A/ LỜI MỞ ĐẦU
1, Tính cấp thiết của đề tài.
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng của
cả nước. Nằm trên trục xuyên Á, phía tây kết nối với Nam Lào, Đông Bắc
Campuchia; phía đông giáp các tỉnh có cảng biển lớn, Tây Nguyên còn được đánh
giá là vùng đất giàu tiềm năng, lợi thế để thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Với khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, Tây Nguyên sở hữu
nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng tạo điều kiện thuận lợi
để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm… Đây
là xứ sở của nhiều thác nước, núi rừng huyền bí với bạt ngàn cà phê và cao su.
Những giá trị du lịch xanh Tây Nguyên tập trung chủ yếu ở các vườn quốc gia:
YokDon, Chư Yang Sin (Đắk Lắk); Chư Mom Ray (Kon Tum); Kon Ka Kinh (Gia
Lai); Bidoup - Núi Bà (Lâm Đồng); khu bảo tồn tự nhiên Ngọc Linh (Kon Tum).
Nhiều tiểu vùng ở Tây Nguyên có khí hậu ôn hòa mát mẻ, thích hợp với loại hình
du lịch nghỉ dưỡng, điển hình là thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Nơi đây được ví
như một “Tiểu Paris” với vẻ đẹp mộng mơ và nên thơ, cái lạnh cao nguyên ban
đêm, sương mù buổi sáng và những dải rừng thông bao quanh thành phố. Đến Đà
Lạt, du khách còn có dịp tìm hiểu bộ Mộc bản triều Nguyễn (hiện được bảo quản
tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV) – Di sản Tư liệu thế giới thuộc Chương trình
Ký ức thế giới được UNESCO công nhận.
Tây Nguyên là nơi tập trung sinh sống của 45 dân tộc với bản sắc văn hóa đa dạng,
các di tích lịch sử nghệ thuật có giá trị, các phong tục tập quán đặc sắc. Vùng đất
này còn lưu giữ nhiều pho sử thi truyền miệng, các loại nhạc cụ dân tộc, các lễ hội
đậm chất dân gian. Đời sống, nét văn hóa độc đáo cùng những cảnh vật ở các buôn
làng Tây Nguyên luôn luôn có sức hấp dẫn đối với khách phương xa. Đặc biệt,
việc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là
kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại cũng là một điểm nhấn
đặc sắc thu hút du khách đến với vùng đất này.Là người dân Việt Nam, chúng ta
cần gìn giữ và bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Nguyên và
giới thiệu nền văn hóa đẹp đẽ này đến với bạn bè trên toàn thế giới.Vì thế, nhóm 6
chúng em đã lựa chọn đề tài ‘‘ Phân tích những nét văn hóa đặc trưng cơ bản của
vùng Tây Nguyên.Gìn giữ và bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc vùng
Tây Nguyên có ý nghĩa như thế nào trong quá trình phát triển an ninh-chính trị đối
với từng vùng và đối với quốc gia.Vì sao?’’
2, Mục đích nghiên cứu đề tài.
Nghiên cứu về Tây nguyên và những nét đặc trưng cơ bản của Tây nguyên để thấy
được những nét đẹp đáng tự hào của Tổ quốc Việt Nam nói chung và vùng Tây
Nguyên nói riêng, góp phần quảng bá du lịch Việt và từ đó thấy được ý nghĩa của
việc gìn giữ và bảo tồn những nét văn hóa đó đối với vùng và quốc gia.
3, Đối tượng nghiên cứu.
Những nét đặc trưng cơ bản của vùng Tây Nguyên.
4, Vấn đề nghiên cứu.
- Những nét đặc trưng cơ bản của vùng Tây nguyên.
- Ý nghĩa của việc gìn giữ và bảo tồn những nét văn hóa vùng Tây Nguyên đối với
vùng và quốc gia.
- Vì sao phải gìn giữ và bảo tồn những nét văn hóa vùng Tây Nguyên?
6, Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu về vùng Tây Nguyên từ trước đến nay.
6, Phương pháp nghiên cứu.
- Để xác định mục đích, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài chúng em đã
sử dụng phương pháp hệ thống hóa các lý luận.
- Để làm rõ để tài chúng em đã sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu, so
sánh, thống kê, tổng hợp.
7, Kết cấu nội dung đề tài.
Gồm 3 phần chính.
I, Những nét đặc trưng cơ bản của vùng Tây nguyên.
II, Ý nghĩa và nguyên nhân của việc phải gìn giữ và bảo tồn những nét văn hóa
vùng Tây Nguyên đối với vùng và quốc gia.
III, Ý kiến đóng góp của nhóm.
B/ NỘI DUNG.
I, Những nét đặc trưng cơ bản của Vùng Tây Nguyên.
1, Về tự nhiên.
a, Vị trí địa hình.
Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp
các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận,
phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu
(Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia). Trong khi Kon Tum có biên giới
phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có
chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới
quốc tế. Nếu xét diện tích Tây Nguyên bằng tổng diện tích của 5 tỉnh ở đây, thì
vùng Tây Nguyên rộng 54.641,0 km².[1]
Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao
nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500 m, cao nguyên
Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800 m, cao nguyên
M'Drăk cao khoảng 500 m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500 m, Mơ
Nông cao khoảng 800–1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500 m và cao
nguyên Di Linh cao khoảng 900–1000 m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao
bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn Nam).
Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng
khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai, trước
là một tỉnh), Trung Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông),
Nam Tây Nguyên (tương ứng với tỉnh Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao
thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam.
Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với
mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao,
hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển tại đây. Cà phê
là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng
trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. Và đang tiến hành khai thác Bô xít.
Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh
vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng
du lịch lớn, Tây nguyên có thể coi là mái nhà của miền trung, có chức năng phòng
hộ rất lớn. Tuy nhiên, nạn phá rừng, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và khai thác
lâm sản bừa bãi chưa ngăn chận được tại đây có thể dẫn đến nguy cơ làm nghèo
kiệt rừng và thay đổi môi trường sinh thái.
b, Địa hình.
Ở về phía Tây của dãy Trường Sơn, bề mặt địa hình dốc thoải dần từ Đông sang
Tây, đón gió Tây nhưng ngăn chặn gió Đông Nam thổi vào. Địa hình chia cắt phức
tạp có tính phân bậc rõ ràng, bao gồm:
+ Địa hình cao nguyên là địa hình đặc trưng nhất của vùng, tạo lên bề mặt của
vùng. Dạng địa hình này thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp với qui mô lớn.
+ Địa hình vùng núi.
+ Địa hình thung lũng chiếm diện tích không lớn; chủ yếu phát triển cây lương
thực, thực phẩm và nuôi cá nước ngọt.
c, Đất đai.
Đất đai được coi là tài nguyên cơ bản của vùng, thuận lợi cho phát triển nông lâm
nghiệp. Diện tích đất chủ yếu là đất đỏ bazan, tầng phong hoá dày, địa hình lượn
sóng nhẹ tạo thành các cao nguyên đất đỏ như cao nguyên Buôn Ma Thuột, Plâycu,
Đăk Nông, Kon Tum chiếm diện tích khoảng 1 triệu ha, thích hợp với nhiều loại
cây trồng, đặc biệt là cây cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, điều và rừng; Đất đỏ vàng
diện tích khoảng 1,8 triệu ha, kém màu mỡ hơn đất đỏ bazan nhưng giữ ẩm tốt và
tơi xốp nên thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ngoài ra còn có đất xám phân bố
trên các sườn đồi thoải phía Tây Nam và trong các thung lũng, đất phù sa ven sông,
thích hợp cho trồng cây lương thực. Tuy nhiên diện tích đất trống đồi núi trọc
chiếm tới 1,4 triệu ha và đang bị thoái hoá nghiêm trọng (đất bazan thoái hoá tới
71,7%; diện tích đất bị thoái hoá nặng chiếm tới 20%).
d. Khí hậu.
- Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, có 1 mùa khô kéo dài
tạo điều kiện để phơi sấy và bảo quản sản phẩm.
- Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao 400-500m, khí hậu khô nóng thích hợp cho
việc trồng các loại cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, các cao nguyên có độ cao
trên 1000 m thích hợp phát triển cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.
- Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa:
mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó
tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nên
trong khi ở các cao nguyên cao 400–500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều,
riêng cao nguyên cao trên 1000 m (như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm,
đặc điểm của khí hậu núi cao.
