Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

DỰ ÁN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.98 KB, 46 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

DỰ ÁN
QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Đơn vị chủ trì:

Tổng cục Thủy sản

Đơn vị thực hiện:
- Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I, II và III
- Các cơ quan quản lý NTTS tại các tỉnh trọng điểm

Thời gian thực hiện: Từ năm 2015 đến năm 2020

Hà Nội, tháng 10 năm 2014

0


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Nông Nghiệp và PTNT

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Nông nghiệp và PTNT

Tổng cục Thủy sản


TCTS

Nuôi trồng thủy sản

NTTS

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1

Viện 1

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2

Viện 2

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3

Viện 3

Viện nghiên cứu Hải sản

Viện NCHS

Quy chuẩn quốc gia

QCQG

Trung tâm Quốc gia quan trắc, cảnh báo môi
trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu
vực miền Bắc


Trung tâm NCQT, CBMT
và PNDBTS miền Bắc

Trung tâm Quốc gia Quan trắc, cảnh báo môi
trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu
vực miền Trung

Trung tâm QGQT, CBMT
và PNDBTS Miền Trung

Trung tâm Quốc gia quan trắc, cảnh báo môi
trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu
vực Nam Bộ

Trung tâm QGQT, CBMT
và PNDBTS Nam Bộ

Trung tâm Quốc gia Quan trắc cảnh báo môi
trường biển

Trung tâm QGQT CBMT
biển

i


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................i
1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN .....................................................................................................................1

2. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG DỰ ÁN ..........................................................................3
3. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN .........................................................................................4
3.1. Mục tiêu chung .........................................................................................................4
3.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................4
4. KINH NGHIỆM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NTTS CỦA MỘT SỐ QUỐC
GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM .........................................................................4
4.1. Kinh nghiệm quan trắc môi trường NTTS ở một số quốc gia trên thế giới.............4
4.2. Hiện trạng quan trắc môi trường trong NTTS ở Việt Nam ......................................5
4.2.1. Hệ thống quan trắc môi trường trong NTTS ................................................................................. 5
4.2.2. Cơ chế thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường ........................................................................ 8
4.2.3. Đối tượng nuôi, thông số và tần suất quan trắc ............................................................................. 8
4.3. Kết quả và những hạn chế của quan trắc môi trường trong NTTS .......................10
4.3.1. Kết quả đã đạt được......................................................................................................................... 10
4.3.2. Hạn chế ............................................................................................................................................. 11
5. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN ....................................................................................................13
5.1. Tập trung quan trắc môi trường phục vụ quản lý, chỉ đạo điều hành các đối tượng
nuôi chủ lực; lựa chọn địa điểm và các thông số hiệu quả nhất trong quản lý NTTS.
................................................................................................................................13
5.3. Kế thừa và nâng cao năng lực quan trắc môi trường trong NTTS hiện có..... ......13
5.5. Thống nhất đầu mối quản lý gắn với cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất.... ......14
6. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN ......................14
7. NỘI DUNG DỰ ÁN ...............................................................................................14
7.1. Quan trắc môi trường..............................................................................................22
7.1.1. Đối tượng và địa điểm quan trắc ........................................................................18
7.1.2. Đối tượng, thông số và tần suất quan trắc...........................................................20
7.1.3. Phân công quan trắc............................................................................................24
7.1.4. Cơ chế và quy chế xử lý số liệu.. .......................................................................26
7.2. Nâng cao năng lực.................................................................................................27


ii


7.2.1. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ...................................................................................27
7.2.2. Trang thiết bị.......................................................................................................27
7.3.

Xây dựng hệ thống thông tin ...............................................................................24

8. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN .............................................................................................24
9.

KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN .......................................................................25

9.1.

Nguồn kinh phí để thực hiện dự án .....................................................................25

10.

KẾT QUẢ VÀ SẢN PHẨM CHÍNH CỦA DỰ ÁN ..........................................26

iii


1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TRONG
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Trong những năm qua, nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) Việt Nam đã có bước
phát triển mạnh mẽ, thu được những thành tựu to lớn, góp phần giảm nghèo, tạo
thu nhập và việc làm cho một bộ phận lao động, đóng góp tích cực cho kinh tế

nông nghiệp nói riêng và kinh tế đất nước nói chung.
7000

Sản lượng (nghìn tấn)

6000
5000
Sản lượng nuôi trồng
(nghìn tấn), 3,340

4000
3000

2000
Sản lượng khai thác
(nghìn tấn), 2,710

1000
0

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Năm

Hình 1. Sản lượng khai thác và NTTS của Việt Nam

o n1

-2013


NTTS được đánh giá là một trong những ngành sản xuất có tốc độ tăng
trưởng rất nhanh (Hình 1). Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, năm 1995, sản
lượng nuôi trồng thủy sản chỉ đạt 415 nghìn tấn, chiếm 30,88% tổng sản lượng
thủy sản. Từ năm 2000 đến nay, NTTS nước ta đã có bước chuyển biến mang
tính đột phá, diện tích NTTS cả nước tăng gấp đôi từ năm 1999 là 524.619 ha đã
tăng lên tới 1.037.000 ha năm 2013; sản lượng NTTS tăng gấp 7 lần từ năm 1997
với 481 nghìn tấn lên 3.340 nghìn tấn năm 2013; kim ngạch xuất khẩu thủy sản
năm 2012 đạt 6,15 tỷ USD, 2013 là 6,7 tỷ USD.
Bên cạnh những thành tựu quan trọng, NTTS nước ta cũng đang phải đối
mặt với một số vấn đề tồn tại về môi trường và dịch bệnh. Hiện nay dịch bệnh
thủy sản và môi trường nuôi thủy sản đang bị suy thoái và có chiều hướng gia
tăng, khó kiểm soát. Bệnh xảy ra với các đối tượng thuỷ sản nuôi đã gây thiệt hại
từ vài chục tỷ đồng đến hàng trăm tỷ đồng trên mỗi vụ nuôi, nhất là với tôm nuôi
nước lợ. Đặc biệt, thống kê năm 2011 cho thấy tôm nước lợ bị dịch bệnh trên
diện rộng, gây thiệt hại khoảng trên 97.000 ha tập trung nhiều ở Bạc Liêu và Sóc
Trăng. Năm 2012 khoảng 100.776 ha, năm 2013 là 68.099 ha tôm nước lợ bị
bệnh trên toàn quốc. Đầu năm 2012, bệnh sữa ở tôm hùm làm người nuôi mất
hàng trăm tỉ đồng. Năm 2011, ngao nuôi ở tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Bạc
Liêu bị chết hàng loạt với tổng diện tích thiệt hại 2.980 ha, giá trị thiệt hại khoảng
648 tỷ đồng. Đầu tháng 8 năm 2014 có 1.096 ha ngao chết ở Thái Bình. Cá nuôi
lồng trên biển cũng thường gặp dịch bệnh gây chết rải rác và thường chết hàng


loạt khi các yếu tố môi trường bất lợi ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên
Huế, Khánh Hoà và Bà Rịa-Vũng Tàu. Bên cạnh các đối tượng nuôi mặn lợ, bệnh
cá rô phi đã xuất hiện có tính chất dịch trên toàn miền Bắc do vi khuẩn
Streptococcus sp. gây ra vào thời kỳ nắng nóng kéo dài từ tháng 6 - 9.
Bên cạnh tình hình dịch bệnh trong NTTS, vấn đề ô nhiễm nguồn nước
NTTS do nước thải sinh hoạt, nước thải nông nghiệp và nước thải công nghiệp,
cũng như hoạt động NTTS gây ra ô nhiễm và suy thoái đối với môi trường xung

