Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

Bài giảng về nông thôn mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.19 KB, 36 trang )

Người trình bày:


Phần thứ nhất:
KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2011-2015
I. NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG
1. Chương trình MTQG xây dựng NTM là chương trình
trọng tâm, xuyên suốt thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW
ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”,
với mục tiêu: xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội từng bước hiện đại; có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo
quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc
văn hóa dân tộc;


2. Từ kết quả rà soát, đánh giá toàn diện, khách
quan trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội ở khu
vực nông thôn, theo quy định của Bộ tiêu chí Quốc gia
về xây dựng NTM; đã xác định rõ những thuận lợi, khó
khăn của địa phương; xây dựng kế hoạch thực hiện
với các mục tiêu, giải pháp cụ thể, phân công nhiệm
vụ cho từng sở, ngành và thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh.
3. Với nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của xây
dựng nông thôn mới trong sự nghiệp CNH-HĐH nông
nghiệp, nông thôn; Tỉnh ủy xác định xây dựng NTM là
nhiệm vụ trung tâm, bao trùm; các cấp, ngành xây
dựng nghị quyết, chương trình, kế hoạch và các văn
bản hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện; thành lập


hệ thống tổ chức bộ máy quản lý từ cấp tỉnh đến cơ
sở theo quy định của Trung ương, đã tạo được sự
thống nhất chung trong lãnh đạo, chỉ đạo.


II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI
1. Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành thực hiện Chương trình
Cấp tỉnh: Được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại văn bản số
7932/VPCP-KTN ngày 09/11/2011 và kết luận của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quyết định thành lập Văn phòng điều phối
NTM tỉnh, là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, trực tiếp giúp Tỉnh ủy,
HĐND, UBND và Ban Chỉ đạo tỉnh về chỉ đạo, triển khai thực hiện
Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.
* Cấp huyện: Thực hiện Quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày
04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay có 04 địa phương
(Định Hóa, Phú Lương, Võ Nhai và thị xã Phổ Yên) đã thành lập Văn
phòng điều phối NTM; các địa phương còn lại đang xây dựng đề án,
để trình cấp có thẩm quyền thành lập trong thời gian tới.
* Cấp xã: ngoài thành lập Ban Chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng
NTM, các xã phân công ít nhất 01 cán bộ làm công tác chuyên trách
về xây dựng NTM.
* Ở thôn: thành lập Ban phát triển thôn, gồm: đại diện lãnh đạo
thôn, các tổ chức chính trị - xã hội, người có uy tín, do cộng đồng
thôn trực tiếp bầu và Chủ tịch UBND xã Quyết định công nhận.


2. Công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn
* Công tác tuyên truyền, vận động được thực hiện tíc cực từ
tỉnh đến cơ sở với nhiều hình thức,nội dung phù hợp với từng đối
tượng. Qua đó, nhận thức của đa số cán bộ, đảng viên và người

dân về xây dựng NTM có chuyển biến rõ rệt.
Phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông của Trung
ương và địa phương xây dựng các chuyên trang, chuyên mục đưa
tin nêu bật được những cách làm sáng tạo, mô hình hiệu quả, điển
hình tiên tiến trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây
dựng NTM.
* Biên soạn, cấp phát sách, tơ rơi tuyên truyền về xây dựng
NTM; phát hành Bản tin xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên cấp phát
đến thôn, xóm, bản.
* Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ
các cấp về công tác quản lý, điều hành, giám sát thực hiện
Chương trình bám sát với chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và
của tỉnh, kế hoạch của địa phương.
* Tổ chức các đoàn công tác đi tham quan, học tập kinh nghiệm
xây dựng NTM tại các địa phương trong và ngoài tỉnh.


3. Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương

* Cơ chế hỗ trợ cho các xã điểm (giai đoạn 20132015): 2.000 triệu đồng, xã còn lại 600 triệu đồng xây
dựng hạ tầng nông thôn; Từ năm 2012, mỗi năm hỗ
trợ 50.000 - 60.000 tấn xi măng để làm đường giao
thông nông thôn.
- Thống nhất thực hiện các thiết kế mẫu đường giao
thông nông thôn; kênh mương thủy lợi; nhà văn hóa
xã, xóm; ….
- Đơn giản hóa trình tự, thủ tục tự nguyện hiến và
chuyển quyền sử dụng đất để giải phóng mặt bằng
xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; quy định cụ thể
các thủ tục thanh, quyết toán các nguồn vốn trong xây

dựng nông thôn mới.


- Thực hiện đồng bộ Đề án 2037 "Phát triển
kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống
các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng
bào dân tộc Mông sinh sống tỉnh Thái Nguyên
đến năm 2020", được các ngành, các cấp và
nhân dân đồng thuận nhiệt tình tham gia đóng
góp công sức xây dựng 47 km đường giao
thông vào xóm, bản người Mông sinh sống, đề
án đã huy động đóng góp của các cá nhân,
doanh nghiệp, các tổ chức tôn giáo được trên
10 tỷ đồng.


