Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

tư liệu TK ngư văn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.02 KB, 36 trang )

Truyền thuyết Việt Nam
Truyền thuyết là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc
giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp
nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố
hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.
Dựa theo nội dung truyền thuyết Việt Nam có thể chia theo các thời kì sau:
• Họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang: mang tính chất sử thi, phản ánh không khí
anh hùng ca thời Hùng Vương dựng nước và trình độ khá văn minh của người Văn
Lang. Các truyền thuyết tiêu biểu của thời kỳ này là Lạc Long Quân-Âu Cơ, Sơn
Tinh-Thủy Tinh, Thánh Gióng, Hùng Vương thứ sáu, Hùng Vương thứ mười tám...
• Thời kỳ Âu Lạc và Bắc thuộc: Nước Âu Lạc của An Dương Vương tồn tại
khoảng 50 năm (257 TCN-208 TCN). Thời kỳ Bắc thuộc hơn 10 thế kỷ (207 TCN-
938) là thời kỳ bị xâm lược và chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam.
Truyền thuyết tiêu biểu của thời Âu Lạc là truyện An Dương Vương, kết cấu gồm
hai phần: phần đầu là lịch sử chiến thắng, phần sau là lịch sử chiến bại. Các truyền
thuyết phản ánh các cuộc vũ trang khởi nghĩa chống xâm lược thời kỳ Bắc thuộc là
Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí...
• Thời kỳ phong kiến tự chủ: Từ thế kỉ 10 đến thế kỉ 15, giai cấp phong kiến Việt
Nam xây dựng một quốc gia thống nhất, củng cố nền độc lập dân tộc. Từ thế kỉ 16
đến thế kỉ 19 là sự suy sụp của các triều đại phong kiến. Các truyền thuyết của thời
kỳ nầy gồm các nhóm sau đây:
o Anh hùng chống ngoại xâm: Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi...
o Danh nhân văn hóa: Chu Văn An, Trạng Trình...
o Lịch sử địa danh: Sự tích Hồ Gươm, Sự tích núi Ngũ Hành...
o Anh hùng nông dân: Chàng Lía, Quận He, Ba Vành...
o Anh hùng nông dân không có yếu tố thần kỳ: Hầu Tạo, Chàng Lía, Lê Văn
Khôi...

Phù Đổng Thiên Vương di tích và huyền thoại
03/04/2005 08:29
Bạn có thể thăm viếng tượng đài "Thánh Gióng" ở đâu đó, nhưng xin chớ quên nơi chôn


nhau cắt rốn của Người. Gióng - Phù Đổng tên của người anh hùng cũng chính là tên của
một địa danh có thật.
Phù Đổng, đó là một vùng đất nằm kề bên bờ tả ngạn sông Đuống, trước đây thuộc phủ Tiên Du
tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách trung tâm Hồ Gươm hơn 10 km theo
đường chim bay.
Theo truyền thuyết, Phù Đổng là nơi sinh ra Thánh Gióng. Mẹ Gióng ướm bước chân thần ở vườn
cà mà sinh ra. Thời Hùng Vương thứ sáu, giặc Ân xâm lược nước ta, Gióng lên ba, thoắt nói, thoắt
cười, thưa mẹ đòi sứ giả vào, xin nhà Vua sắm cho ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt. Vua Hùng cho
người mang đến.
Sau "Bảy nong cơm, ba nong cà. Uống một hơi nước cạn đà khúc sông". Gióng vươn vai cao lớn
khác thường, mặcgiáp sắt, cầm roi sắt, lên ngựa sắt. Ngựa sắt phun lửa xông vào quân giặc. Trận
chiến đấu ác liệt, roi sắt gẫy, Gióng nhổ cả bụi tre đằng ngà đánh giặc. Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa
lên núi Sóc Sơn bái vọng Mẹ rồi bay về trời.
Theo tục truyền, cứ đến ngày 9/4 âm lịch hàng năm, dân làng lại tổ chức lễ hội Gióng, một sinh
hoạt văn hóa dân gian đặc sắc. Qua các diễn xuất trong hội lễ, người ta có thể liên tưởng những
bài học về chiến tranh nhân dân, suy ngẫm cách nhìn kẻ thù, hiểu thêm về thẩm mỹ truyền thống,
cũng như đạo lý ứng xử con người trong tiến trình lịch sử...
Có rất nhiều người viết về Phù Đổng Thiên Vương, về cả thần tích, di tích và lễ hội. Song, rõ ràng
rằng từ xưa đến nay chưa có một ai để tâm giải mã những hiện tượng văn hóa liên quan đến Đức
Thánh Phù Đổng. Chúng ta hiểu rằng Đức Thánh Phù Đổng Thiên Vương là một trong "Tứ bất tử".
Trong "Tứ bất tử" này của người Việt thì rõ ràng chỉ chấp nhận Đức Thánh Phù Đổng và Tản Viên
Sơn thánh là tư cách của anh hùng văn hóa đích thực còn Chử Đồng Tử và Mẫu Liễu Hạnh chỉ là
những vị thần về sau mang yếu tố của các thần linh không phải dạng anh hùng văn hóa vì Chử
Đồng Tử và Mẫu Liễu Hạnh là những vị thần đã được quan tâm tới và đề cao ở thời kỳ sử đã
thành văn. Đức thánh Phù Đổng Thiên Vương và Tản viên sơn thánh là những người được nảy
sinh từ thời cổ đại, tiền sử.
Ở đây chúng ta hiểu rằng trong quá trình phát triển của cư dân Việt, các vị anh hùng văn hóa
thường được gắn với các sự kiện rất lớn của người Việt. Nếu như chúng ta biết rằng Đức thánh
Tản Viên ở tận vùng núi cao xa, Ngài là bạn thân của Thủy Tinh nhưng ở đấy "Sơn thủy hữu tình".
Đến khi người Việt lùi xuống phía dưới, biết đắp đê ngăn lụt thì lúc đó Tản Viên mới trở thành có

