Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế tại công ty TNHH NIPPON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.38 KB, 43 trang )


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths. Nguyễn Bích Ngọc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN: KINH DOANH QUỐC TẾ


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Tên đề tài

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ TẠI
CÔNG TY TNHH NIPPON KONPO VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn

: Ths. Nguyễn Bích Ngọc (A)

Họ và tên sinh viên

: Nguyễn Văn Dũng

Mã sinh viên

: CQ530683

Chuyên ngành


: Quản trị kinh doanh quốc tế

Lớp

: Quản trị kinh doanh quốc tế 53A

Hệ

: Chính quy

Thời gian thực tập

: Đợt I năm học 2014 – 2015

Nguyễn Văn Dũng

Lớp: QTKD Quốc tế 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths. Nguyễn Bích Ngọc
Hà Nội, tháng 12/2014

LỜI CAM ĐOAN
Tên em là Nguyễn Văn Dũng, sinh viên lớp Quản trị kinh doanh quốc
tế 53A. Em xin cam đoan chuyên đề thực tập “Nâng cao hiệu quả kinh
doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế tại Công ty TNHH Nippon
Konpo Việt Nam” là bài nghiên cứu của em dưới sự hướng dẫn của Giảng
viên – Ths. Nguyễn Bích Ngọc và sự giúp đỡ của các anh, chị nhân viên tại

Công ty TNHH Nippon Konpo Việt Nam. Em xin cam đoan chuyên đề
thực tập này là trung thực, không sao chép bất cứ tài liệu nào khác. Kết quả
nghiên cứu trong chuyên đề chưa từng công bố tại bất kỳ đâu. Nếu vi phạm
lời cam đoan, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường và Viện
Thương mại và Kinh tế quốc tế.

Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Văn Dũng

Nguyễn Văn Dũng

Lớp: QTKD Quốc tế 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths. Nguyễn Bích Ngọc

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô Trường Đại học Kinh tế quốc
dân và các thầy cô trong Viện thương mại và Kinh tế quốc tế đã tạo điều
kiện cho em đi thực tập để có thể nâng cao hiểu biết, trình độ của mình. Em
cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo Công ty TNHH Nippon Konpo
Việt Nam cùng các anh, chị nhân viên công ty đã giúp đỡ em rất nhiều
trong thời gian thực tập tại công ty. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến cô giáo – Ths. Nguyễn Bích Ngọc, người đã tận tình hướng dẫn em
trong thời gian qua để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Văn Dũng

Nguyễn Văn Dũng

Lớp: QTKD Quốc tế 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths. Nguyễn Bích Ngọc

Mục lục

Nguyễn Văn Dũng

Lớp: QTKD Quốc tế 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths. Nguyễn Bích Ngọc

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, ngành logistics là một ngành kinh doanh dịch vụ quan trọng đối

với mỗi quốc gia và mang lại những nguồn lợi nhuận to lớn. Cùng với sự phát
triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa,
dịch vụ logistics ngày càng đóng vai trò quan trọng như nâng cao hiệu quả quản
lý, giảm thiểu chi phí sản xuất... Kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế
góp phần tạo ra giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp cũng như cho toàn bộ nền
kinh tế. Các thống kê cho thấy hoạt động này luôn chiếm trên dưới 10% GDP
của các quốc gia tại Châu Âu, Bắc Mỹ hay khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Tại Việt Nam, thị trường logistics vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển
với những khó khăn quy mô thị trường. Mặc dù ngành logistics còn có quy mô
nhỏ so với các quốc gia trong khu vực nhưng cũng chiếm tới xấp xỉ 25% GDP cả
nước và luôn giữ được tăng trưởng ở mức cao. Vào năm 2013 thì Việt Nam sẽ
mở cửa hoàn toàn thị trường logistics theo cam kết gia nhập WTO tạo ra sự cạnh
tranh rất lớn đầy khó khăn cho các doanh nghiệp. Tuy vậy, đây vẫn là một ngành
đầy triển vọng với các doanh nghiệp đã, đang và sẽ tham gia vào lĩnh vực kinh
doanh này bởi tiềm năng cũng như các lợi thế của Việt Nam như về vị trí địa lý.
Công ty Nippon Konpo Việt Nam là một trong những công ty đang hoạt
động trong lĩnh vực giao nhận vận tải quốc tế. Công ty chính thức đi vào hoạt
động từ năm 2006. Tuy nhiên đến nay, công ty chỉ chiếm được một thị phần khá
nhỏ trong thị trường logistics tại Việt Nam. Trong hoạt động kinh doanh của
công ty vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế như về quản lý nhân sự, marketing,... dẫn
tới sự kém hiệu quả. Để có thể phát triển, mở rộng thị trường trong điều kiện
cạnh tranh có thể ngày càng gay gắt khi Việt Nam gia nhập WTO mở cửa thị
trường hoàn toàn, công ty cần nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình, gia tăng
thu nhập, khai thác những tiềm lực mới.
Do vậy, qua một thời gian thực tập tại công ty Nippon Konpo Việt Nam,
mong muốn góp một phần giúp công ty nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh
doanh của mình, em xin chọn đề tài cho chuyên đề là: “Nâng cao hiệu quả kinh
doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế tại công ty TNHH Nippon Konpo Việt
Nam” để nghiên cứu.


