Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại trạm y tế thị trấn hậu lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.1 KB, 73 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

1

GVHD: ThS.Trịnh Phú Cường

MỞ ĐẦU
Tại Việt Nam, trong những năm qua, Bộ Y tế đã có nhiều ứng dụng Công nghệ
thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động của ngành y tế như công tác khám chữa
bệnh; hoạt động y tế dự phòng; hệ thống đào tạo và nghiên cứu khoa học; hệ thống
quản lý sản xuất, nghiên cứu và phân phối dược phẩm …Tuy nhiên, việc sử dụng và
khai thác, ứng dụng tối đa hiệu quả của Công nghệ thông tin hiện vẫn còn hạn chế
cả cơ sở vật chất, phần mềm ứng dụng và năng lực ứng dụng chưa xứng đáng với
tiềm năng cũng như nhiệm vụ của ngành. Bên cạnh đó, do lĩnh vực y tế trong điều
trị và ứng dụng cần sự chính xác cao nhưng phần mềm ứng dụng còn hết sức hạn
chế và chưa được các nhà chuyên môn quan tâm đúng mức…
Trạm y tế tuyến xã, phường là nơi khám chữa bệnh ban đầu của người dân.
Hằng ngày, ngoài công tác khám chữa bệnh ban đầu cho người dân trên địa bàn, các
nhân viên của Trạm y tế còn phải phụ trách trên 20 chương trình mục tiêu y tế quốc
gia, đồng thời phải ghi chép sổ sách, thống kê, báo cáo hằng tháng theo yêu cầu. Vì
vậy giúp rút ngắn được thời gian ghi chép, lưu trữ, tính toán, thống kê, tìm kiếm,
báo cáo, từ đó tăng hiệu suất làm việc và tạo được hiệu quả cao trong hoạt động
chuyên môn của các cán bộ y tế trạm, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt
động của Trạm y tế là rất thiết thực và có ý nghĩa.
Qua quá trình thực tập tại Trạm y tế Thị trấn Hậu Lộc, với sự đồng ý của Thầy
giáo hướng dẫn và sự gợi ý, giúp đỡ của các cán bộ y tế trạm, em đã lựa chọn đề tài
“Xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại trạm y tế Thị trấn Hậu Lộc” làm
nội dung chuyên đề thực tập.
Mục đích đề tài: Áp dụng những kiến thức đã học trong trường cùng với những gì
thu nhận được trong quá trình thực tập tại Trạm y tế Thị trấn Hậu Lộc để phân tích,
thiết kế và xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân.


• Đối tượng nghiên cứu: Quy trình quản lý hồ sơ bệnh nhân tới khám và điều trị tại
Trạm y tế Thị trấn Hậu Lộc.
• Phạm vi nghiên cứu: với lĩnh vực là xây dựng phần mềm, đề tài tập trung phân tích,
nghiên cứu các tác nhân, các dòng dữ liệu, các xử lý trong quá trình quản lý hồ sơ
bệnh nhân từ khi bệnh nhân đến khám cho đến lúc kết thúc điều trị.
• Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp tiếp
cận hệ thống.




Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về trạm y tế Thị trấn Hậu Lộc
SV: Trình Thị Phương

Lớp: Tin học kinh tế 51


Chuyên đề tốt nghiệp




2

GVHD: ThS.Trịnh Phú Cường

Chương 2: Cơ sở phương pháp luận xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân
Chương 3: Xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân Trạm y tế Thị trấn Hậu
Lộc


SV: Trình Thị Phương

Lớp: Tin học kinh tế 51


Chuyên đề tốt nghiệp

3

GVHD: ThS.Trịnh Phú Cường

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRẠM Y TẾ THỊ TRẤN HẬU LỘC
1.1. Giới thiệu Trạm y tế Thị trấn Hậu Lộc
1.1.1. Giới thiệu chung
Tên cơ quan: Trạm y tế Thị trấn Hậu Lộc
Địa chỉ: Khu 3 - Thị trấn Hậu Lộc – Thanh Hóa
Trạm y tế Thị trấn Hậu Lộc được thành lập ngày 27/2/1990 theo quyết định số
23/1990/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
Trạm y tế nằm ở khu vực trung tâm của xã, nơi có các trường tiểu học, trung
học cơ sở và chợ huyện, có hệ thống giao thông thuận tiện cho công tác chăm sóc
sức khỏe của nhân dân. Trạm y tế được đảm bảo tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất
cùng với đội ngũ nhân viên y tế nhiều năm kinh nghiệm, tận tụy với công tác chăm
sóc sức khỏe của nhân dân nên đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa công
nhận là Trạm đạt chuẩn quốc gia vào năm 2007, và thường xuyên nhận được nhiều
giấy khen, bằng khen cho tập thể lao động xuất sắc.
Trạm y tế Thị trấn Hậu Lộc có hai dãy nhà mái bằng được xây dựng năm 2006
bao gồm: một phòng khám bệnh, một phòng hộ sinh, một phòng trực, một phòng
bán thuốc, hai phòng cho bệnh nhân nghỉ ngơi sau khi khám bệnh và điều trị tại
trạm. Phòng khám bệnh có hai giường bệnh, tủ đựng nhiệt kế, xilanh, bông băng,

gạc, ống nghe khám bệnh, đo huyết áp, sổ sách, bàn kê đơn, bàn cân sức khỏe, tủ
cấp cứu…Phòng bán thuốc có tủ để thuốc thiết yếu, tủ thuốc cấp phát. Thuốc được
xếp riêng theo các nhóm: thuốc kháng sinh, thuốc dùng ngoài, thuốc mắt…Ngoài ra
trạm còn có công trình vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ thiết bị. Trạm có một vườn thuốc
nam thường xuyên được tu bổ và trồng mới nhiều loại cây thuốc khác nhau.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế
Cũng như các cơ sở y tế xã, phường khác, trạm y tế Thị trấn Hậu Lộc là đơn vị
kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân trong địa bàn xã, nằm trong hệ thống y
tế Nhà nước. Trạm y tế chịu sự quản lý của Uỷ ban nhân dân Thị trấn Hậu Lộc
trong công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển công tác
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của hơn 6000 người dân.
Nhiệm vụ của Trạm y tế