- Tây Nguyên gồm nhiều tiểu vùng, nhưng phổ biến là khí hậu nhiệt đới gió mùa
cao nguyên và chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng
4 năm sau, khí hậu khô và lạnh, độ ẩm thấp, thường có gió cao nguyên từ cấp 4
đến cấp 6. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm và dịu mát, rất thuận lợi
cho các loại cây trồng phát triển. Nhiệt độ trung bình hàng năm 240C; lượng ánh
sáng dồi dào, cường độ ổn định. Tổng lượng bức xạ mặt trời trung bình hàng năm
240-250 kcal/cm2. Số giờ nắng trung bình 2.200-2.700 giờ/năm. Biên độ dao động
nhiệt giữa ngày và đêm khá lớn (mùa khô biên độ từ 15-200C, mùa mưa biên độ từ
10-150C). Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.900-2.000mm, tập trung chủ
yếu trong mùa mưa.
e, Tài nguyên.
Rừng: Tây nguyên là một trong những vùng có tính đa dạng sinh học rất cao của
Việt Nam. Rừng Tây Nguyên giàu về trữ lượng, đa dạng về chủng loại Trữ lượng
rừng gỗ chiếm tới 45% tổng trữ lượng rừng gỗ của cả nước. Diện tích rừng Tây
Nguyên là 3.015,5 nghìn ha chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước. Các cây dược
liệu quí được tìm thấy ở đây như sâm bổ chỉnh, sa nhân, địa liền, thiên niên kiện,
hà thủ ô trắng, và các cây thuốc quí có thể trồng được ở đây như atisô, bạch truật,
tô mộc, xuyên khung…Hệ động vật hoang dã cũng rất phong phú có ý nghĩa kinh
tế và khoa học. Có tới 32 loài động vật quí hiếm như voi, bò tót, trâu rừng, hổ, gấu,
công, gà lôi
Nước: Tây Nguyên có 4 hệ thống sông chính: Thượng sông Xê Xan, thượng sông
Srêpok, thượng sông Ba và sông Đồng Nai. Tổng lưu lượng nước mặt là 50 tỷ mét
khối. Chế độ dòng chảy chịu tác động của khí hậu. Nguồn nước ngầm tương đối
lớn nhưng nằm sâu, giếng khoan trên 100 mét.
Khoáng sản:
- Chủng loại khoáng sản ít. Đáng kể nhất là quặng bôxit với trữ lượng dự báo
khoảng 10 tỷ tấn, chiếm 90% trữ lượng bôxit cả nước, phân bố chủ yếu ở Đắc
Nông, Gia Lai Kon Tum. Việc khai thác quặng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất
nông nghiệp và lâm nghiệp của vùng.
- Vàng có 21 điểm vàng trữ lượng khoảng 8,82 tấn phân bố ở Kon Tum, Gia Lai.
Ngoài ra còn các loại đá quí, các mỏ sét gạch ngói phân bố ở Chưsê - Gia Lai và
Bản Đôn - Đắc Lắc, than bùn và than nâu phân bố ở Biển Hồ, làng Bua, làng Vệ -
Gia Lai, Chư Đăng - Đắc Lắc.
2, Về xã hội.
a, Dân cư.
Thời Pháp thuộc người Kinh bị hạn chế lên vùng Cao nguyên nên các bộ tộc người
Thượng sinh hoạt trong xã hội truyền thống. Mãi đến giữa thế kỷ 20 sau cuộc di cư
năm 1954 thì số người Kinh mới tăng dần. Trong số gần một triệu dân di cư từ
miền Bắc thì chính phủ Quốc gia Việt Nam đưa lên miền cao nguyên 54.551
người, đa số tập trung ở Đà Lạt và Lâm Đồng.
Từ đó nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Việt (Kinh) ở Tây
Nguyên như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông Chính quyền
Việt Nam Cộng hòa gọi chung những dân tộc này là "đồng bào sắc tộc" hoặc
"người Thượng"; "Thượng" có nghĩa là ở trên, "người Thượng" là người ở miền
cao hay miền núi, một cách gọi đặc trưng để chỉ những sắc dân sinh sống trên cao
nguyên miền Trung. Danh từ này mới phổ biến từ đó thay cho từ ngữ miệt thị cũ là
"mọi".
Tính đến năm 1976, dân số Tây Nguyên là 1.225.000 người, gồm 18 dân tộc,
trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 853.820 người (chiếm 69,7% dân số). Năm
1993 dân số Tây Nguyên là 2.376.854 người, gồm 35 dân tộc, trong đó đồng bào
dân tộc thiểu số là 1.050.569 người (chiếm 44,2% dân số). Năm 2004 dân số Tây
Nguyên là 4.668.142 người, gồm 46 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là
1.181.337 người (chiếm 25,3% dân số). Riêng tỉnh Đắc Lắc, từ 350.000 người
(1995) tăng lên 1.776.331 người (1999), trong 4 năm tăng 485%. Kết quả này, một
phần do gia tăng dân số tự nhiên và phần lớn do gia tăng cơ học: di dân đến Tây
nguyên theo 2 luồng di dân kế hoạch và di dân tự do. Người dân tộc đang trở thành
thiểu số trên chính quê hương của họ. Sự gia tăng gấp 4 lần dân số và nạn nghèo
đói, kém phát triển và hủy diệt tài nguyên thiên nhiên (gần đây, mỗi năm vẫn có tới
gần một nghìn héc-ta rừng tiếp tục bị phá) đang là những vấn nạn tại Tây Nguyên
và thường xuyên dẫn đến xung đột. Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2011 dân số
Tây Nguyên (gồm 05 tỉnh) là 5.278.679 người, 6% chiếm dân số cả nước. Hiện
nay, nếu tính cả những di dân tự do không đăng ký cư trú với cơ quan chính quyền
ước lượng dân số Tây Nguyên thực tế vào khoảng 5,5 đến 6 triệu người.
Nhưng hiện nay, các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên không còn cư trú theo lãnh thổ
tộc người riêng biệt mà sinh sống xen kẽ, đan xen nhau, có sự giao lưu về văn hóa
với người Kinh và các DTTS từ miền Trung, miền Bắc đến sinh cơ lập nghiệp.
Trong quá trình chung sống cận kề, các cộng đồng dân cư tuy thuộc nhiều nhóm
ngôn ngữ khác nhau nhưng cơ bản có sự hoà hợp, đoàn kết, không phân biệt giữa
người tại chỗ và nơi khác đến, cùng “chung lưng đấu cật” xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Trước đây, đơn vị tổ chức xã hội cao nhất của các dân tộc Tây Nguyên là buôn
làng (buôn, bon, plây…) mang dấu ấn của công xã thị tộc. Các buôn, làng của
đồng bào sinh hoạt cộng đồng bền chặt, ý thức tập thể rất cao; đất đai, núi rừng,
nguồn nước là sở hữu chung; mọi hoạt động sản xuất và xã hội đều tuân thủ luật lệ,
phong tục của buôn làng. Thành tố hợp thành buôn làng của đa số các dân tộc là
đại gia đình mẫu hệ, người phụ nữ cao tuổi có uy tín nhất cai quản; phần lớn theo
chế độ hôn nhân lưỡng hợp, một vợ một chồng, con gái cưới chồng và con mang
họ mẹ. Một số dân tộc theo chế độ phụ hệ.
b. Sinh hoạt.
Sản xuất chính của đồng bào là làm nương rẫy và khai thác đất theo chế độ luân
canh; sản xuất thô sơ, chủ yếu dựa vào thiên nhiên; cây lương thực chính là lúa tẻ,
ngoài ra còn có ngô, khoai, sắn làm lương thực phụ và chăn nuôi, nấu rượu Việc
chăn nuôi gia súc, gia cầm như: trâu, bò, heo, gà chủ yếu dùng vào việc cúng tế.
Đồng bào cũng có các nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như dệt vải, rèn, mộc,
làm nhà, làm thuyền độc mộc, đan lát các dụng cụ gia đình bằng mây, tre,… Hiện
những nghề này đang từng bước được phục hồi để tạo việc làm, tăng thu nhập,
đồng thời bảo tồn những giá trị truyền thống.
Mùa lễ hội Tây Nguyên kéo dài suốt mấy tháng 1,2,3 dương lịch. Hầu như không
gian không mấy lúc vắng tiếng chiêng cồng “Ninh Nơng ! Ninh Nơng !”. Có lẽ vì
vậy hai từ tượng thanh này được đùng để chỉ những tháng hoạt động văn hóa dân
tộc với mật độ cao: “Tháng Ninh Nơng”. Mùa ấy, lúa rẫy đã tuốt xong và đã đón
kho và đã đón kho. Dẫu chợ chưa dồi dào, nhưng dù sao thì thóc có đó, chẳng lo gì
cái đói rình rập. Con người bắt đầu có mối quan hệ với thiên nhiên, với tổ tiên.
