2011

284

65

215

142

96

2012

230

43

197


177

110

2013

220

57

225

256

123

Tổng số

991

239

896

725

490

(Nguồn: UBND thị trấn Xuân Mai) [16]

2.5. Thực trạng công tác thành lập các loại sổ sách trong hồ sơ địa chính
- Phần lớn các loại sổ sách trong hồ sơ địa chính (sổ mục kê; sổ địa chính; sổ
theo dõi biến động đất đai; sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) tại thị trấn
Xuân Mai được lập theo mẫu sổ của Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC về hướng dẫn
đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các
loại sổ sách này được thể hiện ở phụ lục số 1, số 2 và số 3. Mẫu sổ lập theo thông tư
1990/2001/TT-TCĐC là mẫu cũ, hiện tại chưa chuyển được sang mẫu mới theo thông
tư 09/2007/TT-BTNMT. Vì vậy, việc tra cứu thông tin và sử dụng phục vụ cho công
tác quản lý đất đai nói chung, đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận nói riêng gặp
khó khăn. Chẳng hạn:
+ Mẫu sổ theo thông tư 1990/2001/TT-TCĐC:
Sổ mục kê đất đai, chỉ có thông tin về mục đích sử dụng đất chung chung,
không phân biệt rõ mục đích sử dụng đó là theo giấy chứng nhận đã cấp, hay theo quy
hoạch hay theo kiểm kê đất đai
Đối với sổ địa chính, diện tích sử dụng ở nông thôn không phân biệt hình thức
sử dụng là chung hay riêng, không ghi thông tin về số phát hành giấy chứng nhận. Vì
vậy, không biết thửa đất đó có một chủ hay nhiều chủ sử dụng; mỗi giấy chứng nhận
có một số phát hành riêng, nếu không có thông tin về số phát hành thì khó tra cứu và
kiểm tra khi cần thiết.
Sổ cấp giấy chứng nhận không thể hiện ngày ký và ngày giao giấy chứng nhận,
không có cột dành cho người sử dụng đất đến nhận giấy chứng nhận ký (ký vào sổ địa
chính), thiết kế sổ như vậy chưa hợp lý.
+ Mẫu sổ theo thông tư 09/2007/TT-BTNMT:


Sổ mục kê đất đai phải thể hiện rõ mục đích sử dụng của thửa đất theo giấy
chứng nhận, theo quy hoạch và theo kiểm kê đất đai. Nhờ vậy, nhìn vào sổ có thể biết
được thửa đất đó đã được cấp giấy chứng nhận chưa, thửa đất có nằm trong quy hoạch
hay không, chủ sử dụng đất có sử dụng đúng mục đích không
Sổ địa chính phải thể hiện rõ diện tích sử dụng là chung hay riêng và ghi rõ số

sêri của giấy chứng nhận đã cấp
Sổ cấp giấy chứng nhận thể hiện rõ sêri phát hành, ngày ký, ngày giao giấy
chứng nhận, có cột dành cho người sử dụng đất đến nhận giấy chứng nhận ký tên.
Chương 3:
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẤY NHANH CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ
ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG HỒ SƠ
ĐỊA CHÍNH
3.1. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật cải cách thủ tục hành
chính
Tăng cường đẩy mạnh cải cách về thủ tục hành chính rút ngắn thời gian trong
quy trình đăng ký. Hiện nay, mặc dù quy định người sử dụng đất khi thực hiện các thủ
tục hành chính về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận chỉ phải đến một cơ quan nộp
hồ sơ và nhận kết quả. Tuy nhiên, hiện nay người sử dụng đất phải đến 3 nơi (cơ quan
đăng ký, cơ quan công chứng, kho bạc). Vì vậy, cần cải cách thủ tục hành chính theo
đúng nghĩa một cửa.
Trình tự, nội dung thực hiện thủ tục hành chính trong đăng ký đất đai, cấp giấy
chứng nhận phải được niêm yết công khai, minh bạch tại trụ sở uỷ ban xã và nơi tiếp
nhận hồ sơ. Ngoài ra có thể phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa
phương để người dân nắm được phải làm những gì, không mất thời gian tìm hiểu.
- Tổ chức đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy cần phải kết hợp liên thông với
việc lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ, không nên tách rời hai công việc này.
- Tổ chức hoàn thiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, sớm hoàn
thiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết làm căn cứ để xét cấp GCN.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản Nhà nước, tổ chức hoạt động của văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất, chuyển hoá được quy trình cấp GCNQSDĐ, phù hợp với
yêu cầu của địa phương, phù hợp với việc cải cách hành chính.


Do vậy, ngoài việc giải quyết theo pháp luật, cần có sự giải quyết mang tính nhân
văn, mềm dẻo hơn để thuyết phục được người dân hiểu và có nghĩa vụ đăng ký đất đai và