SV: Trình Thị Phương

Lớp: Tin học kinh tế 51


Chuyên đề tốt nghiệp

4

GVHD: ThS.Trịnh Phú Cường

- Lập kế hoạch hoạt động và lựa chọn chương trình ưu tiên về chuyên môn y tế
của UBND xã, phường, thị trấn duyệt, báo cáo Phòng Y tế, quận, thị xã và tổ chức
triển khai thực hiện sau khi kế hoạch đã được phê duyệt.
- Phát hiện báo cáo kịp thời các bệnh dịch lên tuyến trên và giúp chính quyền
địa phương thực hiện các biện pháp về công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng chống
dịch, giữ vệ sinh những nơi công cộng và đường làng, xã, tuyên truyền ý thức bảo

vệ sức khỏe cho mọi đối tượng tại cộng đồng.
- Tuyên truyền vận động, triển khai thực hiện các biện pháp chuyên môn về bảo
vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình, đảm bảo việc quản lý thai,
khám thai và đỡ đẻ thường cho sản phụ.
- Tổ chức sơ cứu ban đầu, khám, chữa bệnh thông thường cho nhân dân tại trạm
y tế và mở rộng dần việc quản lý sức khỏe tại hộ gia đình.
- Tổ chức khám sức khỏe và quản lý sức khoẻ cho các đối tượng trong khu vực
mình phụ trách, tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự.
- Xây dựng vốn tủ thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý, có kế
hoạch quản lý các nguồn thuốc. Xây dựng phát triển thuốc Nam, kết hợp ứng dụng
y học dân tộc trong phòng và chữa bệnh.
- Quản lý các chỉ số sức khỏe và tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời,
chính xác lên tuyến trên theo quy định thuộc đơn vị mình phụ trách.
- Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ y tế thôn, làng, ấp, bản
và nhân viên y tế cộng đồng.
- Tham mưu cho chính quyền, xã, phường, thị trấn và phòng y tế chỉ đạo thực
hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu và tổ chức thực hiện những nội dung
chuyên môn thuộc các chương trình trọng điểm về y tế tại địa phương.
- Phát hiện, báo cáo UBND xã và cơ quan y tế cấp trên các hành vi hoạt động y
tế phạm pháp trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn và xử lý.
- Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng, các ngành trong xã để tuyên
truyền và cùng tổ chức thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
1.1.3. Tổ chức của trạm y tế
Theo quy định, biên chế trạm y tế khu vực đồng bằng, trung du: 3 - 4 cán bộ/ xã
≤ 8000 dân; 4 - 5 cán bộ/ xã trên 8000 đến 12000 dân; và xã trên 12000 dân được
bố trí tối đa 6 cán bộ y tế.
Căn cứ vào đó, trạm y tế Thị trấn Hậu Lộc được phân công 4 cán bộ y tế trong
đó có một Trạm trưởng và một Phó trạm trưởng.
Cán bộ y tế trạm có các chức danh chuyên môn cơ bản: Bác sĩ/y sĩ đa khoa có
thêm chuyên môn về y tế cộng đồng, y học cổ truyền, sản nhi; Y sĩ sản nhi/Nữ hộ

sinh và Dược tá.

SV: Trình Thị Phương

Lớp: Tin học kinh tế 51


Chuyên đề tốt nghiệp

5

GVHD: ThS.Trịnh Phú Cường

Cán bộ y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp, có kiến thức về y tế cộng
đồng và gồm các bộ phận: Vệ sinh phòng bệnh, Điều trị và hộ sinh, và Dược.
Sơ đồ tổ chức trạm y tế Thị trấn Hậu Lộc:

Ban lãnh đạo

Phòng y học cổ truyền

Phòng sản

Phòng khám bệnh

Phòng dược

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức Trạm
1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của các cán bộ y tế
Nhiệm vụ chung

- Luôn luôn chú ý đến công tác vệ sinh phòng bệnh, tuyên truyền giáo dục nhân
dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh nâng cao trình độ hiểu biết về y học thường thức
cho nhân dân.
- Trong khi xã có dịch bệnh xảy ra phải có kế hoạch bao vây dập tắt dịch bệnh,
báo cáo kịp thời lên cấp trên.
- Có trách nhiệm trong công tác thống kê để có tài liệu phục vụ công tác nghiên
cứu, báo cáo lên trên chính xác và lưu trữ tại xã.
- Chú ý đến công tác dược cụ thể: đặt kế hoạch duy trì tủ thuốc và túi thuốc tại
trạm, hướng dẫn và vận động nhân dân trong xã sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
- Nghiên cứu các kế hoạch phòng hộ cho nhân dân lao động, đóng góp ý kiến
việc bảo vệ sức khỏe học sinh cho các trường học trong xã và đưa học sinh vào việc
tuyên truyền phòng bệnh.
- Đôn đốc, kiểm tra và giúp đỡ cho các cán bộ chuyên trách khác( y tế thôn,
cộng tác viên dân số, cộng tác viên phòng chống xuất huyết …).
Nhiệm vụ điều trị
SV: Trình Thị Phương