Con người muốn cảm ơn, trả ơn, chia phần cho những lực lượng vô hình đã phù hộ
cho họ một năm mưa thuận giá hòa, người yên vật thịnh đồng thời họ cũng nhắc
nhở chúng rằng họ không quên công lao của chúng, rằng vì thế chúng có nhiệm vụ
phải tiếp tục giúp đỡ họ vào năm tới, sở dĩ có chuyện giao nhiệm vụ như thế là vì
mối quan hệ giữa người với các thần linh khá bình đẳng. nó phản ánh tinh thần dân
chủ thời bộ lạc còn được bảo lưu và phát triển trong cộng đồng công xã các dân tộc
Tây Nguyên.
3, Về văn hóa.
a, Nhà ở.
Từ lâu, nói đến Tây Nguyên là người ta liên tưởng ngay đến sừng sững nhà rông
như một biểu trưng của khát vọng, của ý chí và sức mạnh Tây Nguyên. Ngôi nhà
rông luôn uy nghi giữa làng với biết bao bí ẩn đối với người lạ và thành kính
thiêng liêng đối với cư dân trực thuộc. Nhà rông từ lâu đã là một phần hồn của các
dân tộc sống ở Tây Nguyên. Trước hết nó mang ý nghĩa tín ngưỡng, như đình làng
đối với người Kinh. Tất cả việc làng đều được đem ra nhà rông giải quyết.
Người Tây Nguyên quan niệm nhà rông là nơi khí thiêng của đất trời tụ lại để bảo
trợ cho dân làng, vì thế trong mỗi nhà rông đều có một nơi thiêng liêng để thờ các
vật thiêng, nhiều khi chỉ là một con dao, hòn đá, chiếc sừng trâu người lạ không
được xem những vật này, hoặc nếu muốn xem thì phải cúng rất kỹ càng. Trong
những thành tố làm nên bản sắc văn hóa Tây Nguyên thì nhà rông chứa một vai trò
quan trọng. Người ta thường đánh giá sự hùng mạnh trù phú của một làng Tây
Nguyên qua nhà rông. Nhà rông chỉ gắn với làng, không có nhà rông cấp tỉnh cấp
huyện hoặc nhà rông liên làng, là bởi nó gắn với sinh hoạt và tín ngưỡng của một
cộng đồng cư dân nhất định. Xưa kia đã là làng Tây Nguyên là phải có nhà rông,
làng không có nhà rông bị gọi là làng đàn bà. Ngày nay do rất nhiều yếu tố chủ
quan và khách quan, các “làng đàn bà” đang ngày một nhiều, đặc biệt ở các tộc
người phía nam Tây Nguyên. Làng có nhà rông được các làng khác kính trọng,
được “bắt” về làm dâu làm rể làng ấy là ước mơ kiêu hãnh của các chàng trai cô
gái làng khác.
Nhà rông là nơi thiêng liêng nên thường thì phụ nữ không được lên nhà rông, trong
các buổi họp làng hoặc nghi lễ, họ ngồi dưới gầm sàn để dự. Thảng hoặc có làng
làm 2 nhà rông, nhà rông chính là nhà rông đực, còn nhà rông nhỏ gọi là nhà rông
cái cho phụ nữ sinh hoạt, chúng tôi hỏi nhiều người và đều chưa nhận được câu trả
lời thỏa đáng là tại sao ở chế độ mẫu hệ mà nhà rông cái lại nhỏ hơn, lại đóng vai
trò phụ? Trong nhà rông, hai nơi thiêng liêng nhất là nơi thờ vật thiêng và bếp lửa.
Trước sân là cây nêu, nơi hành lễ đâm trâu. Chính tại đây mà các nghi lễ giữa con
người và vũ trụ được tiến hành. Cây nêu cao vút cùng với mái nhà rông kiêu dũng
như một lưỡi rìu lộn ngược tạc vào trời xanh như khát vọng, như một chứng tích
của con người trước thiên nhiên hùng vĩ. Điều đặc biệt trong việc làm nhà rông là
nghệ nhân không cần thiết kế, không cần bản vẽ, dụng cụ để hành nghề chỉ là rìu
và rựa, và vật liệu chỉ là gỗ, tranh, tre lấy từ trong rừng, không có bóng dáng của
đinh, dây thép, bê tông của đời sống văn minh thế mà vững chãi, mà trường tồn
trong thời gian và lịch sử cả vật chất và tinh thần, như sự bảo chứng cho khí phách,
sự tài hoa và lòng nhân ái của con người trước tự nhiên đầy bất trắc và khôn lường.
b. Món ăn
1. Canh cà đắng
Người dân tộc Tây Nguyên – Đắk Lắk, Đắk Nông thường dùng cà đắng chế biến
món ăn trong các bữa cơm để phòng và chữa bệnh thống phong, thấp khớp hay đau
nhức. Cây cà đắng mọc hoang trên nương rẫy rồi được trồng nhiều trong vườn, hầu
như nhà của người Ê Đê nào cũng có trồng cà đắng. Cây có gai, có trái quanh năm,
có loại ít và loại nhiều gai; càng nhiều gai cà càng đắng, đắng như khổ qua.
Cách nấu dân dã của người Ê Đê ngon một cách bất ngờ. Đầu cá trích khô cho vào
cối giã nát, khử hành hay tỏi với một ít dầu, đưa bột đầu cá trích vào xào sơ – dậy
thơm nhờ tinh dầu cá trích có nhiều trên đầu. Đổ nước vào nấu canh, sôi lên, cho
cà xắt khoanh hay bổ như múi cam vào. Khi cà mềm, chắt nước cơm cho vào nồi
canh để nước có độ sền sệt, làm tô canh thơm lạ cùng với vị ngọt, đắng nhẫn nhẫn
của cà
2. Măng nướng xào "vêch" bò
Bạn đã nghe đến măng xào, măng luộc, măng chua, măng khô và những món được
chế biến từ chúng. Nhưng chắc ít ai biết đến món măng thui hay măng nướng. Đây
là một món ăn đặc sản ở xã Ea Sol, huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk.
Một số người có thể không thích cái mùi của vêch (lòng phèo) bò, nên món này
khá là khó nuốt, nhưng đã là người con của Ê Đê phải biết ăn vêch. Món vêch xào
măng nướng chỉ dùng trong bữa ăn sáng, chiều của người dân. Nó có vị hơi đắng
nơi đầu lưỡi của vêch bò, sau đó là vị ngọt thanh của măng rừng, vị cay của ớt.
Măng có mùi vị rất thơm, không như măng luộc.
Mùa nào thức đấy, nhưng phải đợi mùa mưa, măng le rừng mọc mới nấu món đó
được, chứ mua măng ở chợ nấu không ngon. Nếu phải làm để đãi khách thì có thể
dùng tạm măng m’ô để nấu vêch bò. Tuy măng m’ô cũng mềm và ngọt nhưng món
măng nướng này phải là măng alê mọc tự nhiên ở rừng mới ngọt thơm và dai,
không bị nhão.
Để làm món ăn này, đầu tiên đặt những cây măng lên bếp lửa nướng trên lửa to,
cho cháy lớp áo măng bên ngoài, rồi khơi than cho lửa liu riu, chờ măng chín, để
nguội, bóc sạch sẽ áo măng, rửa lại rồi mới xắt nhỏ ra. Dùng vêch đã khô, cứng,
vắt lấy chất dịch màu xanh đen hơi, đặc quánh trong đó ra chiếc chén con. Đặt
chiếc chảo bự nhất lên bếp lửa cháy đỏ, giã nát một nắm củ nén và ớt chuột rồi rồi
phi thơm, sau đó cho măng vào xào cho nóng, gia vị chỉ cần muối và mì chính là
đủ. Món này phải cay mới ngon. Măng đã được nướng chín nên chỉ xào sơ qua cho
nóng là có thể cho vêch vào chung. Trong khi xào phải đảo đều tay và liên tục để
vêch không bị khô và dính vào đáy chảo.