cấp GCN, giúp Nhà nước nắm chắc, quản lý chặt về đất đai.
3.2. Giải pháp về nhân lực, nhận thức
- Nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ địa
chính thị trấn. Bên cạnh các chính sách khuyến khích, nâng cao tinh thần trách nhiệm làm
việc, cần có quy định xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp cán bộ, công chức cố
tình cản trở, kéo dài, gây phiền hà cho nhân dân.
- Tích cực tuyên truyền, vận động người sử dụng đất thấy rõ lợi ích của việc
cấp GCNQSDĐ để người dân tích cực kê khai hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ.
- Tuyên truyền cho người dân hiểu được những lợi ích mà họ được hưởng khi
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, đôn đốc và tổ chức xây dựng chỉ tiêu kế hoạch
cụ thể để giao cho các cơ quan đơn vị chuyên môn, UBND các xã, thị trấn thực hiện.
Tăng cường nhân sự cho thị trấn, bằng việc thêm biên chế hoặc bổ sung cán bộ
giúp việc cho ban địa chính xã, thị trấn.
3.3. Giải pháp rà soát, phân loại hồ sơ
Cán bộ địa chính của thị trấn phải rà soát và thống kê lại những thửa đất chưa
được cấp giấy chứng nhận. Sau đó phân loại hồ sơ theo các lý do khác nhau mà chưa
được cấp giấy chứng nhận để tìm cách tháo gỡ.
Những hồ sơ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận nhưng chủ sử dụng đất chưa đi
kê khai đăng ký, hoặc không muốn kê khai đăng ký với lý do không chính đáng thì
yêu cầu phải đi làm thủ tục đăng ký; đồng thời tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp
luật để họ hiểu được đây là quyền lợi và trách nhiệm của người sử dụng đất phải thực
hiện.
Những thửa đất không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận; hoặc phải xử lý thu
hồi thì kiến nghị với cấp có thẩm quyền giải quyết.
3.4. Giải pháp về thu hồi và giải quyết tranh chấp
- Phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng đất trái pháp luật, kém
hiệu quả như: lấn chiếm, chiếm dụng, sử dụng đất sai mục đích, cho thuê cho mượn
trái phép, để hoang hoá; hối lộ cơ quan chức năng có thẩm quyền để được hợp thức
hoá quyền sử dụng đất trái phép.



- Xử lý vi phạm nghiêm minh, thích đáng để răn đe các đối tượng khác có ý
định quản lý và sử dụng đất trái pháp luật; xử lý đúng theo tinh thần Nghị định
105/2009/NĐ-CP của Chính phủ, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Các cơ quan chức năng của thị trấn Xuân Mai,, huyện Chương Mỹ và xã Hòa
Sơn, huyện Lương Sơn cần họp lại với nhau để giải quyết dứt điểm phần tranh chấp
liên quan đến địa giới hành chính hai địa phương. Từ đó làm cơ sở để triển khai hoàn
tất các thủ tục cấp GCN cho 700 thửa đất thuộc khu vực tranh chấp này.
3.5. Giải pháp về áp dụng công nghệ tin học
Để đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác kê khai, đăng ký, cấp GCN quyền sử
dụng đất và cập nhật được thường xuyên, đầy đủ các biến động đất đai thì ngoài những
giải pháp về chính sách, pháp luật, tổ chức, tuyên truyền thì nhu cầu cấp thiết là phải xây
dựng cơ sở dữ liệu địa chính để phục vụ công tác quản lý đất đai ngay tại thị trấn.
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài xin xây dựng thí điểm cơ sở dữ liệu địa
chính phục vụ cho công tác quản lý đất đai tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương
Mỹ, thành phố Hà nội trên cơ sở ứng dụng phần mềm VILIS 2.0
Từ CSDL địa chính được xây dựng, có thể tiến hành khai thác như đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và các tài sản gắn liền với đất, cập
nhật biến động, lập bộ sổ hồ sơ địa chính, thống kê, tổng hợp, báo cáo,… để phục vụ
quản lý đất đai


Giao diện phần mềm thực hiện đăng ký biến động chuyển nhượng trọn thửa đất số hiệu
thửa 262 của ông Nguyễn Minh thắng sau đó bấm thực hiện.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Đăng ký đất đai, cấp GCN và hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính là những nội
dung hết sức quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Chính vì vậy, các
công tác này được chính quyền, UBND thị trấn Xuân Mai hết sức quan tâm triển khai
thực hiện theo đúng pháp luật. Tuy nhiên, do còn gặp một số khó khăn mang tính đặc

thù nên công tác cấp GCN trên địa bàn thị trấn Xuân Mai tính đến 31/12/2013 thu
được kết quả như sau:
Kết quả cấp GCNQSDĐ
- Toàn thị trấn mới cấp được 2.160 giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, với tổng diện tích là 329,2ha chiếm 34,5%.
- Diện tích đất của các hộ gia đình, cá nhân được cấp là 292,41ha chiếm 42,14% diện
tích cần được cấp.
- Diện tích của các tổ chức chưa được cấp là 236,79 ha, với 2.100 thửa.
- Diện tích của các cơ sở tôn giáo chưa được cấp GCN là 0,45ha.
Công tác đăng ký biến động đất đai.
Từ năm 2010 - 2013 số hồ sơ đăng ký của các loại hình biến độn g của thị trấn
là: Chuyển nhượng 991 hồ sơ; tặng cho 239 hồ sơ; thừa kế 896 hồ sơ; thế chấp 725 hồ sơ;
xoá thế chấp 490 hồ sơ. Giao dịch đăng ký chuyển nhượng quyền sử dụng đất có xu hướng
giảm, điều này cho thấy thị trường bất động sản vẫn trầm lắng. Các giao dịch thế chấp và
xóa thế chấp có xu hướng tăng nhẹ. Các giao dịch về thừa kế, tặng cho cũng có xu hướng
giảm.
Hệ thống hồ sơ địa chính
- Công tác đo đạc lập bản đồ: Đã đo đạc thành lập được 16 mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1/500 của toàn thị trấn trên nền Microstation.
Các giải pháp được đề xuất
- Giải pháp về cơ chế chính sách


- Giải pháp về nhân lực, nhận thức
- Giải pháp về rà soát, phân loại hồ sơ
- Giải pháp về thu hồi, giải quyết các tranh chấp
- Giải pháp về áp dụng công nghệ tin học




×