Lớp: Tin học kinh tế 51


Chuyên đề tốt nghiệp

6

GVHD: ThS.Trịnh Phú Cường

- Chịu trách nhiệm chính trong công tác khám bệnh, thăm khám thai, đỡ đẻ.
- Phát hiện sớm, xử lí sơ bộ và kịp thời các trường hợp cấp cứu. Sau đó tùy theo
tình hình cụ thể giữ lại điều trị hoặc chuyển lên tuyến trên.
- Điều tra, nắm bắt tình hình bệnh tật tại xã.

- Phát hiện và có kế hoạch điều trị các bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội.
- Hướng dẫn nhân dân cách dùng các thuốc thông thường, cách trồng, thu hái và
sử dụng các cây thuốc nam.
- Khi chữa bệnh phải kết hợp cả thuốc tân dược và đông dược.
Nhiệm vụ của Bác sĩ/y sĩ đa khoa, Nữ hộ sinh/y sĩ sản nhi, Dược tá:
 Nhiệm vụ của bác sĩ/ y sĩ đa khoa:
- Khám chữa bệnh, thường trực cấp cứu.
- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cộng đồng.
- Huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho y tế thôn.
- Quản lý sức khỏe cộng đồng và tham gia tuyển nghĩa vụ quân sự khi được
phân công.
- Tham gia khám thai, đỡ đẻ thường, theo dõi quản lý thai sản.
- Thực hiện các thủ thuật và làm các tiểu phẫu tại trạm theo phân cấp.
 Nhiệm vụ của y sĩ sản nhi/ nữ hộ sinh
- Khám chữa bệnh, thường trực cấp cứu theo phân cấp, theo phân công của cấp
trên.
- Tham gia khám thai, đỡ đẻ thường, theo dõi quản lý thai sản, làm các thủ thuật
chuyên môn được phân cấp.
- Quản lý, theo dõi, thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em
như sức khỏe sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống tiêu chảy, tiêm
chủng mở rộng…
- Tham gia tuyên truyền bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
- Thực hiện dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình.
- Ghi chép thống kê số liệu.
 Nhiệm vụ của dược tá

- Quản lý quầy thuốc thiết yếu.
- Quản lý cấp phát thuốc cho các đối tượng khám chữa bệnh và người có thẻ
bảo hiểm y tế, thực hiện theo đúng quy chế dược chính, đặc biệt là thuốc gây
nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc độc, quản lý thuốc rõ ràng theo từng nguồn và

sử dụng đúng quy định.
- Kiểm tra, hướng dẫn thực hiện tủ thuốc cấp cứu tại phòng khám, luôn có đủ
thuốc cấp cứu.
- Thực hiện chế độ thống kê báo cáo về công tác Dược kịp thời, chính xác.
Bên cạnh đó, hệ thống mạng lưới y tế xã rất sâu rộng, chặt chẽ. Ngoài cán bộ y
tế của trạm còn có đội ngũ y tế thôn đã qua đào tạo và các cộng tác viên chương

SV: Trình Thị Phương

Lớp: Tin học kinh tế 51


Chuyên đề tốt nghiệp

7

GVHD: ThS.Trịnh Phú Cường

trình tại các thôn xóm luôn theo dõi, chăm sóc, nắm rõ tình hình dịch bệnh tại mỗi
thôn xóm nên công tác chăm sóc sức khỏe người dân luôn đạt kết quả cao.
1.2. Công tác quản lí hồ sơ bệnh nhân đến khám và điều trị tại trạm
Bệnh nhân đến khám bệnh phải tiến hành như sau:
− Mang theo thẻ BHYT (nếu có).
− Đầu tiên bệnh nhân nhận được phiếu khám bệnh từ nhân viên trạm và thông
qua đó để lấy thông tin hành chính của bệnh nhân. Sau đó, nhân viên vào sổ đăng kí
khám bệnh với các thông tin như ở phiếu khám bệnh. Nếu là trường hợp cấp cứu thi
bệnh nhân có thể được chuyển ngay vào khu điều trị cấp cứu.
− Bệnh nhân được khám bệnh và yêu cầu sử dụng các dịch vụ theo chỉ định của
bác sỹ. Sau khi chẩn đoán bệnh, bệnh nhân sẽ được quyết định là điều trị ngoại trú
theo đơn thuốc và chỉ định của bác sỹ hoặc điều trị tại trạm. Có những trường hợp