3. Cá tiến vua
Trên bàn tiệc, món rau rừng còn được bỏ vào lẩu cá, đa phần là những loài cá đánh
bắt được từ sông Sê San. Dòng sông hùng vĩ, lắm thác ghềnh này ngoài khả năng
thủy điện còn chứa trong lòng những loài thủy sản quý hiếm như cá sọc dưa, cá
lăng, cá chiên, thậm chí cả loài cá anh vũ.
Nhìn thấy cá anh vũ trong thực đơn, thực khách khấp khởi, vừa mừng lại vừa lo.
Mừng vì có người ngược ra tận vùng Việt Trì, Phú Thọ, sẵn sàng bỏ cả triệu đồng
cho một đĩa cá anh vũ mà đâu có cơ may thưởng thức, còn lo vì giữa đại ngàn mà
có cá anh vũ chễm chệ trong thực đơn thì chắc đó là… đồ nhái!
Theo mô tả của người am hiểu về cá ở xứ này, cá anh vũ có dáng dấp khá giống cá
trôi, nhưng vảy có sắc óng ánh, phần đầu thuôn và đặc biệt là cặp môi hình tam
giác rất dày (có nơi còn gọi là cá lợn). Xin chủ quán cho ngắm mặt mày con cá
này, chủ quán đành lắc đầu phân bua rằng thường trong ngày chỉ có một con, mà
đã chế biến sơ rồi, có muốn xem cũng chịu.
Cả thành phố Pleiku chỉ có đôi ba quán có bán loài cá này. Những ngư dân dọc
sông Sê San thường chặn bắt cá anh vũ ở vùng nước trong, nhiều hang hốc, chủ
yếu ở khu vực thủy điện Ialy.
4. Lẩu lá rừng
Ai từng ghé thăm phố núi Pleiku chắc đã được thưởng thức nhiều món ngon vật lạ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội để nếm thử món lẩu lá rừng hấp dẫn.
Bạn có thể dễ dàng tìm mua và thưởng thức những món ăn dân dã nơi đây, tuy
nhiên, bạn sẽ không dễ dàng để được thưởng thức món lẩu lá rừng vì có rất ít nơi
bán món ăn này. Và nếu có may mắn được thưởng thức món ăn này trong những
nhà hàng, quán ăn thì cũng không thể hấp dẫn bằng việc thưởng thức nó ngay giữa
núi rừng Tây Nguyên bạt ngàn.
Món lẩu lá rừng này được chế biến đầu tiên bởi những người dân tộc Ê Đê nơi đây,
khi cuộc sống còn nhiều khó khăn, để có thức ăn nuôi sống hằng ngày, người Ê đê
phải vào rừng để hái những loại lá khác nhau về nấu canh. Trải qua thời gian, lẩu
lá rừng đã trở thành món đặc sản của người dân tộc bản địa.
Thưởng thức kèm với thịt heo rừng hấp, hay những món ăn dân dã khác sẽ giúp
bạn cảm nhận hết hương vị của vùng đất cao nguyên hoang sơ. Vị cay nồng của lá
cây tươi, kèm theo chút vị ngọt của các loại gia vị sẽ là thứ khiến bạn không bao
giờ quên được khi đã một lần thưởng thức lẩu lá rừng.
5. Heo rẫy nướng
Heo rẫy là loại heo đồng bào nuôi kiểu chăn thả tự nhiên. Khi ả heo nào đó rời
buôn mấy ngày, chủ nhân của nó lại biết chắc hơn ba tháng nữa nó sẽ trở về cùng
với đàn con lai heo rừng bờm dựng đen trũi. Heo rừng da dày, heo rẫy da mỏng
nhưng rất ít mỡ, thịt mềm ngọt chắc, giá đắt gấp rưỡi thịt "heo phổ thông" nuôi mổ
chất đầy các sạp chợ.
Hai món heo nướng cao nguyên và heo nướng muối ớt đều tỏa mùi thơm gốc rễ vì
có chung mấy loại gia vị tẩm ướp cơ bản: củ nén, ngò gai, gốc mùi, sả, ớt. Món
nướng cao nguyên thì chặt nhỏ xiên tre, món nướng muối ớt thì nướng nguyên con
dùng dao xẻo tại bàn. Bí quyết heo nướng để lâu vẫn óng ả giòn thơm là dùng sô-
đa đánh tan mạch nha và nước cốt chanh, phết nhiều lớp lên da, quay đều trên bếp
than hồng.
6. Bò một nắng nướng
Thị trấn Củng Sơn (Phú Yên) là nơi sản sinh ra loại bò một nắng này. Ngày nay bò
một nắng đã trở thành đặc sản phổ biến không chỉ ở Phú Yên mà còn ở các tỉnh
Tây Nguyên. Tên gọi của bò một nắng bắt nguồn từ cách chế biến. Món ăn được
làm từ thịt bò tươi, thái thành từng miếng mỏng, ướp sơ qua với các loại gia vị,
đem phơi ngoài nắng trong một ngày nên có tên gọi là bò một nắng. Sau đó đóng
vào bao cất giữ, khi ăn chỉ cần lấy ra nướng chín trên bếp than hồng và thưởng
thức với muối kiến vàng của người dân tộc.
Bò sau khi nướng chín, được cho lên thớt, dùng chày đập nhẹ cho miếng bò mềm,
xé thành từng miếng nhỏ. Bò một nắng được ăn kèm với dưa leo, chuối chát, các
loại rau thơm và thức chấm. Thức chấm của món ăn này rất phong phú, có thể là
tương ớt, muối ớt chanh nhưng độc đáo và ngon miệng hơn cả phải là muối kiến
vàng của người dân tộc.
7. Cơm Lam Tây Nguyên
Đã bao giờ bạn được ăn cơm lam Tây Nguyên chưa? Loại cơm được nấu trong ống
nứa non thơm lừng và quyến rũ…
Cơm Lam được coi là món ăn của núi của rừng bởi chắt lọc trong đó vị ngọt của
dòng suối mát trong đầu rừng và hương thơm của rừng tre nứa xanh ngút đầu
non…
Bắt đầu từ những chuyến đi dài ngày của người đàn ông với ống gạo mang theo,
dao quắm và đánh lửa cùng ống nứa sẵn trong rừng nhưng theo bước chân những
người khách du lịch, cơm Lam đã trở thành món ăn đặc sản, làm say lòng du
khách.
Nhiều vùng đất coi cơm Lam như món ăn truyền thống không thể thiếu trong mỗi
dịp lễ hội, nhưng phải kể đến cơm lam Tây Nguyên, Cao Bằng và Thanh Hóa gắn
với người dân tộc Tày, Nùng, Mường, Dao Thái…Đặc biệt, Vùng Tam Kim, Bắc
Hợp thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) được tiếng là cơm Lam ngon hơn
nhiều vùng khác. Vùng này còn có thứ gạo ngon nổi tiếng, người Tày gọi là gạo
Khẩu lùm phua, có nghĩa là thứ gạo ăn ngon đến nỗi người đàn bà có thể quên cả
phần chồng! Một cách ví von để khẳng định sự thơm ngon của loại gạo này.
Để làm được cơm Lam ngon đòi hỏi một sự tỷ mỉ đến từng chi tiết. Đầu tiên phải
chọn cây nứa ngô còn non, chặt lấy gióng lưng chừng nứa rồi phạt đi đầu mặt,
dung lá nút lại, chất củi xung quanh đốt cho sôi. Gạo nếp làm cơm Lam phải chọn
loại nếp trắng, dẻo, thơm, tốt nhất là “khảu tan” (nếp tan), rồi ngâm gạo, vo sạch,
rắc ít muối trộn đều rồi cho vào ống lam, cùng với dòng nước suối trong vắt chảy
trong rừng sẽ tạo nên một cơm Lam hương vị đặc biệt của núi rừng, có thể làm say
lòng bất cứ người thưởng thức nào.
Khi cơm chín, chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài ống cơm thật khéo léo cho đến khi
bao bọc phần ruột cơm chỉ là một lớp nứa mỏng. Xắt mỗi ống ra thành năm hay
bảy khúc. Khi ăn chỉ cần bóc bỏ lớp nứa bên ngoài.
8. Rượu cần
Những ai đã từng đến với đại ngàn mênh mông của rừng núi Tây Nguyên mới
thấm thía hết chất men say của núi qua chóe rượu cần của đồng bào dân tộc nơi
đây. Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở nơi
nào trong nước cũng như các quốc gia khác trên thế giới.
Rượu cần Tây Nguyên - văn hóa uống có một không hai, mang đậm đà phong
cách, bản sắc dân tộc Việt Nam suốt bao đời nay.
