Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CHỈ số VN INDEX và lãi SUẤT TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.94 KB, 12 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI: MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CHỈ SỐ VN INDEX VÀ LÃI SUẤT

MỤC LỤC

A.
B.

LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................3
LÝ THUYẾT CHUNG......................................................................................4

CHỈ SỐ VN INDEX...........................................................................................4
LÃI SUẤT TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ.............................................................5
NHẬN XÉT TƯƠNG ĐỐI.................................................................................6
C. XÂY DỰNG MÔ HÌNH...................................................................................7
1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................7
2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH......................................................................................7
3. SỐ LIỆU..............................................................................................................7
4. HỒI QUY MÔ HÌNH..........................................................................................10
5. Ý NGHĨA CỦA MÔ HÌNH.................................................................................10
D. KẾT LUẬN...........................................................................................................11
E. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................12
1.
2.
3.

1



MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CHỈ SỐ VN INDEX VÀ LÃI SUẤT
TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ

A.

LỜI MỞ ĐẦU.

Thị trường chứng khoán (TTCK) là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường. Nó được coi
như là phong vũ biểu của nền kinh tế. Đến nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã xây
dựng và hình thành TTCK, kể cả các nước đang phát triển. TTCK đã trở thành một bộ phận
không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường.
Thị trường chứng khoán đã hình thành khá lâu trên thế giới. Nguồn gốc của TTCK hiện
đại ngày nay hình thành từ thời trung cổ tại Italia và được phát triển hoàn thiện qua từng thời
kì. Giai đoạn sau năm 1850 đánh dấu một giai đoạn quan trọng với sự phát triển vượt bậc của
một TTCK mang tính toàn cầu. Chứng khoán đã phát triển ngoài phạm vi nợ chính phủ và
đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế, giúp doanh nghiệp huy động vốn, các ngân
hàng cân bằng được lợi nhuận và rủi ro, các nhà đầu tư khai thác nguồn vốn tiết kiệm. Sự
chuyển biến này mang tính toàn cầu. Các TTCK quốc gia hội nhập với mạng lưới quốc tế và
tạo ra thị trường có độ sâu, rộng hơn bất cứ giai đoạn nào trước đó. Ngày nay, với sự phát
triển , tiến bộ của công nghệ thông tin, với máy tính có tốc độ cao, dung lượng truyền tải lớn
đã giúp TTCK trên toàn cầu phát triển ở trình độ cao với mạng lưới giao dịch điện tử, hình
thành các tập đoàn tài chính toàn cầu với quy mô lớn.
So với thế giới thì TTCK tại VIệt Nam vẫn còn non trẻ. TTCK ra đời tại Việt Nam từ
ngày 11-7-1998 theo Nghị định số 48/CP của Chính phủ. Sự ra đời của thị trường chứng
khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch
chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào
ngày 28/07/2000. Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết 2 loại cổ phiếu
(REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết
giao dịch. Giai đoạn 2000 – 2005 được coi là giai đoạn chập chững biết đi của thị
trường chứng khoán. Trong 5 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút

được sự quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa
tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế
cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân.
Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột phá”,
tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao
dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: Sở giao dịch Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Giao dịch Hà Nội và
thị trường OTC . Số công ty niêm yết tăng gần 5 lần, từ 41 công ty năm 2005 đã lên tới
2


193 công ty, số tài khoản giao dịch đạt hơn 10 vạn gấp 3 lần năm 2005 và 30 lần so với 6
năm trước. Trong vòng một năm, chỉ số Vn-Index tăng hơn 500 điểm, từ hơn
300 điểm cuối 2005 lên 800 điểm cuối 2006. Có thể nói từ khi Trung tâm Giao dịch chứng
khoán (TTGDCK) Hà Nội chào đời vào ngày 8/3/2005 là “sân chơi” cho các DN nhỏ và
vừa (với vốn điều lệ từ 10 đến 30 tỷ đồng) thì thị trường chứng khoán Việt Nam mới cơ bản
được hoàn thiện, thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng cũng như các công ty
tham gia. Chính vì thế chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu, phân tích TTCK Việt Nam từ năm
2005 trở lại đây.
Từ khi thành lập, trải qua nhiều thăng trầm, TTCK Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng như số lượng vốn huy động qua TTCK. số lượng công ty niêm yết, số lượng công
ty chứng khoán, số lượng nhà đầu tư đã tăng trưởng khá nhanh. Và diễn biến trên TTCK
cũng đã một phần phản ánh được sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam cũng như các chính
sách điều tiết kinh tế của nhà nước hay tình trạng của nền kinh tế đã tác động ngược trở lại
đối với TTCK.
Tuy nhiên những chính sách này ảnh hưởng đến TTCK như thế nào thì chủ yếu mới có
các nhận định mang tính định tính và tương đối, chưa đưa ra được mối quan hệ định lượng
giữa các nhân tố và các chỉ số của TTCK của Việt Nam. Chính vì thế, dựa trên các số liệu thu
thập được và các phần mềm hỗ trợ, nhóm chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu, phân tích, đưa
ra mối quan hệ định lượng giữa chỉ số VN index và lãi suất mà cụ thể là lãi suất trái phiếu
Chính phủ.