Nguyễn Văn Dũng

6

Lớp: QTKD Quốc tế 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths. Nguyễn Bích Ngọc

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
giao nhận vận tải quốc tế
- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: chuyên đề nghiên cứu việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế tại Công ty TNHH Nippon Konpo Việt Nam
+ Phạm vi thời gian: chuyên đề nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh từ năm
2011 đến năm 2013 từ đó đề ra giải pháp cho đền năm 2017.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề: Phân tích thực trạng nâng cao hiệu
quả kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế tại Công ty TNHH Nippon
Konpo Việt Nam và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa hiệu
quả kinh doanh cho công ty.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được các mục đích trên, chuyên đề giải
quyết các nhiệm vụ sau:

+ Hệ thống hóa các lý luận về nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và nâng cao

hiệu quả kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế nói riêng.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ giao nhận
vận tải quốc tế trong công ty Nippon Konpo Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ giao nhận
vận tải quốc tế tại công ty Nippon Konpo Việt Nam trong thời gian tới.
4. Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, mục lục và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương chính
là:
Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Nippon Konpo Việt Nam và
các nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ giao nhận
vận tải quốc tế của công ty giai đoạn 2011 - 2013
Chương 2: Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ giao
nhận vận tải quốc tế tại Công ty TNHH Nippon Konpo Việt Nam giai đoạn
2011 – 2013
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ giao nhận
vận tải quốc tế tại Công ty TNHH Nippon Konpo Việt Nam đến năm 2017.

Nguyễn Văn Dũng

7

Lớp: QTKD Quốc tế 53A


Chuyên đề thực tập

Nguyễn Văn Dũng

GVHD: Ths. Nguyễn Bích Ngọc


8

Lớp: QTKD Quốc tế 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths. Nguyễn Bích Ngọc

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NIPPON KONPO VIỆT
NAM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ CỦA CÔNG
TY GIAI ĐOẠN 2011 – 2013
1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Nippon Konpo Việt Nam
1.1.1. Tên gọi, trụ sở của công ty
Công ty TNHH NIPPON KONPO VIỆT NAM ( viết tắt là NKV) là một
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, là công ty con trực thuộc tập đoàn NIPPON
KONPO Nhật bản hoạt động trong lĩnh vực logistics bao gồm nhiều khâu như:
vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, đóng gói, gia công lắp ráp các loại linh kiện phụ
tùng Ôtô, xe máy....
Tel: (03) 35463613
Fax: (03) 35423099
Công ty TNHH NIPPON KONPO Nhật Bản được cấp giấy phép đầu tư
vào Việt Nam năm 2004 và được thành lập, đặt trụ sở tại Lô 7B, Khu CN Nội
Bài, Sóc Sơn, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 35822467
Email:
Website:
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH NIPPON KONPO VIỆT NAM là một doanh nghiệp 100%

vốn nước ngoài, là công ty con trực thuộc tập đoàn NIPPON KONPO Nhật Bản.
Công ty TNHH NIPPON KONPO Nhật Bản được cấp giấy phép đầu tư vào Việt
Nam năm 2004
Từ tháng 6-2006 đến tháng 11-2006, công ty khởi công xây dựng nhà máy
với diện tích đất: 9.600m2 và diện tích xây dựng: 4,000m2 tại khu công nghiệp
Nội Bài, Hà nội.
Từ tháng 4.2008 đến tháng 10.2008 Công ty TNHH NIPPON KONPO
VIỆT NAM tiếp tục đầu tư xây dựng thêm nhà máy, kho bãi nâng tổng diện tích
mặt bằng kinh doanh lên đến 16,150 m2.

Nguyễn Văn Dũng

9

Lớp: QTKD Quốc tế 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths. Nguyễn Bích Ngọc

Đến tháng 2 – 2009 công ty mở văn phòng đại diện tại số 17 Trần Quang
Khải, Hải Phòng. Tháng 7 – 2009 công ty mở văn phòng đại diện tại thành phố
Quảng Ninh.
Công ty đặt các cơ sở sản xuất, kho bãi, văn phòng đại diện ở các khu công
nghiệp vệ tinh của thủ đô Hà Nội và các thanh phố lớn rất thuận lợi cho việc giao
dịch, vận chuyển hàng hóa của công ty cũng như thu hút lượng lớn nguồn nhân
lực từ các thành phố này. Với đội ngũ công nhân viên đông đảo, được đào tạo bài
bản, công ty nhanh chóng có vị trí trên thị trường và thiết lập được hệ thống
khách hàng ổn định, một mạng lưới đối tác rộng rãi trên cả nước cũng như ở

nhiểu nước trên thế giới. Hiện nay, hoạt động của công ty phát triển không ngừng
với doanh thu liên tục tăng cao.
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
1.1.3.1. Chức năng của công ty
Công ty Nippon Konpo Việt Nam là một doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài, có tư cách pháp nhân và được hạch toán kinh doanh độc lập. Công ty luôn
đảm bảo kinh doanh có lãi dựa trện hoạt động kinh doanh theo đúng luật định.
Hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm các hoạt động kê khai hải quan, kho
bãi, vận tải đường biển, đường không và vận tải đa phương thức. Là nhà cung
cấp dịch vụ logistics cho các công ty Panasonic, Honda, Toyota,..
1.1.3.1. Nhiêm vụ của công ty
Kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải theo giấy phép đã được cấp bởi Bộ
thương mại.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh theo quy chế hiện
hành để thực hiện mục đích và nội dung hoạt động của công ty.
Nghiên cứu khả năng, nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế để đề ra
những chiến lược và mục tiêu cụ thể sao cho đem lại hiệu quả và lợi nhuận như
doanh nghiệp mong muốn.
Sử dụng hiệu quả nguồn lực, đảm bảo trang trải cho các hoạt động kinh
doanh có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế.
Thực hiện nghĩa vụ thuế, đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Nguyễn Văn Dũng

10

Lớp: QTKD Quốc tế 53A


Chuyên đề thực tập


GVHD: Ths. Nguyễn Bích Ngọc

Tuân thủ chính sách và chế độ pháp luật Nhà nước có liên quan đến hoạt
động kinh doanh của công ty, thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế mà
công ty đã kí kết.
Luôn chăm lo cho đời sống tinh thần và vật chất cho công nhân viên,
thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên.
1.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty
Hiện tại, số lượng nhân viên của công ty là 759 người. Trong đó có 167
người là nhân viên và 592 người là công nhân. Nguồn nhân lực trong công ty
được phân bổ vào các phòng ban theo sơ đồ ở như hình 1 dưới đây.
Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Nippon Konpo Việt Nam