quanh cũng đang là vấn đề bức thiết, đòi hỏi cần được giải quyết.
Những vấn đề trên đây cho thấy việc tăng cường quản lý để kiểm soát môi
trường và dịch bệnh là rất cấp bách. Có thể nói việc quản lý dịch bệnh trong
NTTS phụ thuộc rất lớn vào việc kiếm soát chất lượng môi trường nước. Công
tác quan trắc môi trường vùng nuôi trồng thủy sản cung cấp diễn biến môi trường
vùng nuôi và đưa ra những đề xuất có liên quan giúp cho cơ quan quản lý xây
dựng lịch mùa vụ, có kế hoạch phòng tránh những thiệt hại mà nguyên nhân
chính do ô nhiễm môi trường gây ra để chỉ đạo sản xuất và quản lý NTTS hiệu
quả. Đồng thời, kết quả quan trắc là cơ sở đánh giá tác động của NTTS đến môi
trường xung quanh và đánh giá tác động của môi trường xung quanh đến NTTS,
giúp cho cơ quan quản lý trong việc quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tại địa
phương và định hướng phát triển ngành thủy sản trong tương lai. Quan trắc môi
trường thường xuyên cũng giúp các cơ quan quản lý nắm được xu hướng diễn
biến môi trường NTTS, là cơ sở để dự báo chất lượng nước. Công tác quan trắc
môi trường còn giúp người nuôi chủ động trong công tác quản lý chất lượng nước
trong ao nuôi và phòng ngừa dịch bệnh có hiệu quả. Do vậy quan trắc môi trường
trong NTTS đóng vai trò cực kỳ quan trọng để NTTS hiệu quả, giảm thiểu nguy
cơ dịch bệnh, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Từ năm 2001, Bộ Thủy sản (nay thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn) đã từng bước hình thành mạng lưới quan trắc phục vụ NTTS và môi trường
biển đó là 4 Trung tâm thuộc 4 Viện nghiên cứu: Viện Nghiên cứu nuôi trồng
thủy sản 1, 2, 3 và Viện Nghiên cứu hải sản (gọi tắt là Viện 1, 2, 3 và Viện
NCHS). Từ năm 2006 đến nay, một số tỉnh có NTTS phát triển cũng đã hình
thành bộ phận quan trắc môi trường phục vụ NTTS.
Tuy nhiên quan trắc môi trường NTTS còn nhiều những bất cập như:
Nguồn kinh phí để thực hiện quan trắc còn hạn chế; phạm vi, đối tượng, tần suất
và xử lý số liệu về quan trắc môi trường (TCVN) chưa thống nhất và còn nhiều
bất cập; các thiết bị và phân tích quan trắc còn thiếu và lạc hậu; chưa có cơ chế rõ
ràng về việc thông báo các kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước. Bên
cạnh đó, nhiều địa phương chưa có hoạt động quan trắc và cảnh báo môi trường,

một số địa phương có hoạt động quan trắc môi trường nhưng vẫn còn thiếu nhân
lực cũng như kinh phí nên khó kiểm soát được toàn bộ khu vực nuôi như mong
muốn. Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng tác động đến môi trường nuôi trồng thủy
sản.
Hiện nay, trong bối cảnh ngành Nông nghiệp vàPTNT và thủy sản đang tái
cấu trúc theo hướng phát triển bền vững và gia tăng giá trị, công tác quan trắc
2


môi trường trong NTTS đang được Bộ Nông nghiệp vàPTNT quan tâm chỉ đạo
nhằm quản lý tốt môi trường NTTS, hạn chế dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh
thái, góp phần thiết thực đảm bảo an ninh lương thực và thực phẩm, tăng kim
ngạch xuất khẩu. Vì vậy việc xây dựng dự án “Quan trắc môi trường phục vụ
nuôi trồng thuỷ sản” là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất và phát
triển NTTS bền vững.
2. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG DỰ ÁN
- Luật Bảo vệ Môi trường của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
số 52/2005/QH 11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính
phủ Về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể hệ thống quan trắc tài nguyên và môi
trường quốc gia đến năm 2020”;
- Quyết định số 10/2007/QĐ-BTNMT ngày 5/7/2007 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt
động quan trắc môi trường không khí xung quanh và nước mặt;
- Quyết định 3244/QĐ-BNN-KHCN ngày 02 tháng 12 năm 2010 Phê
duyệt Đề án “Tăng cường năng lực quan trắc môi trường nông nghiệp, nông thôn
giai đoạn 2011 – 2020”;
- Quyết định số 1588/QĐ-BNN-TCCB ngày 09 tháng 7 năm 2013 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Phân cấp cho Tổng cục Thủy
lợi, Tổng cục Lâm nghiệp và Tổng cục Thủy sản một số nhiệm vụ thuộc thẩm

quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Quyết định 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22 tháng 11 năm 2013 phê duyệt
Đề án “Tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững”;
- Quyết định số 1167/QĐ-BNN-TCTS ngày 28/5/2014 ban hành Chương
trình hành động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
- Tờ trình số 2298/Ttr-TCTS-NTTS ngày 28/8/2014 về việc xin chủ trương
xây dựng Dự án “Quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản”;
- Thông báo số 7130/TB-BNN-VP tại Hội nghị giao ban tháng 8 và triển
khai nhiệm vụ tháng 9 năm 2014, ngày 05/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn giao cho Tổng cục Thủy sản xây dựng Dự án Quan trắc
môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản;
- Thông tư 32/2014/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 9 năm 2014 về Quy
định hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn;
- Quyết định số 57/2014/QĐ-TTg ngày 22/10/2014 Quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
3


3. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
3.1. Mục t êu chun
Quan trắc môi trường để phục vụ quản lý và chỉ đạo nuôi trồng thủy sản
bền vững, có hiệu quả.
3.2.

Mục t êu cụ thể


- Quan trắc môi trường để đáp ứng yêu cầu chỉ đạo và điều hành sản xuất
các đối tượng nuôi chủ lực, có giá trị kinh tế cao như tôm nước lợ (tôm sú và tôm
thẻ chân trắng), cá tra, ngao, cá rô phi và tôm hùm tại các vùng nuôi tập trung của
các tỉnh trọng điểm.
- Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả các hoạt động quan trắc môi trường trong
nuôi trồng thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với địa phương.
4. KINH NGHIỆM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NTTS CỦA
MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
thế

4.1. K nh n h ệm qu n trắc mô trườn NTTS ở một số quốc


trên

Vấn đề môi trường hiện là vấn đề được hầu hết các quốc gia quan tâm.
Hoạt động quan trắc trên thế giới được tiến hành trên nhiều lĩnh vực, phục vụ
nhiều mục tiêu khác nhau như khí tượng thuỷ văn, động đất và sóng thần…Đối
với NTTS, hoạt động quan trắc môi trường có những nét đặc thù và mỗi nước có
cách tiến hành khác nhau. Bản Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của FAO
cũng đề cập đến việc bắt buộc phải có hoạt động quan trắc môi trường đối với các
vực nước trong phạm vi một quốc gia hay các hệ sinh thái liên quốc gia. Cơ sở dữ
liệu quan trắc phải được chia sẻ (FAO, 1995).
Ở Nauy, trong khi đệ trình dự án, chủ trại phải chỉ ra rằng mình có khả
năng thực hiện việc quan trắc và xử lý môi trường theo yêu cầu của các nhà quản
lý môi trường. Ở Scottland, Cục Bảo vệ Môi trường (SEPA) yêu cầu chủ trại phải
thực hiện việc quan trắc và kinh phí quan trắc tự chi trả. Việc giám sát công tác
quan trắc môi trường (gồm cả việc sử dụng thuốc và hoá chất) do nhiều cơ quan
khác nhau phối hợp và các cơ quan địa phương đóng vai trò quan trọng. Cục
nghề cá Ireland yêu cầu chủ trại có sản lượng hàng năm trên 100 tấn phải có báo

cáo đánh giá hoạt động và giám sát môi trường (Cicin-Sain, 2001).
Một số bang ở Mỹ có những chương trình quan trắc chi tiết cho các khu
vực NTTS trong đó các thông số chất lượng nước, cấu trúc và chức năng của
quần xã sinh vật đáy, tảo, dịch bệnh được giám sát kỹ lưỡng. Ở Thái Lan, hoạt
động quan trắc trong NTTS do Cục nghề cá đảm nhận và có sự phân cấp hoạt
động cho các tỉnh. Hệ thống quan trắc có 218 trạm quan trắc chất lượng nước bao
gồm cả thủy sinh. Hoạt động quan trắc chất lượng nước trong NTTS biển là việc
bắt buộc phải thực hiện theo Luật thuỷ sản (National Offshore Aquaculture Act
of 2000) do một uỷ ban liên ngành gồm các cơ quan của chính phủ (Gerstenfeld
và Biederman, 2002).