B.

LÝ THUYẾT CHUNG.
1. Chỉ số VN index.

Mỗi thị trường chứng khoán đều có một chỉ số giá đại diện cho toàn bộ thị trường. Ở Việt
Nam thì đó là chỉ số VN – Index hay còn gọi là chỉ số giá chứng khoán. Ở mỗi thị trường có
những cách tính riêng cơ bản. VN-Index là cách tính chỉ số giá chứng khoán trên thị trường
chứng khoán Việt Nam theo phương pháp bình quân gia quyền giá trị, là công trình nghiên
cứu cấp quốc gia. Điểm phiên giao dịch đầu tiên là 100 điểm.
Cụ thể hơn, chỉ số VN-index thể hiện biến động giá cổ phiếu giao dịch tại TTGDCK
TP.HCM. Công thức tính chỉ số áp dụng đối với toàn bộ các cổ phiếu niêm yết tại
TTGDCK nhằm thể hiện xu hướng giá cổ phiếu hàng ngày. Chỉ số VN -Index so sánh giá trị
thị trường hiện hành với giá trị thị trường cơ sở vào ngày gốc 28-7-2000, khi thị trường
chứng khoán chính thức đi vào hoạt động.

3


Công thức tính chỉ số VN - Index:
Chỉ số VN - Index = (Giá trị thị trường hiện hành / Giá trị thị trường cơ sở) x 100

Trong đó:
Pit: Giá thị trường hiện hành của cổ phiếu i
Qit: Số lượng niêm yết hiện hành của cổ phiếu i
Pi0: Giá thị trường vào ngày gốc của cổ phiếu i
Qi0: Số lượng niêm yết vào ngày gốc của cổ phiếu i
Chỉ số VN index là thước đo phản ánh sự biến động giá chứng khoán nói chung trên
TTCK. Mục đích của việc xây dựng nên các chỉ số giá là nhằm dự đoán các xu thế thị

trường, làm cơ sở cho các quyết định mua hoặc bán chứng khoán tại thời điểm nhất định.
Chỉ số VN index đã chứng minh sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường. Nếu trong
phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000, VN index ở mức 100 điểm thì đến năm 2007, đã có
nhưng ngày VN index ở mức trên 1000 điểm.
Chỉ số VN index có thể chịu sự tác động của nhiều nhân tố như là các chính sách kinh tế
vĩ mô hay vi mô từ Chính phủ hay sự biến động của nền kinh tế. Các nhân tố kinh tế vĩ mô
tác động đến sự biến động của chỉ số VN- Index, có thể kể đến như: lạm phát, lãi suất, tỷ
giá, giá vàng…
Tuy nhiên trong phạm vi bài thảo luận của mình thì nhóm chúng tôi chỉ nghiên cứu mối
tương quan giữa chỉ số VN index và lãi suất mà cụ thể là lãi suất trái phiếu Chính phủ.

2. Lãi suất trái phiếu Chính phủ.

Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay
từ một người cho vay. Cụ thể, lãi suất (I/m) là phần trăm tiền gốc (P) phải trả cho một số
lượng nhất định của thời gian (m) mỗi thời kỳ (thường được tính theo năm).
Lãi suất gồm hai loại chính là lãi suất ngân hàng và lãi suất trái phiếu. Tuy nhiên chúng
tôi đã lựa chọn lãi suất trái phiếu và cụ thể là lãi suất trái phiếu Chính phủ để nghiên cứu.
Nguyên nhân của việc lựa chọn lãi suất trái phiếu Chính phủ để nghiên cứu xuất phát từ
một số đặc điểm của trái phiếu Chính phủ như sau: Trái phiếu chính phủ là những trái phiếu
4


do Chính phủ phát hành nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công
trình phúc lợi công cộng trung ương và địa phương hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ. Đặc
điểm của trái phiếu chính phủ là không có rủi ro thanh toán và có độ thanh khoản cao. Do
đó, lãi suất của trái phiếu chính phủ được xem là căn cứ chuẩn ấn định mức lãi suất của các
công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn và được gọi là lãi suất tài sản phi rủi ro.

