Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của hợp tác xã vận tải xe buýt quyết thắng trên tuyến xe buýt số 8 đại học quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 85 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung dân cư đông đúc, nơi diễn ra các
hoạt động kinh tế, chính trị, vui chơi, giải trí, giao thông lớn nhất nước. Và với tốc
độ gia tăng của số lượng phương tiện cá nhân quá nhanh như ở thành phố Hồ Chí
Minh đã tạo cho giao thông đô thị hiện nay của thành phố rất nhiều sức ép, vấn nạn
ùn tắc giao thông đã, đang và ngày càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát
triển kinh tế - xã hội cũng như đời sống hàng ngày của người dân thành phố.
Để giải quyết vấn đề này thì phát triển vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt là giải pháp tối ưu nhất trong thời điểm hiện nay. Vận tải hành khách công
cộng là phương thức phổ biến nhất hiện nay, với tính cơ động cao, hình thức vận
tải này có mặt ở khắp mọi nơi và ở mọi thời điểm, nhờ vậy mà vận tải hành khách
công cộng có thể đảm nhiệm được nhu cầu của hành khách. Nhu cầu ngày càng
cao, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ngày
càng nhiều. Trên các tuyến xe buýt của doanh nghiệp vận tải luôn nâng cao chất
lượng dịch vụ của mình cả về chất và lượng mà vẫn đem lại lợi nhuận cho doanh
nghiệp, đây là bài toán khó đặt ra cho các doanh nghiệp vận tải.
Để đạt được những yêu cầu trên thì cần phải có những biện pháp tổ chức
quản lý vận tải hợp lý. Việc tổ chức quản lý vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt sẽ giúp cho quá trình hoạt động của các xe buýt trên tuyến nói riêng và tình
hình hoạt động của các tuyến xe buýt trên toàn mạng lưới nói chung sẽ được ổn
định, đảm bảo số chuyến hoạt động đúng theo biểu đồ giờ để phục vụ hành khách,
đồng thời giám sát được kinh phí trợ giá cho các chuyến xe buýt không bị thất
thoát.
Tổ chức và quản lý vận tải hành khách công cộng tốt mang đến cho giao
thông đô thị một bộ mặt mới văn minh hơn, bền vững hơn, thu hút được mọi hành
khách, góp phần giảm ách tắt giao thông như hiện nay.



2

2. Mục đích nghiên cứu
Phát triển vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt là một đòi
hỏi bức thiết của thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, tránh ách
tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn giao thông. Mặc dù vận tải
hành khách công cộng đã có bước đi và lộ trình thích hợp trong việc phát triển xe
buýt, thu hút người dân chuyển hình thức đi lại bằng phương tiện cá nhân (đặc biệt
là xe gắn máy) sang phương tiện công cộng và đang hoàn thiện mạng lưới xe buýt
theo quy hoạch đến năm 2020, nhưng thực tế hiện nay cho thấy một số bất cập phát
sinh trong quá trình tổ chức quản lý hoạt động của hệ thống xe buýt ảnh hưởng
không tốt đến các hoạt động kinh tế và sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng dân cư
thành phố.
Mục đích của luận văn là nghiên cứu hoàn thiện công tác tổ chức và quản
lý vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Hợp tác xã vận tải xe buýt
Quyết Thắng trên tuyến buýt số 08 Bến xe Quận 8 – Đại học Quốc Gia với
những mục tiêu cụ thể sau:
- Đánh giá thực trạng công tác tổ chức và quản lý vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt.
- Phân tích những kết quả, những hạn chế của công tác tổ chức và quản lý
vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
- Đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt của Hợp tác xã vận tải xe buýt Quyết Thắng
trên tuyến buýt số 08 Bến xe Quận 8 – Đại học Quốc Gia.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Công tác tổ chức và quản lý vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt của Hợp tác xã vận tải xe buýt Quyết Thắng.
- Phạm vi: Tập trung nghiên cứu thực trạng và hiệu quả hoạt động công tác
tổ chức quản lý vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên tuyến xe buýt số



3

08 Bến xe Quận 8 – Đại học Quốc Gia, các thành phần tham gia công tác quản lý
điều hành xe buýt tại Hợp tác xã vận tải xe buýt Quyết Thắng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên những cơ sở lý luận về công tác tổ chức vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt, kết hợp các phương pháp khảo sát, điều tra, và phân tích thực tế để làm
sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương với nội dung
như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tổ chức và quản lý vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt.
Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác tổ chức và quản lý vận tải trên tuyến buýt
số 08 (Bến xe Quận 8 – Đại học Quốc Gia) của Hợp tác xã vận tải xe buýt Quyết
Thắng.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt trên tuyến số 08 (Bến xe Quận 8 – Đại học Quốc Gia).


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VTHKCC
BẰNG XE BUÝT
1.1 Tổng quan về VTHKCC bằng xe buýt
1.1.1 Vai trò và đặc điểm của VTHKCC
1.1.1.1 Khái niệm về VTHKCC
Để có một cái nhìn rõ nét về vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) trước

hết ta tìm hiểu một số khái niệm có liên quan:
- Giao thông: là luồng dịch chuyển của các phương tiện vận tải và mối quan hệ
giữa chúng trong một mạng lưới đường.
- Vận tải: là sự dịch chuyển của hàng hóa hoặc hành khách từ điểm này đến
điểm khác trong không gian và thời gian.
- Vận tải đô thị: được hiểu là tập hợp các phương thức vận tải khác nhau của
một đô thị cùng đồng thời tồn tại với mục đích thỏa mãn nhu cầu vận chuyển của xã
hội trong thành phố.
- Giao thông vận tải đô thị: là cầu nối giữa sản xuất với sản xuất, giữa sản xuất
với giao thông, giữa sản xuất với tiêu dùng, mở rộng mối quan hệ giao lưu giữa các
khu vực trong đô thị và cấu thành nên hệ thống giao thông vận tải quốc gia.
- Hệ thống giao thông vận tải đô thị: được hiểu một cách chung nhất là tập hợp
các công trình giao thông, các phương tiện vận tải khác nhau cùng tồn tại nhằm đảm
bảo sự liên thông giữa các khu vực trong đô thị với nhau.
Các thành phần chính của hệ thống giao thông vận tải có thể xem xét trên hai
quan điểm:
+ Theo quan điểm về sở hữu:
++ Vận tải công cộng.