Các chất liệu làm nên rượu cần Tây Nguyên không phải là những thứ cao sang cầu
kỳ. Tất cả đều là sản vật của đất và nước, núi và rừng Tây Nguyên. Đó là gạo nếp,
bắp, mỳ, khoai hòa quyện với chất men được cất lên từ tinh túy của một số lá
cây, rễ cây rừng quý. Người Bana gọi rễ cây đó là Hiam. Rễ cây này cùng với
gừng, ớt được giã nhỏ, trộn với gạo rồi được viên thành viên nhỏ. Hoặc lấy rễ dây
men, loại dây có gai bò trên mặt đất giống như dây trầu, đem phơi khô, giã nhỏ củ
riềng hoặc củ gừng rồi cũng viên thành từng viên lớn như trứng gà so. Mỗi chóe
chỉ bỏ một viên men là đủ. Sau khhi chưng cất, rượu cần còn được hạ thổ, ủ càng
lâu càng thơm ngon. Lúc nào uống chỉ cần đổ thêm nước lã chứ không cần chưng
cất như rượu đế. Rượu cần không quá cay và sốc uống vào thấy êm và ngọt, nó
đem lại cho con người sự thăng hoa, khỏe mạnh, sung mãn và hạnh phúc hòa
quyện. Rượu cần có nhiều loại rượu thóc là lúa mới xay, rửa cho sạch, ngâm rồi
trộn men để bỏ vào chóe. Lấy lá chuối bịt miệng chóe độ năm, sáu hôm là dùng
được. Rượu cơm là rượu làm bằng gạo nấu thành cơm ủ với men; hoặc là trộn đều
bỏ vào chóe; hay bỏ một lớp cơm, một lớp men cũng được. Cơm rượu chỉ vài ba
hôm là nở tràn chóe. Còn rượu kê, bobo, bắp, mỳ cũng làm theo cách trên. Đặc
biệt, nó được bí mật truyền từ người mẹ sang con gái, suốt mấy ngàn năm, với tư
cách là vật thiêng mẫu truyền, chỉ con gái của mẹ được biết, chứ con trai thì không
bao giờ. Chất liệu và men làm rượu được dưỡng trong chóe sành lớn có chạm hoa
văn. Miệng chóe được gắn chặt, đóng thật kín bằng lớp vỏ trấu để giữ nhiệt độ cho
chín rượu.
c. Trang phục
Tây nguyên là vùng đất có nhiều dân tộc sinh sống lâu đời. Mỗi dân tộc lại có
truyền thống văn hóa mang bản sắc riêng. Và trang phục của người tây nguyên
chính là một thành tố làm nên bản sắc ấy.
Tuy nhiên, mỗi dân tộc Tây Nguyên lại có họa tiết hoa văn riêng, cách phối màu,
vị trí khác nhau. Chất liệu vải dệt thủ công từ sợi bông nhuộm đen chắc chắn, thô
ráp, hoa văn sử dụng các màu nguyên, cơ bản, nóng, rực rỡ và đều được bố trí theo
chiều ngang khổ vải.
Các loại vải dệt này được dùng để làm váy, khố, một số dân tộc dùng làm áo,
nhưng có một số dân tộc ở Tây Nguyên không có thói quen mặc áo. Váy của người
phụ nữ Tây Nguyên là những tấm vải dài sát gót, được quấn về một bên hông, có
hoa văn ở cạp váy, gấu váy và phía sau tương ứng với phần mông. Ở cạp váy, phụ
nữ Tây Nguyên còn đeo thêm các vòng cườm, lục lạc bằng đồng để khi di chuyển
tạo ra các âm thanh nghe vui tai; ngoài ra, còn có các đồ trang sức bạc, đồng, ngà
voi, răng thú vật, loại quý hiếm và dữ như: cọp, gấu, lợn rừng và được đeo ở tai
cổ tay, cổ chân. Tấm đồ là những tấm vải lớn có hoa văn ở hai đầu, có thể có tua
hay không có tua, đàn ông dùng khoác ngang người, hoặc đắp khi ngủ, đàn bà
dùng để địu con Khố là những tấm vải hoa văn tinh xảo, có tua sặc sỡ ở hai đầu
gối để mỗi bước đi khố tung lên như những áng mây ngũ sắc. Trước khi có loại vải
dệt, đồng bào Tây Nguyên dùng vỏ cây làm trang phục, nhưng chỉ có một số vỏ
cây làm trang phục, đó là loại vỏ cây có một lớp lụa bền chắc bên trong. Khi lấy
về, các vỏ cây này được mang luộc chín, rồi lột lấy lớp lụa, giặt sạch, vò cho mềm,
sau đó mang phơi khô rồi tước vỏ lua ra như sợi chỉ và đưa vào khung dệt. Nhìn
chung, trang phục cổ truyền của người Tây Nguyên rất độc đáo và có bản sắc đậm
đặc.
e. Văn hóa dân gian
Dân ca
Dân ca Tây nguyên đã có từ lâu đời trên mãnh đất Tây nguyên bao la giàu đẹp. Có
rất nhiều làn điệu dân ca Tây Nguyên như:
Dân ca Ja rai
Giai điệu của dân ca Ja rai thường nồng nàn, mạnh mẽ, sâu đậm, thiết tha, vui buồn
tột cùng, dễ đi sâu vào lòng người. Dân ca Ja rai có các thể loại: hát nói gọi là
Knhă, hát có nhịp điệu gọi là adoh, hát giáo duyên gọi là nhik, hát kể trường ca gọi
là hri.
Dân ca Ba na
Dân ca Ba na có tính chất thiết tha, nồng nàn nhưng không bước đến tột cùng của
tình cảm.
Dân ca ê đê
Cồng chiêng Tây Nguyên
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia
Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc
này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm,
Êđê, Giarai Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên,
là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong
cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.
Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu
đời. Về cội nguồn, có nhà nghiên cứu cho rằng, cồng chiêng là "hậu duệ" của đàn
đá. trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá: cồng đá,
chiêng đá tre, rồi tới thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng Từ thuở sơ khai,
cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín
ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên âm thanh khi ngân nga sâu lắng,
khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng
người, sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên. Tất cả các lễ hội
trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng
cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu . hay trong một buổi nghe khan đều phải
có tiếng cồng. Tiếng chiêng dài hơn đời người, tiếng chiêng nối liền, kết dính
những thế hệ.
Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn
chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng
chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Đã có thời
một chiếc chiêng giá trị bằng hai con voi hoặc 20 con trâu. Vào những ngày hội,
hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu
cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không
gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi,
những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.
Cồng chiêng đã đi vào sử thi Tây Nguyên như để khẳng định tính trường tồn của
loại nhạc cụ này: “Hãy đánh những chiêng âm thanh nhất, những chiêng kêu trầm
nhất. Đánh nhè nhẹ cho gió đưa xuống đất. Đánh cho tiếng chiêng vang xa khắp
xứ. Đánh cho tiếng chiêng luồn qua sàn lan đi xa. Đánh cho tiếng chiêng vượt qua
nhà vọng lên trời. Đánh cho khỉ trên cây cũng quên bám chặt vào cành đến phải
ngã xuống đất. Đánh cho ma quỷ mê mải nghe đến quên làm hại con người. Đánh
cho chuột sóc quên đào hang, cho rắn nằm ngay đơ, cho thỏ phải giật mình, cho
hươu nai đứng nghe quên ăn cỏ, cho tất cả chỉ còn lắng nghe tiếng chiêng của Đam
San ”.
Tồn tại trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ đã hàng ngàn đời nay, nghệ thuật cồng
chiêng ở đây đã phát triển đến một trình độ cao. Cồng chiêng Tây Nguyên rất đa
dạng, phong phú.
Âm nhạc của cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện trình độ điêu luyện của người chơi
trong việc áp dụng những kỹ năng đánh chiêng và kỹ năng chế tác. Từ việc chỉnh
chiêng đến biên chế thành dàn nhạc, cách chơi, cách trình diễn, những người dân
dẫu không qua trường lớp đào tạo vẫn thể hiện được những cách chơi điêu luyện
tuyệt vời. Với người Tây Nguyên, cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng là tài sản
vô giá. Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên không những là một giá trị nghệ thuật
đã từ lâu được khẳng định trong đời sống xã hội mà còn là kết tinh của hồn thiêng
sông núi qua bao thế hệ. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt vật
chất cũng như những giá trị về nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là "tiếng nói" của
con người và của thần linh theo quan niệm "vạn vật hữu linh".