3. Nhận xét về mối tương quan.


Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá chứng khoán đó là lãi suất tài sản
phi rủi ro hay lãi suất trái phiếu chính phủ. Nhà đầu tư chỉ xem xét mua những tài sản rủi ro
như cổ phiếu nếu họ thấy có đủ mức sinh lời để bù đắp cho rủi ro của những tài sản này.
Giữa lựa chọn đầu tư trái phiếu Chính phủ hay cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp thì nhà đầu
tư sẽ chỉ mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp nếu giá của những chứng khoán này được
định giá hợp lí để phản ánh mức sinh lời kỳ vọng cao hơn so với lãi suất trái phiếu Chính
phủ.
Thực tế cho thấy khi lãi suất giảm thì chứng khoán là kênh đầu tư đầu tiên được hưởng
lợi. Lãi suất giảm sẽ làm cho mức định giá dựa trên dòng tiền tự do hấp dẫn hơn, nhà đầu tư
sẽ kỳ vọng vào một tỷ lệ lợi nhuận thấp hơn.
Điều này có thể được lí giải như sau: Khi lãi suất giảm thi gửi tiết kiệm ngân hàng hay
đầu tư vào trái phiếu sẽ không còn là kênh đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư, nhất là các nhà
đầu tư muốn tìm kiếm lợi nhuận cao và ưa mạo hiểm. Điều đó sẽ khiến cho dòng đầu tư vào
TTCK (cổ phiếu) tăng, thị trường sôi động hơn, kéo theo chỉ số VN index tăng cao. Và
ngược lại khi lãi suất tăng cao thì nó sẽ thu hút các đầu tư hơn, kéo dòng tiền ra khỏi TTCK
do gửi tiết kiệm ngân hàng cũng như đầu tư vào trái phiếu thì mức độ rủi ro thấp hơn so với
đầu tư vào TTCK.
Tính từ đầu năm 2014 đến nay, khi lãi suất giảm thì VN-Index đã tăng trưởng 20%. Đặc
biệt, giá nhiều cổ phiếu đã có mức tăng trưởng cao đột biến 200-400%. Dòng tiền đổ vào thị
trường chứng khoán liên tục tăng với mức kỷ lục chưa từng có với hơn 6 nghìn tỷ đồng
trong 1 phiên giao dịch, Vn-Index nhanh chóng vượt qua mốc 600 điểm.
Như vậy khi lãi suất tăng dẫn đến chỉ số VN-INDEX giảm và khi lãi suất giảm thì chỉ số
VN- INDEX tăng. Tức là chỉ số VN index và lãi suất trái phiếu chính phủ có quan hệ ngược
chiều.

C.

XÂY DỰNG MÔ HÌNH.
1. Phương thức nghiên cứu.

5


Nghiên cứu dựa trên số liệu đã thống kê được về chỉ số VN index và Lãi suất trái phiếu
Chính phủ từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 12 năm 2013.
Các chương trình hỗ trợ: Excel, eview4, word.

2. Xây dựng mô hình.

Biến phụ thuộc: chỉ số VN index (INDEX)
Biến giải thích: lãi suất trái phiếu chính phủ (I)
Xây dựng mô hình:
E(INDEX ⁄It ) = β1 + β2*It

với t = 1,N

Trong đó E(INDEX ⁄It ) là giá trị trung bình của biến INDEX với giá trị It đã biết.

3. Số Liệu.

Số liệu về chỉ số VN index theo ngày thu thập được từ tổng cục thống kê, lãi suất trái
phiếu chính phủ theo tháng từ sàn giao dịch chứng khoán (2005 - 2009) và báo cáo của ngân
hàng PG Bank (2010 - 2013), chúng tôi đã tiến hành xử lí và đưa ra số liệu tổng hợp về chỉ
số VN index và lãi suất trái phiếu Chính phủ trung bình tháng từ tháng 1 năm 2005 đến
tháng 12 năm 2013 theo bảng như sau:

6


Đơn vị:


VN index: Điểm

Năm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

2005
VN
index
235,05
234,16
240,48
245,97
243,49
246,25
247,33
249,37
270,54

298,96
329,18
311,93

Lãi suất: %

2006
VN
index
308,23
344,36
440,19
563,27
560
526,6
480,41
457,46
513,51
526,51
570,66
729,2

Lãi
suất
9
9
8,5
9
9
9

9
8,5
8
8
9
8

Lãi
suất
8
8
8
7
7
7
8
9
8
9
9
9

2007
VN
index
937,71
1077,9
1117,37
1002,79
1054,79

948,18
949,95
903,13
846,24
1094,42
999,14
848,17

Lãi
suất
8
7
7
7,5
7,5
7,5
7
7,5
7,5
7,5
8,5
8,5

Bảng C3.1: VN index và lãi suất trái phiếu Chính phủ trung bình theo tháng từ năm 2005 đến
năm 2007.