tính chất là kẻ thù đối với Thủy Tinh mà biểu hiện bằng sự kiện lấy con gái vua Hùng. Đó là một
hiện tượng sử hóa các anh hùng văn hóa. Nhưng khi đã xuống đến châu thổ cao giáp với châu thổ
thấp thì người Việt lúc đó chủ yếu sử dụng công cụ bằng đồ đồng, đồ đá. Nhưng vì công cụ này
không có cách nào mà khai phá được những châu thổ thấp và đến lúc này người ta phát hiện ra
đồ sắt và chỉ có đồ sắt mới có khả năng chặt được những cây lớn và khai phá những rừng rậm ở
châu thổ thấp, đầm lầy mà thôi. Chính do phát hiện ra đồ sắt và thấy sức mạnh của sắt vô cùng to
lớn như thế nên sức mạnh này được hội tụ và nhân cách hóa để trở thành một vị thần vĩ đại. Vị
thần vĩ đại ấy đã góp phần tạo nên sức mạnh, đại diện cho sức mạnh của dân tộc khai phá châu
thổ thấp. Và, người Việt chỉ có thể trở thành một quốc gia, một dân tộc đầy đủ khi đã khai phá
châu thổ Bắc Bộ. Cũng chính từ vùng thấp này, người Việt mới tạo đà để phát triển, để ra đi tiến
tới một đất nước to lớn, thống nhất của cộng đồng như ngày nay. Như vậy chúng ta hiểu rằng
Đức thánh Phù Đổng Thiên Vương đã đánh dấu một bước phát triển đặc biệt của dân tộc chúng
ta ở thời kỳ sơ cử, tiền sử. Và, chỉ có từ Ngài mà chúng ta mới phát triển lên được, đặc biệt là
phát triển nông nghiệp. Ở đây với công cụ đồ sắt được quy tụ vào cái gậy của Ngài, khi Ngài cầm
gậy đi đánh giặc. Đó là một cuộc trường chinh về sản xuất, một cuộc trường chinh với sức mạnh
của đồ sắt buổi đầu khai phá châu thổ Bắc Bộ. Đây là một vị trí tiếp giáp giữa châu thổ cao với
châu thổ thấp để nói lên bước phát triển của dân tộc...
Ở đây chúng ta còn thấy một đặc điểm khác nữa là trong lễ hội có rất nhiều tục lệ đi theo nhưng
đáng quan tâm là ở chỗ con ngựa trắng và ông hiệu cờ là quan trọng nhất. Khi chúng ta thấy có 28
thiếu nữ tượng trưng cho tướng giặc, thực chất tượng trưng cho tinh tú. Mà sử dụng những cô bé
còn ngây thơ là biểu hiện hồn nhiên như bầu trời. Người Việt lấy thờ Mẫu làm trọng thì sự ngây
thơ ấy cũng xuất phát từ nữ giới. Đó là một ý kiến. Song, ý kiến này đáng được tin theo, ý kiến
khác là người ta đi rước vào giữa trưa và rước ngựa trắng đi và chỉ ngựa trắng thôi. Ngựa trắng là
"Bạch Mã" tượng trưng cho sức mạnh linh khí của trời và tượng trưng cho phương Đông, cho mặt
trời, cho nên khi rước, người ta cầu cho có được sinh khí tràn về cho trần gian, cho muôn loài sinh
sôi. Và, trong tục lệ của người dân ở đây, nhiều người tin rằng khi rước ngựa trắng ra thì trời bao
giờ cũng nổi gió. Có nghĩa là trời ứng vận vào người "Thiên nhân hợp khí" mà tạo cho khí thiêng
của trời tràn về trần gian. Và, khi rước về thì sinh khí đó nó hội tụ vào lá cờ đỏ. Lá cờ đỏ là của
ông hiệu cờ. Màu đỏ là màu của sinh khí, màu của sức sống. Màu đỏ gắn với thần linh. Cái màu
ấy có tràn về thì muôn loài mới phát sinh phát triển được. Cho nên vai trò của ông hiệu cờ là rất

