Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phân tích những nét nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Con cò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.92 KB, 7 trang )

Phân tích những nét nghệ thuật dặc sắc trong bài thơ “Con cò”
1.Mở bài
- Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.
- Khái quát nội dung và đặc biệt nhấn mạnh giá trị nghệ thuât.
1. Thân bài
a. Khái quát: “Con cò” là bài thơ thành công trên rất nhiều phương diện
nghệ thuật.
b. Phân tích:
* LĐ 1: Bài thơ là một khúc ru hiện đại.
- Tuy bài thơ không phải bằng thể thơ lục bát mà bằng thể thơ tự do.
Toàn bài gồm 31 câu được chia làm 3 đoạn. Các câu thơ dài ngắn không
đều nhau. Có dòng thơ hai tiếng, ba tiếng và có dòng thơ chảy đến tám
tiếng. Khổ thơ cũng có cấu tạo không đều. Khổ đầu 20 dòng, khổ 2 14
dòng và khổ 3 có 17 dòng. Như vậy, ta có thể thấy tác giả không hạn
định số chữ trong câu, số câu trong bài. Điều đó chứng to nhà thơ đã xây
dựng bài thơ theo mạch cảm xúc. Nhờ đó, đã tạo ra tính liền mạch và sự
xuyên suốt trong bài thơ.
* LĐ2: Bài thơ chủ yếu sử dụng nhịp hai. Nó trùng với những dòng thơ
có hai âm tiết và ngắt đôi những dòng thơ bốn âm tiết và kết thúc ở các
câu thơ có nhiều âm tiết. Do đó ta thấy toàn bài số lượng âm tiết trong
các câu thơ không ổn định. Nhưng ta vẫn tìm thấy một sự ổn định nhất
quán xuyên suốt bài thơ, tạo cho bài thơ có sự thống nhất từ bên trong,
đó là nhịp hai. Mặc dù nhịp điệu thơ có sự biến đổi và có nhiều câu thơ
lặp lại tạo cho nhịp điệu gần với lời hát ru nhưng chủ yếu vẫn là nhịp
hai.
* LĐ3: Bên cạnh nhịp thở là cách gieo vần khá độc đáo. Các nguyên
âm mở và đóng xen kẽ nhau, kết hợp uyển chuyển tạo cho câu thơ gần
với lời hát ru. Vì vậy các câu thơ mở đầu thường ngắn, lặp lại các cấu
trúc rồi đến câu dài. Âm vang mở ra những liên tưởng xa rộng hoặc suy
ngẫm mang tính triết lí.



* LĐ 4: Nhưng thành công nhất về nghệ thuật của bài thơ là việc vận
dụng hình ảnh con cò trong ca dao. Nhưng đây không phải là sự lặp
lại đơn thuần mà là sự nối tiếp đầy sáng tạo. Hình tượng con cò trong bài
thơ khi là hình ảnh thực, khi là tượng trưng, khi là con, khi là mẹ, khi là
đất trời, khi là cuộc đời, khi là hiện tại, khi là tương lai. Nhưng dù là
biểu tượng nào thì cũng bắt nguồn từ truyền thống và bao trùm lên tất cả
là lòng mẹ thương con, hạnh phúc vì con, mong ước và hi vọng những
điều tốt đẹp sẽ đến với con hôm nay và mai sau. Con cò đã trở thành
hình tượng xuyên suốt và chất liệu chính để dệt nên tứ thơ, bài thơ
+ Hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ.(Đoạn 1)
+Hình ảnh con cò trong đoạn 2, 3: Con cò trở thành người bạn đồng
hành thân thiết gắn bó với con người từ thuở nằm nôi đến lúc trưởng
thành. Cò trở thành biểu tưởng của tình bạn thân thiết gắn bó, biểu tưởng
cho cái đẹp và đặc biệt là biểu tượng cho lòng mẹ, cho sự dìu dắt, nâng
đỡ đầy dịu dàng yêu thương của mẹ.
+ Hình ảnh con cò ở đoạn 3: Nhấn mạnh ở nghĩa biểu tượng cho tấm
lòng người mẹ lúc nào cũng bên con. Từ hình ảnh con cò nhà thơ đã
khái quát thành quy luật tình cảm, tạo cho bài thơ có tính suy tưởng triết
lí sâu sắc.
* LĐ 5: Một yếu tố khác góp phần tạo nên giá trị của bài thơ là không
gian nghệ thuật. Từ không gian có giới hạn ngày càng rộng dần đến
không gian tâm tưởng vừa bao la, vừa sâu thẳm như chính lời ru cất lên
từ trái tim của người mẹ.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
* LĐ 6: Giọng thơ cũng là yếu tố làm nên thành công của bài thơ. Ở
toàn bài, giọng thơ có sự biến đổi linh hoạt. Khi thì thầm tâm sự, khi đau
buồn thiết tha, khi tình cảm dâng trào, khi triết lí sâu sắc…
c. Đánh giá nâng cao: Có thể nói “Con cò” là một bài thơ hay. Bài thơ