BAN GIÁM ĐỐC

CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG

PHÒNG NHÂN SỰ

BAN KIỂM SOÁT

CÁC XÍ NGHIỆP

CÁC CHI NHÁNH

XN GIAO NHẬN
VẬN TẢI

CHI NHÁNH HÀ

NỘI

PHÒNG TÀI CHÍNH
- KẾ TOÁN

XN XUẤT NHẬP
KHẨU

PHÒNG KẾ HOẠCH

XN DỊCH VỤ
KHO BÃI

CHI NHÁNH
QUẢNG NINH

CHI NHÁNH HẢI
PHÒNG

XN DỊCH VỤ
CẢNG BÃI
(nguồn: phòng hành chính nhân sự, Công ty Nippon Konpo Việt Nam)
Các phòng ban làm theo từng chức năng nhiệm vụ của riêng mình và phối
hợp với các phòng ban khác để hoàn thành mục tiêu của công ty. Chức năng
nhiệm vụ của các phòng ban như sau:

Nguyễn Văn Dũng

11


Lớp: QTKD Quốc tế 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths. Nguyễn Bích Ngọc

Ban giám đốc bao gồm Giám đốc và các phó giám đốc, do Giám đốc bổ
nhiệm cũng như miễn nhiệm. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công
ty đồng thời là lãnh đạo cao nhất điều hành mọi hoạt động tại công ty.
Ban kiểm soát có trách nhiệm kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc
thực hiện quy chế của công ty; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, trung thực và mức
độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức công tác kế
toán, thống kê và lập báo cáo tài chính của công ty; thẩm định các bào cáo về
tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo định kỳ của công ty, báo cáo đánh
giá công tác quản lý lên Ban giám đốc tại các cuộc họp thường niên.
Phòng nhân sự có chức năng tham mưu, cố vấn cho Giám đốc và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc về công tác tổ chức, quản lý lao động, tiền lương thưởng
và công tác hành chính. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản trị nhân sự
và hành chính trong công ty.
Phòng tài chính – kế toán có chức năng tham mưu cho Giám đốc và chịu
trách nhiệm trước Giám đốc về công tác tài chính, kế toán bao gồm lập kế hoạch
tài chính trong năm và kế hoạch trung, dài hạn; tìm kiếm các nguồn vốn để đảm
bảo cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của đơn vị; thực hiện các quy định về
kế toán, kiểm toán theo quy định của nhà nước; thực hiện quản lý tài chính của
công ty như quản lý nợ, chi phí sản xuất; phân phối lợi nhuận và lập kế hoạch
phân phối lợi nhuận cho năm kế hoạch, phân phối và sử dụng các quỹ của công
ty.
Phòng kế hoạch có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực lập kế
hoạch. Nhiệm vụ cụ thể là lập kế hoạch kinh doanh cho hàng tháng, quý, năm

của công ty; đôn đốc và theo dõi việc thực hiện tiến độ kế hoạch của các bộ phận.
Các xí nghiệp có người quản lý riêng và chịu trách nhiệm về những công
việc liên quan đến thực hiện chuyên môn của mỗi xí nghiệp đó.
Các chi nhánh là các văn phòng đại diện của công ty giúp công ty liên hệ
với khách hàng cũng như tìm kiếm khách hàng mới. Hiện nay các chi nhánh của
công ty tập trung tại 3 thành phố lớn đó là Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Trong đó Quảng Ninh và Hải Phòng đều có những cảng biển lớn thuận lợi cho
việc kinh doanh giao nhận cảu công ty.

Nguyễn Văn Dũng

12

Lớp: QTKD Quốc tế 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths. Nguyễn Bích Ngọc

1.1.5. Hoạt động kinh doanh của công ty
1.1.5.1. Vị thế của công ty trong ngành
Công ty Nippon Konpo Việt Nam ngày càng được biết đến như một công ty
kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế uy tín, cung cấp các dịch vụ chất
lượng, chuyên nghiệp, luôn đáp ứng nhu cầu cho khách hàng một cách tốt nhất.
Công ty đang có những đối tác quan trọng và uy tín là các tập đoàn lớn trên thế
giới như Honda, Panasonic... cũng như có mối quan hệ hợp tác tốt với các đối thủ
mạnh trong lĩnh vực giao nhận vận tải quốc tế như Mearks Logistics, APL
Logistics... góp phần tạo thuận lợi cho việc phát triển hình ảnh, vị thế của công ty
trên trường quốc tế.

1.1.5.2. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty
Hoạt động kê khai hải quan
Hoạt động kho bãi
Hoạt động vận tải đường biển
Hoạt động vận tải đường không
Hoạt động vận tải đa phương thức
1.1.5.3. Sản phẩm, dịch vụ, thị trường
Sản phẩm, dịch vụ: Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ logistic cho hàng
xuất nhập khẩu, kho bãi, tư vấn,..
Thị trường: Công ty Nippon Konpo Việt Nam cung cấp dịch vụ logistics
của mình chủ yếu cho các doanh nghiệp liên doanh Nhật- Việt, hợp tác với các
đối tác Hàn Quốc, Đài Loan...
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh
dịch vụ giao nhận vận tải của công ty TNHH Nippon Konpo Việt Nam giai
đoạn 2011 – 2013
1.2.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.2.1.1. Môi trường kinh doanh quốc tế
Tính đến giai đoạn 2011 – 2013, thế giới đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng
tài chính năm 2008 tuy nhiên nền kinh tế thế giới vẫn hồi phục chậm chạp. Lạm
phát gia tăng ở nhiều quốc gia khiến giá cả leo thang. Điều này cũng khiến tỷ giá
diễn biến theo hướng bất lợi khi mà ngân hàng trung ương nhiều nước phải điều
chỉnh lãi suất theo chiều hướng tăng dần nhằm đối phó với lạm phát. Tỷ giá biến