5

++ Vận tải cá nhân.
+ Theo quan điểm về đối tượng chuyên chở:
++ Hệ thống vận tải hành khách.
++ Vận tải hàng hóa.
++ Vận tải chuyên dùng.

Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống giao thông vận tải đô thị
Qua sơ đồ 1.1, ta thấy rằng vận tải hành khách công cộng là một bộ phận không

thể tách rời trong hệ thống giao thông vận tải đô thị và nó có mối quan hệ qua lại
mật thiết với các bộ phận cấu thành khác.


6

VTHKCC là một bộ phận cấu thành trong hệ thống vận tải đô thị. Hiện nay có
nhiều khái niệm khác nhau về VTHKCC nhưng có 2 khái niệm được dùng phổ biến
là:
+ Theo tính chất xã hội của đối tượng phục vụ thì VTHKCC là loại hình vận
tải phục vụ chung cho xã hội mang tính công cộng trong đô thị, bất luận nhu cầu đi
lại thuộc nhu cầu gì (nhu cầu thường xuyên, nhu cầu ổn định, nhu cầu phục vụ cao
….).Với quan niệm này thì VTHKCC bao gồm cả vận tải hệ thống vận tải Taxi, xe
lam, xe ôm….
+ Theo tính chất phục vụ của vận tải (không theo đối tượng phục vụ) thì
VTHKCC là loại hình vận chuyển trong đô thị có thể đáp ứng khối lượng lớn nhu
cầu đi lại của mọi tầng lớp dân cư một cách thường xuyên, liên tục theo thời gian
xác định, theo tuyến và hướng ổn định trong từng thời kì nhất định ..
Tóm lại, VTHKCC là các loại hình vận tải có thu tiền cước theo giá quy định,
hoạt động trên hành trình và theo biểu đồ giờ quy định nhằm phục vụ nhu cầu đi lại
của nhân dân trong thành phố và các vùng kế cận.
1.1.1.2 Vai trò của VTHKCC
VTHKCC góp phần tiết kiệm chi phí chung cho toàn xã hội: chi phí mua sắm
phương tiện cá nhân, tiết kiệm quỹ đất của thành phố, tiết kiệm chi phí xây dựng
mở rộng, cải tạo mạng lưới đường xá trong thành phố và tiết kiệm được số liệu
xăng dầu tiêu thụ cho đi lại trong khi nguồn năng lượng có hạn.
Vận tải hành khách công cộng đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân trong
thành phố bởi vì nhu cầu đi lại ngày càng tăng lên do dân số tăng nhanh và đời sống
được nâng cao.
VTHKCC là biện pháp hữu hiệu để giảm mật độ phương tiện giao thông trên

đường. Trong thành phố việc mở rộng làn đường là hạn chế bởi thực tế là rất khó có
thể thực hiện được, trong khi đó nhu cầu đi lại ngày càng tăng, mật độ phương tiện
trên đường ngày càng lớn, điều này dẫn đến tốc độ lưu thông thấp.


7

VTHKCC là biện pháp làm giảm tai nạn và ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng
rộng rãi phương tiện VTHKCC không những làm giảm mật độ giao thông trên
tuyến, giảm tình trạng ùn tắc giao thông mà còn làm giảm chủng loại phương tiện
trên đường.
Tóm lại, VTHKCC giữ một vị trí quan trọng trong xã hội hiện đại, nó đáp ứng
nhu cầu đi lại hàng ngày của người dân. Do vậy, phát triển vận tải hành khách công
cộng được xem là một giải pháp khả thi nhằm giải quyết vấn đề đi lại của người dân
trong đô thị.
1.1.1.3Đặc điểm của VTHKCC.
Các tuyến VTHKCC bằng xe buýt thường có cự ly trung bình và ngắn trong
phạm vi thành phố, phương tiện phải thường xuyên dừng đỗ dọc tuyến để phù hợp
với nhu cầu của hành khách.
Lưu lượng hành khách lên xuống nhiều, đi trên khoảng cách ngắn cho nên
phương tiện thường bố trí cả chỗ ngồi và chỗ đứng. Chỗ ngồi phải thuận tiện cho
việc đi lại trên phương tiện. Cấu tạo cửa và số cửa, bậc lên xuống và số bậc lên
xuống cùng các thiết bị phụ trợ khác đảm bảo cho hành khách lên xuống thường
xuyên, nhanh chóng, an toàn và giảm thời gian phương tiện dừng tại mỗi trạm đỗ
(thông thường sàn xe thấp hơn các xe buýt đường dài).
Phương tiện có kích thước thường nhỏ hơn so với cùng loại dùng trong vận tải
đường dài. Do phương tiện chạy trên tuyến đường ngắn, qua nhiều điểm giao cắt,
dọc tuyến có mật độ phương tiện cao, phương tiện phải tăng giảm tốc độ, dừng đỗ
nhiều lần nên đòi hỏi phải có tính năng động lực và gia tốc cao.
Các phương tiện VTHKCC trong đô thị thường phải đảm bảo những yêu cầu

thẩm mỹ, hình thức bên ngoài, màu sắc, cách bố trí các thiết bị trong xe giúp hành
khách dễ nhận biết và tạo tâm lý thiện cảm về tính hiện đại, chuyên nghiệp của
phương tiện.


