Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích truyện ngắn những ngôi sao xa xôi hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.88 KB, 3 trang )

Phân tích truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”
1. Mở bài: - Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác
- Truyện đã khắc hoạ thành công hình ảnh các cô gái thanh niên xung
phong trên tuyến đường TS trong cuộc k/c chống Mĩ.
2. Thân bài:
a. Tóm tắt nội dung: ba nữ thanh niên xung phong là thành tổ trinh sát mặt đường
(Thao, PĐ, Nho). Nhiệm vụ của họ là quan sát máy bay địch ném bom, đánh dấu
và phá bom nổ chậm, ước chừng số lượng đất đá để lấp hố bom… Công việc hết
sức nguy hiểm vì phải đối mặt với cái chết, nhưng họ vẫn sống hồn nhiên, thanh
thản và lạc quan, đúng như tuổi trẻ đáng yêu của họ.
b. Phân tích
1. Giá trị nội dung: Truyện đã khắc hoạ thành công hình ảnh các cô gái thanh niên
xung phong trên tuyến đương TS. Đó là các cô gái hội tụ nhiều nét đep, nét đáng
yêu, đáng quý của một thế hệ hào hùng.
* Họ là những cô gái có ý thức trách nhiệm cao, tinh thần kiên cường dũng
cảm.
Nhiệm vụ nặng nề:
- Ba cô gái sống và chiến đấu trên một cao điểm, giữa cùng trọng điểm tập trung
bom đạn của giặc Mĩ bán phá đường ra trận.
- Ban ngày, họ phải phơi mình dưới tầm đánh phá của máy bay. Sau mỗi trận bom,
họ phải lao ra ngay để làm nhiệm vụ.
- Họ phải mạo hiểm với cái chết, thần kinh luôn căng thẳng, đòi hỏi sự bình tĩnh,
sáng suốt và dũng cảm.
- Với 3 cô gái, công việc nguy hiểm ấy đã thành chuyện bình thường hằng ngày.
Và các cô luôn hoàn thành nhiệm vụ.
* Đời sống tâm hồn phong phú đáng yêu
- Tình đồng đội keo sơn, gắn bó


- Lạc quan, yêu đời, giàu tình cảm, nhiều ước mơ, khát vọng.
2. Giá trị nghệ thuật (Phân tích giá trị nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật khắc hoạ


tâm lí nhân vật. nhân vật)
3. Kết bài: Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm
hồn trong sáng, giàu mộng mơ, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian
khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung
phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó cũng chính là những hình ảnh đẹp, tiêu
biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Nhân vật trong
Những ngôi sao xa xôi chính là Đặng Thuỳ Trâm và Nguyễn Văn Thạc ngoài đời.
Họ đã góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Vì thế
hệ trẻ Việt Nam ngày hôm nay phải sống cho đẹp, cho có ích để bao xương máu
của những anh hùng, liệt sĩ đã không đổ xuống vô ích, để đất nước Việt Nam ngày
càng tươi đẹp hơn.
……………………………………………….
Trong đội ngũ cả dân tộc ra trận thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, có sự góp mặt của
một "binh chủng" đặc biệt: Thanh niên xung phong. Trên tuyến đường Trường Sơn
huyền thoại nối liền Bắc - Nam, lực lượng thanh niên xung phong có một vai trò
hết sức quan trọng: tham gia mở đường, phá bom, san lấp hố bom, bảo đảm cho
con đường huyết mạch ấy luôn được thông suốt cho những đoàn quân, đoàn xe ra
trận. Viết về Trường Sơn, không thể thiếu hình ảnh các cô gái thanh niên xung
phong - bởi chiếm số đông trong lực lượng này là nữ thanh niên. Văn học thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ đã ghi lại được nhiều hình ảnh đẹp, chân thực, cao cả của
các cô gái thanh niên xung phong, trong thơ Phạm Tiến Duật (Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây; Gửi em, cô gái thanh niên xung phong), Lâm Thị Mỹ Dạ
(Khoảng trời - hố bom), Nguyễn Đình Thi (Lá đỏ), truyện ngắn của Đỗ Chu (Ráng
đỏ), tiểu thuyết của Đào Vũ (Con đường mòn ấy)... Truyện ngắn Những ngôi sao


xa xôi của Lê Minh Khuê góp thêm những chân dung đẹp, chân thực và sinh động
vào loại hình tượng nhân vật khá quen thuộc ấy của văn học một thời. Chị Thao,
Nho, Định như những ngôi sao xa xôi sáng ngời lên những sắc xanh trong khói lửa
đạn bom. Chiến công thầm lặng của họ bất tử với năm tháng và lòng người như
những nữ anh hùng ngã ba Đồng Lộc :

« Đất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau
Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Đêm đêm, tâm hồn em toả sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh…
(Khoảng trời hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ)
…………………………………………………
………………………………………………
2. Qua hai tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và
đoạn trích truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, em có cảm
nhận như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.



×