bệnh nặng, bệnh nhân có thể được chuyển lên các viện tuyến trên. Bệnh nhân phải
điều trị tại trạm sẽ được tiến hành làm thủ tục nhập viện. Khi phải nhập viện điều
trị, người bệnh sẽ được phân giường tại các phòng điều trị. Quá trình điều trị diễn ra
hàng ngày (khám và điều trị hàng ngày) do các nhân viên trạm thực hiện, trong qua
trình đó bệnh nhân có thể phải làm các xét nghiệm, thực hiện các ca phẫu thuật/ thủ
thuật/ mổ.
- Kết thúc điều trị, bệnh nhân điều trị tại trạm phải thanh toán các khoản chi phí
dịch vụ, chi phí khám chữa bệnh và làm giấy xuất viện.
Tất cả các giấy tờ có liên quan đến quá trình điều trị của người bệnh tại trạm
đều được ghi chép đầy đủ, chính xác và lưu trữ dưới dạng hồ sơ bệnh nhân.
Hiện tại hồ sơ bệnh nhân đến khám và điều trị tại trạm y tế Thị trấn Hậu Lộc
được trạm y tế quản lí thông qua sổ sách. Các sổ sách này sau đó được lưu trữ trong
tủ hồ sơ của trạm y tế.
1.3. Thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin tại trạm y tế
Hiện tại trạm có trang bị 2 máy tính để bàn có kết nối Internet 24/24. Các máy
tính đều được cài đặt một số phần mềm cơ bản như Microsoft Office 2007, phần
mềm gõ tiếng Việt Unikey 4.0.8, phần mềm nén file WinRAR 4.01, phần mềm đọc
PDF Foxit Reader… Các nhân viên y tế của trạm đều đã đào tạo cơ bản về tin học
văn phòng và sử dụng máy tính chủ yếu phục vụ cho việc tìm kiếm và tiếp nhận
thông tin, soạn thảo văn bản, đọc văn bản và lưu trữ một số dữ liệu cần thiết.
Tuy các công việc quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh nhân được thực hiện đầy đủ theo
chức năng, nhiệm vụ đặt ra nhưng hầu hết đều được thực hiện thủ công nên tính
chính xác không cao, dễ có thiếu sót và các cán bộ thường xuyên phải lặp đi lặp lại

SV: Trình Thị Phương

Lớp: Tin học kinh tế 51


Chuyên đề tốt nghiệp


8

GVHD: ThS.Trịnh Phú Cường

nhiều lần một công việc nên việc đưa các công cụ máy tính vào công tác quản lý hồ
sơ bệnh nhân là điều cần thiết.

SV: Trình Thị Phương

Lớp: Tin học kinh tế 51


Chuyên đề tốt nghiệp

9

GVHD: ThS.Trịnh Phú Cường

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG
PHẦN MỀM QUẢN LÝ HỒ SƠ BỆNH NHÂN

2.1.

Hồ sơ bệnh nhân và lưu trữ hồ sơ bệnh nhân
2.1.1. Khái niệm hồ sơ bệnh nhân
Hồ sơ bệnh nhân là các giấy tờ có liên quan đến quá trình điều trị của người
bệnh tại một cơ sở y tế trong một thời gian, mỗi loại có nội dung và tầm quan trọng
riêng của nó. Hồ sơ được ghi chép đầy đủ, chính xác, có hệ thống sẽ giúp cho công
tác chẩn đoán, điều trị phòng bệnh, nghiên cứu khoa học và đào tạo đạt kết quả cao,

nó cũng giúp cho việc đánh giá chất lượng về điều trị, tinh thần trách nhiệm và khả
năng của cán bộ.
2.1.2. Mục đích
- Theo dõi diễn biến của bệnh nhân và dự đoán các biến chứng.
- Theo dõi quá trình điều trị được liên tục nhằm rút kinh nghiệm bổ sung điều
chỉnh về phương pháp điều trị và phòng bệnh.
- Giúp việc thống kê, nghiên cứu khoa học và công tác huấn luyện
- Ðánh giá chất lượng điều trị, tinh thần trách nhiệm, khả năng của cán bộ.
- Theo dõi về hành chính và pháp lý.
2.1.3. Nguyên tắc sử dụng và ghi chép hồ sơ
- Tất cả các tiêu đề trong hồ sơ bệnh nhân đều được ghi chép chính xác, hoàn
chỉnh (họ tên bệnh nhân, địa chỉ).
- Cán bộ y tế ghi vào hồ sơ những công việc điều trị do chính mình thực hiện và
sao chép những chỉ định dùng thuốc và điều trị của bác sĩ.
- Tất cả các thông số theo dõi phải được ghi vào phiếu theo dõi bệnh nhân hàng
ngày, mô tả tình trạng bệnh nhân được các cán bộ ghi lại càng cụ thể càng tốt và
không ghi những câu văn chung chung. Đồng thời những nhận xét, so sánh về sự
tiến triển cửa bệnh nhân sáng, chiều trong ngày cũng được ghi lại.
- Các cán bộ khi ghi chép chỉ dùng ký hiệu chữ viết tắt phổ thông lúc thật cần
thiết.

SV: Trình Thị Phương

Lớp: Tin học kinh tế 51


Chuyên đề tốt nghiệp
Cường

10


GVHD: ThS.Trịnh Phú

2.1.4. Bảo quản hồ sơ bệnh nhân
- Tất cả hồ sơ bệnh nhân đều được yêu cầu bảo quản chu đáo.
- Trong thời gian bệnh nhân điều trị, hồ sơ bệnh nhân luôn được giữ gìn cẩn
thận sạch sẽ, đầy đủ, sắp xếp theo thứ tự để tránh thất lạc, nhầm lẫn, và hồ sơ được
dán lại theo quy định và được để trong một cặp hồ sơ riêng có ghi rõ: họ tên, tuổi
bệnh nhân, số giường, phòng.
- Bệnh nhân không được phép tự xem hồ sơ của bản thân và của người khác.
- Tình hình bệnh tật và những điều có tính cách riêng tư của bệnh nhân đều
được giữ bí mật.
- Sau khi làm xong thủ tục xuất viện, cán bộ y tế có trách nhiệm giữ đầy đủ hồ
sơ bệnh án của bệnh nhân.
2.1.5. Các loại hồ sơ giấy tờ
- Bệnh án.
Bệnh án là hồ sơ chuyên môn chủ yếu của bệnh nhân qua đó thầy thuốc qua đó
thầy thuốc có thể hiểu được về hoàn cảnh gia đình, tình hình tư tưởng, bệnh tật, quá
trình phòng bệnh, chữa bệnh, sự diễn biến bệnh tình của bệnh nhân. Bệnh án gồm
hai phần chính sau:
Phần hành chính: do bác sỹ hoặc y tá trực khoa cấp cứu, khoa khám bệnh ghi, bao
gồm họ tên tuổi bệnh nhân, giới tính, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, nơi ở, địa chỉ
cơ quan, họ tên người thân và địa chỉ khi cần liên lạc, số hồ sơ.
• Phần chuyên môn: bác sỹ điều trị ghi; trạm trưởng thăm người bệnh trong quá trình
điều trị ghi bổ sung và xem hồ sơ bệnh án lần cuối và ký tên.