không chỉ làm sâu sắc thêm tình mẹ trong trái tim mọi người mà còn


khiến người đọc rung động trước một hình thức thơ độc đáo đã góp phần
làm nên một khúc ru hiện đại, không chỉ đưa người đọc vào khúc ru êm
ái mà còn khiến người đọc hướng tâm trí vào sự suy ngẫm, triết lí.
3.Kết bài :
- Khẳng định giá trị bai thơ
- Liên hệ bản thân
………………………………………………………..
C. Một số câu hỏi nhỏ:
Câu1: Nhận xét về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ. Các
yếu tố ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng, cảm
xúc của bài thơ?
Nghệ thuật của bài thơ:
- Thể thơ tự do nhiều câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ nên cảm
xúc được thể hiện một cách linh hoạt.
- Cấu trúc các đoạn thường bắt đầu bằng những câu thơ ngắn, nhiều
chỗ có cấu trúc giống nhau, có chỗ cấu trúc lặp lại hoàn toàn gợi âm
điệu của lời ru.
- Giọng điệu suy ngẫm có cả tính triết lý làm cho bài thơ không chỉ
cuốn người đọc vào điệu ru êm ái, mà hướng nhiều hơn vào sự suy
ngẫm, phát hiện.
- Sáng tạo hình ảnh thiên về ý nghĩa biểu tượng nhưng cũng rất gần
gũi, quen thuộc mà vẫn có khả năng hàm chứa ý nghĩa mới. Hình ảnh
con cò được phát triển, mở rộng qua mỗi khổ nhưng vẫn giữ được tính
liên kết, thống nhất.
- Bài thơ thành công trong việc vận dụng sáng tạo ca dao, có những
câu thơ đúc kết được những suy nghĩ sâu xa.
Câu 2: Đối chiếu hai bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên

lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ “Con cò” của Chế Lan
Viên, chỉ ra cách vận dụng lời ru ở mỗi bài thơ?


- Bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” tác giả Nguyễn
Khoa Điềm vừa trò chuyện với em bé với giọng điệu gần như lời ru, lại
có những lời ru trực tiếp từ người mẹ. Khúc hát ru ở bài thơ ấy biểu hiện
sự thống nhất giữa tình yêu con với tình yêu cách mạng, với lòng yêu
nước và ý chí chiến đấu.
- Bài thơ “Con cò” tác giả Chế Lan Viên gợi lại điệu hát ru trong ca
dao -> ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống mỗi con
người.
Câu 3: Chép chính xác đoạn thơ thứ 3 của bài thơ “Con cò”. Trình
bày cảm nhận của em về đoạn thơ “Dù ở gần con…theo con”.
Gợi ý:
- Đến đoạn 3: nhịp thơ thay đổi như dồn dập hẳn lên trong những câu
thơ ngắn giống như lời dặn dò của mẹ, hình ảnh con cò trong đoạn thơ
như được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc
nào cũng ở bên con suốt cuộc đời.
- Lời dặn giản dị mộc mạc mà hàm nghĩa sâu xa. Dưới hình thức thơ
tự do, nhà thơ như dựng lên cả một bầu trời yêu thương bao la mà đặc
điểm của nó là không gian và thời gian không giới hạn. Lên rừng –
xuống biển – hai chiều không gian gợi ấn tượng về những khó khăn của
cuộc đời. Không gian nghệ thuật ấy của bài thơ cũng góp phần biểu hiện
sự phát triển của tứ thơ, của tình cảm và hành động của nhân vật trữ
tình. Từ không gian có giới hạn ngày càng rộng dần thêm đến một không
gian tâm tưởng vừa bao la vừa sâu thẳm như chính lời ru hát lên từ trái
tim của mẹ:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con

Tấm lòng người mẹ muôn đời vẫn vậy, vượt ra ngoài mọi khoảng
cách không gian, thời gian. Đó là quy luật bất biến và vĩnh hằng của mọi
tấm lòng người mẹ trên đời mà nhà thơ đã khái quát, đúc kết trong câu