4


Cộng đồng châu Âu (EU) yêu cầu các vùng nguyên liệu thân mềm hai
mảnh vỏ nhập khẩu vào thị trường của khối liên minh này phải được quan trắc
thường xuyên.Trong đó, hàm lượng độc tố PSP không được vượt quá 0,08
mg/1kg thịt và độc tố DSP không được quá 0,020 mg/1kg thịt (Cộng đồng EU,
1991). Tại Đan Mạch hệ thống giám sát thủy hải sản có từ rất sớm, riêng vùng
đánh bắt vẹm xanh được chia thành hệ thống gồm nhiều mạng lưới và việc đánh
bắt hải sản sẽ bị cấm trừ khi các mẫu hải sản và nước được kiểm tra từ tuần trước
đó về độc tố và tảo độc nằm trong ngưỡng cho phép.
Năm 2003, với sự ủng hộ kinh phí của chính phủ Nhật Bản, bộ phận Quản
lý nuôi trồng thủy sản của FAO và Cục Bảo tồn thiên nhiên (FIMA) thực hiện đề
án “Nuôi trồng thủy sản bền vững: Các vấn đề được lựa chọn và hướng dẫn” tập
trung vào 5 nội dung trong đó có quan trắc và đánh giá ảnh hưởng môi trường
nuôi trồng thủy sản của 35 nước ở 4 khu vực: Châu Phi, châu Á - Thái Bình
Dương, châu Mỹ La Tinh và Bắc Mỹ (FAO, 2009)
Việc giám sát môi trường trong NTTS ở Canada cũng có nhiều chồng chéo
và phức tạp. Canada có hệ thống giám sát thủy hải sản từ năm 1943, hệ thống

giám sát của nước này đã chia vùng nuôi trồng và đánh bắt hải sản thành các
mạng lưới hoặc các trạm, thường xuyên kiểm tra định kỳ các mẫu hải sản đánh
bắt và các mẫu thực vật phù du gây độc (Đặng Đình Kim, 1999). Chương trình
quan trắc môi trường NTTS ở vùng Nova Scotia của Canada đã được bắt đầu
thực hiện từ năm 2002 với tất cả các đối tượng NTTS trên biển, đặc biệt là tập
trung quan trắc động vật thân mềm và cá. Họ cũng cho rằng quan trắc môi trường
là một phần quan trọng để phát triển NTTS (Nova Scotia aquaculture
environmental monitoring program, 2011).
Cục Thủy sản của Úc đã ban hành Hướng dẫn Kế hoạch quản lý nuôi trồng
thủy sản và quan trắc môi trường (Aquaculture management and environmental
monitoring plan – MEMP) để hướng dẫn kế hoạch quan trắc và quản lý môi
trường nuôi trồng thủy sản, trong đó chỉ rõ những thông số cần quan trắc để đảm
bảo chất lượng nước, có kế hoạch để giảm thiểu hoạt động NTTS lên môi trường
xung quanh (Department of Fisheries, 2013).
Có thể thấy, xu hướng hoạt động quan trắc môi trường nước nhìn chung
phát triển theo hướng mở rộng quy mô, đa dạng về hình thức, phân cấp mạnh và
ngày càng có nhiều bên tham gia. Việc quan trắc cần gắn trực tiếp với sản xuất,
vừa là nghĩa vụ, vừa là nhu cầu đối với sản xuất NTTS.
4.2. H ện tr n qu n trắc mô trườn tron NTTS ở V ệt N m
4.2.1. Hệ thống quan trắc môi trường trong NTTS
Từ năm 2001, Bộ Thuỷ sản đã phân công các cơ quan chức năng trong
ngành tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu về “Quan trắc, cảnh báo môi trường
và dịch bệnh phục vụ ngành thuỷ sản”. Theo đó, Trung tâm Quốc gia quan trắc,
cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bênh thủy sản (NCQT, CBMT và
PNDBTS) tại Viện 1, Trung tâm Quốc gia quan trắc, cảnh báo môi trường và
5


phòng ngừa dịch bệnh thủy sản Nam bộ ( QGQT, CBMT và PNDBTS Nam Bộ)
tại Viện 2, Trung tâm Quốc gia quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa

dịch bệnh thủy sản miền Trung (QGQT, CBMT và PNDBTS miền Trung) tại
Viện 3 và Trung tâm Quốc gia quan trắc cảnh báo môi trường biển (QGQT
CBMT biển) tại Viện Nghiên cứu Hải sản, được thiết lập. Đây là cơ sở để tiến
tới hình thành mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh phục vụ
nuôi trồng thuỷ sản. Trung tâm quan trắc của Viện 1 có 8 trạm vùng: Trạm Cát
Bà, Quý Kim, Hải Dương, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Sơn La và
Tuyên Quang. Trung tâm quan trắc của Viện 2 có các trạm thu mẫu được phân
chia thành trạm cấp 1 và cấp 2. Trạm cấp 1 là các trạm tối thiểu giúp thu thập các
tài liệu cơ bản để phân tích đánh giá chất lượng nước của một tiểu vùng. Trạm
cấp 2 là các trạm mở rộng theo yêu cầu và điều kiện cho phép. Các địa điểm
chính là Bán đảo Cà Mau, Đồng Tháp Mười, Sông Tiền, Sông Hậu, Tứ giác Long
Xuyên. Trung tâm quan trắc của Viện 3 thực hiện quan trắc môi trường tại các
tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. Trung tâm QGQT CBMT biển thuộc Viện
NCHS, tham gia vào trạm quan trắc phân tích môi trường biển quốc gia (trạm
quan trắc biển khơi 5) và phụ trách quan trắc môi trường biển vùng biển khơi
Côn Đảo, Trung và Đông Nam bộ, Tây Nam bộ.
Hoạt động quan trắc môi trường ở một số tỉnh NTTS phát triển mạnh đã
hình thành từ năm 2006, nhưng phải đến năm 2008 khi Bộ Thủy sản sát nhập vào
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì các Sở Thủy sản được cơ cấu lại và
quy định rõ trong chức năng nhiệm vụ về công tác quan trắc, cảnh báo môi
trường phục vụ NTTS, làm tiền đề cho nhiều địa phương xây dựng hoạt động
quan trắc môi trường. Từ năm 2009 nhiều tỉnh đã thực hiện công tác quan trắc
môi trường phục vụ những đối tượng nuôi trồng thủy sản chủ lực (tôm nước lợ,
nhuyễn thể, cá biển, cá tra…) như: Kiên Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, TP Hồ
Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Hà Tĩnh,
Thanh Hóa, Nghệ An… Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn nhiều tỉnh có sản lượng
NTTS lớn nhưng vẫn chưa có hoạt động quan trắc môi trường hoặc chỉ quan trắc
khi có dịch bệnh xảy ra như: Bạc Liêu, An Giang, Cần Thơ, Hải Phòng, Hải
Dương, Hà Nội, Thái Bình… Các tỉnh nội đồng mà NTTS ít phát triển hầu như
không có hoạt động quan trắc môi trường như: Phú Thọ, Hà Giang, Cao Bằng,

Đak Lak, Lâm Đồng, Tây Ninh… Bộ phận quan trắc môi trường chủ yếu do các
chi cục Thủy sản, chi cục Nuôi trồng thủy sản, phòng Nuôi trồng thủy sản hay
Trung tâm giống thủy sản đảm nhận. Tuy nhiên một số tỉnh, công tác quan trắc
môi trường do chi cục Thú y (Thanh Hóa, Nam Định), trung tâm Khuyến nông