8

Thời gian hoạt động của VTHKCC bằng xe buýt chủ yếu vào ban ngày do phục
vụ nhu cầu đi của hành khách chủ yếu là đi làm việc, mua sắm, học hành và buôn
bán.
Với nhu cầu sử dụng VTHKCC rất cao, phương tiện phải chạy với tần suất lớn,
một mặt đảm bảo độ chính xác về thời gian và không gian, mặt khác phải đảm bảo
chất lượng phục vụ hành khách, giữ gìn trật tự an toàn giao thông đô thị. Bởi vậy để
quản lý và điều hành hệ thống VTHKCC đòi hỏi phải có hệ thống trang thiết bị
đồng bộ và hiện đại.
Do cự ly ngắn, phương tiện dừng tại nhiều điểm, tốc độ thấp nên năng suất vận
tải thấp, dẫn đến giá thành vận chuyển cao. Vì vậy, giá vé do nhà nước quy định và
giá vé này thường thấp hơn giá thành để có thể cạnh tranh với các loại phương tiện
vận tải cá nhân đồng thời phù hợp với thu nhập bình quân của người dân. Điều này
dẫn đến hiệu quả tài chính trực tiếp của các nhà đầu tư vào VTHKCC thấp, vì vậy
không hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân. Bởi vậy Nhà nước thường có chính sách trợ
giá cho VTHKCC bằng xe buýt ở các thành phố lớn.
1.1.2 Khái niệm và phân loại tuyến VTHKCC
1.1.2.1 Khái niệm tuyến VTHKCC
Tuyến VTHKCC là đường đi của phương tiện để thực hiện chức năng vận
chuyển xác định. Tuyến VTHKCC là một phần của mạng lưới giao thông của thành
phố được trang bị các cơ sở vật chất chuyên dụng như: nhà chờ, biển báo ….để tổ
chức hành trình vận chuyển bằng phương tiện VTHKCC, thực hiện chức năng vận
chuyển hành khách trong thành phố đến các vùng ngoại vi và các trung tâm đô thị
vệ tinh nằm trong quy hoạch tổng thể của thành phố.

Tuyến VTHKCC mang tính cố định cao vì nó gắn liền với cơ sở hạ tầng kỹ
thuật của đô thị còn hành trình chạy xe có thể thay đổi linh hoạt cho phù hợp với sự
biến động của nhu cầu đi lại trong thành phố cả theo không gian lẫn thời gian vận
tải.


9

Mỗi tuyến VTHKCC thường cố định về điểm đầu, điểm cuối, các điểm dừng đỗ
và trung chuyển chính trên tuyến.
Mạng lưới tuyến VTHKCC là tập hợp các tuyến VTHKCC được quy hoạch và
thiết kế sao cho đảm bảo tính thống nhất, liên thông giữa các tuyến nhằm đáp ứng
tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân đô thị và phù hợp với mạng luới giao thông
của thành phố.
1.1.2.2 Phân loại tuyến VTHKCC.
Vấn đề phân loại tuyến rất phức tạp và được phân theo nhiều phương thức khác
nhau, phục vụ các mục đích khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản có thể phân loại theo
như sau:
Tuyến nội thành: Là tuyến xe buýt chỉ chạy trong phạm vi thành phố, phục vụ
luồng hành khách nội thành.
Tuyến ven nội: Là tuyến bắt đầu từ ngoại thành và kết thúc ở vành đai thành
phố. Tuyến này phục vụ luồng hành khách từ ngoại thành vào thành phố và ngược
lại.
Tuyến chuyển tải: Là tuyến có bến đầu cuối tại các bến xe liên tỉnh. Với mục
đích là trung chuyển hành khách từ bến này sang bến kia của thành phố.
Ngoài ra, có thể phân loại dưới dạng tuyến và hướng tuyến như sau:
- Dạng tuyến:
+ Tuyến đơn độc lập (không trùng điểm đỗ, không tự cắt) loại này gồm những
loại sau: đường thẳng, gấp khúc, hình cung.
+ Tuyến đường vòng khép kín (điểm đầu và điểm cuối trùng nhau): đa giác, các

cung, gấp khúc, gấp khúc kết hợp với cung. Thực chất loại này gồm các tuyến đơn
ghép lại với nhau.
+ Tuyến khép kín một phần: Thực chất là tuyến tạo bởi đường vòng khép kín và
tuyến đơn độc lập.


10

+ Tuyến khép kín số 8: tạo bởi hai đường vòng khép kín.
Tùy theo vùng thu hút, hệ thống giao thông yêu cầu mà người ta lựa chọn dạng
tuyến này hay tuyến khác với mục đích đảm bảo cự ly ngắn nhất, số lần chuyển tải
ngắn nhất.
- Hướng tuyến:
+ Tuyến hướng tâm: Tuyến VTHKCC hướng tâm là tuyến xuất phát từ ngoại vi
trung tâm thành phố (nội hoặc ngoại thành) đi vào trung tâm thành phố và kết thúc
(điểm cuối) ở trung tâm thành phố (tuyến h trên hình 1.2).
+ Tuyến xuyên tâm: Tuyến VTHKCC đô thị xuyên tâm là tuyến xuất phát từ
nội, ngoại vi thành phố, đi qua trung tâm thành phố và có thể kéo dài ra khu vực
ngoại thành hoặc kế cận (tuyến X1, X2 trên hình 1.2).
+ Tuyến tiếp tuyến: Là tuyến có hướng đi ngang qua khu vực trung tâm thành
phố. Tuyến này được lập trong trường hợp dòng hành khách khá lớn xuất hiện ở
khu vực trung tâm. Thông thường thành phố có dân số từ 25 vạn mới có khả năng
tạo thành loại tuyến này trừ trường hợp thành phố có dân số thấp hơn nhưng sự
phân bố dân cư đòi hỏi phải có tuyến tiếp tuyến (tuyến T trên hình 1.2).
+ Tuyến vành đai thành phố: Tuyến VTHKCC vành đai thành phố là tuyến
vòng tròn khép kín hoặc được hình thành tại khu vực ngoại vi thành phố hoặc cách
xa trung tâm ở cự ly cần thiết theo nhu cầu đi lại thực tế của thành phố và khu vực
(tuyến V trên hình 1.2).
+ Tuyến phụ: Tuyến phụ trong mạng lưới VTHKCC là tuyến vận chuyển hành
khách từ những khu vực dân cư nhỏ đến những tuyến chính của thành phố cách xa

trung tâm (tuyến P trên hình 1.2).