quan trọng. Múa cờ đỏ là nói lên cái vận động sinh khí của bầu trời. Trong vận động sinh khí ấy,
ông hiệu cờ đạp lên ba cái bát - tượng trưng cho "Tam sơn". Thông qua "Tam sơn" mà sinh khí
tràn xuống đất và nước. Chỉ có thể thì sức sống mới được phát triển và cái ước vọng qua ngày hội
mới trở thành ước vọng được mùa, ước vọng của phồn thực, ước vọng của sự no đủ. Và, chính
qua nhận thức của người xưa đối với Phù Đổng Thiên Vương - một uy lực siêu phàm như vậy thì
người xưa đã quan tâm đến nơi thờ của Ngài.
Nơi thờ là đền Phù Đổng Thiên Vương. Ngôi đền này còn để lại rất nhiều dấu ấn mà chúng ta cần
phải trân trọng. Khi nghệ thuật của người Việt trở lại với dân gian tức là vào thế kỷ XVI, những
viên gạch rồng và hoa thể hiện rất rõ rệt ở đền Phù Đổng.
Chúng ta hãy điểm qua những di tích ở Phù Đổng có liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng.
Đền Thượng: Đền thờ Thánh Gióng. Theo truyền thuyết, đền đã có từ thời Hùng Vương và được
dựng trên nền nhà cũ của mẹ Gióng. Đến cuối thế kỷ XI, Lý Thái Tổ cho tu bổ thêm và ra lệnh tổ
chức hội Gióng. Đền sát đê, được bố cục theo hình chữ "Công", quy mô rộng rãi.
Trước sân, ngay sát chân đê có ao rộng, có tên ao Rối, nơi hàng năm có tổ chức múa rối nước
vào ngày hội. Trong ao, dưới bóng cây đa cổ thụ cành lá sum suê là ngôi thủy đình xinh xắn. Thủy
đình được dựng theo kiểu "mái chồng" từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII) với nhiều bức chạm
tinh vi trên gỗ, mà đề tài là những cảnh sinh hoạt dân gian: người chăn dê, người thổi ống xì
đồng... Thủy đình mang nhiều yếu tố dịch học mà trên đó những mảng chạm nói lên những ước
vọng của dân chúng.
Đó là hai hình ảnh nói lên người quân tử lấy cái trí thức làm đầu, nếu không có trí thì con người đi
vào ngu tối mà sự vô minh, ngu tối thì đồng nghĩa đồng thời là mầm mống của tội ác. Thông qua
đó thấy rằng, người xưa dạy phải lấy cái trí tuệ làm đầu, nhờ có trí tuệ mà đi vào thiện tâm.
Qua sân gạch đến Nghi môn khá cao mới được xây vào cuối thế kỷ XIX. Phía trước có đôi rồng đá
nét chạm hơi thô nhưng rất khỏe, bên dưới có dòng chữ khắc cho biết niên đại tạo tác của rồng
vào năm Ất Dậu niên hiệu Vĩnh Thịnh, tức năm 1705 dưới triều Vua Lê Dụ Tông. Phía sau có đôi
sư tử đá cũng làm vào năm đó.
Tiếp đến là nhà Thiêu hương (đốt hương), cấu tạo giống Thủy đình nhưng nhỏ hơn, lợp bằng ngói
kích tấc khá lớn (20cm x 30cm).
Liền nhà Thiêu hương là hai nhà Tiền tế khá rộng. Nhà ngoài do Điền Quận công Nguyễn Huy
(1610-1675), người làng Phù Dực, cạnh xã Phù Đổng đứng ra xây dựng. Nhà bên trong do Đặng

Công Chất, người chính làng Phù Đổng, đỗ Trạng nguyên năm 1661, đứng ra hưng công, đáng
chú ý ở đây là 39 viên gạch với kích tấc 30 x 20 x 10 (cm), mỗi viên đều chạm khắc hình rồng.
Những viên gạch này được lát ở bậc thềm vào cung. Hai ngôi nhà ba gian phía đông do Đặng Thị
Huệ, chúa Trịnh Sâm (thế kỷ XVIII) cung tiến.
Trong hậu cung 12 gian có tượng Thánh Gióng cao 3m, hai bên có sáu tượng quan văn, quan võ,
hai phỗng quỳ và bốn viên hầu cận "Tứ trấn".
Kiến trúc đền không có gì đặc biệt, nhưng đáng chú ý là những đầu bẩy còn lưu lại được những
mảng chạm vào thời Hậu Lê.
Đền còn lưu được cả thảy 21 đạo sắc phong, đời Lê 12 đạo, đời Tây Sơn 3 đạo, đời Nguyễn 6
đạo. Cũ nhất là sắc phong Đức Long năm thứ 5 (1634).
Trong Đền, còn nhiều hiện vật có giá trị: chiếc ngai thờ từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII) chạm
trổ tinh vi; đôi chim mang nghệ thuật Trung Hoa do Đặng Thị Huệ, cung tiến, bình hương, nghê
đồng, hai thanh kiếm, câu đối do anh em thi hào Nguyễn Du cung tiến năm 1818. Bên Đền có một
bia đá rất đẹp, cũng là một hiện vật hiếm thấy tại các ngôi đền khác ở nước ta.
Đền Hạ: đền nằm ngoài đê, ở phía đông đền Thượng, đền là nơi thờ mẹ Thánh Gióng, cũng gọi là
Thánh Mẫu. Trước kia, Thánh Mẫu được thờ chung với Thánh Gióng ở đền Thượng. Đến năm
Chính Hòa thứ 4 (1683), Thánh Mẫu mới thờ ở đền riêng tại thôn Ngô Xá. Mười năm sau đền lại
được thiên về gần chùa Giếng (chùa Tập Phúc), tại chỗ hiện nay. Đền hiện còn lưu giữ được một
số hiện vật có giá trị: đôi phỗng đá, một bộ dài bạc, hai bình hương đá...
Miếu Ban: ở phía tây đền Thượng, trong xóm Ban, tên chữ là Dục Linh Từ. Miếu thờ Thánh Mẫu.
Tương truyền đây là nơi Gióng ra đời, do đó còn có tên là "Trài Nòn". Miếu lợp ngói cổ hình mũi
hài. Sau Miếu là giếng Bát Nhũ trì (ao tám vú) giữa giếng nổi lên một gò đất con xinh xắn. Truyền
rằng, Thánh Gióng ra đời trên sập hiện đặt ở đảo này, sau đó được tắm trong chậu đá cũng đặt ở
đây. Ngoài ra, còn có một liềm đá mà người đá mà người ta đã xem là dao cắt rốn cho Thánh
Gióng, nhưng liềm hiện nay không còn nữa.
Cố viên: Theo truyền thuyết, cố viên (vườn xưa), cũng gọi là "vườn rau", là nơi mẹ Gióng đến hái
rau rồi ướm chân mình vào chân người Khổng Lồ, do đó mà mang thai sinh ra Gióng. Ở đây có
một nhà nhỏ gọi là "cây hương", bên cạnh là hòn đá lớn hình thù đặc biệt với nhiều nét lồi lõm
được xem là dấu chân của Người Khổng Lồ. Còn một tấm bia mang dòng chữ "Đổng Viên Thánh
Mẫu cố trạch" (Nhà xưa của Thánh Mẫu trong vườn Đổng).