6


(Bến Tre), Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản (Quảng Bình)…
đảm nhận.
Qua đợt khảo sát các Trung tâm quan trắc và 35 tỉnh nuôi các đối tượng
chủ lực cho thấy, cán bộ chuyên trách quan trắc môi trường được đào tạo chuyên
môn sâu của các Viện là khoảng 57 (tổng số cán bộ của các Trung tâm là 115 và
22 - 37 cán bộ làm hợp đồng). 100% cán bộ phụ trách công tác quan trắc môi
trường ở địa phương là cán bộ kiêm nhiệm, những cán bộ này chưa được đào tạo
về quan trắc môi trường. Bình quân mỗi tỉnh có từ 4 – 6 cán bộ kiêm nhiệm công
tác quan trắc môi trường, nhưng cũng có tỉnh tất cả cán bộ của chi cục Nuôi trồng
thủy sản cùng tham gia công tác này như Sóc Trăng (19 cán bộ), có tỉnh ngoài
cán bộ chuyên trách còn có các cộng tác viên ở địa phương như Bạc Liêu (26 cán
bộ chuyên trách, 34 cộng tác viên), Bình Định (6 cán bộ chuyên trách, 12 cộng
tác viên địa phương) có tỉnh 7 – 8 cán bộ tham gia như Tiền Giang, Quảng Nam,
Bạc Liêu, Long An…
Trong số 4 Trung tâm quan trắc, chỉ có Trung tâm QGQT, CBMT và
PNDBTS Nam bộ thuộc Viện 2 đã được đầu tư từ năm 2005 với cơ sở vật chất
tương đối đầy đủ và hiện đại. Bộ phận quan trắc của các chi cục hầu hết thiếu
trang thiết bị phục vụ quan trắc môi trường, một số tỉnh được trang bị thiết bị để
đo những thông số môi trường cơ bản như nhiệt độ, độ mặn, oxi hòa tan… còn lại
đa số tỉnh sử dụng các bộ test nhanh tại hiện trường. Trong các tỉnh điều tra chỉ
có Sóc Trăng, Bình Thuận, Cà Mau, Quảng Nam được đầu tư khá đầy đủ trang
thiết bị, tiếp theo đó là Phú Yên và Bến Tre. Bạc Liêu có sản lượng NTTS đứng

thứ 2 cả nước nhưng công tác quan trắc môi trường chưa được quan tâm đầy đủ
nên thiếu trang thiết bị và hoạt động quan trắc định kỳ.
Trong những năm qua với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác
quan trắc môi trường, đã góp phần không nhỏ cho việc cảnh báo sớm những diễn
biến bất lợi về môi trường NTTS đặc biệt là các đối tượng nuôi chủ lực như tôm
sú, cá tra, cá biển, nhuyễn thể... đã giúp người dân tránh được không ít những rủi
ro trong sản xuất như có kế hoạch xử lý nước, thu hoạch sớm, thả giống đúng
thời điểm môi trường thuận lợi, tránh lấy nước vào ao nuôi khi môi trường bất
lợi...
Tuy nhiên, do NTTS ngày càng phát triển về diện tích và sản lượng nên
với số lượng cán bộ làm công tác quan trắc hiện có đã rất khó khăn để có mặt tại
hiện trường với địa bàn hoạt động rộng khắp. Kinh phí hạn chế nên việc phối hợp
còn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, chưa đảm bảo để các cán bộ được
tham gia nhiều khoá đào tạo nâng cao trình độ năng lực trong nước và nước
7


ngoài. Việc bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về môi trường, phương pháp lấy
mẫu, xử lý số liệu... còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
4.2.2. Cơ chế thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường
Đối với các Trung tâm quan trắc thuộc các Viện, nhiệm vụ hàng năm được
tổ chức thực hiện theo kinh phí của Bộ Nông nghiệp và PTNT do Vụ Khoa học
Công nghệ và Môi trường làm đầu mối quản lý. Theo đó, các trung tâm xây dựng
kế hoạch theo dạng đề tài và được Hội đồng Khoa học của các Viện thông qua
sau đó được Hội đồng Khoa học của Bộ xét duyệt. Sau mỗi năm thực hiện hoạt
động quan trắc theo đề cương đã được phê duyệt, các trung tâm quan trắc tiến
hành tổng kết nhiệm vụ của mình thông qua Hội đồng khoa học của các Viện; hồ
sơ nghiệm thu cơ sở được gửi lên Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường để
nghiệm thu cấp Bộ. Đối với các địa phương đã có hoạt động quan trắc thì phải
lên kế hoạch quan trắc hàng năm trình Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.

Hiện nay kinh phí chi cho hoạt động quan trắc môi trường NTTS hàng năm
rất hạn chế trong khi nhu cầu quan trắc rất lớn. Kinh phí cho quan trắc môi
trường cấp cho 3 trung tâm trong các năm 2011, 2012 và 2013 là gần như nhau.
Trung tâm NCQT, CBMT và PNDBTS miền Bắc là 400 triệu đồng/năm, Trung
tâm QGQT, CBMT và PNDBTS miền Trung là 530 triệu đồng/năm, Trung tâm
QGQT, CBMT và PNDBTS Nam bộ là 550 triệu đồng/năm, Trung tâm QGQT
CBMT biển là 500 triệu đồng/năm.
Kinh phí cho hoạt động quan trắc môi trường của các địa phương cũng hạn
chế và không đồng nhất. Tỉnh có kinh phí quan trắc môi trường lớn nhất là Sóc
Trăng, với kinh phí năm 2012 là 1,2 tỷ đồng, năm 2013 là 900 triệu đồng và năm
2014 là 700 triệu đồng. Tiếp sau đó là TP Hồ Chí Minh 344 triệu đồng/năm, Bến
Tre 250 triệu đồng, Phú Yên với 181 triệu đồng, Quảng Nam khoảng 150 triệu
đồng, Kiên Giang là 111 triệu đồng cho năm 2014 (bao gồm cả kinh phí xét
nghiệm một vài mẫu bệnh). Một vài tỉnh kinh phí bố trí cho hoạt động quan trắc
môi trường hàng năm chỉ khoảng 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng như Cần Thơ,
Ninh Thuận. Các tỉnh còn lại kinh phí cho hoạt động quan trắc từ 50 triệu – 100
triệu đồng như Bình Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hải Dương, Quảng
Ninh… Một số tỉnh không có kinh phí cho hoạt động quan trắc môi trường như:
Thái Bình, Nam Định.
4.2.3. Đối tượng nuôi, thông số và tần suất quan trắc
Công tác quan trắc môi trường của các Trung tâm tập trung vào các vùng
nuôi các đối tượng chủ lực của các tỉnh NTTS trọng điểm như: Tôm nước lợ, cá
tra, nhuyễn thể, cá biển, rô phi và tôm hùm. Các địa phương chủ yếu quan trắc
8


môi trường khu vực nuôi tôm nước lợ nhiều nhất. Theo báo cáo khảo sát thì 60%
các tỉnh chỉ quan trắc vùng nuôi tôm nước lợ. Một số tỉnh trọng điểm nuôi cá tra
có quan trắc môi trường như Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh. Nhuyễn thể, cá
biển, rô phi và tôm hùm được quan trắc với mức độ và tần suất thấp hơn rất

nhiều.
Thông số quan trắc được chia làm 3 nhóm gồm thủy lý, thủy hóa và thủy
sinh. Các Trung tâm quan trắc rất nhiều thông số như: Nhiệt độ, oxy, pH, thế oxy
- hóa khử, độ mặn, độ trong, CO2, độ cứng, độ kiềm, PO4-, NH3, NH4+, NO2,
NO3, H2S nhu cầu ôxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh học (BOD), sắt tổng số,
tổng N, tổng P, Chloropyll-a, dư lượng váng dầu, chì, cadmium, đồng, thủy ngân,
asen, kẽm, thực vật phù du, tảo độc hại, động vật phù du và động vật đáy, thành
phần cơ giới, hô hấp đất, pH đất, thế ôxy hóa-khử, tổng N đáy, tổng P đáy, tổng
C đáy, tổng lưu huỳnh, tổng sắt trong đất, nấm trong đất và vi khuẩn vibrio…
Tuy nhiên gần đây các Trung tâm đã giảm thông số quan trắc do thiếu kinh phí
hoạt động.
Trong khi đó tùy đối tượng nuôi, các địa phương thường quan trắc những
thông số sau: Nhiệt độ, oxy hòa tan, pH, độ mặn, độ trong, độ cứng, độ kiềm,
PO4-, NH3, NH4+, NO2, NO3, H2S, nhu cầu ôxy hóa học (COD), tổng chất rắn lơ
lửng (TSS), tổng hữu cơ lơ lửng (OSS), thành phần và mật độ tảo độc, kim loại
nặng (Cd, Pb, Hg), thuốc bảo vệ thực vật. Những tỉnh có kinh phí quan trắc lớn
thì quan trắc khá đầy đủ các thông số nêu trên, các địa phương khác chỉ tập trung
quan trắc các thông số cơ bản như: Nhiệt độ, oxy hòa tan, pH, độ mặn, độ trong,
độ kiềm, PO4-, NH3, NH4+, NO2, H2S, nhu cầu ôxy hóa học (COD). Có tỉnh chỉ
quan trắc nhiệt độ, oxy hòa tan, pH, độ mặn, độ trong, độ kiềm.
Tần suất quan trắc định kỳ của các địa phương cũng khác nhau tập trung
vào các tháng mùa vụ sản xuất chính trong năm. Sóc Trăng và Huế có tần suất
quan trắc 1 lần/ tuần, Kiên Giang, Tiền Giang, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng
Tàu, Phú Yên, Thanh Hóa có tần suất quan trắc 2 lần/ tháng. Nhiều địa phương
khác quan trắc 1 lần/ tháng nhưng có những địa phương quan trắc 2 tháng - 3
tháng/ lần tập trung vào mùa vụ nuôi như Hải Dương, Hà Nội. Thậm chí có
những tỉnh chỉ quan trắc khi vùng nuôi xảy ra dịch bệnh như Bạc Liêu, Nghệ An,
Cần Thơ…
4.2.4. Xử lý và phổ biến thông tin quan trắc
Số liệu quan trắc được xử lý bằng cách đối chiếu với các tiêu chuẩn ngành