11

Hình 1.2: Phân loại tuyến giao thông công cộng theo hướng tuyến
Việc phân bổ như trên giúp người khai thác đáp ứng tốt nhất mọi đối tượng
phục vụ. Vấn đề cơ bản là biết kết hợp các kiểu phân loại để có thể tạo được mạng
lưới tuyến buýt hợp lý cả về không gian, thời gian trên cơ sở đặc điểm vốn có của
thành phố.
1.1.3 Phương tiện VTHKCC bằng xe buýt
1.1.3.1 Khái niệm
Phương tiện vận tải xe buýt là ô tô chạy trong thành phố để vận chuyển hành
khách từ quận này đến quận khác, từ ngoại thành vào nội thành và ngược lại, từ
vùng thu hút này đến vùng thu hút khác trong thành phố, từ thành phố trung tâm
đến các thành phố vệ tinh.
1.1.3.2 Phân loại phương tiện vận tải
Minibus: Minibus được sử dụng trong các dạng dịch vụ khác nhau: Buýt hỗ trợ
cho các tuyến VTHKCC lớn bằng đường sắt, dịch vụ xe buýt con thoi trong các
trung tâm đô thị mật độ cao với yêu cầu tần suất phục vụ cao với các nhóm hành
khách có khối lượng thấp và trung bình xuất hiện đều đặn.


12

Xe buýt tiêu chuẩn: Đây là phương tiện VTHKCC đường bộ thông dụng nhất
(cả bus và trolley bus).
Xe buýt liên hợp: Nâng cao năng lực vận chuyển của phương tiện và giảm mật
độ xe trong giờ cao điểm. Nâng cao độ tiện nghi cho hành khách.
Xe buýt 2 tầng: Xe buýt 2 tầng được sử dụng phổ biến ở các thành phố thuộc

liên hiệp Anh, cũng như ở Berlin, Stockholm, Paris, Vienna. Đây là loại xe buýt 2
tầng, có từ 1 đến 2 cầu thang. Thường chiều cao từ 4÷4,5 m, chiều dài từ 9÷12 m.
Xe buýt điện (trolley bus). Sức chứa của xe buýt điện nhiều hơn xe buýt và có
thể nâng cao sức chứa bằng cách kéo thêm rơmooc.
1.1.3.3 Yêu cầu kĩ thuật đối với phương tiện vận tải
Về kích thước: Tuân theo các qui định chung về kích thước của phương tiện
vận tải đường bộ.
Chiều dài < 18.0m.

Chiều rộng < 2.5m.

Chiều cao < 3.8m.

Sức chứa: Sức chứa của xe buýt liên quan đến kích thước và được xác định theo
3 yếu tố: diện tích hữu ích của sàn xe, định mức diện tích hữu ích cho 1 hành khách,
cách bố trí chỗ ngồi .
Định mức diện tích hữu ích của sàn xe:
Chỗ ngồi: 0.315 m2/chỗ ngồi
Chỗ đứng: 0.2 m2/chỗ đứng
Giờ cao điểm cho phép 0.125 m2/chỗ
Tính kinh tế nhiên liệu: Tính kinh tế nhiên liệu phụ thuộc vào kết cấu của động
cơ, trọng tải xe … chi phí nhiên liệu của động cơ điêzen ít hơn so với động cơ xăng.
Yêu cầu đối với động cơ xăng, diesel cho 100 km quãng đường: Loại xe buýt
nhỏ: 30 lít, loại xe buýt trung bình: 40 lít, loại xe buýt lớn : 45 lít.
Các chỉ tiêu khác:


13

- Bố trí ghế ngồi, bố trí cửa lên xuống

- Hệ thống thông gió: Cần đảm bảo thông gió tự nhiên cho hành khách với lưu
lượng ≥7m3 /giờ cho 1 hành khách. Nhiệt độ bên trong ≤ +30C so với bên ngoài.
- Các chỉ tiêu về an toàn: Thiết bị mở cửa bằng tay trong trường hợp hệ thống
cơ giới bị hỏng, quãng đường phanh, túi thuốc cấp cứu.
- Trang thiết bị khác: Hệ thống tín hiệu (còi, liên lạc với lái xe khi cần thiết),
chỗ để hành lý.
Bảng 1.1: Kích thước cơ bản của các loại xe buýt

Các thông số kỷ thuật

Đơn
vị

Loại xe
B55

B80

(55 chỗ)

(80 chỗ)

12 chỗ

B40
(40chỗ)

3.440

7.100


9.210

11.210

11.990

1.395

2.035

2.300

2.500

2.500

2.060

2.640

3.075

3.330

4.185

790

4.262


6.834

10.240

15.000

1.450

6.662

10.134

15.040

20.340

2 tầng

* Kích thước tổng thể
Chiều dài
Chiều rộng

mm

Chiều cao
* Trọng lượng:
Bản thân

kg


Toàn bộ
*Sức chứa (đứng+ngồi)

chỗ

12

17 + 23
26 + 29
36 + 44 12 + 77
(Nguồn: P.Kế hoạch điều hành Trung tâm)

1.1.4 Cơ sở hạ tầng VTHKCC bằng xe buýt
1.1.4.1 Khái niệm
Cơ sở hạ tầng cho hoạt động xe buýt là toàn bộ các thiết bị, phương tiện, công
trình phục vụ cho việc vận chuyển hành khách bằng xe buýt.
1.1.4.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho VTHKCC
- Các trạm dừng đỗ dọc đường:


14

Khái niệm: Trạm dừng đỗ là nơi để hành khách đón xe, xuống xe và là nơi xe
buýt dừng để đón trả khách.
Yêu cầu:
+ Điểm đỗ phải ở gần điểm thu hút hành khách.
+ Phải đảm bảo các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật phương tiện để vừa đảm bảo chỉ
tiêu khai thác kỹ thuật của phương tiện, vừa đảm bảo phục vụ hành khách.
Tiêu chuẩn:

+ Các điểm đỗ ở gần các nút giao thông phải đảm bảo tính thông qua của nút
giao thông, không làm ảnh hưởng tầm nhìn của phương tiện khác và phải cách nút
giao thông ít nhất từ 25 – 30m.
+ Khoảng cách giữa các điểm dừng đỗ ở nội thành là 300-500m, còn ở ngoại
thành là 500-700m.
- Các bến xe và bãi đỗ xe: Bến xe là khu đất bên ngoài đường giao thông hay
tập hợp các công trình xây dựng để đỗ xe cho nhiều tuyến xe buýt.
Căn cứ vào các đặc điểm khác nhau ta có thể chia hệ thống bến bãi của
VTHKCC tại TP.HCM làm 3 loại:
+ Bến chuyển tiếp ổn định: loại này bao gồm các bến đậu xe chỉ dành riêng
cho xe buýt và một số bến tiếp chuyển trong các bến xe liên tỉnh (sử dụng một phần
diện tích nhỏ trong các bến xe liên tỉnh).
+ Bến chuyển tải sử dụng lòng lề đường: là loại bến bãi đậu xe có tính không
ổn định, kém về an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, gây bất lợi cho hoạt động
vận tải.
+ Bãi hậu cần: Là loại bãi đậu xe riêng biệt, chỉ dùng để đậu xe vào ban đêm
còn ban ngày dùng làm nơi để duy tu sữa chữa nhỏ, không làm công tác đón khách.
- Nhà xưởng bảo dưỡng sửa chữa, Ga ra:


15

Nhà xưởng bảo dưỡng sửa chữa: Nhằm mục tiêu phòng ngừa và khắc phục
những hỏng hóc đối với hệ thống phương tiện, nhằm đảm bảo cho hệ thống vận tải
ở tình trạng kỹ thuật tốt, tin cậy, an toàn, và hiệu quả. Hệ thống này bao gồm các cơ
sở bảo dưỡng sửa chữa trung tâm, các cơ sở BDSC vệ tinh, các cơ sở BDSC trong
nội bộ doanh nghiệp, cơ sở thuộc đô thị như: xưởng BDSC ôtô, doanh nghiệp bảo
dưỡng sửa chữa máy bay, các xí nghiệp bảo dưỡng sửa chữa đầu máy toa xe hoặc
tàu thuyền.
Gara: Gara là nơi bảo quản gìn giữ phương tiện. Một doanh nghiệp VTHKCC

lớn thường có những gara có công suất từ 180- 250 xe buýt. Hầu hết các gara lớn có
một khu vực để chứa xe buýt, được xây dựng với dịch vụ BDSC và thiết bị rửa xe
cũng như văn phòng quản lý và điều hành. Một gara nhỏ chỉ có các dịch vụ và thiết
bị rửa xe.
- Đường cho xe buýt: Bề rộng của làn đường vận hành xe buýt tiêu chuẩn
thường từ 3 - 3.7 m. Vận hành xe buýt trong trong điều kiện làn đường hẹp hơn 3m
là có thể tuy nhiên khi đó vận tốc giảm và độ an toàn thấp.
Đường một làn có độ rộng từ 3- 3.75 m.
Đường hai làn đảm bảo vận hành xe buýt với vận tốc bình thường nên có độ
rộng từ 6.10- 7.5 m (cho cả hai chiều).
Để xe buýt vận hành với vận tốc 70 km/h trở lên xe buýt cần vận hành trong làn
đường dành riêng trong dải phân cách cứng, với bề rộng 5.5 m/ làn và lề đường ở
mỗi bên.
- Mạng lưới tuyến VTHKCC: Mạng lưới tuyến VTHKCC bằng xe buýt là tập
hợp các tuyến VTHKCC bằng xe buýt được quy hoạch và thiết kế sao cho đảm bảo
tính thống nhất, liên thông giữa các tuyến nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của
người dân và phù hợp với mạng lưới giao thông nơi tuyến buýt đi qua.
Các dạng mạng lưới tuyến:


16

Hình 1.3: Các dạng mạng lưới tuyến
- Dạng 1: Được tạo bởi các tuyến đường vòng và các tuyến hướng tâm, loại
mạng lưới này có ưu điểm là tránh được tình trạng tập trung hành khách lớn ở khu
vực trung tâm thành phố. Nhưng cũng có nhược điểm là luồng hành khách ngoại
thành muốn đi ra ngoài thành phố thì phải chuyển tuyến.
- Dạng 2: Được tạo bởi các tuyến đường vòng và tuyến đơn xuyên tâm. Dạng
này có ưu điểm là hành khách đi ngang qua thành phố không phải chuyển tuyến,
đồng thời phục vụ luôn cả hành khách nội thành. Nhược điểm của loại này là tập

trung hành khách lớn ở trung tâm nhất là vào giờ cao điểm.
- Dạng 3: Được tạo bởi các tuyến đường vòng và tuyến đơn xuyên tâm và tuyến
hướng tâm. Loại này có nhiều ưu điểm hơn so với các loại khác kể trên, hành khách
ngoại thành đi thẳng thì không phải chuyển tuyến, còn hành khách đi ngang sang
nơi khác thì chuyển tuyến cũng dễ dàng.