Giá Ngự: Ở đây có hai cột trụ và một bệ xây vào đầu thế kỷ XX. Vào ngày hội đền, dân làng kéo
ngựa thờ, gọi là ông giá, từ đến Thượng đến đây trông ra khu soi bia cạnh Đền Hạ nơi điệu múa
cờ được biểu diễn.
Mộ Trần Đô Thống: Mộ ở xóm Vận Hang, trước đền Thượng. Tục truyền Đô Thống là một tướng
của Thánh Gióng, người Phù Dực cầm đạo tiên phong trong đoàn quân chống giặc Ân. Mộ được
xây bằng gạch giữa một khu rộng ngoài bãi sông.
Hàng năm, từ mồng 6 đến mồng 9 tháng 4 âm lịch, dân địa phương lại tổ chức hội Gióng, ngày lễ
chính là ngày mồng 9. Trước ngày này, dân làng đã tổ chức nhiều trò chơi: Vật, chọi gà, đánh cờ,
hát, đặc biệt là hát ải lao - một tục rất cổ. Trong ngày lễ lớn vui nhất là trò diễn trận, rước kiệu,
múa cờ, chia phe diễn lại sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân.
Nhân vật anh hùng Gióng đã trở thành biểu tượng của sức mạnh và lòng yêu nước Việt Nam. Hội
Gióng là một đỉnh cao của sinh hoạt văn hóa cổ truyền Việt Nam. Vì thế, người Việt Nam xưa và
nay vẫn nhắc nhau lời răn:
"Ai ơi mồng chín tháng tư,
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời"
Không chỉ là Làng Phù Đổng. Trong khu vực Đền Hùng ở Vĩnh Phúc, có Đền Thượng, tức "Cửu
trùng tiền điện" được dành để thờ Thánh Gióng. Làng Vệ Linh ở huyện Sóc Sơn, phía bắc thủ đô
Hà Nội, nơi tương truyền Gióng đã trút giáp để cùng ngựa về trời, cũng có đền thờ Gióng, được
nhà nước quân chủ tặng danh hiệu lớn: "Xung thiên Thần vương".
Hanoi.gov
Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh là di tích QG
04/04/2008 13:38
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa chính thức công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đối
với cụm di tích Đền Thượng, Đền Trung và Đền Hạ - nơi thờ phụng Tam Vị Tản Viên Sơn Thánh
huyền thoại - ở hai xã Minh Quang và Ba Vì của huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.
Ba đền thờ trên đều loại hình di tích kiến trúc tín ngưỡng dân gian, là nơi thờ Đức Thánh Tản Sơn
Tinh-vị thần đứng đầu Tứ bất tử của Việt Nam và và hai người em thúc bá là Cao Sơn (Sùng
công) và Quý Minh (Hiển công).
Đền Thượng nằm trong khu vực Vườn quốc gia Ba Vì, có lối kiến trúc độc đáo gồm 3 gian, 2
chái. Điều đặc biệt là một nửa mái sau đền hoàn toàn là vách đá. Đền Trung ở lưng chừng núi Ba

Vì về phía tây và Đền Hạ nằm ven bờ sông Đà, gồm 3 dãy nhà ngang xếp theo hình chữ Tam.
Sơn Tinh-Thủy Tinh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh)
Bước tới: menu, tìm kiếm
Sơn Tinh-Thủy Tinh là một truyền thuyết nổi tiếng của Việt Nam. Truyền thuyết kể về
thời Hùng Vương thứ 18, đồng thời lý giải hiện tượng lũ lụt hàng năm ở nước Việt.
Mục lục
[ẩn]
• 1 Nhân vật chính
• 2 Tóm tắt
• 3 Ngoài lề
• 4 Chú thích
• 5 Liên kết ngoài
[sửa] Nhân vật chính
• Sơn Tinh
• Thủy Tinh
• Vua Hùng thứ 18
• Mỵ Nương Ngọc Nga
[1]

[sửa] Tóm tắt
Truyền thuyết kể về thời Vua Hùng thứ 18. Vua có một người con gái rất đẹp tên là Mỵ
Nương. Công chúa đã đến tuổi cập kê. Vua mới ban truyền trong nhân gian tìm nhân tài để
cưới Mỵ Nương.
Vua nước Tây Âu đến mang cau vàng trầu bạc đến dạm hỏi. Vua Hùng bèn hỏi ý các Lạc
Hầu. Họ đáp: "Vua Tây Âu là người hung bạo, lại tuổi già, hình dạng xú quái, làm sao
xứng với Mỵ Nương được". Vua y theo Lạc Hầu mà làm vì thế mà Văn Lang và Tây Âu
hiềm khích từ đó.
Sau đó có hai chàng trai đến xin hỏi cưới. Cả hai đều rất tài giỏi. Một là Sơn Tinh (Thần