Mỗi một dàn cồng chiêng là tiếng nói tâm linh, tâm hồn của người Tây Nguyên,
để diễn tả những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống lao động và sinh hoạt hàng
ngày của họ. Các tộc người ở Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng theo cách thức
riêng để chơi những bản nhạc của riêng dân tộc mình. Trải qua bao năm tháng,
cồng chiêng đã trở thành nét văn hoá đặc trưng, đầy sức quyến rũ. Cồng chiêng
chính là cuộc sống của người Tây Nguyên. Nghe cồng chiêng thì thấy được cả
không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội Tây Nguyên.
Lễ hội đâm trâu
Hàng năm cứ sau mỗi mùa rẫy bà con dân tộc thiểu số ở các buôn làng thuộc khu
vực Trường Sơn - Tây Nguyên và một số vùng khác lại tổ chức lễ hội thần Ndu và
các vị thần khác nhằm tạ ơn các vị thần đã phù hộ, độ trì cho bà con dân làng trong
một năm qua, bà con làm ăn được mùa, con cháu khoẻ mạnh. Đó chính là lễ “Sa-
rơpu” (ăn trâu ) mà người miền xuôi thường gọi là tết Thượng hay lễ Đâm Trâu
được tổ chức từ tháng 12 cho đến tháng 3 âm lịch.
Đâm trâu - Lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên
Lễ hội đâm trâu là một nét văn hóa của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên thể
hiện rõ nét tinh thần dân tộc và đoàn kết của mọi thành viên trong cộng đồng. Lễ
hội thường được tổ chức ở bãi đất trống trong làng. Đến ngày đầu tiên của lễ hội,
tiếng cồng chiêng, thường là chiêng arap, nổi lên để mời gọi và đón tiếp thần linh
cũng như những người tham dự và hoàn thành các bước chuẩn bị cho lễ hội. Trong
suốt thời gian này, cồng chiêng liên tục nổi lên để khuấy động không khí.
Để chuẩn bị cho tục đâm trâu, những thanh niên trai trẻ sẽ vào rừng chặt bốn cây to
bằng bắp chân vài thước cao và bốn ngọn lồ ô đem về buôn làng. Sau đó họa khắc
lên các cây và các ngọn lồ ô những hoa văn, họa tiết đặc trưng cho văn hóa tâm
linh, địa hình kỳ bí và tín ngưỡng nơi đây.
Họ dắt một con trâu đắc ý đem buộc chặt vào cột “Gingga” trước sân nhà Rông.
Có một cây lồ ô tượng trưng cho tay thần, cắm cao chính giữa. Trói thêm một con
heo lớn áp sát vào cột để chứng tỏ sự trù phú của buôn làng.
Bắt đầu khai hội thường vào giờ Sửu xế chiều. Những trai làng thành thạo có
nhiệm vụ đánh trống và cồng chiêng. Đầu họ chít khăn đỏ, mặc áo lễ “Blan” hoặc
mặc áo ló chui đầu, không tay, có thêu hoa văn sặc sỡ hai bên vạt áo, đóng khố hoa
“Kteh” và trong tư thế sẵn sàng đợi lệnh trỗi nhạc. Các sơn nữ mặc áo “Phia” –
một kiểu áo lễ của nữ giới, váy hoa “Kteh”, đầu chít khăn trắng tựa sắc lan rừng
đang nở rộ. Mọi người trong buôn làng, từ già trẻ, gái trai xúng xính trong bộ áo
quần mới nhất, trò chuyện líu lo nơi sân nhà Rông.
Chủ trì ngày hội đâm trâu là một già làng, còn gọi là “Riu Yang” (thầy cúng). Riu
Yang đứng nghiêm trang bên cột đang buộc con trâu, sau lưng ông là nam thanh nữ
tú, ban nhạc cồng chiêng.
Sau khi mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng, thầy cúng khấn: Cầu xin thần trời – thần
nước – thần núi- thần sông suối hãy đến đây chứng kiến ngày hội đâm trâu của dân
làng. Cầu xin các thần linh thiêng hãy phù hộ cho dân làng trồng được nhiều lúa,
nuôi được nhiều trâu bò, súc vật… Sau đó cho dẫn ra một con trâu đực và cột chặt
vào cây nêu với một sợi dây thật chắc được làm bằng vỏ cây rừng, gọi là cột Gưng.
(Cột Gưng là một cây gỗ quí to lớn cao thẳng dựng lên sân tổ chức lễ hội đâm trâu,
cột chia làm ba phần. Phần từ đất lên làm thành giàn cho già làng bước lên cúng tế.
Phần thân cột được chạm trổ công phu các hình ảnh hoa văn, các màu sắc rực rỡ
buộc các chùm tua ngũ sắc chuốt sợi từ thân nứa. Phần trên cùng là biểu tượng
chim hoặc cá, dưới treo chùm ống nứa già gọi là toơng nơơng nhờ gió phát ra âm
thanh).
Tiếng cồng chiêng lúc này ngừng lại để nhường lời cho vị già làng, chủ tế buổi lễ,
phát biểu vài lời. Sau đó cồng chiêng lại tiếp tục nổi lên với một nhịp độ nhanh
hơn và thúc giục hơn cho thanh niên thiếu nữ sẽ cùng vào nhảy múa theo điệu
nhạc. Âm thanh sôi động trong những vũ điểu uyển chuyển, đa dạng của các sơn
nữ khiến cho lễ hội thêm phần quyến rũ, hấp dẫn. Vũ nhạc của các sơn nữ lặng
xuống cũng là lúc các chàng trai đầu chít khăn đỏ trong tay mang lưỡi kiếm sáng
loáng nhảy ra múa tiếp. Nhảy múa một lúc, họ đặt vũ khí xuống, dùng những gậy
gỗ dài một thước đấu với nhau. Tốp này vào nghỉ đã có tốp khác ra thay. Trong lúc
họ múa, gái làng thi nhau té nước vào họ. Chàng nào tài hoa thì không bị ướt,
chàng nào bị ướt nhiều tức là bị thần quở và có nguy cơ ế vợ.
Sau các màn múa hát họ bắt đầu đâm trâu. Chàng nào chỉ đâm một nhát mà trâu
chết ngay thì được khen ngợi. Trâu ngã xuống bắt đầu xẻ thịt chia đều cho từng
bếp trong buôn làng. Một phần thịt trâu được dành lại ăn uống chung tại nhà Rông.
Đầu trâu được gác lên cột lề. Sáng ngày sau còn có lễ rước đầu trâu lên nhà Rông.
Đầu trâu được chẻ ra làm món ăn. Riêng cặp sừng được giữ lại và treo lên vách
nhà Rông. Người làng còn lấy máu trâu hòa với rượu để rửa những bảo vật truyền
kiếp nhà Rông.
Trong suốt ngày và đêm này, mọi người sẽ nhảy múa theo tiếng chiêng. Ngoài ra
còn có các hoạt động thi thố tài năng bằng đấu vật, đánh roi… để tranh giành bùa
do già làng (pô khua) tặng. Và đặc biệt là các chiến binh ra nhảy múa, diễn lại cảnh
đánh nhau và chiến thắng để khơi dậy dũng khí trong lòng mọi người tham dự. Tất
cả mọi hoạt động đều được diễn ra xung quanh cây nêu có con trâu – vật tế lễ đã
được buộc chặt.
