Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.44 KB, 1 trang )
Nhận xét về bài thơ “ Sang thu” có ý kiến cho rằng: “ Sang thu – khúc
giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng bâng khuâng mà cũng thì thầm triết lí đã
nối tiếp hành trình thơ thu dân tộc, góp một tiếng thu đằm thắm về mùa
thu quê hương, đem đến cho thế hệ trẻ tình yêu đ/n qua nét thơ thu VN”
Qua bài thơ “ Sang thu”, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Gợi ý: Cần làm rõ 3 luận điểm:
* LĐ 1: Sang thu – khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng bâng khuâng
mà cũng thì thầm triết lí ( Phân tích bài thơ để làm rõ sự chuyển mùa và
tính triết lí -> Đây là luận điểm chính.
* LĐ 2: Bài thơ đã nối tiếp hành trình thơ thu dân tộc, góp một tiếng thu
đằm thắm về mùa thu quê hương,
+ Trong nền văn học nước nhà đã có nhiều bài thơ viết về mùa thu VN
mà tiêu biểu phải kể đến chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, của Lưu
Trọng Lư, của Nguyễn Đình Thi: ….
- Nguyễn Khuyến: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
- Lưu Trọng Lư:
Em có nghe mùa thu
Lá thu rơi xào xạc.
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô.
- Xuân Diệu :
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới – mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
- Nguyễn Đình Thi: Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
* LĐ 3: Bài thơ đem đến cho thế hệ trẻ tình yêu đ/n qua nét thơ thu VN
( Có thể phân tích bài thơ rồi rút ra 2 luận điểm sau)