- Tờ điều trị.
- Các loại phiếu theo dõi khác.


2.1.6. Một số biểu mẫu giấy tờ

SV: Trình Thị Phương

Lớp: Tin học kinh tế 51


Chuyên đề tốt nghiệp
Cường

11

GVHD: ThS.Trịnh Phú

Sở Y tế: .........................................
Trung tâm y tế: ..............................
Bệnh án
Trạm y tế xã, phường: …… (Dùng cho tuyến xã, phường)

Số nhập trạm y tế:….
Giường số:…

A. Hành chính:
1. Họ và tên (In hoa): ................................................................ 2. Sinh ngày: …………..
3. Giới: 1. Nam □
2. Nữ □
4. Nghề nghiệp: ................................................
5. Dân tộc: ..............................................…………
6. Địa chỉ: Số nhà ..........….. Thôn, phố :…………………………………………………….
7. Nơi làm việc: ....................................................8. Đối tượng: 1.BHYT □

3.Miễn

2.Thu phí





4.Khác


9. BHYT giá trị đến ngày .......tháng...... năm ............ Số thẻ BHYT:……………
10. Họ tên, địa chỉ người nhà khi cần báo tin:........................................................................
Điện thoại số:…………
11. Đến khám bệnh lúc: ............ giờ........phút ngày....…./...…../..........….
B. Bệnh án:
I. Lý do vào trạm:……………………………………Vào ngày thứ .......... của bệnh
II. Hỏi bệnh:
1. Quá trình bệnh lý: …………………………………………………....
2. Tiền sử bệnh:
+ Bản thân: …………………….
+ Gia đình: …………………….
III. Khám bệnh:
1. Toàn thân: (ý thức, da niêm mạc, hệ thống hạch, tuyến giáp, vị trí, kích thước, số lượng,
di động ...)………………………………………………………………………
Mạch:……(lần/ph)
Nhiệt độ:…….°C;
Huyết áp:…/…..mgHg
Nhịp thở:…….lần/phút;
Cân nặng:…….kg

2. Các cơ quan:………………………………………………………………
3. Tóm tắt bệnh án: …………………………………………………………….
IV. Chẩn đoán khi vào trạm:
+ Bệnh chính:……………………………………………………………………………….

SV: Trình Thị Phương

Lớp: Tin học kinh tế 51


Chuyên đề tốt nghiệp
Cường

12

GVHD: ThS.Trịnh Phú

+ Bệnh kèm theo (nếu có): …………………………………………………………………..
V. Tiên lượng: ……………………………………………………
VI. Hướng điều trị: ……………………………………………….
Ngày……tháng….. .năm……..
Y, Bác sỹ làm bệnh án
(Họ và tên)
B. Tổng kết bệnh án
1. Quá trình bệnh lý và diễn biến lâm sàng: …………………………………………….
2. Phương pháp điều trị:
……………………………………………………………………
3. Chẩn đoán khi ra trạm:
+ Bệnh chính: ………………………………………………………………………………
+ Bệnh kèm theo (nếu có): …………………………………………..

4. Tình trạng người bệnh khi ra trạm:
1. Ra trạm: .......... giờ ....... ngày ........./........./................
2. Tổng số ngày điều trị
3. Kết quả điều trị
1. Khỏi



2. Đỡ, giảm

4. Nặng hơn





3. Không thay đổi □

Chuyển đến: ………………………………………

5. Tử vong □
Tình hình tử vong: ......... giờ.......ph
1. Do bệnh



ngày........ tháng ...... năm ..........

2.Do tai biến điều trị □


1. Trong 24 giờ vào trạm



3. Khác:



2.Sau 24 giờ vào trạm □

Nguyên nhân chính tử
vong: ............................................................................
5. Hướng điều trị và các chế độ tiếp theo:
Ngày……tháng…..năm……
Trưởng trạm y tế

SV: Trình Thị Phương

Y, Bác sỹ điều trị

Lớp: Tin học kinh tế 51


Chuyên đề tốt nghiệp
Cường

SV: Trình Thị Phương

13


GVHD: ThS.Trịnh Phú

Lớp: Tin học kinh tế 51


Chuyên đề tốt nghiệp
Cường

14

GVHD: ThS.Trịnh Phú

Tờ điều trị
Ngày giờ

Diễn biến bệnh

Y lệnh

Khái niệm phần mềm và những vấn đề liên quan
Khái niệm phần mềm
Khái niệm phần mềm (software) được ra đời cùng với sự xuất hiện của máy
tính. Nếu phần cứng là bản thân máy tính và các thiết bị ngoại vi thì phần mềm là
một tập hợp các lệnh được cài đặt bên trong máy tính giúp thực hiện các nhiệm vụ
mà người sử dụng yêu cầu.
Theo Roger Pressman thì phần mềm là:
(1) Các chương trình máy tính
(2) Các cấu trúc dữ liệu cho phép chương trình xử lý các thông tin thích hợp
(3) Các tài liệu hướng dẫn sử dụng chương trình
2.2.2. Các bước tổng quát của quy trình xây dựng phần mềm

Xây dựng phần mềm là một tiến trình phức tạp. Quá trình phát triển của một dự
án phần mềm đều trải qua ba giai đoạn: giai đoạn xác định, giai đoạn phát triển và
giai đoạn bảo trì. Mỗi giai đoạn lại bao gồm một số công việc cụ thể.
2.2.
2.2.1.

