Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi”
1. Mở bài: Nhắc đến khoảng trời Trường Sơn là nhắc đến biết bao sự hy sinh mất
mát, nơi mà lính Mỹ đã thả bom dồn dập nhằm ngăn cản bước tiền dũng mãnh của
các đoàn quân tiến về Sài Gòn giải phóng miền Nam. Nhưng Trường Sơn đâu chỉ
mang trong mình bao sự thương đau, Trường Sơn con là nơi ghi dấu của những
tâm hồn tự nhiên, lạc quan của những người chiến sĩ lái xe không kính, những
chàng trai cô gái thanh niên xung phong đã hy sinh tuổi trẻ để cống hiến cho đất
nước. Là một người đã từng gắn bó với khoảng trời bom đạn ấy, nhà văn Lê Minh
Khuê đã khai thác đề tài quen thuộc đã làm nên nhiều tên tuổi lớn trân văn đàn
chống Mỹ nhưng cùng với sự sáng tạo và một chút lãng mạn của mình, “Những
ngôi sao xa xôi” của bà, đã khắc họa hình ảnh của những cô gái thanh niên xung
phong, mà tiêu biểu là nhân vật Phương Định với những vẻ đẹp hồn nhiên vốn có
của tuổi trẻ Việt Nam trong thời chống Mỹ.
2. Thân bài
a. Khái quát: Được viết năm 1971, giai đoạn cuộc k/c chống Mĩ đang diễn ra
heesrt sức ác liệt. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo, LMK đã thể hiện
thành công hình ảnh PĐ. Cô gái HN này đã để lại trong lòng độc giả nhiều ấn
tượng sâu đậm bởi những phẩm chất tốt đẹp.
b. Phân tích
* Luận điểm 1: Tinh thần kiên cường dũng cảm, ý thức trách nhiệm cao, tinh
thần sẵn sàng chấp nhận hi sinh.
- Sinh ra và lớn lên ở HN, PĐ rất dễ dàng trở thành sinh viên một trường ĐH.
Nhưng nghe theo tiếng gọi của tổ quốc cô đã cùng bao bạn bè của mình
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
- Hoàn cảnh sống.
- Công việc.
- Thái độ và kết quả làm việc.
- Tâm trạng PĐ trong một lần phá bom.
=> Tiểu kết.
* Luận điểm 2: Đời sống nội tâm phong phú.
+ PĐ là một cô gái hồn nhiên, ngây thơ, tinh nghịch.
- Là cô gái HN, PĐ thích hát từ khi còn nhỏ. Hồi ở nhà cô mê hát đến mức khiến
ông hàng xóm mất ngủ. Buồn cười đến mức, có lần vì quá say mê hát đến mức suýt
ngã từ cửa sổ tầng 2 xuống đất.
- Trở thành nữ thanh niên xung phong nơi chiến trướng ác liệt, PĐ vẫn giữ nguyên
được sở thích đó. PĐ thích nhiều bài. Cô thích: “hành khúc quân đội”, thích “dân
ca quan họ mềm mại dịu dàng”, thích “dân ca ý trữ tình giàu có…” Có lẽ là con gái
HN nên sở thích của cô nàng “rất sang”. Một sở thích thanh lịch phản ánh vốn
sống, vốn văn hoá của một cô gái có học vấn.
- Không chỉ hay hát mà PĐ còn có tài bịa bài hát. Có luc PĐ thấy những lời đó
buồn cười đến mức ngớ ngẩn, nhưng chắc những lời bịa ấy cũng rất hay nên chị
Thao đã chép tất cả vào sổ tay của mình.
- Tiếp xúc với khói lửa chiến tranh nhưng nét hồn nhiên, mơ mộng đáng yêu của
PĐ không hề mất đi. Vào những khoảng thời gian yên tĩnh ít có của cao điểm, PĐ
thường ngồi bó gối mơ màng, hay nằm dài trên đất để nghĩ về gia đình, về quê
hương, về những kỉ niệm thời thơ ấu.
- Hình ảnh PĐ còn hiện lên thật đáng yêu khi gặp trận mưa đá trên cao điểm. Cô
chạy vào, bỏ trên bàn tay đang xoè ra của Nho mấy viên đá nhhỏ, lại chạy ra vui
thích cuống cuồng. Ta như thấy PĐ trở về với hình ảnh cô nữ sinh hồn nhiên, ngây
thơ của HN ngày nào. Nhưng khi mưa tạnh, PĐ lại “thẫn thờ tiếc không nói nổi”.
Vào đúng thời điểm ấy cô bỗng thấy quay quắt nhớ mẹ, nhớ ngôi nhà thân yêu và
những kỉ niệm thân thương về thành phố quê mình. Sự thay đổi đột ngột của các
cung bạc cảm xúc ấy cho ta thấy PĐ là cô gái hồn nhiên nhưng cũng rất giảu xúc
cảm.