(TCN), tiêu chuẩn quốc gia (TCQG) cho từng đối tượng nuôi hay loại hình thủy
vực tương ứng. Tuy nhiên hiện nay mới chỉ có TCQG cho chất lượng nước nuôi
9


cá tra và tôm nước lợ, các đối tượng nuôi nước ngọt khác sử dụng TCQG về quan
trắc môi trường nước mặt lục địa (QCVN 08/2008/BTNMT), các đối tượng nuôi
nước mặn khác sử dụng TCQG về chất lượng nước ven bờ (QCVN
10/2008/BTNMT) nên không đúng hoàn toàn đối với yêu cầu chất lượng nước
cho NTTS.
Trong quá trình thực hiện quan trắc, các Trung tâm quan trắc gửi báo cáo
định kỳ hàng quý lên Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Các bản tin quan
trắc được gửi cho người nuôi; vùng nuôi và cơ quan quản lý NTTS của địa
phương, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Tổng cục Thủy sản. Các bộ
phận quan trắc của các địa phương sau khi có kết quả cũng sẽ thông báo xuống
vùng nuôi và gửi tới các bộ phận liên quan. Phương pháp thông báo với nhiều
hình thức khác nhau như: Gửi văn bản, gửi qua email, gửi tin nhắn điện thoại,
phát trên truyền thanh và truyền hình địa phương, đưa lên website của sở Nông
nghiệp và PTNT. Sóc Trăng, Cà Mau, Thừa Thiên Huế, Kiên Giang thông báo
kết quả quan trắc thông qua truyền thanh, truyền hình, internet và văn bản; TP Hồ
Chí Minh ngoài gửi văn bản còn gửi kết quả quan trắc đến các số di động của
người dân đã đăng ký nhận tin. Hầu hết các tỉnh đều sử dụng phương pháp thông
báo kết quả bằng văn bản xuống vùng nuôi và các bộ phận liên quan, có khi là 3
ngày sau khi có kết quả, có khi là một tuần nên thường chậm so với yêu cầu thực
tế. Các Trung tâm quan trắc gửi báo cáo xuống địa phương cũng qua đường văn
bản và internet, có báo cáo xuống tới vùng nuôi mất đến 2 tuần, thậm chí 1 tháng
làm mất tính thời sự của công tác quan trắc môi trường. Trước đây các bản tin
của các Trung tâm quan trắc được đưa lên trang web của Vụ Khoa học Công
nghệ và Môi trường, nhưng từ tháng 8 năm 2013 đến nay trang web này không
còn cập nhật thông tin quan trắc môi trường NTTS nữa.

4.3. Kết quả và nhữn h n chế củ qu n trắc mô trườn tron NTTS
4.3.1. Kết quả đã đạt được
- Thiết lập và duy trì hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường NTTS
Mạng lưới quan trắc môi trường thủy sản được hình thành dựa vào 4 trung
tâm quan trắc tại các Viện 1, 2, 3 (quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản) và
Viện NCHS (quan trắc môi trường biển và cảng cá bến cá) từ năm 2001. Từ năm
2006 đến nay hầu hết các tỉnh NTTS trọng điểm đã có hoạt động quan trắc môi
trường do các Chi cục Thủy sản, chi cục Nuôi trồng thủy sản, Phòng Nuôi trồng
thủy sản hay Trung tâm giống thủy sản quản lý, hình thành mạng lưới quan trắc
môi trường NTTS, phục vụ chỉ đạo sản xuất có hiệu quả.

10


- Xây dựng được cơ sở vật chất trang thiết bị và đội ngũ quan trắc viên
Cơ sở vật chất trang thiết bị tham gia vào hoạt động quan trắc ở các Trung
tâm đã được xây dựng và nâng cấp từ nhiều nguồn, dự án khác nhau. Nhân lực
thực hiện quan trắc ở các Trung tâm được bổ sung, được tập huấn, đào tạo để đáp
ứng nhu cầu quan trắc.
Một số địa phương đã xây dựng được phòng thí nghiệm môi trường và
bệnh với đầy đủ trang thiết bị. Một số khác đã có những trang thiết bị quan trắc
môi trường cơ bản. Nhân lực quan trắc của các địa phương tuy là cán bộ kiêm
nhiệm nhưng cũng tham gia công tác quan trắc môi trường NTTS nhiều năm nên
cũng đã có kinh nghiệm quan trắc.
4.3.2. Hạn chế
- Cơ chế quản lý nhiệm vụ quan trắc
Nhiệm vụ quan trắc môi trường trong NTTS là nhiệm vụ phải thực hiện
thường xuyên, nhưng các Trung tâm và các bộ phận quan trắc địa phương phải
lên kế hoạch hàng năm và phải chờ phê duyệt, thường là tháng 2 đến tháng 6
hàng năm mới được phê duyệt. Các vùng quan trắc, chỉ tiêu quan trắc, tần suất

quan trắc thường không giống nhau từ năm này đến năm khác và thường rất
chậm so với nhu cầu sản xuất nên chưa đáp ứng đầy đủ thực tiễn sản xuất.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực
Hoạt động quan trắc hiện nay đã được hình thành và đi vào hoạt động, tuy
nhiên các Trung tâm quan trắc vẫn dựa trên cơ sở phòng thí nghiệm, trang thiết
bị, máy móc của các Viện được đầu tư từ nhiều nguồn đề tài, dự án, tài trợ nhỏ lẻ
phục vụ nghiên cứu là chủ yếu chứ chưa được đầu tư quy mô, đồng bộ nhằm
phục vụ tốt công tác quan trắc môi trường (trừ Trung tâm QGQT, CBMT và
PNDBTS Nam Bộ).
Các địa phương ngoại trừ các tỉnh có kinh phí quan trắc lớn được đầu tư
đầy đủ trang thiết bị, còn lại đa số các địa phương khác trang thiết bị rất thiếu và
nghèo nàn, không đảm bảo cho hoạt động quan trắc diễn ra thường xuyên, đồng
bộ và đầy đủ.
Nhân lực tham gia vào quan trắc môi trường NTTS địa phương còn rất
thiếu, chủ yếu là cán bộ quan trắc các chi cục kiêm nhiệm, thiếu cán bộ quan trắc
cấp huyện và vùng nuôi. Cán bộ quan trắc được đào tạo về các chuyên ngành
liên quan đến NTTS, hóa học và môi trường trong khi họ ít được đào tạo về quan
trắc và cảnh báo môi trường là lĩnh vực vừa có tính chuyên môn sâu nhưng cũng
vừa có tính tổng hợp rất cao. Việc bổ sung nhân lực gặp nhiều khó khăn do
11


khung biên chế dành cho các Trung tâm và các địa phương rất hạn chế, khó tăng
thêm biên chế cho cán bộ quan trắc môi trường.
- Kinh phí thường xuyên cho hoạt động quan trắc
Kinh phí được cấp cho hoạt động quan trắc của các Trung tâm, các địa
phương chỉ dựa vào nguồn sự nghiệp môi trường và nhỏ hơn rất nhiều so với nhu
cầu quan trắc phục vụ NTTS. Do vậy số lượng điểm quan trắc, thông số và tần
suất không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Điều này dẫn đến sự gián đoạn của
cơ sở dữ liệu, khó đưa ra được xu hướng diễn biến môi trường. Mặt khác, các cơ

