Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

CÂU hỏi học LIỆU mở NGỮ văn 6 kì II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.79 KB, 3 trang )

CÂU HỎI HỌC LIỆU MỞ MÔN NGỮ VĂN 6.
KÌ II.
Năm học 2014-2015
GV Hoàng Thị Phượng
Câu 1: Phó từ là gì? Các loại phó từ? Xác định các phó từ có trong đoạn trích
sau đây: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng có mực nên tôi chóng lớn
lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng
tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh
thoảng, muốn thử sức lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách
vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.” (Tô Hoài)
Câu 2: Kể tóm tắt và nêu giá trị nội dung nghệ thuật của VB “Bài học đường
đời đầu tiên” ?
Câu 3: Ở đoạn cuối VB “Bài học đường đời đầu tiên”sau khi chôn cất Dế
Choắt Choắt, Dế mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của người bạn xấu số. Em thử
hình dung tâm trạng của Dế Mèn và viết một đoạn văn diễn tả lại tâm trạng ấy theo
lời của Dế Mèn.
Câu 4: Theo em, tác giả mượn hình ảnh Dế Mèn để nhắn gửi chúng ta điều gì?
Câu 5: Tìm các phép so sánh có trong VB “Sông nước Cà mau” và phân tích
tác dụng của nó?
Câu 6: Qua VB “Sông nước Cà mau” em cảm nhận được gì về vùng đất Cà
Mau cực Nam của tổ quốc?
Câu 7: Tìm phép so sánh có trong đoạn trích sau và phân tích tác dụng của nó.
“Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt nổi lên cuồn cuộn, hai
hàng răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mặt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như
một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”.
Câu 8: Kể tóm tắt truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”,? Cuối truyện người
anh muốn nói với mẹ: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của
em con đấy”. Câu nói đó thể hiện điều gì?
Câu 9: ? Nhập vai người anh phát biểu cảm nghĩ về bức chân dung của chíng
mình do em gái đem hết tài năng, tâm hồn, tình cảm vẻ nên.
Câu 10: Em hãy tìm 2 câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá? Cho


biết mỗi câu thuộc kiểu nhân hoá nào? Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân
hoá trong câu ca dao em vừa tìm?
Câu 11: Em hãy chỉ ra phép nhân hoá trong đoạn văn sau và phân tích tác
dụng của nó: “Gậy tre chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào
xe tăng đại bác. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy
sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lâ động! Tre anh hùng chiến đấu!”
(Trích “Cây tre VN”-Ngữ văn 6-Tập 2).
Câu 12: Đầu tuần, trường em thường tổ chức lễ chào cờ. Em hãy tả lại một
buổi lễ chào cờ và nói lên cảm nghĩ của em.
Câu 13: Tả con đường từ nhà đến trường.
Câu 14: Hãy tả lại cánh đồng lúa chín quê em vào buổi sáng ban mai .
Câu 15: Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó
trên truyền hình. Hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó.


Câu16: Tìm thêm một số câu văn, câu thơ có sử dụng phép nhân hoá? Cho biết
những từ ngữ nào thực hiện phép nhân hoá và phân tích tác dụng của các phép nhân
hoá ấy?
Câu 17: Phát biểu cảm nghĩ của em về một đoạn thơ mà em thích trong bài
thơ “Lượm”?
Câu: 18: Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau:
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sao vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng. (Trích “Lượm”- Tố Hữu)
Câu 19: Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau :
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!

Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Lượm ơi, còn không?
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…
(“Lượm”- Tố Hữu)
Câu 20: Tìm và phân tích giá trị của phép ẩn dụ trong văn bản Cô Tô?
Câu 21: Tìm các phép hoán dụ có trong VB “Cây tre Việt nam” (Ngữ văn 6Tập 2) và phân tích tác dụng của nó?
Câu 22: Tìm các câu TT thuật đơn có trong đoạn trích dưới đây và xác định
chủ ngữ, vị ngữ của nó?
“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa,
thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta ghìn giữ một nền
văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng
nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Tre,
nứa, mai, vầu giúp người trăm công nghìn việc khác nhau. Tre là cánh tay của
người nông dân. (Trích “Cây tre Việt nam” -Ngữ văn 6-Tập 2)
Câu 23: Phân biệt sự khác nhau giữa câu TT đơn có từ là và câu TT đơn không
có từ là. Viết một đoạn văn ngắn, nội dung tự chọn, trong đoạn văn đó em có dùng
câu trần thuật đơn có từ là và không có từ là.
Câu 24: Tìm câu trần thuật đơn có trong đoạn văn sau, xác định chủ ngữ, vị
ngữ và cho biết các câu trần thuật đơn đó dùng để làm gì?
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga

đi ra bể. Lòng yêu nhà , yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ


quốc...Người ta giờ đây đã hiểu lòng yêu của mình lớn đến dường nào, yêu người
thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu liên bang Xô viết”.
( Trích “Lòng yêu nước” - I-li-a Ê-ren-bua )Câu 24: Hãy tả lại
dòng sông quê em.
Câu 25: Hãy tả lại cảnh bình minh trên quê em.
Câu 26: Hãy tả một đêm trăng đẹp ở quê em.
Câu 27: Hãy tả lại quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
Câu 28: Hãy tả lại vườn cây nhà em.
Câu 29: Trong một bữa cơm chiều, em đã làm một việc khiến bố mẹ vui. Em
hãy kể và tả lại sự việc đó.
Câu 30: Cảm nhận của em về hình tượng Bác Hồ trong bài thơ “Đêm nay Bác
không ngủ”của Minh Huệ.



×