Núi Tản Viên - Thánh Tản), hai là Thủy Tinh (Thần Nước). Sơn Tinh chỉ tay đến đâu núi
mọc lên đến đấy, rừng mọc lên rậm rạp, um tùm. Thủy Tinh vẫy tay thì nước dâng lên cao,
ba ba, thuồng luồng nổi đầy mặt nước.
Nhà vua không biết nên chọn ai. Nhà vua bèn quyết định chỉ gả Mỵ Nương cho người nào
đến trước với sính lễ như sau: Một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, voi chín
ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Hôm sau, trời vừa hừng sáng Sơn Tinh đã đến trước cổng thành với tất cả lể vật cầu hôn
công chúa. Vua Hùng rất mừng bèn gả Mỵ Nương cho Sơn Tinh.
Thủy Tinh đến trễ, và ngỡ ngàng khi biết Mỵ Nương đã theo chồng là Sơn Tinh. Thần lập
tức đuổi theo và kêu binh tướng đánh Sơn Tinh để đòi lại Mỵ Nương.
Hai thần đánh nhau trời long đất lở. Thủy Tinh làm phép dâng nước định dìm chết Sơn
Tinh, Sơn Tinh làm phép cho núi dâng cao cản nước. Thủy Tinh càng làm nước dâng cao,
Sơn Tinh càng làm núi mình cao hơn.
Cuối cùng Thủy Tinh đánh không lại chịu thua. Từ đó, Sơn Tinh và Mỵ Nương sống vui
vẻ bên nhau.
Tuy nhiên, hàng năm cứ vào khoảng tháng 7 âm lịch, Thủy Tinh lại nhớ đến thù xưa và
dâng nước đánh Sơn Tinh.
Son Tinh-Thuy Tinh, digital painting by Phan Vu Linh 2008
[sửa] Ngoài lề
Truyền thuyết này đã trở thành chất liệu để nhiều người khác sáng tác nhạc, truyện, thơ.
Trong đó bao gồm:
• Bài Thơ "Sơn Tinh, Thủy Tinh" do Nguyễn Nhược Pháp sáng tác.
• Truyện "Sự tích những ngày đẹp trời" do Hòa Vang sáng tác.
• Bài hát "Chuyện tình Thủy Thần" do Trần Lập sáng tác, ban nhạc Bức Tường thể
hiện.
Gươm báu của Vua Lê, huyền thoại và sự thật
--- Trương Thị Kim Dung ---
Truyền thuyết về gươm báu "Thuận Thiên" của Vua Lê Lợi cùng việc trả gươm
cho Rùa thần tại Hồ Tả Vọng (nay là hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm Hà Nội) sau
ngày đánh tan giặc Minh bao đời nay vẫn đọng trong tâm linh, ý thức dân tộc. Đó

là sự hàm ẩn những triết lý nhân sinh của người Việt đằng sau sự giao hòa giữa
chính sử và dã sử: Thuận Thiên là biểu tượng thiên thời - địa lợi - nhân hòa; việc
trả kiếm ngoài biểu tượng của lòng trung tín với nhân dân, trời đất, còn là khát
vọng hòa bình khi vận nước Đại Việt đã lên, mở nền thái bình thịnh trị.
Hơn 5 thế kỷ đã trôi qua, song truyền thuyết về Hồ Hoàn Kiếm - Hồ Gươm và
thanh thần kiếm Thuận Thiên mà Bình Định vương Lê Lợi hoàn trả cho thần Rùa
sau khi quốc gia Đại Việt đã đánh tan 10 vạn quân Minh hung bạo... vẫn lắng
đọng, lung linh trong đời sống tâm linh, ý thức dân tộc.
Những câu đối sơn son thếp vàng trong đền Ngọc Sơn không tiếc lời ngợi ca giá
trị - vẻ đẹp của thanh kiếm báu.
... Kiếm hữu dư linh quang nhược thủy
Văn tòng đại khối thọ như sơn
(Gươm có khí thiêng sáng màu nước
Văn theo trời đất vững như non)
... Vạn kim bảo kiếm tàng thu thủy
Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ
(Gươm quý muôn vàn dưới nước thu
Một tấm lòng son ẩn trong hồ ngọc)
Trong bài "Ngọc Sơn Đế quân từ ký", tiến sĩ Vũ Tông Phan cũng có câu:
Bảo kiếm tân ma bách điện quang
Tứ phương chiếu diện nhậm hành, tàng
(Gươm báu mới mài ngời ánh sáng
Cất hay dùng vẫn rạng muôn phương)
Về lai lịch của thanh kiếm Thuận Thiên đã có truyền thuyết và một số sử sách
ghi chép. Cuốn "Lê thế ngọc phả" (do ông Lê Duy Nhương, 81 tuổi, cháu 6 đời
của Vua Cảnh Hưng Lê Hiển Tông cho đọc trong chuyến điền dã xứ Kinh Bắc
cổ) ghi chép, miêu tả tỷ mỷ hơn cả. Cuốn "Lê thế ngọc phả" ấy do các gia thần
của Vua Cảnh Hưng là Nguyễn Hài, Trọng Viêm, Nguyên Cang và Sương
Huyền, phụng chỉ Vua Cảnh Hưng biên soạn bằng Hán Văn. Tiết 7, chương thứ
nhất có ghi sự tích "Vua được gươm thần" như sau:

"Đêm mồng 10 tháng 12 năm ất Mùi (1415), có người ở Cổ Lôi tên là Lê Thận,
làm nghề đánh cá, đêm kéo vó ở sông Lương Giang, xứ Ma Viên, thấy dưới
nước có ánh sáng như đuốc. Cả đêm không kéo được con cá nào, chỉ được một
thanh sắt trông như hình thanh kiếm cũ, dài 3 thước, rộng 2 tấc, dầy 3 phân
(Sách Lam Sơn thực lục và Đại Việt thông sử chép là dài hơn một thước). Trên
thanh sắt có dấu linh phù và có câu thần chú rằng:
Thượng đế sắc mệnh
Bảo kiếm uy cương
Cử chỉ nhất động
Hỏa chiếu vạn phương
Sơn băng địa liệt
Phá tặc thần tàng
Cấp cấp như luật lệnh.
Nghĩa là:
Đức Thượng đế có sắc mệnh
Đây là gươm báu oai cường
Chỉ cần cất lên
Lửa lóe sáng tới muôn phương
Chỉ núi, núi tan; chỉ đất, đất nứt
Chỉ thần, thần nép; chỉ giặc, giặc hàng
Tất cả đều tuân hành mau chóng.
Năm ấy, Vua 31 tuổi, cùng Thận chơi thân, gặp khi nhà Thận có giỗ Vua tới làm
lễ, nhìn gầm giường thấy ánh sáng lạ bèn tới gần xem thì ra đó là thanh sắt. Vua
xin, Thận cho ngay. Vua đem về nhà mài thì hiện lên 4 chữ "Thuận Thiên Lê
Lợi", bèn giấu kín một nơi. Năm Bính Thân (1416), Vua 32 tuổi, sáng sớm ngày
15 tháng giêng, Vua ra cửa bắt được một chuôi gươm bằng đồng đen dài một
tấc năm phân, dày 4 phân. Vua đem chuôi kiếm vào nhà rồi lấy lưỡi kiếm trước
ra, đứng giữa sân, ngửa mặt lên trời khấn rằng:
- Nay giặc Bắc xâm chiếm nước Nam, sinh linh khổ sở đã lâu, nếu tôi cứu được
dân sống thì xin trời cho lưỡi kiếm và chuôi kiếm gắn liền như một.