17

- Dạng 4: Được tạo bởi các tuyến đường vòng và các tuyến đơn không qua tâm.
Loại này có ưu điểm trong thành phố có diện tích nhỏ, không có mật độ hành khách
lớn ở trung tâm thành phố. Nhưng có nhược điểm là trong thành phố có diện tích
lớn thì việc phục vụ luồng hành khách ngoại thành đi thẳng qua và hành khách nội
thành chưa triệt để.
- Dạng 5: Được tạo bởi các tuyến đơn (xuyên tâm, hướng tâm...). Dạng này
phù hợp với thành phố có kết cấu tuyến giao thông dạng bàn cờ. Nhưng không
thuận lợi cho việc chuyển tuyến do thiếu các tuyến đường vòng.
- Dạng 6: Được tạo bởi tất cả các tuyến. Dạng mạng lưới này được sử dụng
rộng rãi do nó khắc phục được nhược điểm của các dạng trên.
1.2 Nội dung của công tác tổ chức và quản lý vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt
1.2.1Lập kế hoạch công tác tổ chức vận tải
1.2.1.1 Điều tra luồng hành khách
a) Sự cần thiết của công tác điều tra khảo sát
- Điều tra phân tích tình hình thực tế khai thác trên tuyến để có sự điều chỉnh
phù hợp như: điều chỉnh về luồng tuyến, giãn cách chạy xe, sự đáp ứng phương tiện
trong giờ cao điểm, định mức thời gian hoàn thành một chuyến xe…Lý do là các
chỉ tiêu khai thác này hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu đi lại và sự biến động của
nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến. Nếu quá trình tổ chức và quản lý khai thác
không theo sát được sự biến động thực tế nhu cầu đi lại của hành khách mà chỉ ước

tính các chỉ tiêu dựa trên ý chí chủ quan của nhà quản lý sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu
quả khai thác, thậm chí làm giảm khả năng phục vụ và tính hấp dẫn của dịch vụ.
- Ở các thành phố có hệ thống giao thông đô thị phát triển, công tác điều
chỉnh các chỉ tiêu khai thác kế hoạch trên tuyến, điều chỉnh lộ trình tuyến và lựa
chọn loại phương tiện phù hợp trên từng tuyến vận tải hành khách công cộng được
tiến hành định kỳ hàng năm trên cơ sở các số liệu thống kê và khảo sát thực tế khai
thác trên tuyến.


18

- Công tác thống kê các chỉ tiêu khai thác hiện nay hoàn toàn phụ thuộc vào
báo cáo của các đơn vị khai thác trên tuyến. Các đơn vị này, đặc biệt là các hợp tác
xã chưa quan tâm và đầu tư đúng mức cho công tác thống kê nên tính chính xác của
các số liệu thống kê không cao.
- Do đặc điểm của quá trình hình thành và phát triển mạng lưới, mạng lưới
tuyến xe buýt hiện nay phần lớn dựa trên lộ trình của các tuyến xe buýt được hình
thành một cách tự phát do lựa chọn của các đơn vị khai thác xe buýt trong những
ngày đầu phát triển mạng lưới. Gần đây mạng lưới tuyến đã bắt đầu để lộ những
hạn chế trong tổ chức khai thác như: lộ trình một số tuyến chưa thực sự phù hợp với
nhu cầu đi lại của hành khách, một số tuyến có lộ trình quá dài, hoặc lộ trình trùng
lặp nhau, giữa các tuyến thiếu sự phối kết hợp với nhau trong khai thác. Đã đến lúc
chúng ta phải có sự điều chỉnh lại lộ trình các tuyến cho phù hợp hơn. Việc điều
chỉnh này có ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại của người dân và hiệu quả khai thác
của toàn mạng lưới nên không thể tiến hành trên “bàn giấy” mà phải tiến hành trên
cơ sở thực tế thông qua quá trình điều tra khảo sát.
- Một số các chỉ tiêu khai thác quan trọng chỉ có thể thu thập được từ điều tra
thực tế vì chúng thường xuyên biến động.
b) Nội dung điều tra khảo sát
- Khảo sát sự biến động hành khách trên xe buýt:

Trong các thông tin thu thập từ việc khảo sát trên các tuyến xe đang hoạt
động thì thông tin về dòng hành khách là thông tin quan trọng nhất và là cơ sở để
hoàn thiện công tác tổ chức vận tải. Kết quả khảo sát cho ta các thông tin để xác
định:
+ Mức độ, chiều hướng phát sinh nhu cầu đi lại của hành khách;
+ Sự dao động về nhu cầu theo các giờ trong ngày, các ngày trong tuần, theo
hướng tuyến và chiều dài của tuyến;
+ Sự phù hợp giữa lộ trình hiện tại với nhu cầu đi lại của hành khách;


19

+ Sự thay đổi hành khách tại tất cả các trạm dừng;
+ Cự ly đi lại bình quân của hành khách trên tuyến.
- Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng phục vụ hành khách trên tuyến:
+ Hệ số sử dụng sức chứa của xe (phản ánh mức độ tiện nghi, thoải mái của
hành khách khi sử dụng dịch vụ);
+ Sự phù hợp của phương tiện vận tải với các đặc điểm đi lại của hành khách
trên tuyến;
+ An toàn vận chuyển hành khách trên tuyến;
+ Văn hóa phục vụ của lái xe và nhân viên phục vụ trên tuyến.
+ Thời gian hoàn thành một chuyến xe, một vòng quay xe, vận tốc khai thác
và vận tốc lữ hành trên tuyến.
- Phỏng vấn hành khách:
Có những thông tin về hành khách và đặc điểm đi lại của họ chúng ta không
thể nhận biết được bằng cách quan sát mà phải dùng phương pháp phỏng vấn trực
tiếp. Phỏng vấn hành khách cho chúng ta các câu trả lời về:
+ Mục đích đi lại (điều này có ảnh hưởng rất lớn đến đặc tính di chuyển của
hành khách và độ ổn định của nó);
+ Trạm lên và xuống của hành khách (là căn cứ để xác định cự ly đi lại của

hành khách trên tuyến);
+ Mật độ đi lại của hành khách trong ngày, trong tuần;
+ Các ý kiến phản ánh của hành khách về dịch vụ vận tải và phản ứng của
hành khách đối với những thay đổi về chỉ tiêu khai thác trên tuyến.
c) Qui mô và phương thức điều tra khảo sát
- Đối với khảo sát sự biến động hành khách trên xe buýt:


20

+ Căn cứ vào biểu đồ giờ hoạt động của tuyến, chọn khảo sát một số chuyến
trong ngày theo tỷ lệ cao điểm, thấp điểm.
+ Tiến hành khảo sát 07 ngày trong tuần để lấy số liệu về quy luật đi lại của
hành khách.
+ Đếm lượng hành khách lên và xuống xe buýt tại điểm đầu, cuối tuyến và
các trạm đón, trả khách trên dọc lộ trình tuyến đi qua.
+ Thống kê tình hình sử dụng các loại vé (cơ cấu hành khách): vé lượt, vé
tập, vé tháng và đối lượng miễn vé.
+ Trên cơ sở số liệu bốc mẫu trong 07 ngày khảo sát, khái quát hoá thành số
liệu sản lượng của tuyến trên cơ sở số chuyến thực hiện.
(Mẫu khảo sát hành khách đính kèm phụ lục 1a, 1b)
- Đối với phỏng vấn hành khách trên xe buýt:
Đi trên xe buýt, đặt câu hỏi và ghi nhận ý kiến của hành khách qua phiếu
phỏng vấn.
(Mẫu phỏng vấn hành khách đính kèm phụ lục 2)

1.2.1.2 Công tác lập hành trình vận chuyển
Hành trình vận chuyển là đường đi của phương tiện từ điểm đầu đến điểm cuối
nhằm hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển được giao theo các chỉ tiêu đã cho trước.
Công tác lập hành trình vận chuyển là công tác lập đường đi của phương tiện để

thực hiện nhiệm vụ vận tải, chuyển động của xe từ điểm đầu đến điểm cuối của
hành trình (chuyến).
Quãng đường chạy xe theo hành trình từ điểm đầu đến điểm cuối và quay trở về
điểm đầu gọi là vòng.


21

Tên gọi hành trình: bao gồm điểm đầu, điểm cuối của hành trình, xen giữa là
điểm dừng chủ yếu dọc đường (nếu có). Tên gọi điểm đầu điểm cuối tốt nhất là tên
gọi địa danh....
Khi lập hành trình vận chuyển cần phải chú ý đến các yêu cầu sau:
+ Cự ly hành trình (LM): phải đảm bảo phù hợp với quy mô thành phố, thông
thường lhk < LM< (2- 3) lhk (lhk là khoảng cách đi lại bình quân của hành khách).
+ Lộ trình: tối ưu, hợp lý cho từng tuyến và toàn mạng.
Hành trình phải đảm bảo nối các điểm thu hút lớn với cự ly ngắn nhất nhằm tiết
kiệm chi phí. Bên cạnh đó, còn phù hợp với độ dài và thời gian chuyến đi của hành
khách. Thời gian đi lại của hành khách: TO-D
Thời gian một chuyến đi của hành khách bằng xe buýt được tính từ khi hành
khách từ nhà đi cho đến khi tới đích (nơi cần đến). (TC)
TC = Tđb1 + TCđ + Tpt + Tđb2 + TK
Trong đó: Tđb1, Tđb2: Thời gian đi bộ từ nhà đến điểm đỗ gần nhất và điểm đỗ tới
đích.
TCđ: Thời gian chờ đợi xe buýt.
Tpt: Thời gian trên xe.
TK: Thời gian khác (gồm cả thời gian chuyển tuyến)
Đối với các điểm thu hút lớn phải có phương án kết nối với mạng lưới xe buýt.
Khi có một công trình mới, lượng hành khách cũng thay đổi, do đó phải nghiên cứu
lại mạng lưới hành trình xe buýt cho phù hợp.
Phải có sự tương thích phù hợp với cơ sở hạ tầng phục vụ cho xe buýt: chiều

rộng làn đường, làn đường dành riêng cho xe buýt, điểm dừng, điểm đầu, điểm
cuối…
Khoảng cách các điểm dừng trong thành phố: 300 – 600m, ngoại ô: 600 –
800m, ngoại thành: 1200 – 1500m.


22

Các điểm đầu cuối phải có đủ điều kiện, ít nhất là về diện tích và thiết bị quay
trở đầu xe không làm ảnh hưởng đến sự lưu thông của các phương tiện khác trên
đường và thuận tiện cho lái xe khi hoạt động.
Thông tin tại các điểm đầu, điểm cuối, các điểm dừng trên xe phải chính xác,
đầy đủ, kịp thời.
Có khả năng kéo dài hành trình trong tương lai.
1.2.1.3 Lựa chọn bố trí phương tiện vào hành trình
Mục đích của việc lựa chọn phương tiện là mang lại hiệu quả cho việc sử dụng
phương tiện một cách cao nhất. Hiệu quả sử dụng phương tiện là khả năng thực
hiện vận chuyển trong điều kiện khai thác xác định và với hao phí là nhỏ nhất. Hiệu
quả sử dụng phương tiện phụ thuộc vào sự hoàn thiện về mặt kết cấu hay chất lượng
khai thác phương tiện.
Việc lựa chọn phương tiện dựa trên các căn cứ sau:
Các quy định, tiêu chuẩn chung đối với loại phương tiện cần lựa chọn đó là các
quy định, tiêu chuẩn, công văn... liên quan đến phương tiện.
Các loại xe hiện có trên thị trường.
Điều kiện khai thác phương tiện: đây là yếu tố rất quan trọng trong công tác lựa
chọn phương tiện. Khi tiến hành lựa chọn phương tiện thì bao giờ người lựa chọn
cũng phải xem xét điều kiện đường sá mà phương tiện sẽ hoạt động để từ đó định
hình loại phương tiện cần lựa chọn.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng và khai thác phương tiện như : năng
suất phương tiện, giá thành sản phẩm, lợi nhuận ...