Lễ hội đâm trâu với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống mang ý nghĩa nhân văn
và tâm linh. Đỉnh cao và linh hồn của lễ hội là lúc mũi lao cắm vào tim con trâu,
cùng lúc tiếng cồng chiêng, tiếng hát, những vũ điệu theo cột đâm trâu vút lên
không trung tạo niềm tin mùa bội thu, hăng say lao động sản xuất trước cuộc sống
thường trực bất trắc, thiên tai, địch họa. Để sinh tồn phát triển và vượt thách thức
ấy con người cần giao lưu gắn kết cộng đồng, cùng hướng tới sức mạnh siêu nhiên
qua hình ảnh các thần linh qua nghi lễ.
f. Kho tàng sử thi
Tây Nguyên còn nổi tiếng với kho tàng văn học truyền miệng, với nhiều thể loại
phong phú, tiêu biểu nhất là kho tàng sử thi “sống” trường tồn trong đời sống của
các tộc người Tây Nguyên, với hàng trăm tác phẩm được trình diễn trong sinh hoạt
cộng đồng. Theo các nhà nghiên cứu, Tây Nguyên được coi là vùng sử thi duy nhất
ở Việt Nam, với một kho tàng sử thi khá đồ sộ và đặc sắc và cũng là vùng sử thi
quý hiếm trên thế giới. Đến nay, các chuyên gia thuộc các đơn vị chức năng đã
điều tra, sưu tầm được trên 622 tác phẩm sử thi Tây Nguyên, đặc biệt là phát hiện
ra nhiều loại sử thi liên hoàn, gồm nhiều tác phẩm liên quan với nhau về nhân vật,
chủ thể và phong cách thể hiện, như sử thi Ot Ndrông của ngưòi M’nông, Đăm
Giông của người Xơ Đăng. Các đơn vị chức năng cũng đã tổ chức biên dịch trọn
bộ 52 tác phẩm sử thi Tây Nguyên, trong đó có 21 tác phẩm đã xuất bản, phổ biến
rộng rãi bằng song ngữ (tiếng dân tộc và tiếng phổ thông).
g. Văn hóa tín ngưỡng
Hội nhà mồ: Dân tộc ít người như Gia Rai, Ba Na, sau mỗi lần có người thân trong
gia đình qua đời, đều làm mồ mả cho đẹp, sau đó tổ chức ăn mừng nhà mồ. Vì vậy
ngày lễ không có thời gian mà tùy thuộc vào hoàn cảnh. Nhà mồ Tây Nguyên có
một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của họ, những gì có ở nhà mồ không
chỉ dành cho người đã chết mà còn là niềm tin cho người đang sống. Người Ba-Na,
Gia-Rai tin rằng linh hồn người chết sẽ biến hóa những thứ để trong nhà mồ sẽ có
thêm nhiều hơn nữa, như tượng các con vật nuôi, những dao rựa, cung nỏ săn bắn
v.v… tức phù hộ cho người sống gặp may mắn khi nuôi súc vật, đi rừng hay săn
bắn.
Lễ khấn tỉa lúa: ở Gia Lai, Kontum gọi là lễ Sámãh Zmulba. Người Ba Na làm lễ
khấn tỉa lúa ở nhà hay trên nương như hình thức cáo yết với các thần núi, thần
nước, công việc tỉa lúa sắp bắt đầu, họ cầu xin thần linh phù hộ cho nương rẫy của
mình được xanh tốt, lúa sinh sôi nảy nở, vật nuôi trong nhà thêm đông. Khấn vái
xong người Ba Na lấy một ít thóc trộn với máu gà rồi đem đi gieo tỉa, lấy cây chọc
vào mảnh đất để vài hạt thóc vào lỗ tượng trưng cho vụ cấy sắp đến. Sau nghi thức
đến tiệc rượu, ngày hôm sau mới bắt đầu công việc tỉa hạt.
Lễ mở cửa rừng: thông thường vào ngày 7/1ÂL, họ dâng lễ cúng bái xin mở cửa
rừng, cầu xin bộ hạ của chúa Sơn Lâm đừng đến giết hại người Ba Na khi đang ở
nhà hay đang săn bắt trong rừng. Lễ mở cửa rừng gồm một đôi gà có trống có mái.
Chủ tế cùng một số trai gái tiến vào đàn. Con trai đóng khố mang 3 mũi tên, con
gái mặc váy và yếm. Sau khi cắt tiết gà đổ xuống đất, họ bắt đầu điệu múa săn gà,
phụ nữ đóng vai con mồi, còn thanh niên đóng vai người đi săn, phỏng theo các
động tác đi săn mồi và con thú bị dồn đuổi.
Lễ trồng cột : vào khoảng tháng 9 ÂL, và cứ đủ một giáp 12 năm mới làm lễ/ lần,
với ý nghĩa trồng các cây cột để giữ sự bình yên cho đất đai. 11 chiếc cột có hình
như dùi trống được đem trồng ở bãi đất bằng, cây cột chính trồng ở giữa, 10 cây
cột còn lại trồng chung quanh. Một con trâu mập mạp, cùng bộ sừng và đuôi có cài
bông hoa được đem ra tế thần, khi đó thầy mo lo việc cúng tế còn thanh niên nam
nữ từng tốp nhảy múa, đánh cồng, thổi khèn ở quanh 11 cây cột.
Lễ cơm mới: tổ chức từ tháng chạp đến tháng 3 ÂL, người Thái coi “lễ cơm mới”
giống như tết Nguyên Đán của người Kinh. Từ sáng sớm, các cô gái mặc quần áo
đẹp đi đến bàn thờ tổ tiên xin dự lễ. Mọi người trong gia đình làm động tác khênh
thóc gạo từ trên gác xuống để các cô đem đi giã gạo, nhuộm màu và nấu cơm, nấu
xôi. Lễ cơm mới ngoài xôi cúng còn có con cá được gói trong lá chuối với bột gạo
bao ngoài có dây buộc chặt. Sau khi bày mâm cúng, thầy mo hay gia chủ làm lễ
gọi hồn vía những người đã chết về vui tết với con cháu. Trong lễ cơm mới, buôn
làng thường tổ chức nhiều trò chơi cổ truyền để mua vui trong ngày lễ.
Lễ cúng trời : đây là lễ tạ ơn Giàng đã phù hộ và cầu cho vụ mùa sau sẽ tốt hơn.
Đàn cúng được lập giữa trời gồm lúa, ngô, kê, bắp, bầu, bí, gà, heo. Trong khi thầy
mo cúng trời, trai gái nhảy múa chung quanh đàn đang làm lễ, nhằm mua vui cho
các thần linh về hưởng lễ vật
Lễ cúng bến nước của người E Đê: Lễ này nhằm cầu khấn cho nước luôn chảy
trong, chảy suốt và chảy sạch. Hàng năm, vào khoảng giữa cuối tháng Chạp, sau
khi thu hoạch xong mùa màng, bà con Êđê sắm sanh lễ vật để cúng bên nước, cầu
thần linh ban phước cho dân làng dồi dào sức khoẻ, làm ăn khá giả, buôn thôn
đoàn kết.Lễ vật cúng thần bến nước của người Êđê gồm một con heo có đốm trắng
trên đầu và ché rượu cần. Tại bến nước, bà con dựng cái cổng bằng tre lô ô để báo
cho dân làng biết ngày tổ chức lễ cúng, không được lấy nước tại bến.
III, Ý nghĩa và nguyên nhân của việc phải giữ gìn và bảo tồn nét văn hóa đặc trưng
của các dân tộc vùng Tây Nguyên đối với việc phát triển an ninh, kinh tế, chính trị
của vùng nói riêng và đất nước nói chung?
1. Ý nghĩa.
*Đối với khu vực
a. Kinh tế
Hoạt động khoáng sản
Trong những năm gần đây cả nước đã có nhiều dự án đầu tư tại Tây Nguyên nhằm
khai thác các thế mạnh của nguồn tài nguyên phong phú này. Trong đó phải kể đến
những dự án khai thác khoáng sản lớn của tập đoàn Đức Long Gia Lai như thác
như mỏ đá Granit Oplat tại xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, mỏ đá bazan trụ,
baxazan khối tại xã Jun, huyện Chư Sê và mỏ đá granit tại xã Chư Băh, huyện
Ayun Pa…và tính tới thời điểm này thì tập đoàn Đức Long Gia Lai đã được
UBND tỉnh Gia Lai cấp phép khai thác tất cả là 5 mỏ khoáng sản.
Chất lượng các loại đá ở các mỏ trên đều rất tốt như đá granit trắng tím, đá bazan
hồng đen…, có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Việc khai
thác các mỏ đá này sẽ góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của tập đoàn Đức Long Gia Lai, tạo công ăn việc làm cho người lao
động địa phương. Khơi dậy tiềm năng khoáng sản của Tây Nguyên cũng là thúc
đấy kinh tế phát triển đồng thời góp phần thay đổi diện mạo của Tây Nguyên nói
riêng và của cả nước nói chung.
Nó mang văn minh đến những vùng được chọn làm công trường, đánh thức nó
dậy, thổi vào đấy khí thế, sức sống hiện đại, giúp người dân sở tại tiếp cận với văn
minh, với cái mới, vượt khỏi tầm nhìn của mình ra khỏi ngôi làng của mình, họ
tiếp xúc với các phương thức sống khác, nền văn minh khác.
b. Hoạt động du lịch
Nói tới du lịch thì Tây Nguyên là một trong những vùng đất lý tưởng để kinh
doanh du lịch. Ít nơi nào lại có điều kiện thuận lợi để tạo sản phẩm đặc trưng, riêng
biệt, hấp dẫn, về du lịch như nơi đây.