Khấn rồi, Vua cắm thanh kiếm vào chuôi, tự nhiên hai thứ gắn nhau như đúc
liền, không sao tháo ra được nữa.
Đêm đến, gươm tỏa hào quang sáng như đuốc. Vua biết là thần vật, giấu kín
một nơi không cho ai hay.
Một hôm, phu nhân Phạm Thị Ngọc Trần thấy vật gì treo trên cây đa trước nhà
bèn bảo Vua. Lê Lợi trèo lên xem, hóa ra bao kiếm. Đem xuống lấy kiếm tra vào
thì vừa khít. Vua càng khấp khởi mừng thầm "Hẳn trời cho ta kiếm báu".
Mười mấy năm trời "nếm mật nằm gai" trải bao phen vào sinh ra tử, một gươm
đại định dẹp phăng giặc Minh, mở nền "thái bình muôn thuở". Ngày 15 tháng 4
năm Mậu Thân (1428) Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế tại điện Kính Thiên ở thành
Đông Đô (Thăng Long - Hà Nội). Nhớ lại chuyện xưa mới đặt niên hiệu là Thuận
Thiên. Nhân một buổi đẹp trời, Vua ngự giá ra chơi hồ Tả Vọng (còn gọi là hồ
Lục Thủy vì nước xanh sẫm), thuyền rồng vừa đến giữa hồ, bỗng dưới nước nổi
lên một rùa vàng rất to. Rùa bơi đến trước thuyền rồng cúi đầu như có ý bái lạy
và cất tiếng:
- Việc nước đã xong, xin bệ hạ hoàn lại kiếm thần! Vua tung gươm, rùa vàng liền
đớp lấy lặn xuống nước mất tăm. Từ đó nhân dân gọi hồ Tả Vọng là Hồ Hoàn
Kiếm (hồ trả Gươm).
Sở dĩ nảy sinh thanh kiếm thần Thuận Thiên cũng do bối cảnh lịch sử và tâm lý
xã hội của thế kỷ 15. Lúc bấy giờ, nhằm mục đích đồng hóa Đại Việt, giặc Minh
đã đàn áp người Việt hết sức dã man: "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ (Bình Ngô Đại Cáo - Nguyễn Trãi) và tịch thu
sách vở, đập vỡ bia đá, đền miếu các nơi... khiến ai cũng căm uất. Tất thảy đều
mong ước có bậc hiền tài cứu giúp trăm họ ra khỏi cảnh lầm than khốn cùng.
Bình Định Vương Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống ngoại xâm đã đáp ứng được
nguyện vọng, yêu cầu chính đáng đó, và ông đã được nhân dân "thần thánh
hóa" thành nhân vật được Trời - Đất (Vũ trụ) trao cho sứ mệnh trọng đại. Huyền
thoại đã khắc họa một cách sinh động, ly kỳ: lưỡi gươm ở dưới nước, đốc gươm
trên mặt đất, bao gươm ở trên cây.
Thần kiếm Thuận Thiên là sự kết tinh, hội tụ, thăng hoa của 3 chiều không gian

và cũng là biểu tượng Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa.
Chuyện trả kiếm cho thần Rùa là một mô típ độc đáo thường gặp trong truyện kể
dân gian và nó thể hiện sâu sắc ý nguyện yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt.
Việc trả binh khí cho thần từng được truyền tụng trong lịch sử. An Dương Vương
được thần Kim Quy cho mượn bảo kiếm để chém gà tinh trắng. Khi xây thành ốc
xong, nhà vua đã trả kiếm cho thần. Thần Kim Quy còn cho An Dương Vương
mượn móng của mình làm lẫy nỏ thần, nhưng khi dẹp tan quân xâm lược Triệu
Đà, nhà vua lại không trả cho thần nên xảy ra cơ sự: Triệu Đà lập kế tráo lẫy nỏ
rồi đem quân vây đánh Loa thành khiến An Dương Vương phải chịu cảnh nước
mất nhà tan.
Phải chăng Bình Định Vương Lê Lợi đã nhớ tới bài học đó?! Cái gì đã mượn thì
phải trả phải biết ơn người đã giúp mình dựng nên nghiệp lớn phải trung tín, thủy
chung.
Còn tại sao, nơi mượn gươm thần lại là sông Lương (một đoạn của sông Chu
thuộc địa phận Thanh Hóa ngày nay) mà nơi trả gươm lại là hồ Lục Thủy nằm
giữa kinh thành Đông Đô?
Như mọi người đã biết, thời Lê Lợi, Thanh Hóa được coi là Tây Kinh, Tây Đô,
còn Thăng Long (Hà Nội ngày nay) gọi là Đông Kinh, Đông Đô. Vậy Nhà Lê có 2
"đô - thành", một ở "chốn Tổ nơi phát tích", một ở nơi lên ngôi Vua.
Vua chọn địa điểm Mượn - Trả gươm theo chu trình từ Tây sang Đông hàm ý
nghĩa triết học Mỹ học Á Đông. Hướng Đông là hướng mặt trời lên, hướng Tây
là hướng mặt trời lặn. Mượn kiếm ở phương Tây (Thanh Hóa) nơi mặt trời lặn
ngụ ý, thời cuộc lúc đó đen tối, bi thảm. Trả kiếm ở phương Đông nơi mặt trời
mọc (Thăng Long) thể hiện vận hội nước nhà hưng thịnh, một rạng đông, một
bình minh mới bắt đầu.
Lê Lợi chọn việc trả kiếm ở nơi hồ biếc giữa kinh thành muốn chứng tỏ cho thần
linh và bàn dân thiên hạ thấy tấm lòng quang minh chính đại của mình. Và lễ
thức Mượn - Trả gươm theo sự vận hành của mặt trời (ngược chiều kim đồng
hồ) từ Tây sang Đông cũng nói lên cơ trời vận nước đã thay đổi "hết khổ là vui
vốn lẽ đời" "hết đêm trường là ban mai xán lạn". Quả thực, sau cuộc chiến thắng