SV: Trình Thị Phương

Lớp: Tin học kinh tế 51


Chuyên đề tốt nghiệp
Cường

15

GVHD: ThS.Trịnh Phú

Xác định





Phân tích hệ thống
Lên kế hoạch
Phân tích yêu cầu

Phát triển






Thiết kế
Mã hóa
Kiểm thử

Bảo trì





Bảo trì sửa đổi
Bảo trì thích nghi
Bảo trì hoàn thiện

Hình 1.2. Quá trình phát triển dự án phần mềm
Nhưng tùy vào mỗi mô hình phát triển phần mềm thì các giai đoạn này được
sắp xếp khác nhau.

Xác định yêu cầu

Phân tích và thiết kế
Lập trình
Kiểm thử

Cài đặt
Bảo trì


SV: Trình Thị Phương

Lớp: Tin học kinh tế 51


Chuyên đề tốt nghiệp
Cường

16

GVHD: ThS.Trịnh Phú

Trên đây là mô hình thác nước, đây là mô hình lâu đời và phổ biến nhất. Mô
hình thác nước là một chuỗi qui trình phát triển trên xuống giống như một thác
nước, bao gồm các giai đoạn: xác định yêu cầu, phân tích và thiết kế, lập trình, kiểm
thử, cài đặt, bảo trì. Giai đoạn này sẽ được tiến hành sau khi đã hoàn thành giai
đoạn trước đó. Đầu ra của giai đoạn này sẽ là đầu vào của giai đoạn kế tiếp. Những
mũi tên đi ra biểu thị cho đầu ra của từng giai đoạn. Những mũi tên ngược từ dưới
lên trên cho thấy những sai lầm ở giai đoạn trước có thể được phát hiện ở giai đoạn
sau và đòi hỏi việc quay ngược lên để làm lại giai đoạn trước.
2.2.3. Một số vấn đề trong quá trình xây dựng phần mềm
2.2.3.1. Mô hình hóa hệ thống
Tiến hành mô hình hóa hệ thống ta đang nghiên cứu để xây dựng phần mềm.
 Mô hình BFD (Business Function Diagram) :
Mô hình BFD là một dạng sơ đồ cho phép xác định các chức năng cần được
nghiên cứu của một tổ chức.
Các ký pháp dùng để vẽ sơ đồ:
- Hình chữ nhật có tên bên trong để mô tả một chức năng.
Quản lý hồ sơ bệnh nhân


- Đường thẳng gấp khúc hình cây mô tả mối liên kết giữa các chức năng.

A

B

SV: Trình Thị Phương

C

Lớp: Tin học kinh tế 51

D


Chuyên đề tốt nghiệp
Cường

17

GVHD: ThS.Trịnh Phú

 Sơ đồ luồng dữ liệu DFD (Data Flow Diagram)

Mô hình DFD cung cấp một cái nhìn tổng thể về hệ thống và cơ chế lưu chuyển
thông tin trong hệ thống đó. Mô hình xác định các thông tin luân chuyển từ một quá
trình hoặc chức năng này sang một quá trình hoặc chức năng khác trong hệ thống.
Ngôn ngữ sơ đồ luồng dữ liệu DFD sử dụng 4 loại ký pháp cơ bản: thực thể,
tiến trình, kho dữ liệu và dòng dữ liệu.

Ký pháp sơ đồ:
Nguồn hoặc
đích

Dòng dữ liệu

Tiến trình xử

Kho dữ liệu


Tiến trình xử lý

Tên người/ bộ
phận phát nhận
tin

Tên dòng dữ liệu

Tệp DL, kho DL

Các mức của DFD:
Sơ đồ ngữ cảnh (Context Diagram) thể hiện rất khái quát nội dung chính của
hệ thống. Sơ đồ không đi vào chi tiết, mà mô tả để người ta chỉ cần nhìn qua một
lần là nhận ra nội dung chính của hệ thống. Sơ đồ ngữ cảnh thường bỏ qua các kho
dữ liệu và các xử lý cập nhật.
Phân rã sơ đồ:
Nhằm mô tả hệ thống chi tiết hơn, người ta dùng kỹ thuật phân rã sơ đồ. Sơ đồ
DFD ở mức cao nhất thường được gọi là sơ đồ mức 0 hay là sơ đồ mức đỉnh, bao
gồm nhiều quá trình chính và trọng yếu nhất. Nội dung ở mỗi quá trình lại có thể

được biểu diễn ở sơ đồ DFD mức thấp hơn, trong đó xác định các quá trình con và
các dữ liệu cần thiết. Tiếp theo mỗi quá trình con lại được biểu diễn trong một DFD
ở mức thấp hơn nữa..