Lựa chọn sơ bộ phương tiện
Lựa chọn sơ bộ là bước lựa chọn, đánh giá theo một số tiêu thức cơ bản như
(hình dáng, sức chứa, động cơ, trọng tải…) sau đó lựa chọn ra một loại xe phù hợp


23

với yêu cầu và mang tính chất khái quát phù hợp với điều kiện tổ chức và khai thác
phương tiện.
Việc lựa chọn phương tiện vận chuyển trong thành phố ngoài phụ thuộc vào
điều kiện khai thác, còn phụ thuộc vào công suất luồng hành khách trên tuyến, và
lượng luân chuyển hành khách trên tuyến. Theo lý thuyết nhập môn vận tải ô tô như
sau:
Bảng 1.2: Sức chứa phương tiện phụ thuộc vào lượng luân chuyển hành khách
STT

Lượng luân chuyển HK

Sức chứa phương tiện (chỗ)

HK.Km/Km hành trình

1

Dưới 6000

40

2


Từ 6000 đến 10000

60

3

Từ 10000 đến 16000

80 – 85

4

Trên 16000

150 – 160
Nguồn: [5]

Lựa chọn phương tiện
Mục đích của việc lựa chọn phương tiện: để tận dụng tối đa năng suất phương
tiện, giảm chi phí khai thác, nâng cao năng suất, giảm giá thành vận tải và tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
Có rất nhiều phương pháp lựa chọn xe, mỗi phương pháp đều có ưu, nhược
điểm khác nhau. Áp dụng phương pháp nào còn tuỳ thuộc vào mỗi doanh nghiệp
với mục đích chủ yếu là phục vụ VTHKCC trong thành phố do vậy doanh nghiệp
lựa chọn chi tiết phương tiện theo chỉ tiêu năng suất để tận dụng tối đa sức chứa của
phương tiện do VTHKCC sức chứa của phương tiện chủ yếu là số chỗ (gồm chỗ
ngồi + chỗ đứng).
Bảng 1.3: Sức chứa của xe buýt.
Loại xe buýt


Chiều dài
( m)

Trong thành phố
Tổng số

Số chỗ để

Đường dài và
ngoại ô
Tổng số

Số chỗ


24

ngồi

để ngồi

Rất nhỏ

<5

10

10

-


-

Loại nhỏ

6÷7

35÷40

18÷20

32÷35

20÷25

Loại trung bình

8÷9.5

50÷60

20÷25

45÷50

25÷26

Loại lớn

10÷12


85÷110

23÷25

80÷85

35÷40

16.5

>120

35÷40

Loại sơ mi rất lớn

Nguồn: [5]

1.2.1.4 Lựa chọn hình thức chạy xe
Căn cứ vào đặc điểm phân phối luồng hành khách trên hành trình mà có thể tổ
chức các chuyến xe sau:
- Hình thức chạy xe bình thường: Là những chuyến xe dừng lại ở tất cả các
điểm trên hành trình đã quy định để hành khách lên xuống, các chuyến bình thường
được thực hiện vào tất cả các giờ trong ngày, vào giờ cao điểm và cho phép hình
thức chạy xe này hoạt động cùng các hình thức khác. Hình thức tổ chức chạy xe này
có thể đón được tất cả các hành khách tại các điểm dừng, tuy nhiên với tốc độ giao
thông sẽ làm tăng thời gian chuyến xe.
- Hình thức chạy xe nhanh: Là những chuyến xe dừng lại để hành khách lên
xuống không phải ở tất cả các điểm dừng trên hành trình mà chỉ một vài điểm được

ghi rõ trong biểu đồ chạy xe và bến (hoặc điểm dừng) để hành khách biết. Hình
thức chạy xe nhanh chỉ đón được hành khách ở một số điểm dừng theo quy định
làm tăng thời gian chờ đợi của hành khách tại các điểm không đón trả khách. Hình
thức chạy xe nhanh phù hợp với vận chuyển hành khách trong giờ cao điểm tại các
tuyến có khối lượng hành khách lớn tại một số điểm.
- Hình thức chạy xe tốc hành: Là chuyến xe chỉ đón, trả khách tại điểm đầu,
điểm cuối còn các điểm còn lại trên hành trình xe không dừng lại. Những chuyến
này cần được ghi rõ ở bến đầu, bến cuối, số hiệu riêng để hành khách biết. Hình
thức chạy xe tốc hành chỉ áp dụng cho các tuyến vào khoảng thời gian có khối


25

lượng hành khách đi từ điểm đầu đến điểm cuối của hành trình. VD: các tuyến xe
buýt nối các bến xe liên tỉnh.
- Hình thức chạy xe đặc biệt: Là những chuyến xe chạy không hết toàn bộ chiều
dài hành trình chỉ chạy trên đoạn có khối lượng hành khách lớn.
Các hình thức chạy xe nhanh, tốc hành, đặc biệt chỉ được thực hiện xen kẽ với
các chuyến xe bình thường để có thể áp ứng được nhu cầu đi lại của hành khách
trên tuyến.
1.2.2 Tổ chức hoạt động vận tải trên tuyến
1.2.2.1 Xây dựng thời gian biểu và biểu đồ chạy xe
Thời gian biểu và biểu đồ chạy xe có tác dụng cho việc tổ chức quản lý phương
tiện, lái xe, nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác của những xe buýt hoạt động
theo hành trình và thông tin cho hành khách biết
Thời gian biểu chạy xe là những tài liệu định mức cơ bản về tổ chức công tác
vận tải của những chuyến xe buýt hoạt động theo hành trình trong đó quy định về
chế độ chạy xe (thời gian lăn bánh, thời gian dừng đỗ), chế độ lao động cho lái xe,
thời gian làm việc của hành trình (mở tuyến, đóng tuyến), số lượng xe, chuyến xe
và giãn cách chạy xe trên hành trình.

Biểu đồ chạy xe khác nhau giữa ngày làm việc và ngày nghỉ. Những hành trình
hoạt động liên tục trong năm cũng phải lập riêng.
Các số liệu cần thiết khi lập biểu đồ và thời gian biểu chạy xe:
- Chiều dài hành trình, chiều dài giữa các điểm dừng đỗ
- Tốc độ kỹ thuật cho từng đoạn
- Thời gian đỗ ở các điểm đỗ
- Thời gian một chuyến, một vòng, thời gian hoạt động trong ngày, thời gian
và địa điểm nghỉ ngơi…
- Quãng đường huy động


×