giặc Minh của Bình Định Vương Lê Lợi, nước Đại Việt đã ca khúc khải hoàn và
mở nền thái bình thịnh trị dài lâu trong lịch sử.
Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện
tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng
sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu
xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói
năng và hoạt động như con người.
[sửa] Phân loại
Căn cứ vào nhân vật chính và tính chất sự việc được kể lại, có thể chia truyện cổ tích ra
làm 3 loại.
• Truyện cổ tích về loại vật: chuyện ngụ ngôn những con vật nuôi trong nhà, khi
miêu tả đặc điểm các con vật thường nói đến nguồn gốc các đặc điểm đó: Trâu và
ngựa, Chó ba cẳng...; nhóm hoang dã là hệ thống truyện về con vật thông minh,
dùng mẹo lừa để thắng các con vật mạnh hơn nó: Cóc kiện Trời, truyện Công và
Quạ. Truyện dân gian Nam Bộ về loài vật có: Tại sao có địa danh Bến Nghé, Sự
tích rạch Mồ Thị Cư, Sự tích cù lao Ông Hổ...; chuỗi Truyện Bác Ba Phi: Cọp xay
lúa...
Bộ tem về Sự tích Trầu cau
• Truyện cổ tích thần kỳ: chuyện thần thoại chCổ tích thần kỳ kể lại những sự việc
xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội của con người. Đó có thể là những mâu
thuẫn giữa các thành viên trong gia đình phụ quyền, vấn đề tình yêu hôn nhân,
những quan hệ xã hội (Tấm Cám, Cây khế, Sự tích con khỉ...). Nhóm truyện về các
nhân vật tài giỏi, dũng sĩ, nhân vật chính lập chiến công, diệt cái ác, bảo vệ cái
thiện, mưu cầu hạnh phúc cho con người (Thạch Sanh, Người thợ săn và mụ chằn).
Nhóm truyện về các nhân vật bất hạnh: về mặt xã hội, họ bị ngược đãi, bị thiệt thòi
về quyền lợi, về mặt tính cách, họ trọn vẹn về đạo đức nhưng thường chịu đựng trừ
nhân vật xấu xí mà có tài (Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc, Cây tre trăm đốt...)
• Truyện cổ tích thế tục: Truyện tiếu lâm Truyện cũng kể lại những sự kiện khác
thường ly kỳ, nhưng những sự kiện này rút ra từ thế giới trần tục. Yếu tố thần kỳ,
nếu có, thì không có vai trò quan trọng đối với sự phát triển câu chuyện như trong

cổ tích thần kỳ. Nhóm truyện có đề tài nói về nhân vật bất hạnh (Trương Chi, Sự
tích chim hít cô, Sự tích chim quốc...); nhóm có nội dung phê phán những thói xấu:
(Đứa con trời đánh, Gái ngoan dạy chồng...); nhóm truyện về người thông minh:
(Quan án xử kiện hay Xử kiện tài tình, Em bé thông minh, Cái chết của bốn ông sư,
Nói dối như Cuội...); nhóm truyện về người ngốc nghếch: (Chàng ngốc được kiện,
Làm theo vợ dặn Nàng bò tót ...)
thach7.gif 400 x 326 |
100.8kB
www.public.asu.edu
thach14.gif 398 x 277 |
71kB
• thach4.gif cover.gif 397 x 244 | 63.1kB
TỪ CHIẾC BÁT TRONG KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO
ĐẾN CHIẾC NiÊU TRONG TRUYỆN CỔ DÂN GIAN
Quảng Kiến
Nghiên cứu môtip truyện cổ tích dân gian là một công việc hết sức quen
thuộc song cũng đầy thử thách đối với các nhà nghên cứu. Để tìm hiểu nguồn
gốc, xuất xứ của một môtip, các nhà nghiên cứu buộc phải vận dụng phương
pháp nghiên cứu liên ngành để có thể đưa ra những kết luận thuyết phục. Trong
bài viết nhỏ này, chúng tôi thử đi từ kinh điển, điển tích Phật giáo để tìm hiểu về
nguồn gốc môtip chiếc nêu thần kỳ trong truyện cổ Thạch Sanh, một truyện cổ rất
quen thuộc đối với người Việt. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy môtip này tương
đồng với môtip chiếc bát mầu nhiệm ở trong kinh điển Phật giáo. Rất có thể môtip
chiếc nêu thần kỳ xuất phát từ trong kinh Phật…
Nhắc đến chiếc nêu thần kỳ, dường như ai cũng nghĩ ngay đến chiếc nêu của Thạch
Sanh. Thạch Sanh cưới được công chúa đã làm cho hoàng tử các nước chư hầu ganh tị.
Chúng hội họp quân lính 18 nước sang giao chiến. Nhưng nhờ tiếng đàn, Thạch Sanh đã
khiến cho quân lính 18 nước rã rời, không còn ý chí chiến đấu. Bọn hoàng tử phải nhất tề
cuốn giáp. Song Thạch Sanh đã hào hiệp sai dọn cơm mời họ. Chàng đem ra một nêu cơm
bé tẹo khiến cho quân lính bĩu môi không buồn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết

cơm thì sẽ có thưởng. Kỳ diệu thay, nêu cơm múc vơi bao nhiêu lại đầy bấy nhiêu…
Tuy nhiên, trong truyện Từ Đạo Hạnh hay Sự tích Thánh Láng mà chúng tôi khảo
sát, môtip chiếc nêu thần kỳ cũng xuất hiện và có sự tương đồng rất lớn so với nêu cơm
của Thạch Sanh. Khi vua Lý Thần Tông bị bịnh lạ, không thầy thuốc nào chữa được, xảy
ra việc đám trẻ chăn trâu hát bài đồng dao: “Tập tầm vông! / Có ông Nguyễn Minh Không /
Chữa cho vua khỏi hóa / Tập tầm vá! / Muốn chữa vua khỏi hóa / Phải đón Nguyễn Minh
Không”, triều đình phái một viên võ tướng mang 500 quân xuống 10 chiếc thuyền lớn,
xuôi về miền biển triệu Nguyễn Minh Không. Đến nơi, Nguyễn Minh Không cho thịt một
con chim sẻ rồi sai tiểu đun bếp. Đám quân sĩ bật cười vì cái nồi tí tẹo. Nhưng khi mọi
người sắp hàng trước hai cái nồi đất tí hon, một nồi đựng cơm, một nồi đựng thịt chim sẻ,
lần lượt xới cơm và gắp thịt, hai chiếc nồi cứ vơi hết bao nhiêu lại đầy bấy nhiêu…
Bản kể trên là của Nguyễn Đổng Chi - không hiểu ông sưu tầm từ nguồn tài liệu nào
mà có đến hai cái nêu tí hon cùng với hình ảnh vị hòa thượng làm thịt chim sẻ để đãi
khách. Lĩnh Nam chính quái, bản của Vũ Quỳnh và Kiều Phú, do Đinh Gia Khánh, Nguyễn
Ngọc San dịch, chỉ nói gọn rằng: “Minh Không thấy sứ giả đến, trong thuyền có rất nhiều
lính chèo thuyền, muốn dọn cơm chay cho ăn, bèn lấy một cái nồi nhỏ đem cho họ cùng
ăn, bảo họ rằng: “anh em đông quá sợ không đủ no bụng, tạm ăn vậy”. Thế mà bọn lính
chèo thuyền hơn một trăm người cùng ăn cũng không sao hết”. Dễ dàng nhận thấy rằng
bản kể trong Lĩnh Nam chính quái thuyết phục hơn, đồng thời cũng gần với môtip chiếc
nêu thần kỳ của Thạch Sanh hơn. Về môtip này, Hoa Bằng, sau khi đặt vấn đề nghi vấn về
nguồn gốc chiếc nêu thần kỳ của Thạch Sanh và so sánh với truyện thiền Sư Nguyễn Minh
Không, đã cho rằng: “Sau khi nhắc lại nêu cơm của Nguyễn Minh Không, chắc các bạn
cũng như tôi, ta đề thừa nhận rằng nêu cơm của Thạch Sanh sau này là bắt nguồn từ nêu
cơm của Nguyễn Minh Không ngày trước, không ai còn có thể chối cãi được nữa”
[1]
.
Kết luận của Hoa Bằng có lẽ khiến cho một số người đọc sẽ đặt lại nghi vấn về mốc
thời gian “ngày trước” và “sau này”, vì kỳ thực, chưa ai có thể khẳng định được truyện
Thạch Sanh của người Việt xuất hiện từ lúc nào; còn bản truyện thơ Nôm Thạch Sanh thì
xuất hiện khá trễ, khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX

[2]
. Trong khi đó,
một số dân tộc khác cũng có môtip nêu cơm thần kỳ ăn mãi không hết. Người Bahnar có
truyện Y Rít, kể chuyện người con gái nuôi của Y Rít thổi cơm cho bọn lính ăn bằng cái
nồi bé tí, nhưng bọn lính ăn đến tức cả bụng mà nồi vẫn đầy. Người Ê-đê cũng có truyện
một em bé tên Nồi (Gơ-la), vì em đen như nhọ nồi. Nồi gọi người mang thai và sinh ra
mình là “bà nội”, bởi bà lão ăn phải trái xoài trên rừng mà mang thai rồi sinh ra em. Nồi có
nhiều phép lạ, như hôm làm tiệc đãi làng, em chỉ đưa ra một cái bát cá mà người trong làng
ăn mãi không hết. Dân tộc Trung Quốc cũng có truyện về Tả Từ, Từ có rất nhiều phép
thuật. Một hôm Từ gặp Lưu Biểu đang duyệt binh ở Kinh Châu, Từ nói: - Tôi có lễ mọn
muốn khao ba quân. Biểu hỏi: - Khao những gì? - Một bữa no say, Từ đáp. Biểu nhận lời.
Từ đem ra một bầu rượu và một cái nem, vậy mà ba quân chia nhau ăn uống no say không

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×