Một số quy tắc vẽ sơ đồ luồng dữ liệu:
- Đầu ra của một tiến trình pahỉ khác với đầu ra của nó, nếu không tiến trình
này là không cần thiết trong sơ đồ.
- Các đối tượng phải có tên duy nhất. Các tác nhân ngoài và các kho dữ liệu có
thể vẽ ở nhiều vị trí khác nhau để tránh sự cắt nhau của các luồng dữ liệu.
- Mỗi tiến trình phải có ít nhất một đầu vào (input) và một đầu ra (output).

SV: Trình Thị Phương

Lớp: Tin học kinh tế 51


Chuyên đề tốt nghiệp
Cường

18

GVHD: ThS.Trịnh Phú

- Không có một luồng dữ liệu đi trực tiếp từ một kho này đến một kho khác.
- Dữ liệu không thể di chuyển trực tiếp từ một tác nhân đến một kho dữ liệu và
ngược lại.
- Dữ liệu không thể trực tiếp di chuyển từ một tác nhân này đến một tác nhân
khác.
- Mỗi luồng dữ liệu không thể quay lại nơi nó vừa mới đi ra.
- Trong quá trình phân rã luôn luôn phải đảm bảo tính cân bằng mọi luồng dữ

liệu vào và ra, các tác nhân ngoài và các kho dữ liệu ở mức trước phải được bảo
toàn ở trong sơ đồ mức sau.
 Sơ đồ luồng thông tin

Sơ đồ luồng thông tin mô tả sự di chuyển của các tài liệu, thông tin, việc xử lý,
việc lưu trữ chúng bằng các sơ đồ.

SV: Trình Thị Phương

Lớp: Tin học kinh tế 51


Chuyên đề tốt nghiệp
Cường

19

GVHD: ThS.Trịnh Phú

Ký pháp sơ đồ:

Xử lý
Thủ công

Giao tác người-máy

Tin học hóa hoàn toàn

Kho lưu
trữ dữ liệu

Tin học
Thủ
cônghóa

Dòng
thông tin
Tài liệu

2.2.3.2. Thiết kế phần mềm
Mục tiêu của quy trình thiết kế là tạo ra một mô hình hay sự biểu diễn của một
thực thể sẽ được xây dựng trong tương lai.
Xét ở góc độ kỹ thuật thì quá trình thiết kế phần mềm bao gồm 4 công đoạn:
- Thiết kế kiến trúc
- Thiết kế dữ liệu
- Thiết kế thủ tục
- Thiết kế giao diện
 Thiết kế kiến trúc
Bản chất của tiến trình thiết kế kiến trúc là chuyển đổi vấn đề cần giải quyết
sang giải pháp phần mềm.

SV: Trình Thị Phương

Lớp: Tin học kinh tế 51


S3

Chuyên đề tốt nghiệp
Cường


20
S4

S2

GVHD: ThS.Trịnh Phú
S5

S1

Bước 1: Chuyển đổi từ vấn
đề sang
giải
pháp
phần mềm.
“Giải
pháp”
phần
mềm
“Vấn đề” cần giải quyết
qua phần mềm

P1

Sơ đồ chuyển đổi từ vấn đề sang giải pháp phần mềm
Bước 2: Tiến hành sắp xếp các giải pháp thành kiến trúc hệ thống

P

Cấu trúc 2

“Vấn đề”

Cấu trúc 1

Cấu trúc 3

SV: Trình Thị Phương

Lớp: Tin học kinh tế 51


Chuyên đề tốt nghiệp
Cường

21

GVHD: ThS.Trịnh Phú

 Thiết kế cơ sở dữ liệu

Sau khi thiết kế kiến trúc được thông qua, ta chuyển sang bước thiết kế kỹ thuật
trong đó thiết kế cơ sở dữ liệu là khâu đầu tiên và dữ liệu chính là cái nền để chứa
thông tin bài toán. Thiết kế cơ sở dữ liệu là xác định nội dung kho dữ liệu cần phải
có để đủ cung cấp cho yêu cầu thông tin.
Cơ sở dữ liệu (database) là một nhóm gồm một hay nhiều bảng có liên quan với
nhau. Mỗi bảng (table) ghi chép dữ liệu về một nhóm phần tử nào đó, gọi là thực
thể (entity). Thực thể là một nhóm người, đồ vật, hiện tượng, sự kiện, khái niệm với
các đặc điểm và tính chất cần ghi chép và lưu trữ, đặc điểm và tính chất đó gọi là
những thuộc tính. Mỗi bảng có những dòng (row) và những cột (column). Dòng còn
được gọi là bản ghi (record), cột còn được gọi là trường (field). Giao giữa một dòng

và một cột là ô chứa mẩu dữ liệu ghi chép một thuộc tính của cá thể trong dòng đó.
Một số hoạt động chính của cơ sở dữ liệu:
- Cập nhật dữ liệu:
Cập nhật dữ liệu là việc làm mới các bảng (tệp) dữ liệu trong một cơ sở dữ liệu.
Ngoài việc nhập dữ liệu mới cho các tệp dữ liệu, cập nhật dữ liệu còn bao gồm các
thao tác sửa dữ liệu và xóa các bản ghi không cần thiết.
- Truy vấn dữ liệu:
Truy vấn dữ liệu là việc lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu ra để phục vụ cho yêu cầu
của người sử dụng. Để thực hiện nhiệm vụ này ta có một số cách thức giao tiếp với
cơ sở dữ liệu như sử dụng ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL – Structured Query
Language) hoặc là truy vấn bằng các lệnh trực tiếp của chương trình quản lý cơ sở
dữ liệu.
- Lập các báo cáo từ cơ sở dữ liệu:
Lập các báo cáo từ cơ sở dữ liệu là việc lấy thông tin ra từ cơ sở dữ liệu dưới
dạng bảng biểu theo mẫu cho trước.

