Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 CÓ ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.02 KB, 3 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ
MÔN NGỮ VĂN 7
Phần trắc nghiệm:
1.Văn bản “ Cổng trường mở ra” viết về nội dung gì ?
a. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường.
b. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
c. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường.
d. Tâm tư, tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con
2. Tác giả của văn bản “ Mẹ tôi” là :
a. Lý Lan

b. Khánh Hoài

c. Ét-môn-đô-đơ-A-mi-xi

d. Thạch Lam

3. Qua câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi
người điều:
a. Tổ ấm gia đình là vô cùng qúi giá và quan trọng.
b. Mọi người hãy bảo vệ và giữ gìn tổ ấm gia đình, không nên vì bất cứ lý do gì làm tổn hại đến
những tình cảm cao đẹp ấy.
c. Bố mẹ có trách nhiệm hàng đầu trong việc nuôi dạy con cái.
d. Tất cả đều đúng.
4. Các bài ca dao trong bài “Những câu hát về tình cảm gia đình” được viết theo thể thơ gì ?
a. Thể thơ song thất lục bát

;

c. Thể thơ lục bát


b. Thể thơ thất ngôn bát cú
;

d. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

5. Vì sao ca dao thường so sánh công cha, nghĩa mẹ như “trời, núi, biển, nước” ?
a. Vì đây là những hình ảnh chỉ các sự vật, hiện tượng to lớn, mênh mông.
b. Vì đây là những hình ảnh chỉ các sự việc vô hạn, vĩnh hằng.
c. Vì đây là những hình ảnh chỉ các sự vật, hiện tượng khó có thể cân đo đong đếm được
d. Tất cả đều đúng
6. Chủ đề của bài thơ “Sông núi nước Nam” là gì ?
a. Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.
b. Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
c. Ca ngợi đất nước ta rất giàu đẹp
d. Cả (a) và (b) đúng
7. Câu thơ “Trước xóm sau thôn tựa khói lồng” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?


a. So sánh

b. Ẩn dụ

c. Đối ngữ

d. Nhân hóa

8. Ai là nhà thơ được Thi sĩ Xuân Diệu gọi là “nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt
Nam” ?
a. Nguyễn Trãi


b. Nguyễn Khuyến

c. Hồ Xuân Hương

d. Trần

Quang Khải
9. Từ “hồng” trong câu “giấc ngủ hồng sắc trứng” được dùng theo nghĩa nào ?
a. Nghĩa gốc ;

b. Nghĩa chuyển

10. Từ nào dưới đây là từ Hán Việt ?
a. Giấc ngủ

b. Bàn chân

c. Cổ thụ

d. Tiếng suối

11. Từ “phố phường” là loại :
a. Từ ghép chính phụ

b. Từ ghép đẳng lập

12. Từ nào dưới đây là từ láy ?
a. Da diết

b. Vi vu


c. Thưa thớt

d. Tất cả đều

đúng
13. Câu thơ “Khi đi trẻ, lúc về già” có những cặp từ trái nghĩa nào?
a. Khi – lúc

b. Đi – về

c. Trẻ – già

d. câu (b) và

(c) đúng
14. Từ “Đèo Ngang” là loại từ ghép nào ?
a. Từ ghép chính phụ

b. Từ ghép đẳng lập

15. Trong các dòng sau, dòng nào là Thành ngữ ?
a. Ao sâu nước cả

b. Bầu vừa rụng rốn

c. Cải chửa ra cây

d. Đầu trò


tiếp khách
16. Từ “muối” trong câu “Mẹ em mua muối, muối dưa” là:
a. Từ trái nghĩa

b. Từ đồng nghĩa

Phần tự luận (7 điểm)
Đề: Cảm nghĩ về mái trường thân yêu.

c. Từ đồng âm

d. Quan hệ từ


ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 7.

I. TRẮC NGHIỆM : ( 4 điểm ) mỗi ý đúng : 0,25 điểm .
1
D

2
C

3
D

4
C

5

D

6
D

7
A

8
B

9
B

10
C

11
B

12
D

13
D

14
A

II. TỰ LUẬN : ( 6 điểm )

A. Yêu cầu chung :
I. Nội dung : Tình cảm, cảm xúc hướng về mái trường thân yêu.
- Giới thiệu ngôi trường: không gian, thời gian …
- Những đặc điểm ngôi trường: lịch sử, kỷ niệm vui buốn
-Tình cảm, cảm xúc với mái trường …
2. Hình thức: Đúng thể loại Văn biểu cảm, văn viết mạch lạc, giàu cảm xúc.
B. Biểu điểm :
Điểm 5 – 6 : bài viết hoàn chỉnh các yêu cầu.
Điểm 3 – 4 : Tỏ ra hiểu biết về thể loại, cảm xúc thiếu tự nhiên, liên hệ gượng gạo, công thức.
Trình bày bài viết chưa mạch lạc hoặc có thiếu sót.
Điểm 1 – 2 : Bài viết nội dung sơ sài, ý nghèo, chưa nắm vững yêu cầu của đề bài, văn viết
lủng củng.
Điểm 0 : Viết lạc đề, bỏ giấy trắng.

15
A

16
C



×