quan này thiếu nguồn kinh phí dự phòng nên khi có những sự cố môi trường và
bệnh xảy ra, các Trung tâm và địa phương không thể tổ chức ứng phó kịp thời.
- Cơ chế phối hợp và xử lý thông tin của hệ thống quan trắc
Mạng lưới quan trắc môi trường tuy đã được hình thành, đã xác định được
mục đích và đối tượng tiếp nhận thông tin quan trắc nhưng thiếu cơ chế hợp tác
rõ ràng giữa các bên tham gia trong việc lập kế hoạch, tổ chức quan trắc, xử lý số
liệu và chia sẻ thông tin.
Thông tin của 4 trung tâm quan trắc gửi lên Vụ Khoa học Công nghệ và
Môi trường và gửi thông tin cho Tổng cục Thủy sản không thường xuyên và rất
muộn. Trong khi đó Tổng cục Thủy sản là cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất
NTTS trực tiếp nhưng không được tham gia vào quá trình xác định hoạt động
quan trắc như: Đối tượng, địa điểm, thông số và tần suất quan trắc, cũng như
không nhận được kết quả quan trắc để kịp thời chỉ đạo sản xuất.
Các thông tin quan trắc sau khi được xử lý cần nhanh chóng được gửi tới
các cơ quan quản lý thủy sản liên quan và được chuyển tới người nuôi. Tuy nhiên
số liệu ở các Trung tâm được xử lý chậm, mang tính hành chính hóa và chuyển
tới nơi mất nhiều thời gian làm giảm tính thời sự của bản tin quan trắc.
Kết quả quan trắc môi trường NTTS của các địa phương chỉ sử dụng trong
phạm vi địa phương đó, không báo cáo lên Tổng cục Thủy sản, không có sự liên
kết với nhau nên thông tin quan trắc chưa phát huy hiệu quả, chưa sử dụng để có
thể đánh giá diễn biến môi trường NTTS ở tầm vĩ mô hơn về cả không gian và
thời gian.
- Địa điểm, thông số và tần suất quan trắc
Quan trắc môi trường hiện nay cũng đã tập trung vào các đối tượng nuôi chủ
lực và các vùng NTTS trọng điểm. Tuy nhiên kinh phí, nhân lực và trang thiết bị
quan trắc còn hạn chế nên việc lựa chọn điểm quan trắc, thông số, tần suất và thời
điểm quan trắc hiện vẫn chưa phù hợp để quan trắc môi trường hiệu quả nhất.
12



Nhiều thông số quan trắc ít có tác dụng trong chỉ đạo điều hành, trong khi
nhiều thông số quan trọng hơn lại không được quan trắc. Tần suất quan trắc của
các Trung tâm và một số địa phương còn thưa, không tập trung vào mùa vụ nuôi
chính. Nhiều điểm quan trắc được lựa chọn chưa phù hợp và dàn trải, chưa phù
hợp với kinh phí, nhân lực và trang thiết bị hiện có.
Nguyên nhân
Những hạn chế trên đây của quan trắc môi trường NTTS chưa được quan
tâm đúng mức, kinh phí đầu tư ít, đào tạo nhân lực và kinh nghiệm thực tế chưa
nhiều. Tổ chức triển khai quan trắc từ xác định nội dung, địa điểm, chỉ số, tần
suất và cơ chế xử lý kết quả quan trắc chưa hợp lý. Vì vậy công tác quan trắc môi
trường cần có thời gian để điều chỉnh và thay đổi.
5. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
5.1. Tập trun qu n trắc mô trườn phục vụ quản lý, chỉ o ều
hành các ố tượn nuô chủ lực; lự chọn ị
ểm và các thôn số h ệu quả
nhất tron quản lý NTTS.
Hiện nay NTTS nước ta đa dạng đối tượng nuôi và nuôi rộng khắp cả
nước, trong khi đó nguồn lực có hạn nên không thể tiến hành quan trắc mọi vùng
nuôi của tất cả các đối tượng. Đối tượng NTTS chủ lực như tôm nước lợ, cá tra,
ngao , tôm hùm, cá rô phi chiếm vai trò và vị trí quan trọng của ngành NTTS nên
trước hết công tác quan trắc môi trường tập trung vào những khu vực nuôi các
đối tượng này.
5.2. Lựa chọn thông số và tần suất phù hợp với từn
nuôi và mùa vụ nuôi.

ố tượng, vùng

Có rất nhiều thông số môi trường ảnh hưởng đến đối tượng NTTS, tuy
nhiên trong điều kiện hiện nay, việc tập trung vào quan trắc những thông số ảnh

hưởng lớn đến tỷ lệ sống, sinh trưởng và phát triển của đối tượng nuôi là cần
thiết. Tùy từng đối tượng nuôi để xác định những thông số phù hợp với tần suất
và mùa vụ nuôi ảnh hưởng đến đối tượng nuôi đó.
5.3. Kế thừ và nân c o năn lực qu n trắc mô trườn tron NTTS
h ện có
Hiện nay, quan trắc môi trường trong NTTS đang được tổ chức phân tán
tại 3 Trung tâm và các địa phương. Trên cơ sở kế thừa toàn bộ hệ thống hiện có
tại 3 Viện nghiên cứu NTTS và các bộ phận quan trắc địa phương, đồng thời bổ
sung trang thiết bị thiết yếu cho những thông số đã lựa chọn để bảo đảm hoạt
động quan trắc môi trường đồng nhất và hiệu quả, phục vụ NTTS.
13


5.4. Phố hợp chặt chẽ ho t ộn qu n trắc mô trườn Trun ươn
và ị phươn
Công tác quan trắc môi trường NTTS hiện nay không có sự phối hợp quan trắc
giữa các Trung tâm quan trắc với các địa phương và với Tổng cục Thủy sản dẫn đến
tình trạng quan trắc và sử dụng thông tin quan trắc chưa hiệu quả. Dự án sẽ phân công
cụ thể những thông số môi trường khó thực hiện và tốn nhiều kinh phí thì Trung ương
đảm nhiệm. Những thông số môi trường cơ bản, dễ thực hiện thì địa phương đảm
nhiệm. Dự án cũng sẽ đảm bảo việc chia sẻ thông tin quan trắc hiệu quả giữa Trung
ương và địa phương để phục vụ sản xuất.
5.5. Thốn nhất ầu mố quản lý ắn vớ cơ qu n quản lý và chỉ
sản xuất

o

Cơ quan quản lý, chỉ đạo NTTS là cơ quan chủ trì, ở cấp Trung ương là
Tổng cục Thủy sản, cấp địa phương là các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn. Cơ quan chủ trì xác định nội dung hoạt động để triển khai hoạt động quan

trắc môi trường hàng năm, là đầu mối tập hợp thông tin quan trắc. Cơ quan chủ
trì Trung ương và địa phương sẽ phối hợp với nhau trong hoạt động quan trắc
môi trường và xử lý thông tin để chỉ đạo điều hành NTTS hiệu quả.
Đơn vị thực hiện quan trắc môi trường là các Trung tâm quan trắc, các chi
cục, các cơ quan có tham gia hoạt động quan trắc môi trường NTTS ở địa
phương. Đơn vị thực hiện sẽ tiến hành theo các nội dung mà cơ quan chủ trì đã
xác định và sau mỗi đợt quan trắc sẽ báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhanh
chóng để kịp thời chỉ đạo sản xuất.
6. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN
Đối tượng: Quan trắc các yếu tố môi trường (thủy lý, thủy hóa và thủy
sinh) phục vụ nuôi các đối tượng chủ lực, có giá trị kinh tế cao: Tôm sú, tôm thẻ
chân trắng, cá tra, ngao , cá rô phi và tôm hùm.
Phạm vi: Thực hiện quan trắc môi trường tại các vùng nuôi trồng thủy sản
tập trung của các tỉnh trọng điểm (chi tiết tại Bảng 1).
Thời gian thực hiện: 6 năm, từ năm 2015 đến 2020.
7. NỘI DUNG DỰ ÁN
7.1. Quan trắc mô trường thường xuyên
7.1.1. Đối tượng và địa điểm quan trắc
Căn cứ vào sản lượng của từng đối tượng NTTS chủ lực của các tỉnh NTTS
trọng điểm để xác định số lượng điểm cần quan trắc. Điểm quan trắc sẽ chọn đặt tại
khu vực nước cấp cho vùng nuôi tập trung của các đối tượng nuôi chủ lực. Điểm
được chọn là ổn định, đại diện được cho thủy vực ở nơi cần quan trắc.
Đối với tôm nước lợ sẽ tiến hành quan trắc từ 3 – 6 điểm ở mỗi tỉnh tùy theo
sản lượng nuôi của địa phương đó. Tiến hành quan trắc 3 điểm tại khu vực nuôi ngao ,

14


3 điểm tại khu vực nuôi cá tra, 3 điểm tại khu vực nuôi cá rô phi, 3 điểm tại khu vực
nuôi tôm hùm tập trung của mỗi tỉnh nằm trong Dự án.

