Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 7 CÓ ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.13 KB, 3 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ
MÔN NGỮ VĂN 7
Phần trắc nghiệm:
Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời
đúng nhất:
“Đẹp quá đi, mùa xuân ơi_ mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.
Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là khoảng sau ngày rằm tháng giêng, tết hết mà chưa hết hẳn,
đào hơi phai nhưng nhị vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng,
nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.
Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn,
không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ
thấy những vễt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa.
Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng,
trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.”
(Ngữ văn 7_Tập 1)
1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?
A. Mùa xuân của tôi

B. Sài Gòn tôi yêu

C. Tiếng gà trưa

D. Một thứ quà của lúa non: Cốm

2. Tác giả của đoạn trích trên là ai?
A. Minh Hương

B. Vũ Bằng

C. Thạch Lam


D. Xuân Quỳnh

3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đat chính nào?
A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

4. Ý nào dưới đây thể hiện rõ nhất tình yêu của tác giả đối với quê hương?
A. Trên nền trời trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
B. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng.
C. Nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui
sáng sủa.
D. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi_ mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.
5. Từ ngữ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “phong” trong câu “ nhị vẫn còn phong”?
A. Gió

B. Ban tặng

6. Từ nào sau đây không phải là từ láy?

C. Giữ kín

D. Đóng


A. Man mác


B. Đùng đục

C. Đông đủ

D. Sáng sủa

7. Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất số ít

B. Ngôi thứ nhất số nhiều

C. Ngôi thư hai

D. Ngôi thứ ba

8. Văn bản "Một thứ quà của lúa non: Cốm" thuộc thể loại gì?
A. Ký sự

B. Hồi ký

C. Truyện ngắn

D. Tuỳ bút

9. Nghệ thuật đắc sắc trong văn bản "Một thứ quà của lúa non: Cốm"là:
A. Giọng văn tinh tế nhẹ nhàng

B. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ


C. Lập luận chặt chẽ, sắc sảo.

D. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên

10. Văn bản "Sài Gòn tôi yêu" trình bày cảm nhận sâu sắc gì về Sài Gòn?
A. Là Thành phố tươi đẹp
B. Là thành phố có khí hậu hiền hoà
C. Thiên nhiên, khí hậu và phong cách con người Sài Gòn
D. Con người Sài Gòn anh hùng
11. Câu văn "Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình
đầu chứa nhiều ngang trái" sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. So sánh

C. Điệp ngữ

B. Nhân hoá

D. Ẩn dụ

12. Biện pháp nghệ thuật trên thể hiện tình cảm của tác giả với Sài Gòn như thế nào?
A. Yêu quý

B. Yên mến thiết tha

C. Tình yêu sâu đậm

D. Kính trọng

Phần tự luận (7 đ)
Em hãy viết một bài văn phát biểu cảm nghĩ của mình về một trong những bài thơ sau:

Sông núi nước nam
Phò giá về kinh
Bài ca côn sơn
ĐÁP ÁN _ HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I:
Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12



Ph.án

A

B

B

D

C

C

A

D

A

C

A

C

Phần II: Bài viết tự luận (6,5 đ)
1. Mở bài: (1 đ)

-

Giới thiệu và nêu cảm nghĩ chung của em về bài thơ

2. Thân bài: (3,5 đ)
-

Cảm nghĩ về hình tượng thơ

-

Cảm nghĩ về chi tiết hình ảnh ngôn ngữ thơ

-

Cảm nghĩ về tác giả

3. Kết bài: (1 đ)
-

Những suy nghĩ tình cảm của em về bài thơ

-

Hình thức: viết chữ đẹp, văn lưu loát, có cảm xúc, câu đúng không sai lỗi ngữ pháp,

chính tả.(1đ ) .




×