Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích khổ 1 của bài thơ Nói với con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.34 KB, 4 trang )

Phân tích khổ 1 của bài thơ.
1. Mở bài: Tình cảm gia đình, tình yêu đối với quê hương xứ sở là
những tình cảm nguyên sơ nhưng cũng thiêng liêng nhất của con người
Việt Nam. Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau nối tiếp xứng
đáng truyền thống của tổ tiên, dân tộc, quê hương là sự thể hiện cụ thể
của tình cảm cao đẹp đó. Nhiều nhà thơ đã giãi bày những sắc thái tình
cảm ấy lên trang giấy. Chúng ta bắt gặp trong bài thơ “Nói với con” của
tác giả Y Phương một cách diễn đạt mộc mạc, chân chất của người miền
núi những lời tâm tình thiết tha, những lời dặn dò ân cần, chia sẻ của
người cha đối với con lòng tự hào về con người và quê hương yêu dấu
của mình. Nét đẹp trong tình cảm đó được thể hiện ngay từ những dòng
thơ đầu tiên
2. Thân bài:
a. Khái quát:
b. Phân tích: gười cha gợi cho con kí ức tuổi thơ êm đềm:
*Nói với con về hạnh phúc gia đình:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
- Hai câu thơ với cấu trúc sóng đôi, nhịp thơ 2/ 3, nhiều từ được láy lại,
tạo ra một âm điệu tươi vui, quấn quýt. Các từ “chân phải - chân trái”,
“một bước - hai bước”, “tiếng nói - tiếng cười”…. khiến ta hình dung
từng bước đi của đứa con. Ta cứ tưởng như đang được ngắm một bức
tranh của một em bé đang chập chững tập đi, bi bô tập nói. Điệp ngữ “
bước tới” và động từ “ chạm” được dùng rất khéo, làm nổi bật cái hồn
của bức tranh. Cách thể hiện của nhà thơ thật độc đáo. Khi đứa con chập
chững bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ nâng
niu, chăm chút, vui mừng đón nhận. Cả ngôi nhà rung lên bởi tiếng cười,
tiếng nói của cha, của mẹ, của con thơ. Cách nói của nhà thơ rất giàu
hình ảnh, bởi tiếng cười tiếng nói vốn là âm thanh vô hình nhưng với



cách diễn đạt này đã trở nên hữu hình, khiến ta hình dung cụ thể hơn
không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Hình ảnh đầm ấm, quấn quýt
này là khát vọng ngàn đời của con người. Gợi cho con nhớ về không khí
hạnh phúc của gia đình, người cha muốn nói với con rằng: Con được
sinh ra trong một gia đình hạnh phúc. Tuổi thơ của con đầy ắp nụ cười,
tiếng nói. Và cha muốn con hiểu rằng: Gia đình chính là cái nôi đầu tiên
nuôi dưỡng hạnh phúc của con người. Đó là tình cảm ruột thịt, là công
lao trời biểu mà con phải khắc cốt ghi tâm.
- Sau những lời thơ nói về gia đình, người cha nói với con về quê hương:
Người đồng mình thương lắm con ơi.
Nhà thơ có cách gọi những con người quê hương rất độc đáo: Người
đồng mình". Cách gọi ấy vừa gần gũi, vừa thân thương. Đặc biệt khi nó
gắn với tiếng gọi " con ơi"
Người cha đã nói với con “ Người đồng mình yêu lắm”. Những câu thơ
tiếp theo như là sự lí giải cho vẻ “ yêu lắm” của người đồng mình.
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Câu thơ gợi cho con thấy cảnh lao động và sinh hoạt đầy ắp niềm
vui, niềm lạc quan yêu đời.. Người đồng mình cùng đan lờ để đánh bắt
cá tôm, cùng dựng nhà dựng cửa, cấy cày, trồng trọt… Từ những công
việc nhẹ nhàng đến công việc nặng nhọc được "người đồng mình" làm
một cách nghệ thuật. Những chiếc lờ dùng để đánh bắt cá không chỉ
làm bằng tre nứa mà còn làm bằng hoa. Ngôi nhà của người đồng mình
có vách được ken bằng những câu hát. Người đồng mình vừa làm vừa
hát. Các động từ "đan, ken, cài" được sử dụng liên tiếp không chỉ giúp
cho người đọc hình dung được những công việc cụ thể của con người
trên quê hương còn gợi ra tính chất gắn bó, hoà quyện, quấn quýt của
con người và của quê hương, xứ sở.
+ Cuộc sống lao động, sinh hoạt gia đình đầy niềm vui ấy được đặt trong
cả một quê hương đầy ắp nghĩa tình.



Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Y Phương chỉ chọn hình ảnh “hoa” để nói về cảnh quan của rừng.
Nhưng hình ảnh ấy có sức gợi rấ lớn, gợi về những gì đẹp đẽ và tinh tuý
nhất. Hình ảnh này là một tín hiệu thẩm mĩ góp phần diễn đạt điều tác
giả đang muốn khái quát: Thiên nhiên không chỉ đẹp thơ mộng mà còn
chan chứa nghĩa tình. Thiên nhiên đã ban tặng cho con người những gì
đẹp nhất. Rừng cho hoa trái ngát thơm, trên đường con đi, con sẽ gặp
những tấm lòng rộng mở vỗ về con. Cha muốn con hiểu rằng, bên con
không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ mà còn có sự đùm bọc che chở
của quê hương, làng xóm. Không chỉ có gia đình mà quê hương cũng
chính là mái nhà ấm áp của con. Nếu cơm gạo của cha mẹ nuôi lớn con
về thể xác thì quê huơng đã nuôi dưỡng con về tâm hồn, về lẽ sống.
Bằng cách nhân hoá “rừng” và “con đường” qua điệp từ “cho”, người
đọc có thể nhận ra lối sống tình nghĩa của “người đồng mình”. Quê
hương ấy chính là cái nôi để đưa con vào cuộc sống êm đềm Nói với con
những điều đó, người cha muốn dạy dỗ con tình cảm cội nguồn bằng
chính tình yêu và lòng tự hào về quê hương mình. Cha cũng con hiểu
rằng bên cạnh gia đình thì quê hương cũng chính là cội nguồn hạnh phúc
của con người.
- Sung sướng ôm con thơ vào lòng, nhìn con khôn lớn, suy ngẫm về tình
nghĩa làng bản quê nhà, nhà thơ đã nghĩ về cuội nguồn hạnh phúc.
“ Cha me mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”
Người cha còn nhắc đến những kỷ niệm ngày cưới của mình với con để
mong con luôn nhớ con lớn lên trong tình yêu trong sáng và hạnh phúc
của cha mẹ. Ngày cưới cha mẹ - cái “ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời” ngày cha và mẹ được tác hợp bởi “duyên trời” - cũng ngày đó sự sống
của con đã bắt đầu phôi thai. Người cha muốn con mình biết về ý nghĩa

của ngày ấy - kỉ niệm thiêng liêng không bao giờ phai mờ đối với mẹ


cha và giờ đây lại in dấu trong lòng con. Đó là điểm xuất phát mọi tình
yêu thương trong con. Nói với con những điều đó, người cha muốn dạy
dỗ con tình cảm cội nguồn bằng chính tình yêu và lòng tự hào về quê
hương, về gia đình…Chính quê hương đã tạo cho cha mẹ cuộc sống
hạnh phúc, mạnh mẽ, bền lâu.
c. Đánh giá nâng cao: Bằng cách nói, cách diễn tả rất mộc mạc, chân
thực của người dân miền núi, đoạn thơ như toát lên tự đáy sâu tâm hồn.
Nhà thơ đã nói với con và nói với tất cả mọi người về tình cảm gia đình
ấm cúng, về cuộc sống lao động và sinh hoạt của người đồng mình. Lời
thơ dường như dược viết lên bằng tình yêu của người cha, tình yêu của
một con người với quê hương, đất nước.
3. Kết bài. Bài thơ “Nói với con” của Y Phương giúp chúng ta cảm
nhận vẻ đẹp của một áng thơ về tình cha con cao quý, xúc động, góp
thêm một tiếng nói yêu thương của cha mẹ đối với con cái cũng như
những kì vọng lớn lao, mong muốn thế hệ sau sẽ kế tục, phát triển những
truyền thống quý báu của quê hương. Bằng cách diễn đạt mộc mạc, thô
sơ, bằng những hình ảnh cụ thể mà giàu sức khái quát bài thơ đã thể hiện
một cách độc đáo mà cũng thật thấm thía về tình cảm thiết tha sâu sắc
nhất của con người : tình cảm gia đình và tình yêu quê hương xứ sở.
Trong lòng ta như ngân lên câu hát: “Ba sẽ là cánh chim. Cho con bay
thật xa…. Ba sẽ là lá chắn. Che chở suốt đời con….”.



×