+ Nhạy cảm, kín đáo, biết làm dáng, làm điệu.
- Là cô gái HN còn rất trẻ, cũng như bao cô gái khác, PĐ cũng rất quan tâm đến
hình thức của mình. Cô thích ngắm mình trong gương và tự biết đánh giá về hình
thức của mình “tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ
cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.” Đặc biệt PĐ có một đôi mắt đẹp “Nó dài, hơi
nâu, hay nheo lại như chói nắng”. Đó là đôi mắt mà các anh lái xe bảo: “ Cô có cái
nhìn sao mà xa xăm”. Có thể nói PĐ đẹp, một vẻ đẹp đầy nữ tính và có chiều sâu.
Cô biết mình được nhiều chàng trai để ý và cô tự hào về điều đó. Nhưng cô vẫn
chưa dành tình cảm của mình cho ai.
- PĐ không chỉ đẹp mà cô còn là cô gái kín đáo và tế nhị. Đó là nét đẹp rất riêng
của cô gái HN. Cô “không săn sóc, vồn vã. Khi các cô gái xúm lại đối đáp với anh
bộ đội nào đấy thì cô thường đứng ra xa, khoanh tay trước ngực và môi mím lại”.
Tuy làm điệu thế nhưng PĐ rất khâm phục những anh bộ đội có ngôi sao trên mũ.
Nếu nhìn bề ngoài thì có sự mâu thuẫn nhưng suy nghĩ kĩ thì không hề mâu thuẫn
một chút nào. Đó chính là cách làm điệu khôn ngoan nhất. Im lặng nhưng nói được
rất nhiều. Chắc hẳn không anh bộ đội nào lại không để ý đến một cô gái như vậy.
Bằng chứng là PĐ nhận được nhiều lời hỏi thăm và thư của các anh pháo thủ và lái
xe.
=> Qua vài nét sơ lược, LMK đã làm hiện lên một cô gái HN đáng yêu: Hồn nhiên
tinh nghịch, biết làm điệu, làm dáng nhưng cũng kín đáo, tế nhị. Sinh ra và lớn lên
ở Thanh Hoá nhưng LMK rất hiểu tâm lí những cô gái HN.
+ Tình yêu thương đồng đội
- Một nét đẹp nữa ở cô thanh niên xung phong này là tình yêu thương đồng đội. Cô
đối xử với chị Thao, với Nho bằng tình chị em thân thiết ruột thịt. Khi chị Thao và
Nho lên cao điểm, PĐ lo lắng không yên. Cô còn gắt vô cớ “ Trinh sát chưa về”.
- Tình yêu thương đồng đội của PĐ được thể hiện một cách xúc động khi Nho bị bị
bom vùi. PĐ vội vã moi đất, bế Nho đặt lên đùi. Sau đó cô rửa vết thương, băng bó
và pha sữa cho Nho. Lúc đó, ta không còn thấy bóng dáng một PĐ yểu điệu, hay
làm dáng mà là một PĐ nhanh nhẹn, tháo vát như một y tá thực thụ. Cô đã làm tất
cả mọi việc bằng tinh thần trách nhiệm và bằng tình yêu thương đồng đội ủa minh.
Tình cảm đó của cô mới thật đáng quý làm sao!
c. Đánh giá nâng cao: Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo, đặc biệt nhà
văn đã đặt nhân vật vào nhiều không gian và thời gian khác nhau khihến cho nhân
vật hiện lên một cách toàn diện và đa chiều với một thế giới nội tâm phong phú.
Trong cuộc sống đời thường càng lãng mạn yếu đuối bao nhiêu thì trong chiến
trường cô càng kiên cường, dũng cảm bấy nhiêu. Chính cái khốc liệt của chiến
tranh đã tôi luyện những con người yếu đuối đó thành các chiến sĩ bản lĩnh, can
trường. Có thể nói LMK đã khai thác sự kết hợp hài hoà giữa cái bình dị đời
thường của cuộc sống với cái phi thường trong chiến đấu. Từ đó tạo nên hình ảnh
những nữ thanh niên xung phong trong cuộc k/c chống Mĩ.
3. Kết bài: Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm sống lại
trong mọi người hình ảnh tuyệt đẹp của những cô gái thanh niên xung phong thời
kháng chiến chống Mỹ với tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm,
cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan. Phương
Định, tuy chỉ là một ngôi sao bé nhỏ, nhưng sẽ luôn tỏa sáng, sáng lấp lánh trên
bầu trời Việt Nam. Các cô mãi là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt
Nam trong thời kì kháng chiến.