Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 CÓ ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.42 KB, 3 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ
MÔN NGỮ VĂN 7
Phần trắc nghiệm:
Đọc phần trích sau đây và trả lời các câu hỏi bằng cách đánh dấu chéo vào ý đúng nhất.
Em tôi buộc con dao díp vào con búp bê lớn và đặt ở đầu giường tôi. Đêm ấy, tôi
không chiêm bao thấy ma nữa. Từ đấy, tối tối, sau khi học xong bài, Thuỷ lại võ trang cho con
Vệ Sĩ và đem đặt trên đầu giường tôi. Buổi sáng, em tháo dao ra, đặt nó về chỗ cũ cạnh con Em
Nhỏ. Hai con quàng tay lên vai nhau, ghé đầu vào nhau thân thiết. Từ khi về nhà tôi, chúng
chưa phải xa nhau ngày nào, nên bây giờ thấy tôi đem chia chúng ra, Thuỷ không chịu đựng nổi.
Chúng tôi cứ ngồi thừ ra, chẳng muốn chia bôi cũng chẳng muốn thu lại nữa. Một lát sau, em tôi
đem đặt hai con búp bê về chỗ cũ. Chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau và âu yếm ngước
nhìn chúng tôi. (Ngữ Văn 7 - tập 1)
1. Tác giả đoạn văn trên là ai?
A. Khánh Hoài

B. Lý Lan

C. Tạ Duy Anh.

D. Trần Đăng Khoa.

2. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?
A. Cổng trường mở ra B. Mẹ tôi.

C. Sài Gòn tôi yêu.

D.Cuộc chia tay của những con búp

bê.
3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả



B. Biếu cảm. C. Tự sự.

D.Nghị luận.

4. Vì sao lại xảy ra cuộc chia tay giữa hai anh em?
A. Vì cha mẹ phải chia tay nhau.

B. Vì cha mẹ phải đi công tác xa.

C. Vì hai anh em được nghỉ học.

D. Cả 3 phương án A, B, C đều đúng.

5. Đoạn văn trên tác giả sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất số ít.

B. Ngôi thứ nhất số nhiều.

C. Ngôi thứ hai.

D. Ngôi thứ ba.

6. Từ láy “quanh quanh” trong câu “Đường vô xứ Huế quanh quanh” có sức gợi tả không
gian như thế nào của xứ Huế.
A. Rộng, uốn khúc mềm mại.

B. Rộng, mềm mại.

C. Uốn khúc, quanh co.


D. Hẹp, trắc trở.

7. Những địa danh nào được nhắc đến trong bài thơ “Phò giá về kinh” ?
A. Côn Sơn Ca, Thăng Long.

B. Bạch Đằng, Tiêu Tương.


C. Chương Dương, Hàm Tử.

D. Hàm Dương, Thiên Trường.

8. Trong các từ sau, từ nào không phải từ Hán Việt?
A. nước Nam

B. mục đồng

C. ngư ông

D. xã tắc

9. Đọc văn bản “Sau phút chia ly”, em thấy nỗi sầu chia ly của chinh phu - chinh phụ là vì:
A. Nỗi ngậm ngùi xót xa trong cảnh ngộ xa xôi cách trở.
B. Nỗi buồn cho tuối thanh xuân không còn hạnh húc.
C. Nỗi oán hận chiến tranh li tán hạnh phúc, dở dang tuổi xuân, mong mỏi hạnh phúc của con
người.
D. Cả 3 phương án A, B, C đều đúng.
10. Các từ “trắng, tròn” trong bài thơ “Bánh trôi nước” gợi tính chất nào của sự vật?
A.Trong sạch. B.Tinh khiết C.Trong sạch, tinh khiết, khoẻ mạnh, hoàn hảo. D.A,Bđều đúng.

11. Trong các dòng sau, dòng nào là thành ngữ?
A. Ao sâu nước cả.

B. Bầu vừa rụng rốn. C. Cải chứa ra cây.

D. Đầu trò tiếp khách

12. Bài thơ “Qua đèo Ngang” thuộc thể thơ gì?
A. Song thất lục bát. B. Thất ngôn bát cú. C. Lục bát.

D. Ngũ ngôn.

Phần tự luận (7 điểm)
Hãy viết một bài văn phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong bài thơ “Bánh trôi
nước” của Hồ Xuân Hương.

ĐÁP ÁN:
I. Trắc nghiệm: Mỗi câu 0,25đ
Câu 1
A

Câu 2
D

Câu 3
C

Câu 4
A


Câu 5
A

Câu 6
C

Câu 7
C

Câu 8
A

Câu 9
C

Câu 10
C

Câu 11
A

Câu 12
B


II. Tự luận:
- Điểm 6 -7: Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ sâu sắc, xúc động, đảm bảo vệc nắm vững nội
dung và tư tưởng của bài thơ. Bài văn có bố cục đủ 3 phần, hành văn mạch lạc, trong sáng. Sai từ
1 – 2 lỗi chính tả.
- Điểm 4 - 5: Bài văn có bố cục đủ 3 phần, hành văn trôi chảy, mạch lạc. Phát biểu cảm nghĩ

xúc động nhưng còn chưa sâu sắc. Sai 3 - 4 lỗi chinh tả.
- Điểm 2 - 3: Bài văn có bố cục đủ 3 phần nhưng hành văn còn lủng củng. Phát biểu cảm nghĩ
sơ sài hoặc lan man không đi vào trọng tâm. Sai lỗi chính tả nhiều.
- Điểm 1: Không nắm được nội dung và tư tưởng bài thơ, chưa nêu lên được cảm nghĩ. Hành
văn lủng củng, rối rắm, bố cục không rõ ràng, mắc rất nhiếu lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Lạc đề, bỏ giấy trắng.



×