Bản 1 . Đ ểm qu n trắc ở các tỉnh/thành phố theo ố tượn nuô
STT

Tỉnh/Thành phố

Điểm quan trắc môi trường
Tôm nước lợ

1
Bắc Ninh
2
Hải Dương
3
Hà Nội
4
Quảng Ninh
5
Hải Phòng
6
Thái Bình
7
Nam Định
8
Ninh Bình
9
Thanh Hoá
10 Nghệ An
11 Hà Tĩnh
12 Quảng Bình
13 Quảng Trị

14 Thừa Thiên Huế
15 Quảng Nam
16 Quảng Ngãi
17 Bình Định
18 Phú Yên
19 Khánh Hoà
20 Ninh Thuận
21 Bình Thuận
22 Bà Rịa - Vũng Tàu
23 TP.Hồ Chí Minh
24 Long An
25 Tiền Giang
26 Bến Tre
27 Trà Vinh
28 Kiên Giang
29 Sóc Trăng
30 Bạc Liêu
31 Cà Mau
32 Cần Thơ
33 An Giang
34 Đồng Tháp
35 Vĩnh Long
Tổng số điểm quan trắc

4
3
3
3
3
3

3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
4
4
3
4
4
5
5
5
5
5
6
6

105

Cá tra

Ngao

Cá rô phi

3
3
3

Tôm hùm

3
3
3
3
3

3

3
3
3
3

3

3

3
3
3

3
3
3

3
3
15

30

12

12
15


7.1.2. Đối tượng, thông số và tần suất quan trắc
7.1.2.1. Tôm nước lợ
Quan trắc môi trường khu vực nước cấp cung cấp thông tin về chất lượng
nước giúp cho các cơ quan quản lý chỉ đạo sản xuất kịp thời và hiệu quả để nuôi
tôm bền vững.
Căn cứ vào lịch mùa vụ, hoạt động quan trắc tập trung nhiều trước mùa vụ
nuôi ở khu vực nước cấp cho khu vực nuôi tôm trọng điểm. Kết quả quan trắc kết
hợp với những khuyến cáo về lịch thả giống sẽ giúp cho người nuôi nắm được
diễn biến môi trường nước cấp, nhận biết các yếu tố môi trường bất lợi để giúp
cho người nuôi có kế hoạch lấy nước vào ao, xử lý nước, thả giống và quản lý
vùng nuôi thích hợp.
Ngoài điểm quan trắc ở khu vực nước cấp, đối với tôm nước lợ cần quan
trắc ao đại diện trong khu vực nhằm xác định diễn biến môi trường trong quá
trình nuôi để kịp thời chỉ đạo sản xuất. Khi chọn ao nuôi để quan trắc phải chọn
những ao nuôi mang tính đặc trưng và đại diện cho khu vực. Ao được lựa chọn
dựa vào địa hình của khu vực để lấy đại diện theo mặt cắt nguy cơ gây phát sinh
các yếu tố môi trường và dịch bệnh.
Công tác quan trắc môi trường tập trung vào thời gian nuôi tôm nước lợ từ

tháng 1 đến tháng 10 hàng năm.
Bảng 2: Thông số, thờ
Đ ểm
quan
trắc
Khu
vực
nước
cấp

Thôn số qu n trắc

ểm và tần suất quan trắc mô trường
Thờ
QT

Nhiệt độ, oxy hòa tan, 7-8h
độ mặn, pH, độ trong.

ểm Tần suất Ghi chú
qu n trắc
1

lần/ - Quan trắc môi
ngày
trường trước thời điểm
thả giống 1 tháng các
thông số NH3, NO2,
NH3, NO2, H2S, TSS Con nước 2
lần/ H2S, TSS, OSS, COD,

mật độ và thành phần
(tổng chất rắn lơ lớn của kỳ tháng
tảo độc, Vibrio tổng
lửng), OSS (chất rắn nước
số,
Vibrio
hữu cơ lơ lửng), COD cường
parahaemolyticus. với
(nhu cầu oxy hóa
tần suất 1 lần/tuần.
học)
Mật độ và thành phần
tảo độc hại.

- Khi khu vực nuôi
tôm xảy ra dịch bệnh.

Vibrio tổng số, Vibrio
parahaemolyticus.

- Khi diễn biến thời
tiết bất thường (mưa,
nắng nóng kéo dài)

Thuốc BVTV

Đầu 3 vụ 3 lần/năm

16



Đ ểm
quan
trắc

Thôn số qu n trắc

Thờ
QT

ểm Tần suất Ghi chú
qu n trắc

Kim loại nặng (Cd, nuôi
Hg và Pb).
Ao
d ện

Nhiệt độ nước, oxy 7- 8h
hòa tan, màu nước,
pH, độ trong.
Độ mặn, độ kiềm, độ 7- 8h
cứng, TAN (NH3,
NH4+), NO2-.

1
lần/ Khi khu vực nuôi tôm
ngày
xảy ra dịch bệnh.
Khi diễn biến thời tiết

2
lần/ bất thường (mưa, nắng
nóng kéo dài).
tháng

NO3-, PO43-, H2S,
TSS (tổng chất rắn lơ
lửng), OSS (chất rắn
hữu cơ lơ lửng), nhu
cầu oxy hóa học
(COD).

Con nước 2
lần/
lớn ở 2 kỳ tháng
nước
cường

Mật độ và thành phần
tảo.

2
lần/
tháng

Vibrio tổng số, Vibrio
parahaemolyticus,
Coliforms.

2

lần/
tháng

7.1.2.2. Cá tra
Quan trắc môi trường nuôi cá tra nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng nước
và đánh giá ảnh hưởng của nuôi cá tra tới môi trường xung quanh để cung cấp
thông tin cho cơ quan quản lý kịp thời chỉ đạo sản xuất hiệu quả đồng thời có cơ sở
dữ liệu phục vụ cho xuất khẩu. Kết quả quan trắc còn giúp người nuôi nắm được
hiện trạng môi trường và có những biện pháp quản lý chất lượng nước phù hợp.
Đối với cá tra, ngoài quan trắc môi trường khu vực nuôi cá tra, cần quan
trắc ao đại diện nhằm xác định diễn biến môi trường trong quá trình nuôi để kịp
thời chỉ đạo sản xuất.

17


Bảng 3: Thông số, thờ
Đ ểm
quan
trắc
Khu
vực
nước
cấp

ểm và tần suất quan trắc mô trường

Thôn số qu n trắc Thờ
ểm QT
Nhiệt độ nước, oxy 7- 8h

hòa tan, pH.

Tần suất Ghi chú
qu n trắc
1 lần/ ngày

- Quan trắc môi
trường trước thời điểm
thả giống 1 tháng các
thông số NO2-, NH3,
3NO2-, NH3, PO43-, Con nước 1 lần/ tháng PO4 , TSS, COD, tảo
với tần suất 2 lần/
TSS (tổng chất rắn lớn của kỳ
tháng.
lơ lửng), nhu cầu nước
oxy hóa học (COD). cường
- Khi khu vực nuôi
cá xảy ra dịch bệnh.
4 lần/ năm

Mật độ và thành
phần tảo độc.

- Khi diễn biến thời
tiết bất thường (mưa,
nắng nóng kéo dài)

Thuốc BVTV

Tháng 2, 3 lần/ năm

tháng 6 và
tháng 10
3 lần/ năm
Kim loại nặng (Cd,
Hg và Pb).
Ao
d ện

Nhiệt độ nước, oxy 7-8h
hòa tan, pH.
Độ kiềm, NH3, NO2-,
PO43- H2S, TSS
(tổng chất rắn lơ
lửng), OSS (chất rắn
hữu cơ lơ lửng), nhu
cầu oxy hóa học
(COD)

1 lần/ ngày

Khi khu vực nuôi cá
xảy ra dịch bệnh.