Tây Nguyên có nhiều thắng cảnh và khu hệ động, thực vật phong phú, nhiều tiểu
vùng có khí hậu ôn đới mát mẻ, thích hợp với nhiều loại hình du lịch hội nghị và
du lịch nghỉ dưỡng.
Không chỉ vậy, Tây Nguyên có tiềm năng du lịch văn hóa với một hệ thống các
buôn, làng cổ truyền của đồng bào các dân tộc thiểu số. họ còn giữ được những đặc
điểm cấu trúc, sinh hoạt, ngành nghề thủ cong nghiệp truyền thống và hành chục lễ
hội đặc sắc ở hầu hết các dân tộc. Tại buổi gặp gỡ, các đại biểu cũng đã thảo luận,
góp ý về việc tạo ra mối liên kết, sự kết hợp liên hoàn giữa các vùng, các địa
phương để thúc đẩy du lịch. Theo đó các tỉnh sẽ phối hợp với nhau chặt chẽ trong
việc mời gọi đầu tư, quảng bá về thương hiệu du lịch Tây Nguyên.
Thời gian quan, ngành du lịch Tây Nguyên đã có những bước đi vững chắc, tạo ra
nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đâye các ngành kinh tế khác phát triển, nhất là
ngành du lịch – được coi là một ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất hiện nay và
là phần mềm của ngành du lịch. Các Sở, ngành, địa phương và đơn vị, doanh
nghiệp của các tỉnh đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc tổ chức, xây dựng, triển
khai thực hiện các hoạt động du lịch, do vậy năm 2012 – ngành du lịch của tỉnh đã
có bước phát triển đáng kể so với những năm trước đây. Các cơ sở du lịch của các
tỉnh đã được nâng cấp cả về mặt số lượng và chất lượng, hoạt động du lịch tiếp tục
hay duy trì tăng trưởng khá. Tại tỉnh Đăk Lăk riêng tháng 10 năm 2012 tổng
doanh thu du lịch đạt 23,5 tỷ đồng tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2011. Công suất
sử dụng buồng phòng đạt 60%.
Những kết quả khả quan của ngành du lịch ở Tây Nguyên trong thời gian qua là
nhờ có sự đóng góp tích cực từ các hoạt động, tiến, quảng bá của cơ quan xúc tiến
nhà nước và doanh nghiệp. Trong đó, phải nói đến sự quan tâm xây dựng, tổ chức
tốt hoạt động quảng bá bằng các công cụ hiệu quả như: hoạt động liên kết tạo sản
phẩm, phát thanh, quảng bá trên mạng internet…
Công tác ứng dụng công nghệ thông tin xúc tiến, quảng bá du lịch Đak Lak trên
mạng bước đầu có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số
du khách họ chưa biết đến nhiều du lịch ở Tây Nguyên qua mạng bởi việc ứng
dụng của CNTT còn hạn chế, chưa được phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa cơ quan
quản lý du lịch và các doanh nghiệp. Công việc quảng bá của các doanh nghiệp
còn mang tính tự phát nhỏ lẻ, chưa tập hợp được các nguồn lực để tạo nên hình ảnh
chung cho du lịch ở Tây Nguyên nói chung và các tỉnh nói riêng.
c. Chính trị xã hội
Hoạt động lễ hội, du lịch giúp tạo ra mối liên kết, sự kết hợp giữa các vùng, các
địa phương góp phần làm gia tăng mối quan hệ, tình đoàn kết giữa các dân tộc.
Việc bảo tồn các nét đặ trưng của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên giúp nơi đây
giữ được nét văn hóa truyền thống, xây dựng một nền văn hóa đa sắc tộc.
* Đối với quốc gia
a. Kinh tế
Việt nam có năm tài nguyên lớn khoáng sản lớn: dầu, khí, than, sắt, bauxit. So với
nhiều nước khác thì trữ lượng dầu và khí không đáng là bao nhiêu. Về than sắt thì
trữ lượng công bố có vẻ lạc quan và chưa được các chuyên gia quốc tế xác nhận.
Chúng ta xếp thứ 3 thế giới về trữ lượng bauxit. Gần như hầu hết trữ lượng này
nằm ở Tây Nguyên.
Về du lịch thì thu hút những đầu tư nước ngoài vào Việt Nam góp phần phát triển
kinh tế.
b. Chính trị, xã hội
Tây nguyên là một vùng văn hóa đa sắc tộc, việc bảo tồn làng truyền thống có ý
nghĩa sống còn để giữ gìn không gian sinh tồn của văn hóa tộc người. Đây là
phương pháp bảo tồn sống, là giải pháp quan trọng và có ý nghĩa thiết thực nhất để
giúp nó phát triển bền vững. Việc khôi phục và bảo vệ những nét văn hóa đẹp độc
đáo của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên giúp xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Các lễ hội của đồng bào thiểu số đã tạo ý thức
cho mọi người hiểu giá trị văn hóa của từng dân tộc, để cùng nhau gìn giữ và phát
huy nền văn hóa của dân tộc trong cộng đồng.
c. An ninh quốc phòng
Tây nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế, xã
hội, và quốc phòng, an ninh của nước ta. Là địa bàn rất nhạy cảm về kinh tế, văn
hóa, dân tộc, tôn giáo cũng như về an ninh, quốc phòng, Tây Nguyên đang là nơi
tập trung nhiều vấn đề bức xúc về kinh tế, chính trị - xã hội và về công tác tư
tưởng. Do vậy từ sau ngày thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm
đầu tư xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, đăc biệt chú trọng
xây dựng hệ thống chính trị các cấp nhằm khai thác tiềm năng kinh tế đảm bảo an
ninh quốc phòng tổ chức cho các dân tộc phát triển kinh tế, văn hóa, xóa bỏ nghèo
nàn lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, từng bước đi lên CNXH. Đến
nay, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số tuy có được cải thiện, song nhìn
chun vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt tỷ lệ đói nghèo còn cao, đặc biệt là vùng
sâu,vùng xa. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của đồng bào và công tác
tư tưởng của Đảng.
Trong những năm qua, độ ngũ những người chuyên trách làm công tác tư tưởng ở
Tây Nguyên đã tăng cường trụ sở để nắm bắt diễn biến tư tưởng và tâm trạng của
cán bộ, đảng viên, và các tầng lớp nhân dân. Đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng
đã vận động, giáo dục đồng bào giữ gìn và phát huy các truyền thống cách mạng,
bẳn sắc văn hóa dân tộc, sự đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc và tôn giáo, tuyên
truyền giải thích cho đồng bào hiểu rõ các âm mưu, thủ đoạn, và các luận điệu lừa
bịp của các thế lực thù địch; cảm hóa những người có tư tưởng lầm đường lạc lối.
Tuy nhiên công tác tư tưởng trên địa bàn Tây Nguyên thời gian quan còn hiều hạn
chế, chưa làm tốt yêu cầu bồi dưỡng nâng cao tình cảm, tinh thần, niềm tin của cán
bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc thiểu số đối với Đảng và Nhà nước; nội dng
tuyên truyền chưa sát thực với tâm tư, tình cảm của từng đối tượng, phong tục tập
quán của từng đân tộc nê hiệu quả chưa cao.
Sự kiện bạo loạn chính trị ở Mỹ tháng 2/2012, tháng 4/2004 và dịp noel năm 2004
đã cho thấy âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên trong chiến
lược “diễn biến hòa bình” với bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; đồng thời
cũng gióng lên hồi chuông cảnh tính về những yếu kém trong hệ thống chính trị
nói chung và trong công tác chính trị - xã hội ở Tây Nguyên phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, trong đó yếu tố tư tưởng có tầm quan trọng đặc biệt.
Thực tế cũng cho thấy công tác tư tưởng ở Tây Nguyên trong những năm qua chưa
giúp cho một bộ phận đồng bào hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch,
chưa nhận thức được rõ những thuận lợi hay khó khăn của từng địa phương, chưa
đề kháng được với những luận điệu xuyên tạc từ bên ngoài, góp phần củng cố hệ
thống chính trị ổn định tình hình
Để góp phần thực hiện nhiệm vụ công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới;
nhận thức rõ hơn về vai trò vị trí và tầm quan trọng của công tác tư tưởng nhằm ổn
định chính trị - xã hội, nhất là ở địa bàn trọng điểm như Tây Nguyên, để thực hiện