Nguyễn Văn Dũng

13

Lớp: QTKD Quốc tế 53A



Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths. Nguyễn Bích Ngọc

động thất thường này làm ảnh hưởng không nhỏ tới công ty nhất là khi công ty
luôn phải thực hiện các giao dịch quốc tế với các đồng tiền khác nhau. Thêm vào
đó, thảm họa kép động đất sóng thần tại Nhật Bản, một thị trường lớn của
Nippon Konpo Việt Nam đã ảnh hưởng mạnh sức tăng trưởng của công ty.
Sự lên giá của xăng dầu thế giới cũng là một nhân tố gây bất lợi đến hiệu
quả kinh doanh của công ty Nippon Konpo Việt Nam, một công ty chuyên về
giao nhận vận tải với chi phí vận tại chịu ảnh hưởng lớn của chi phí nhiên liệu.
Bất ổn chính trị ở các khu vực Trung Đông, Bắc Phi đã ảnh hưởng đến nguồn
cung dầu trên thế giới đã khiến giá dầu nhanh chóng leo thang. Mặc cho các nền
kinh tế tiêu thụ nhiều dầu mỏ luôn cố gắng làm giá dầu hạ bằng các kho dự trữ
quốc gia nhưng năm 2011, giá dầu thô vẫn tăng 8,2% so với năm 2010. Sang đến
năm 2012, giá dầu mới giảm lần đầu tiên từ khủng hoảng kinh tế 2008 với mức
giảm 7,1% do sự suy giảm của cầu về dầu thô tuy nhiên thì giá xăng vẫn tăng
2,7%. Qua năm 2013 giá dầu thô lại tăng 7,2% gây lo lắng cho các nước. Sự tăng
giá liên tiếp của giá nhiên liệu khiến cho chi phí của công ty luôn tăng đòi hỏi có
các biện pháp để ứng phó cần thiết.
1.2.1.2. Môi trường quốc gia
Về môi trường chính trị pháp luật, Việt Nam luôn được đánh giá cao về nền
chính trị ổn định. Nhà nước luôn không ngừng tăng cường hợp tác giao lưu với
các quốc gia khác, tạo điều kiện ưu đãi tốt nhất cho các doanh nghiệp. Đối với thị
trường chính của công ty là các nền kinh tế Đông Á như Nhật Bản, Đài Loan,..
Việt Nam luôn duy trì được mối quan hệ tốt đẹp cả về chính trị lẫn thương mại.
Đây là cơ hội cho NIPPON KONPO VIỆT NAM tiếp tục duy trì và phát triển thị
trường truyền thống này.
Về môi trường kinh tế, nằm trong thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu
nên nền kinh tế trong nước vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Như trong năm 2011, lãi

suất cho vay lên tới 25 – 27%/năm, vượt xa so với trung bình trên thế giới tạo ra
rất nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn đối với công ty. Những năm sau đó,
nhờ các biện pháp can thiệp mạnh mẽ của nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát đã
góp phần giảm lãi suất ngân hàng xuống mức ổn định. Trong giai đoạn từ năm
2011 – 2013 kinh tế cả nước tăng trưởng của cả nước cũng bị chậm lại do ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng với chủ trương ưu tiên kiềm chế
lạm phát, ổn dinh kinh tế vĩ mô hơn là tăng trưởng kinh tế. Các thực tế khách

Nguyễn Văn Dũng

14

Lớp: QTKD Quốc tế 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths. Nguyễn Bích Ngọc

quan này gây bất lợi cho hoạt động của công ty bởi kinh tế khó khăn chung làm
hạn chế khả năng phát triển của các doanh nghiệp.
Về môi trường văn hóa xã hội, hiện nay, nước ta đang tập trung thu hút vốn
đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ trên
khắp cả nước. Đây là một điều kiện thuận lợi cho hoạt động nâng cao hiệu quả
kinh doanh của công ty NPV bởi trong giao nhận vận tải thì cơ sở hạ tầng là một
điểu kiện thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp tới từng hoạt động của công ty. Ngành
giáo dục ngày càng phát triển kéo theo những nguồn nhân lực chất lượng cao hơn
mà doanh nghiệp luôn cần đến. Ngành giao nhận vận tải ở Việt Nam trong giai
đoạn đang phát triển với nguồn nhân lực hạn chế nên với việc giáo dục được
nâng cao với các trường Đại học đào tạo bài bản sẽ tạo ra một lượng nhân lực dồi

dào, giàu chuyên môn hơn cho công ty.
Về môi trường công nghệ, có thể thấy khoa học công nghệ ngày càng phát
triển với tốc độ chóng mặt. Các thiết bị hiện đại hơn, nhanh hơn, thông minh hơn
cho phép công ty thực hiện hoạt động kinh doanh của mình với chi phí rẻ hơn,
tiếp cận được nhiều khách hàng hơn hay quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động của
công ty từ đó tăng hiệu quả bán hàng của công ty.
1.2.2. Nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.2.2.1. Nguồn lực tài chính
Tài chính là một trong những nhân tố tiên quyết để đảm bảo hoạt động của
mỗi công ty. Tình hình tài chính ổn định giúp công ty có mọi hoạt động thông
suốt, tạo niềm tin cho các đối tác của doanh nghiệp để từ đó thú hút nhiều hơn
khách hàng. Đến nay công ty Nippon Konpo Việt Nam vẫn duy trì được một
tiềm lực tài chính mạnh và gia tăng hàng năm như bảng dưới đây là tổng hợp tình
hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013.
Qua các năm từ 2011 đến năm 2013, công ty luôn duy trì được mức tăng
trưởng tổng tài sản với mức 56.582,4 triệu VNĐ năm 2011 lên đến 61.094 triệu
năm 2013. Cùng với tổng nợ phải trả chỉ ở mức dưới từ 5094,1 triệu VNĐ (năm
2011) đến 9.6506 triệu VNĐ (năm 2013) cho thấy công ty vay không quá nhiều,
nó chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính cao của công ty Nippon Konpo Việt Nam.
Dựa vào đó công ty luôn có thể thực hiện các kế hoạch kinh doanh của mình mà
không quá lo lắng về tình hình tài chính. Cùng với đó vốn chủ sở hữu cũng tăng
lên qua các năm từ 24.579,4 triệu VNĐ năm 2011 lên 29.624,3 triệu VNĐ năm
2013.