Quá trình thiết kế dữ liệu bao gồm các bước:

SV: Trình Thị Phương

Lớp: Tin học kinh tế 51


Chuyên đề tốt nghiệp
Cường

22

GVHD: ThS.Trịnh Phú


Bước 1: Liệt kê toàn bộ các trường của cơ sở dữ liệu cần thiết

Bước 2: Tiến hành nhận dạng các thực thể

Bước 3: Xác định mối quan hệ giữa các thực thể (1 : 1, 1 : n, n : n)

Bước 4: Xác định các khóa chính

Bước 5: Thêm vào các trường không phải là các khóa trong cơ sở dữ liệu

Bước 6: Chuẩn hóa các bảng dữ liệu theo 1NF, 2NF, 3NF

Bước 7: Tiến hành khai báo đặc trưng và phạm vi của mỗi trường cơ sở dữ liệu

 Thiết kế giải thuật

Giải thuật là một dãy các quy tắc chặt chẽ xác định một trình tự các thao tác
trên một đối tượng cụ thể để giải quyết một vấn đề hoặc để hoàn thành một mục
đích cuối cùng nào đó.
Giải thuật là xương sống của một quá trình xử lý.

SV: Trình Thị Phương

Lớp: Tin học kinh tế 51


Chuyên đề tốt nghiệp
Cường

23


GVHD: ThS.Trịnh Phú

Một số ký pháp cơ bản của sơ đồ giải thuật:

Khối bắt đầu

B

Khối kết thúc

E
Khối nhập

Hướng đi của giải thuật
Xử lý
Hiển thị

Kiểm tra điều kiện và rẽ
nhánh
F
T

SV: Trình Thị Phương

Lớp: Tin học kinh tế 51


Chuyên đề tốt nghiệp
Cường


24

GVHD: ThS.Trịnh Phú

 Thiết kế giao diện

Giao diện là phương tiện giao tiếp giữa người sử dụng và máy tính, là phần nhìn
thấy được của mỗi phần mềm, do đó giao diện được yêu cầu là phải thân thiện với
người sử dụng.
Người ta có thể sử dụng các phương pháp thiết kế giao diện như sau:
- Thiết kế đối thoại: trên màn hình sẽ hiện ra các câu hỏi hoặc dấu nhắc để
người sử dụng điền thông tin vào.
- Thiết kế thực đơn: trên màn hình hiện ra một bảng liệt kê các chức năng của
hệ thống để người sử dụng tùy chọn. Sau khi lựa chọn một mục nào đó thì lập tức
xuất hiện một thực đơn thứ cấp đổ dọc xuống bao gồm các chức năng của mục này.
Đây là một phương pháp được sử dụng rộng rãi.
- Thiết kế điền mẫu: theo phương pháp này tài liệu được thiết kế đúng với
khuôn mẫu ban đầu trên giấy. Người sử dụng dùng con trỏ để dịch chuyển giữa các
trường để nạp hoặc chỉnh sửa dữ liệu.
Trong thực tế, tùy từng bài toán cụ thể đặt ra mà ta lựa chọn phương pháp thiết
kế cho phù hợp.
2.2.3.3. Lập trình
Theo nghĩa hẹp thì lập trình là quá trình viết chương trình bằng một công cụ lập
trình nào đó. Người viết chương trình được gọi là lập trình viên (programmer).
Theo nghĩa rộng thì lập trình là quá trình viết và thử nghiệm chương trình. Quá
trình này thường gồm các bước công việc như sau:

SV: Trình Thị Phương


Lớp: Tin học kinh tế 51


Chuyên đề tốt nghiệp
Cường

25

GVHD: ThS.Trịnh Phú

Bước 1: Soạn thảo, sửa chữa chương trình nguồn

Bước 2: Dịch chương trình

Bước 3: Liên kết chương trình (nếu cần)

Bước 4: Thực hiện chương trình.

Bước 5: Kiểm tra, đánh giá kết quả

Bước 6: Cung cấp chương trình cho người sử dụng

Bước 7: Kết thúc

Trong khi thực hiện bước 4, nếu chương trình có lỗi thì quay lại bước 1, còn
nếu chương trình cho kết quả thì chuyển sang bước 5. Trong bước 5 ta thực hiện
kiểm tra, đánh giá kết quả, nếu kết quả tốt, chấp nhận được thì chuyển sang bước 6,
còn nếu kết quả không chính xác thì quay lại bước 1.
Lập trình giải một bài toán là quá trình lặp lại nhiều lần 5 bước công việc đầu
tiên nêu trên.

Có thể lập trình bằng ngôn ngữ máy, bằng hợp ngữ hoặc bằng ngôn ngữ lập trình.
Ngôn ngữ lập trình là loại ngôn ngữ do các nhà khoa học tạo ra, dùng để viết
các chương trình cho máy tính điện tử. Mỗi ngôn ngữ lập trình thường là một hệ
thống phức tạp, gồm nhiều thành phần và thường có các thành phần cơ bản: chương
trình soạn thảo (hệ soạn thảo), chương trình dịch, chương trình liên kết, thư viện
chương trình và các công cụ phát triển chương trình.

SV: Trình Thị Phương

Lớp: Tin học kinh tế 51


×