thơ đậm chất suy tưởng và triết lý. Sự lặp lại liên tục của những từ ngữ
“dù gần con, dù xa con” như láy đi láy lại cảm xúc thương yêu đang trào
dâng trong tâm hồn mẹ. Tình yêu thương của mẹ luôn “vẫn”, “sẽ”,
“mãi” bên con cho dù con lớn lên, đi xa, trưởng thành trong đời, cho dù
có thể một ngày nào đó mẹ không còn có mặt trên đời.
Câu 4: Em có biết câu thơ, văn nào nói về mẹ nữa không? Hãy
chép lại 2 câu mà em thích (ghi rõ trích ở đâu).
Con là mầm đất tươi thơm
Đôi tay mẹ bế, mẹ bồng
Như con sóng chờ nặng dòng phù sa
(Hát ru – Vũ Quần Phương)
Câu 5 : Phân tích hai câu thơ mang triết lí của bài thơ “Con cò”
Con dù làn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
“Con cò” là bài thơ hay, thành công trên nhiều phương diện. Bài thơ
là một khúc ru hiện đại, không chỉ cuốn người đọc vào những lời ru êm
đềm mà còn hướng họ đến sự suy ngẫm, phát hiện bởi tính suy tưởng,
triết lí. Đặc biệt có những câu thơ có giá trị đúc kết một chân lí, một quy
luật :
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn thương con
Câu thơ được thể hiện dưới hình thức lời của cò mẹ nói với cò con.
Trong quan niệm và suy nghĩ của mẹ. Dưới cái nhìn đầy yêu thương của
mẹ, thì dù con có khôn lớn trưởng thành đến đâu thì con vẫn luôn bé
bỏng, vẫn cần có được sự nâng đỡ, dìu dắt đầy yêu thương của mẹ. Đối

với mẹ, lúc nào con cũng đáng yêu. Câu thơ dùng cặp từ “Dù … vẫn là”
để kết nối hai vế làm tăng giá trị khẳng định cho ý thơ.
Đến câu thơ thứ hai, ý thơ càng được khẳng định hơn. Điệp từ “vẫn”
được nhắc lại để nhấn mạnh thêm trong suy nghĩ của mẹ, dù mẹ có xa


con, dù thời gian có trôi chảy hế nào thì “ lòng mẹ vẫn theo con”. Lời
thơ là tiếng nói giãi bày tình cảm của lòng mẹ. Đó là tình cảm yêu
thương, chở che, ôm ấp, nâng đỡ của mẹ trong suốt chặng đường đời.
Bằng nghệ thuật nhân hóa để cò mẹ nói với cò con, câu thơ không
chỉ sinh động mà còn giúp người đọc thấm thía hơn tình cảm của cò mẹ
hay chính là tấm lòng của những người mẹ, những người phụ nữ trong
cuộc đời. Có gì cao hơn núi, có gì sâu hơn biển, và có gì bao la bằng
lòng mẹ thương con ? Hai câu thơ đã đúc kết thành một chân lí, một quy
luật của tình cảm trong trái tim người mẹ: Tình mẹ mãi mãi dạt dào và
có ý nghĩa lớn lao với cuộc đời mỗi con người. Đó là tình cảm vĩnh
hằng, sâu sắc và vô cùng rộng lớn.
Như vậy chỉ qua hai câu thơ, Chế Lan Viên đã nói giúp chúng ta
lời ngợi ca tình cảm bao la thiêng liêng sâu nặng của người mẹ. Câu thơ
như khiến ta nghe được lời yêu thương của mẹ và ta nguyện làm một
cánh cò bay cao, bay xa trong tình yêu vô bờ của mẹ.
*Câu 6: Đọc hai câu thơ sau: “Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn. Con
có mẹ con chơi rồi lại ngủ”.
a. Hai câu thơ trên là lời của ai nói với ai, nhằm mục đích gì?
(lời của mẹ nói với con để bày tỏ tình thương con)
Quan hệ ý nghĩa chủ yếu trong hai câu thơ là quan hệ nào? (Quan hệ
đối lập)
b. Ý nghĩa nào toát lên từ hai câu thơ trên. (Hạnh phúc của con khi có
mẹ).
+ Con cò thật là vất vả, thật là đơn côi, lủi thủi đi kiếm ăn một mình nơi

đồng sâu, đồng cạn.
+ Thế nhưng con có mẹ, nghĩa là con được sống trong tình yêu thương,
trong sự nuôi dưỡng, bế bồng của mẹ nên “chơi rồi lại ngủ”.


-> Ở đây, tác giả đã sử dụng phép đối lập để thấy được con sung sướng,
hạnh phúc như thế nào khi có mẹ. Con thật khác với con cò. Thấp
thoáng trong lời ru của mẹ là những nỗi cực nhọc của cuộc mưu sinh.
Nhưng con không phải sợ vì đã có mẹ luôn ở kề bên. Mẹ là chỗ dựa
đáng tin cậy, là lá chắn che chở suốt đời cho con:
Câu 7: Hình ảnh trong câu thơ: “Con ngủ yên thì cò cũng ngủ. Cánh
của còn hai đứa đắp chung đôi” đẹp và hay như thế nào?
=> Hình ảnh thơ đẹp, lãng mạn, bay bổng. Lời ru của mẹ đưa con vào
giấc ngủ, trong mơ con vẫn thấy hình ảnh con cò. Con có giấc mơ đẹp.
Lời ru của mẹ đã nâng đỡ tâm hồn con. Cánh cò trở thành một hình ảnh
ẩn dụ giàu ý nghĩa.
……………………………………………………………….



×