Nguyễn Văn Dũng

15

Lớp: QTKD Quốc tế 53A



Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths. Nguyễn Bích Ngọc

Bảng 1: Số liệu tài chính của công ty Nippon Konpo Việt Nam giai đoạn 2011
- 2013
( Đơn vị: triệu VNĐ)
ST
T

Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

1

Tổng tài sản

56.582,4

57.399,5

61.094,9

2


Tổng nợ phải trả

5. 094,1

6.485,7

9.650.6

3

Tài sản ngắn hạn

30.040,5

35.679,8

39.848,9

4

Vốn chủ sở hữu

24.579,4

26.313,9

29.624,3

5


Lợi nhuận trước
thuế

34805,6

36367,5

51033,7

6

Lợi nhuận sau thuế

27.844,5

29.094

40.827

( Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty giai đoạn 2011 – 2013)
Nhìn vào bảng kết quả chúng ta còn thấy lợi nhuận của công ty trong tăng
mạnh với lợi nhuận sau thuế tăng từ 27.844,5 triệu VNĐ năm 40.827 triệu VNĐ
với mức tăng đạt 4.45% trong giai đoạn 2011 – 2012 và tăng trưởng nhảy vọt
trong giai đoạn 40,3% trong giai đoạn 2012 – 2013. Đây có thể coi là thời điểm
công ty thoát khỏi hoàn toàn ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế với doanh thu,
lợi nhuận tăng đột biến, và cũng là thời điểm cho thấy công ty gia tăng hiệu quả
kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế.
1.2.2.2. Đội ngũ nhân sự
Hiện tại, số lượng nhân viên của công ty là 759 người. trong đó có 167

người là nhân viên và 592 người là công nhân. Trong 167 nhân viên có 24 người
Nhật Bản, còn lại 143 người là người Việt Nam. Các nhân viên trong công ty đều
có trình độ từ cao đẳng trở lên. Nguồn nhân lực luôn đóng vai trò cốt yếu trong
tất các doanh nghiệp. Công ty Nippon Koppo Việt Nam cũng không nằm ngoài
điều đó. Nhờ có các nhân viên có trình độ cao, công ty có thể thực hiện tốt hơn
mọi hoạt động, đây là cơ sở quan trọng để công ty có thể nâng cao hiệu quả kinh
doanh dịch vụ của mình. Trình độ học vấn cao của nhân viên cũng giúp công ty
có thể dễ dàng hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng thêm kiến thức nghiệp vụ
trong quá trình nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

Nguyễn Văn Dũng

16

Lớp: QTKD Quốc tế 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths. Nguyễn Bích Ngọc

1.2.2.3. Máy móc, thiết bị
Với đội xe 98 đầu kéo các loại cùng đội ngũ lái xe có tay nghề hoạt động
liên tục 24/24h mỗi ngày, công ty đảm bảo cung cấp dịch vụ vận chuyển chất
lượng cao và chuyên nghiệp. Công ty còn trang bị thêm 3 cần trục tại cảng Hải
Phòng và cảng Cái Lân. Với đặc thù của nghành giao nhận vận tải là phụ thuộc
khán nhiều vào các phương tiện vận tải, hiệu quả sử dụng của các máy móc trang
thiết bị này là nhân tố trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Sự hoạt động của mỗi
thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động của toàn bộ quy trình vận
hành của công ty. Máy móc thiết bị hiện đại là sẽ làm tăng năng suất lao động,

tăng năng lực của công ty, từ đó có khả năng đáp ứng những đòi hỏi ngày càng
khắt khe của thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường. Điều đó ngày càng có ý nghĩa trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

Nguyễn Văn Dũng

17

Lớp: QTKD Quốc tế 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths. Nguyễn Bích Ngọc

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH
NIPPON KONPO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2013
2.1. Tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận vân tải quốc tế của công ty
TNHH Nippon Konpo Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013
2.1.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất
Trong giai đoạn 2011 – 2013, theo xu hướng chung của nền kinh tế trong
nước cung như trên thế giới là dần thoát khỏi khủng hoảng, việc kinh doanh của
công ty cũng có những bước tiến triển thuận lợi với kết quả kinh doanh tăng dần
theo các năm như chúng ta thấy ở bảng 2 dưới đây.
Bảng 2: Doanh thu và lợi nhuận của công ty Nippon Konpo Việt Nam giai
đoạn 2011 – 2013
( Đơn vị: triệu VNĐ)
Năm


2011

2012

2013

Tổng chi phí

101.776,5

119.971

130.615

Tổng doanh thu

129.621

149.065

171.442

Lợi nhuận

27.844,5

29.094

40.827


Lợi nhuận/doanh thu

21,48%

19,52%

23,81%

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011 – 2013)
Trong giai đoạn này tổng doanh thu và tổng chi phí của công ty đều tăng
nhưng tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí, nhờ đó công ty có được
lợi nhuận tăng dần trong từng năm. Cụ thể, tổng chi phí của công ty tăng từ
101,776 tỷ đồng năm 2011 lên 119,971 tỷ đồng vào năm 2012 và 130,615 tỷ
đồng vào năm 2013. Doanh thu của công ty vào năm 2011 là 129,621 tỷ đồng,
năm 2012 là 149,065 tỷ đồng vào năm 2012 và đạt 171,442 tỷ đồng vào năm
2013. Lợi nhuận của công ty cũng đạt được các kết quả ấn tượng với 27,844 tỷ
đồng vào năm 2011, 29,094 tỷ đồng vào năm 2012 và 40,827 tỷ đồng vào năm
2013. Việc doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí phần nào cho thấy mức
độ hiệu quả kinh doanh của công ty để đảm bảo mức lợi nhuận cao hơn.