Con nước 2 lần/ tháng
lớn của kỳ
Khi diễn biến thời tiết
nước
bất thường (mưa, nắng
cường
nóng kéo dài).


7.1.2.3. Ngao/nghêu
Quan trắc môi trường nuôi ngao/nghêu nhằm đánh giá chất lượng nước
vùng cửa sông, thủy triều ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực nuôi .
Địa điểm quan trắc cần tập trung ở những vùng có nguy cơ gây biến động
môi trường vùng nuôi, đặc biệt những khu vực có nguồn nước thải công nghiệp,
nông nghiệp và nguồn nước thải sinh hoạt theo dòng chảy đổ về khu vực nuôi để
cảnh báo sớm những chỉ tiêu ô nhiễm môi trường và có biện pháp phòng tránh
bệnh hợp lý cho ngao/nghêu .
18


Bảng 4: Thông số, thờ
Thôn số qu n trắc

Thờ
QT

Nhiệt độ nước, pH, độ 7-8h
mặn.

ểm và tần suất quan trắc mô trường
ểm Tần suất Qu n trắc ột xuất
qu n trắc
1 lần/ ngày

NO2-, NH3, H2S.

Con nước lớn 1 lần/
của kỳ nước tháng

cường
Mật độ và thành phần
1 lần/
tảo độc, Perkinsus sp
tháng

Khi diễn biến thời tiết bất
thường (mưa, nắng nóng
kéo dài).
Khi có hiện tượng nở hoa
của tảo.

Khi khu vực nuôi nhuyễn
4 lần/năm thể xảy ra dịch bệnh hoặc
chết hàng loạt.

Thuốc BVTV

Con nước lớn
của kỳ nước
cường
vào
Kim loại nặng (Cd, Hg tháng 2, tháng 4 lần/ năm
5, tháng 8 và
và Pb)
tháng 11
7.1.2.4. Tôm hùm

Quan trắc môi trường nuôi tôm hùm để đánh giá được chất lượng môi
trường nước đảm bảo nuôi tôm hùm bền vững và phòng chống dịch bệnh. Quan

trắc môi trường ở vùng nuôi tôm hùm tập trung.
Bảng 5: Thông số, thờ
Thôn số qu n trắc

Thờ
QT

Nhiệt độ, oxi hòa tan, pH, độ 7-8h
mặn.

ểm và tần suất quan trắc môi trường
ểm Tần
suất Qu n trắc ột xuất
qu n trắc
1 lần/ ngày

NH3, NO2-, PO43-, nhu cầu Con nước 1 lần/ tháng
oxy hóa học (COD).
lớn của kỳ
nước
1 lần/ tháng
Mật độ và thành phần tảo cường
độc, ký sinh trùng gây bệnh.
Kim loại nặng (Cd, Hg và
Pb).

Khi có hiện tượng nở hoa
của tảo.
Khi khu vực nuôi tôm
hùm xảy ra dịch bệnh.


2 lần/ năm

7.1.2.5. Cá rô phi
Quan trắc môi trường khu vực cấp nước cho vùng nuôi cá rô phi tập trung
(ao và lồng bè) để đánh giá chất lượng nước, cung cấp diễn biến môi trường cho
các cơ quan quản lý kịp thời chỉ đạo sản xuất, đảm bảo nuôi cá bền vững. Đồng
19


thời kết quả quan trắc môi trường giúp người nuôi có kế hoạch quản lý chất
lượng nước hiệu quả.
Dự án tiến hành quan trắc môi trường nuôi cá rô phi ở một 4 tỉnh nuôi
trọng điểm ở miền Bắc trong mùa vụ nuôi từ tháng 2 đến tháng 11 hàng năm.
Bảng 6: Thông số và tần suất quan trắc khu vực nước cấp
Thôn số qu n trắc

Tần
trắc

suất

qu n Qu n trắc ột xuất

Nhiệt độ nước, độ trong, 1 lần/ ngày
oxy hòa tan, pH
NH3, NO2, H2S, COD (nhu 1 lần/ tháng
cầu oxi hóa học)

Khi môi trường có diễn

biến bất thường (mưa,
nắng nóng kéo dài).

số, 1 lần/ tháng

Khi khu vực nuôi cá
xảy ra dịch bệnh.

Aeromonas
tổng
Streptococcus sp.
Thuốc BVTV

2 lần/năm (tháng 2
và tháng 8)

Kim loại nặng (Cd, Hg và 2 lần/năm (tháng
Pb)
2 và tháng 8)
7.1.3. Phân công quan trắc
Để sử dụng hiệu quả kính phí cũng như nguồn lực, trang thiết bị của các cơ
quan quản lý và cơ quan thực hiện tham gia trong hệ thống quan trắc môi trường
NTTS. Đồng thời căn cứ mức độ, yêu cầu kỹ thuật và tần suất quan trắc Dự án
phân công thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan tham gia hệ thống tại Bảng 7.
Bảng 7: Phân công thực hiện quan trắc mô trường củ các cơ qu n
tham gia
STT

Đơn
vị Thôn số

thực h ện

Tổn hợp, xử lý số l ệu và báo cáo

1

Tổng cục
Thủy sản

Tổng hợp số liệu các Trung tâm quan trắc
và địa phương gửi lên, thông báo kết quả
và khuyến cáo các địa phương về kết quả
quan trắc.

2

Trung tâm
quan trắc
(các Viện
1, 2, 3)

Quan trắc các
thông số tảo độc,
kim loại nặng và
thuốc bảo vệ thực
vật.

- Gửi kết quả quan trắc cho địa phương.
- Tổng hợp và xử lý các số liệu của Trung
tâm quan trắc, Trạm quan trắc trong phạm

vi được phân công quản lý.
- Báo cáo Tổng cục Thủy sản các nội
20


STT

Đơn
vị Thôn số
thực h ện

Tổn hợp, xử lý số l ệu và báo cáo
dung quan trắc.
- Trung Tâm QGQT, CBMT và PNDBTS
miền Bắc nhận kết quả quan trắc các tỉnh
phía Bắc tới Thừa Thiên Huế. Trung Tâm
QGQT, CBMT và PNDBTS miền Trung
nhận kết quả quan trắc các tỉnh từ Đà
Nẵng tới Bình Thuận. Trung Tâm QGQT,
CBMT và PNDBTS miền Nam nhận kết
quả quan trắc từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà
Mau. Các Trung tâm tổng hợp và liên kết
số liệu, tham mưu cho Tổng cục Thủy sản
đưa ra khuyến cáo chung cho các địa
phương.
- Đề xuất nội dung quan trắc trong các
trường hợp đột xuất với Tổng cục Thủy sản.

3



quan
quan trắc
môi trường
NTTS địa
phương

Quan trắc những
thông số có tần
suất hàng tuần,
hàng tháng (ngoài
những thông số
các Trung tâm
phải quan trắc) tại
địa phương quản


- Xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường
NTTS hàng năm trình Sở NN và PTNT.
- Gửi và nhận kết quả quan trắc từ Trung tâm.
- Tổng hợp và xử lý số liệu quan trắc tại
địa phương. Thông báo kết quả quan trắc
và đưa ra khuyến cáo cho người nuôi và
các cơ quan có liên quan về hiện trạng môi
trường nước NTTS.
- Báo cáo kết quả cho Sở Nông nghiệp và
PTTN và Tổng cục Thủy sản.

4


Người nuôi Quan trắc các - Báo cáo kết quả quan trắc cho cơ quan
đối tượng thông số có tần quan trắc môi trường NTTS địa phương.
chủ lực
suất hàng ngày.
- Nhận kết quả quan trắc và những khuyến
cáo về chất lượng nước từ các cơ quan
quản lý và cơ quan thực hiện.

5

Các
tổ Quan trắc các khu Cung cấp số liệu cho cơ quan quản lý và
chức,
cá vực nuôi khác theo cơ quan thực hiện quan trắc môi trường
nhân khác khả năng có thể.
NTTS và đề xuất các giải pháp xử lý.
7.1.4. Cơ chế và quy chế xử lý số liệu
Sau mỗi đợt quan trắc môi trường, số liệu cần được xử lý, lưu giữ và cập
nhật trên hệ thống để quản lý cơ sở dữ liệu quan trắc đồng bộ từ Trung ương đến
địa phương để đảm bảo sử dụng kết quả quan trắc hiệu quả.

21


×