7


Tháng


Năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

2008
VN
Lãi
index
suất
855,31
8
772,44
9
593,99
9
532,12
9
473,21
9

386,9
10,5
446,08
13,5
481,96
15
502,39
15
402,07
14,5
343,93
14,5
303,12
13,5

2009
VN
Lãi
index
suất
308,5
9
265,56
9
260,32
9,15
320,21
9,06
389,34
8,97

470,47
9
439,77
8,76
505,96
8,21
559,63
8,9
591,49
9,35
535,57
9,47
474,83
11

2010
VN
Lãi
index
suất
476,83
12,26
495,46
12,15
513,3
11,77
521,245 11,55
515,06
11,21
507,66

10,98
501,74
10,31
458,64
10,35
456,97
10,36
453,32
10,45
441,2
10,25
475,15
10,21

Bảng C3.2: VN index và lãi suất trái phiếu Chính phủ trung bình theo tháng từ năm 2008 đến
năm 2010.

8


2011
Tháng

Năm
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12

VN
index
494,72
497,09
464,48
462,28
448
439,15
417,7
417,98
447,34
414,14
394,45
368,69

2012
Lãi
suất
10,65
11,38
11,73
11,53
13,06

12,23
12,31
12,22
12,15
12,23
12,16
12,13

VN
index
358,06
408,5
441,15
461,05
455,78
427
415
414,56
393,95
391,66
382,21
394

2013
Lãi
suất
11,9
11,53
11,33
10,7

9,67
9,63
10,13
9,86
9,87
10,1
10,11
9,89

VN
index
454,5
482,62
465,8
490,24
495,14
504,2
491,57
494,78
478,39
498,09
502,6
506,94

Lãi
suất
9,55
9,46
8,58
8,43

7,98
7,9
8,23
8,39
8,5
8,46
8,45
8,49

Bảng C3.3: VN index và lãi suất trái phiếu Chính phủ trung bình theo tháng từ năm 2011 đến
năm 2013.
4. Hồi quy mô hình.

Sử dụng Eviews4 hồi quy mô hình thu được:
Dependent Variable: INDEX
Method: Least Squares
Date: 03/27/14 Time: 16:03
Sample: 2005:01 2013:12
Included observations: 108
Variable

Coefficient

Std. Error
9

t-Statistic

Prob.



C
I
R-squared
Adjusted R-squared
S.E. of regression
Sum squared resid
Log likelihood
Durbin-Watson stat

877.2098
-38.92321
0.130906
0.122707
189.7055
3814746.
-718.7470
0.107718

96.01805
9.741108

9.135884
-3.995768

Mean dependent var
S.D. dependent var
Akaike info criterion
Schwarz criterion
F-statistic

Prob(F-statistic)

0.0000
0.0001
500.5412
202.5385
13.34717
13.39684
15.96616
0.000119

Mô hình C4
5. Ý nghĩa của mô hình.

Hàm hồi quy mẫu thu được: INDEXt = 877.2098 - 38.92321* It với t = 1,108
P_ value của I = 0.0001 < 0.005 cho thấy thống kê là có ý nghĩa.
Hệ số chặn được ước lượng β1 = 877.2098 > 0 nghĩa là khi I = 0 thì INDEX = 877.2098
Hệ số góc được ước lượng β2 = -38.92321 < 0 nghĩa là I và INDEX có mối quan hệ
ngược chiều. Tức là khi I tăng thì INDEX giảm và khi I giảm thì INDEX tăng. Khi I tăng lên
1 đơn vị thì INDEX giảm 38.92321 đơn vị. Điều này phù hợp với nhận định đã đưa ra trong
mục III phần B.
R² = 0.130906 cho biết biến giải thích I chỉ giải thích được 13,0906% sự biến động của
biến phụ thuộc INDEX. Điều này là phù hợp với thực tế bởi vì chỉ số VN index không chỉ
phụ thuộc vào lãi suất trái phiếu Chính phủ mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố kinh tế vi
mô và vĩ mô khác.

D.

KẾT LUẬN.


Như vậy, kết quả thu được từ mô hình trùng với nhận định ban đầu về mối quan hệ giữa
chỉ số VN index và lãi suất trái phiếu Chính phủ là ngược chiều.
Đồ thị biểu thị mối tương quan giữa VN index và lãi suất trái phiếu Chính phủ thu được
như sau: Trong đó trục hoành là thời gian, trục tung là giá trị của I (%) và INDEX (điểm).

10


1200
1000
800
600
400
200
0
05

06

07

08
I

09

10

11


12

13

INDEX

Đồ thị D1: mối quan hệ giữa INDEX (chỉ số VN index) và I (lãi suất trái phiếu Chính Phủ) từ
tháng 1 năm 2005 đến tháng 12 năm 2013.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Giáo trình thị trường chứng khoán – TS. Nguyễn Thanh phương (chủ biên).
Website của Tổng cục Thống kê />Website của kênh thông tin kinh tế tài chính Việt Nam />Website của sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội
/>11


/>home

12



×