Nguyễn Văn Dũng

18

Lớp: QTKD Quốc tế 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths. Nguyễn Bích Ngọc


Hình 2: Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận của công ty Nippon Konpo Việt Nam
giai đoạn 2011 – 2013
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011 – 2013)
Chỉ số lợi nhuận trên doanh thu của công ty cũng được cải thiện với mức từ
21,48% năm 2011 đã tăng lên 23,81% vào năm 2013 mặc dù năm trước đó là
năm 2012 chỉ số này đã giảm xuống 19,52%. Chỉ số lợi nhuận trên doanh thu cho
biết một đồng doanh thu bỏ ra thì thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận và nó cũng
phần nào cho thấy tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí. Nhìn vào
con số này có thể thấy mức độ hiệu quả của công ty về mặt doanh số bán hàng,
lợi nhuận. Mỗi đồng doanh thu của công ty có thể đem lại nhiều lợi nhuận hơn
trước.
Để nhìn rõ hơn về tốc độ tăng trưởng của công ty với tốc độ tăng doanh thu
chi phí, ta có thể nhìn vào biểu đồ Hình 2 mô tả sự tăng trưởng của công ty theo
phần trăm so với năm 2011.
Nhìn vào biểu đồ tốc độ tăng trưởng của công ty ta có thể thấy trong giai
đoạn 2011 – 2012, tổng chi phí của công ty tăng 17,8 % trong khi đó, tổng doanh
thu chỉ tăng 15%. Điều đó dẫn tới lợi nhuận của công ty chỉ tăng trưởng 4,5%. Ở
đây ta có thể dễ dàng nhận ra chi phí tăng cao đã kéo lợi nhuận của công ty
xuống mức thấp hơn so với mong đợi.

Hình 3: Tốc độ tăng trưởng của công ty Nippon Konpo Việt Nam
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013)
Tuy nhiên năm sau đó, năm 2013, nhờ việc cải thiện hiệu quả kinh doanh
nên công ty đã có thể làm chậm sự tăng chi phí trong khi đó tốc độ tăng doanh
thu vẫn ổn định mà công ty đã có mức lợi nhuận vượt trội đạt 46,6% so với năm
2011. Đó là minh chứng thành công của công ty trong việc nâng cao hiệu quả
kinh doanh.

Nguyễn Văn Dũng


19

Lớp: QTKD Quốc tế 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths. Nguyễn Bích Ngọc

2.1.2. Hoạt động kê khai hải quan
Hoạt động kê khai hải quan chiếm tỷ lệ không quá nhiều trong tổng doanh
thu của công ty tuy nhiên nó là một hoạt động không thể thiếu trong ngành giao
nhận vận tải quốc tế.
Bảng 3: Doanh thu và lợi nhuân từ hoạt động khai thuê hải quan của công ty
Nippon Konpo Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013
(Đơn vị: triệu VNĐ)
Năm

2011

2012

2013

Doanh thu

15.554,5

17.887,7


17.144,2

Lợi nhuận

4.941,5

5.091

7.191

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013)
Trong giai đoạn 2011 – 2013, doanh thu của công ty tăng không nhiều,
nhưng ta có thể thấy lợi nhuận tại công ty vẫn tăng rất ổn định cho thấy hoạt
động kê khai hải quan của công ty Nippon Konpo Việt Nam ngày càng hoàn
thiện, hiệu quả hơn.

Hình 4: Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động kê khai hải quan của
công ty Nippon Konpo Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013.
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013)
Cụ thể, doanh thu của công ty từ 15,554 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 17,887
tỷ đồng năm 2012 nhưng đến năm 2013 thì doanh thu giảm nhẹ chỉ còn là17,144
tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận trong mảng này của công ty năm 2011 là 4,491
tỷ đồng, năm 2012 là 5,091 tỷ đồng và năm 2013 là 7,191 tỷ đồng. Các hoạt động
nâng cao hiệu quả của công ty đã phát huy tác dụng khi công ty đã cắt giảm được
nhiều chi phí để duy trì mức lợi nhuận. Mặc dù vậy, tương lai công ty cần phải có
các biện pháp thích hợp để có thể gia tăng doanh thu từ đó có thể duy trì mức lợi
nhuận bền vững.
2.1.3. Hoạt động kho bãi
Đây là một hoạt động quan trọng trong kinh doanh dịch vụ giao nhận vận

tải quốc tế. Hoạt động này không chỉ là một hình thức kinh doanh của công ty mà

Nguyễn Văn Dũng

20

Lớp: QTKD Quốc tế 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths. Nguyễn Bích Ngọc

còn là tiển đề để công ty thuận lợi hơn cho các hoạt động chính của của mình là
các hoạt động giao nhận vận tải.
Bảng 4: Doanh thu và lợi nhuân từ hoạt động lưu kho bãi của công ty Nippon
Konpo Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013
( Đơn vị: triệu VNĐ)
Năm

2011

2012

2013

Doanh thu

15.554,5


22.359,7

24002

Lợi nhuận

5.019,7

5.273

7.515,5

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013)
Với hệ thống kho bãi lớn thường xuyên xây dựng mở rộng và hệ thống
máy móc hiện đại, công ty luôn duy trì được mức doanh thu lẫn lợi nhuận ổn
định với doanh thu tăng từ 15,554 tỷ đồng (năm 2011) lên 24,002 tỷ đồng (năm
2013) và lợi nhuận tăng từ 5,019 tỷ đồng (năm 2011) lên 7,5 tỷ đồng (năm 2013).

Hình 5: Biểu đồ doanh thu từ hoạt động lưu kho bãi của Công ty Nippon
Konpo Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013.
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013)
Cũng như hoạt động kê khai hải quan, hoạt động lưu kho, lưu bãi của công
ty sau năm 2012 có tăng doanh thu chậm hơn so với trước năm 2012 tuy nhiên
lợi nhuận của công ty vẫn có sự tăng trưởng đều đặn là nhờ các biện pháp về
nâng cao hiệu quả của công ty như về áp dụng khoa học công nghệ vào trong các
hoạt động quản lý, vận chuyển. Hiệu quả trong hoạt động lưu kho bãi có tác dụng
tiền đề rất lơn cho các hoạt động vận tải của công ty bởi đây là một trong những
dịch vụ phụ trợ chính cho dịch vụ mà công ty cung cấp gồm cả vận tải biển, vận
tải đường không, vận tải đa phương thức. Trong tương lai, công ty sẽ tiếp tục mở
rộng hệ thống kho bãi của mình như một yếu tố tất yếu để mở rộng kinh doanh.

2.1.4. Hoạt động vận tải đường biển
Là một trong những hoạt động vận tải quan trọng nhất trong ngành vận tải
quốc tế nói chung và cũng như trong kinh doanh vận tải quốc tế của Công ty
Nippon Konpo nói riêng, vận tải biển vẫn luôn đóng góp một nguồn thu lớn cho
công ty và không ngừng tăng quá các năm.

Nguyễn Văn Dũng

21

Lớp: QTKD Quốc tế 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths. Nguyễn Bích Ngọc

Bảng 5: Doanh thu và lợi nhuân từ hoạt động vận tải đường biển của công ty
Nippon Konpo Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013
( Đơn vị: triệu VNĐ)
Năm

2011

2012

2013

Doanh thu


28.516,5

29.813

32.574

Lợi nhuận

5.882,5

6.091,5

8.598,5

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013)
Hoạt động giao nhận vận tải đường biển của công ty nhìn chung có sự
tăng trưởng ổn định cả doanh thu và chi phí mặc dù các tỷ lệ tăng trưởng không
cao so với các hoạt động vận tải khác của công ty. Về mặt doanh thu, công ty
tăng từ 28,516 tỷ đồng năm 2011 lên 32,574 tỷ đồng năm 2013. Về mặt lợi
nhuận, công ty đạt 5,882 tỷ đồng vào năm 2011 và đạt 8,598 tỷ đồng vào năm
2013.
Năm 2013 là khi kinh tế các nước mà công ty Nippon Konpo Việt Nam có
hoạt động đều có xu thế chung là phục hồi và dần ổn định nên công ty cũng có
được hoạt động kinh doanh ổn định. Công ty vẫn có những hoạt động về nâng
cao hiệu quả vốn, lao động cùng máy móc, trang thiết bị nên nhờ đó lợi nhuận
của công ty có tốc độ gia tăng lớn hơn doanh thu. Những kết quả này là minh
chứng cũng như cơ sở để công ty tiếp tục thực hiện các biện pháp, các mục tiêu
về nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Như nâng cao hiệu quả sử dụng trang
thiết bị máy móc để có thể vận chuyển nhanh hơn, nhiều hơn để từ đó tăng thu,
giảm thất thoát lãng phí trong quá trình vận chuyển.


Hình 6: Biểu đồ doanh thu và lợi nhuân từ hoạt động vận tải đường biển của
công ty Nippon Konpo Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013)
Hoạt động vận tải đường biển là một trong những hoạt động chính của công
ty nên cần đầu tư kỹ lưỡng, thực hiện ngày một hiệu quả để các kết quả thu được
là tốt nhất, tạo cho công ty có sức cạnh tranh cao hơn cũng như nâng cao vị thế
của công ty trong môi trường kinh doanh ngày một cạnh tranh gay gắt.

Nguyễn Văn Dũng

22

Lớp: QTKD Quốc tế 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths. Nguyễn Bích Ngọc

2.1.5. Hoạt động vận tải đường không
Cũng như hoạt động vận tải đường biển, vận tải đường không cũng là một
hoạt động chính của công ty với doanh thu đóng góp là tương đương nhau.
Bảng 6: Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động vận tải đường không của công
ty Nippon Konpo Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013
(Đơn vị: triệu VNĐ)
Năm

2011


2012

2013

Doanh thu

22.035,5

23850

30.858,5

Lợi nhuận

5.255,5

5.364,5

7.515,8

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013)
Trong giai đoạn này, doanh thu của công ty đạt mức 22,035 tỷ đồng và lợi
nhuận đạt 5,255 tỷ đồng vào năm 2011 và tăng lên 30,858 tỷ đồng doanh thu,
7,515 tỷ đồng lợi nhuận vào năm 2013.

Hình 7:Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động vận tải đường không của
công ty Nippon Konpo Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013)
Hoạt động kinh doanh này đạt được nhảy vọt về cả doanh thu và chi phí
vào sau năm 2012 sau giai đoạn trước đó tăng trưởng chậm hơn. Có thể thấy hoạt

động có sự tăng trưởng đồng bộ này là do kinh tế thoát khỏi khủng hoảng nói
chung và công ty gia tăng lợi nhuận chủ yếu dựa vào tăng doanh thu.
2.1.6. Hoạt động vận tải đa phương thức
Hoạt động vận tải đa phương thức là một trong các hoạt động vận tải chủ
yếu của hoạt động giao nhận vận tải quốc tế ngày nay. Bất cứ hoạt động lưu
thông hàng hóa xuyên quốc gia nào cũng cần có rất nhiều phương thức vận
chuyển để có thể đến tận tay khách hàng. Các phương thức vận chuyển này bao
gồm cả vận tải đường biển, đường bộ, đường không trong trọn gói mà công ty
cung cấp nhằm mục đích đưa sản phẩm đến khách hàng.
Tại công ty Nippon Konpo Việt Nam, hoạt động giao nhận vận tải diễn ra
cũng rất sôi động, mang lại nguồn doanh thu cũng như lợi nhuân lớn cho công ty
như chúng ta có thể thấy trong bảng dưới đây.

Nguyễn Văn Dũng

23

Lớp: QTKD Quốc tế 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths. Nguyễn Bích Ngọc

Bảng 7: Doanh thu và lợi nhuân từ hoạt động vận tải đa phương thức của
công ty Nippon Konpo Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013
(Đơn vị: triệu VNĐ)
NĂM

2011


2012

2013

Doanh thu

47.959,7

55.154

66.862,5

Lợi nhuận

6.745,5

7.274

10.006

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011 – 2013)
Đây là hoạt động mang lại nguồn doanh thu lớn nhất cho công ty. Tính đến
năm 2013 thì vận tải đa phương thức chiếm tới 51,2% tổng doanh thu của cả
công ty Nippon Konpo Viêt Nam với 66,862 tỷ đồng doanh thu và đem về lợi
nhuận 10,006 tỷ đồng. Trước đó,doanh thu của công ty cũng luôn ở mức cao với
47,959 tỷ đồng năm 2011, 55,154 tỷ đồng vào năm 2012.

Hình 8: Biểu đồ doanh thu và lợi nhuân từ hoạt động vận tải đa phương thức
của công ty Nippon Konpo Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011 – 2013)
Tuy doanh thu luôn chiếm tỷ lớn nhất trong công ty nhưng lợi nhuận của
công ty trong lĩnh vực này vẫn còn khiêm tốn so với quy mô doanh thu khi so
sánh cùng với các lĩnh vực hoạt động khác. Điều đó cho thấy hoạt động này của
công ty chưa thật sự hiệu quả, có chi phí quá lớn trong hoạt động dẫn tới làm
giảm lợi nhuận. Công ty cần có những biện pháp để cải thiện trong thời gian tới
2.2. Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải
quốc tế của công ty TNHH Nippon Konpo Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013
2.2.1. Các nội dung nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải
quốc tế của công ty giai đoạn 2011 – 2013
2.2.1.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, vốn đóng một vai trò quán
trọng, doanh nghiệp không thể thực hiện kinh doanh mà không có vốn. Chính vì
vậy việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là không thể thiếu và cần
thiết đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế.

Nguyễn Văn Dũng

24

Lớp: QTKD Quốc tế 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths. Nguyễn Bích Ngọc

Vốn là nguồn lực quan trọng của công ty, là cơ sở để công ty thực hiện kinh
doanh. Hiệu quả sử dụng vốn tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận.
Công ty Nippon Konpo Việt Nam có nguồn vốn, tài sản lớn nên cần có những

biện pháp về vốn rõ ràng để có thể tận dụng tối đa lợi thế về vốn. Các biện pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp cắt giảm hao phí, chi phí trong quá trình
sử dụng vốn cũng như tận dụng được nhiều hơn lượng vốn lưu động. Tuy nhiên,
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không phải nhiệm vụ đơn giản bởi để có thể tìm
ra các giải pháp, công ty cần phải khai thác nguồn lực vốn một các triệt để,
không để vốn nhàn rỗi, lãng phí, sử dụng vốn đúng mục đích. Công ty cần phải
xác định được thời điểm sủ dụng vốn, quy mô vốn sao cho đem lại hiệu quả cao
nhất. Cùng với đó là phải có chiển lược kinh doanh , kế hoạch quản lý rõ ràng để
có thể bảo toàn và phát triển nguồn vốn. Do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn là một yêu cầu bắt buộc đối với công ty.
2.2.1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
Đối với công ty lao động quyết định mọi kết quả kinh doanh thành công
hay thất bại, mọi công việc xem có hoàn thành hay không, mức độ hoàn thành
như thế nào. Sử dụng lao động hiệu quả sẽ đảm bao cho công ty thực hiện đúng
với những kế hoạch, chiến lược đã đề ra. Công ty Nippon Konpo Việt Nam có
lực lượng nhân lực đông đảo, trình độ học vấn cao, có tiềm năng để đào tạo nâng
cao hơn nữa nên cần tận dụng tối đa nguồn lực này. Nhân lực nếu không hoạt
động với hiệu quả cao, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao thì chiến lược phát
triển dù tốt như thế nào cũng không thể thực hiện được đầy đủ chính xác như đã
đề ra. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là nâng cao sức cạnh tranh.
2.2.1.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị
Thiết bị máy móc kỹ thuật trang thiết bị là những nguồn lực không thể thiếu
trong một nền kinh tế hiện đại. Các hoạt động của công ty luôn gắn liền với các
thiết bị như vận chuyển, bốc dỡ... Mỗi thiết bị đều có công suất, thời gian sử
dụng. khẩu hao nhất định cho nên công ty cần có những kế hoạch sử dụng để có
thể tận dụng tối đa mỗi thiết bị. Hiệu quả sử dụng vủa mỗi thiết bi được nâng lên
không chỉ nâng cao năng suất cho công ty mà còn giúp tiết kiệm chi phí trong
đầu tư máy móc trang thiết bị, tránh thất thoát lãng phí. Nâng cao hiệu quả sử
dụng thiết bị là nhiệm vụ rất quan trọng đối với công ty.


Nguyễn Văn Dũng

25

Lớp: QTKD Quốc tế 53A


×