III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG XÂY
DỰNG NTM
1. Công tác lập quy hoạch, xây dựng các đề án:
Đầu năm 2011, có 02 xã (huyện Võ Nhai) được phê duyệt quy
hoạch xây dựng NTM. Với nỗ lực, quyết tâm cao, đến 31/12/2012,
tỉnh Thái Nguyên đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch chung, quy
chế quản lý quy hoạch 143/143 xã (được Trung ương đánh giá là
một trong các tỉnh hoàn thành tiêu chí quy hoạch sớm nhất trong
khu vực); 64/143 xã đã cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo
quy hoạch được duyệt (=45%); 66/143 xã đã có quy hoạch chi tiết
được phê duyệt (=46%).
* 100% các xã đã hoàn thành phê duyệt Đề án xây dựng NTM,
đề án phát triển sản xuất. Hiện nay, các địa phương đang rà soát,
điều chỉnh, bổ sung quy hoạch; lập đề án xây dựng NTM, đề án phát

triển sản xuất giai đoạn 2016-2020.


2. Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân
* UBND, Ban Chỉ đạo tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo
quyết liệt các ngành, các cấp đẩy mạnh phát triển sản xuất, hỗ
trợ các mo hình, dự án để từng bước hình thành nền nông
nghiệp sản xuất hàng hóa theo hướng hiện đại.
* Tích cực triển khai, nhân rộng các mô hình, dự án phát triển
sản xuất có hiệu quả, mô hình sản xuất tập trung, ứng dụng
khoa học công nghệ: dự án “cánh rừng mẫu lớn”; mô hình "cánh
đồng một giống"; dự án trồng Nấm, dược liệu; trang trại chăn
nuôi gia súc, gia cầm tập trung; nuôi trồng thủy sản thâm canh
năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao... Thu hút dự án
Trung tâm giống gia cầm Thụy Phương, xây dựng khu giết mổ
gia súc gia cầm tập trung tại huyện Phú Bình và thành phố Thái
Nguyên; dự án giống cây lâm nghiệp; giống thủy sản cấp khu
vực,.... đang phát huy hiệu quả.


* Một số địa phương đã bước đầu quan tâm chỉ đạo
hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với
du lịch sinh thái và dịch vụ ở nông thôn (xã Thịnh Đức,
thành phố. Thái Nguyên; xã Tân Thái, xã La Bằng,
huyện Đại Từ,...), hằng năm đã thu hút được hàng
nghìn lượt khách du lịch.
* Đời sống người dân nông thôn, thu nhập bình
quân đầu người dân tăng từ 14,28 triệu đồng (2010)
lên 22 triệu đồng (2015); tỷ lệ hộ nghèo giảm còn
10,66 %; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 56 % (trong

đó: tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 34%).


3. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu
* Về giao thông: xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp được 4.075
km đường giao thông nông thôn (trong đó xây mới: 1.195 km; cải
tạo, nâng cấp: 2.880 km). Có 51/143 xã (35,7%) đạt tiêu chí giao
thông, tăng 50 xã so với năm 2011 (01 xã).
* Về thủy lợi: xây mới và cải tạo 207,5 km kênh mương thuỷ lợi
do xã quản lý (trong đó xây mới 97,1 km; cải tạo, nâng cấp: 110,4
km). Đến nay, có 78/143 xã (54,5%) đạt tiêu chí thủy lợi, tăng 54
xã so với năm 2011 (24 xã).
* Xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp: 204 trạm điện, 686 km
đường điện; 11 điểm bưu điện văn hoá xã; 313 trường học; 75
trạm y tế xã; 77 trụ sở xã; 57 nhà văn hoá và khu thể thao xã; 498
nhà văn hoá và khu thể thao xóm; 16 chợ nông thôn; 49 nghĩa
trang; 41 điểm thu gom rác thải; 72 công trình cấp nước sinh hoạt
tập trung; 55 công trình vệ sinh tại các trường học; 28.284 công
trình vệ sinh hộ gia đình.
* 130 xã đạt chuẩn tiêu chí điện (90,9%), tăng 63 xã so với năm
2011; 143 xã đạt chuẩn tiêu chí bưu điện (100%), tăng 61 xã; 77
xã đạt chuẩn tiêu chí nhà ở dân cư (53,8%), tăng 64 xã so với
năm 2011.


4. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường
* Về giáo dục: Đảm bảo các mục tiêu, nhiệm vụ, tiếp tục nâng
cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học. Đến nay có
114/143 xã (79,7%) đạt tiêu chí Trường học, tăng 83 xã so với
năm 2011 (31 xã); 107/142 xã (74,8%) đạt tiêu chí Giáo dục,

tăng 74 xã so với năm 2011 (33 xã).
* Về y tế: Hệ thống cơ sở vật chất và chất lượng chăm sóc
sức khỏe của người dân khu vực nông thôn cơ bản được đáp
ứng. Có 130/143 (90,9%) xã đạt tiêu chí Y tế, tăng 24 xã so với
năm 2011 (106 xã) .
* Về văn hóa: Các hoạt động văn hóa, thể thao quần chúng
được đẩy mạnh và đa dạng hóa, sinh hoạt cộng đồng đã được
quan tâm, từng bước đi vào nề nếp. Nâng cao chất lượng cuộc
vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư", động viên, khơi dậy trong các tầng lớp nhân dân tinh
thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, chung sức xây dựng
NTM. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa ngày càng sâu
rộng. Có 82/143 xã (57,3%) đạt tiêu chí Văn hóa, tăng 70 xã so
với năm 2011 (12 xã).


* Về môi trường: Tích cực phát động phong trào vệ sinh môi
trường, đường làng, ngõ xóm, giao các đoàn thể xóm phụ trách
các tuyến đường tự quản.
+ Hội Phụ nữ đẩy mạnh phong trào thi đua "gia đình 5 không,
3 sạch", tác động tích cực đến ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường
từ các hộ gia đình.
+ Thành lập các Tổ thu gom rác thải vận chuyển rác thải từ
các xóm đến điểm thu gom tập trung của xã.
+ Phát động trồng hoa, cây xanh dọc các tuyến đường làng,
ngõ xóm, xây dựng các tuyển đường xanh - sạch - đẹp.
+ Yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh có cam kết bảo vệ
môi trường.
+ Đến nay, có 47 xã (32,9%) đạt tiêu chí về môi trường, tăng 29
xã so với năm 2011 (18 xã).



5. Về xây dựng hệ thống tổ chức, chính trị xã hội vững mạnh
và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội
- Về xây dựng hệ thống tổ chức, chính trị xã hội vững mạnh:
Tổ chức cơ sở đảng ở địa phương đã được nâng cao chất
lượng, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao vai
trò hạt nhân trong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Đội
ngũ cán bộ lãnh đạo ở nhiều địa phương được kiện toàn, công
tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở đạt chuẩn được
quan tâm. Nhiều cấp ủy đảng cơ sở đã chủ động lựa chọn
những vấn đề bức xúc, nổi cộm, những yêu cầu, nguyện vọng
của người dân để bàn bạc, thảo luận trong cấp ủy, chi bộ để
lãnh đạo thực hiện có kết quả. Hết năm 2014, có 127 xã (88,8%)
đạt tiêu chí về hệ thống tổ chức chính trị xã hội, tăng 60 xã so
với năm 2011 (67 xã).


- Về đảm bảo an ninh, trật tự xã hội: Phát huy sức
mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, thường
xuyên nắm bắt kịp thời, nguyện vọng của nhân dân.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động
nhân dân làm tốt công tác an ninh, phòng chống tội
phạm và các tệ nạn xã hội. Thực hiện tốt phong trào
"Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc". Chủ động đấu
tranh ngăn chặn các âm mưu, hoạt động chống phá,
giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh nông
thôn. Hết năm 2015 có 131/143 xã đạt chuẩn (91,5%).
6. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM



7. Đánh giá chung
7.1. Những kết quả nổi bật
- Xây dựng NTM là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng,
Nhà nước, hợp lòng dân; các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả
hệ thống chính trị đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển
khai thực hiện. Được Tỉnh ủy xác định là nhiệm vụ trung tâm,
bao trùm; các cấp, ngành xây dựng Chương trình, Kế hoạch
hành động, ban hành Nghị quyết và các văn bản hướng dẫn, chỉ
đạo; thành lập bộ máy giúp việc BCĐ từ tỉnh đến xã. Tạo được
sự thống nhất chung trong lãnh đạo, chỉ đạo.
- Xây dựng nông thôn mới góp phần nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của người dân nông thôn, được các ngành, các
cấp xác định là nhiệm vụ của chính ngành mình, cấp mình để chỉ
đạo; có nhiều cách làm hay trong tuyên truyền, vận động thông
qua thực tế quá trình thực hiện; làm rõ và phát huy vai trò chủ
thể của người dân; phối hợp, lồng ghép vào các hoạt động phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh nên đã mang lại hiệu quả.


- Để đáp ứng yêu cầu, lãnh đạo tỉnh đã chuyển
hướng chỉ đạo sát với địa phương, tranh thủ hỗ trợ
của Nhà nước, huy động thêm các nguồn lực cho
chương trình theo phương châm không dàn trải, địa
phương nào có điều kiện thuận lợi sẽ phấn đấu về
đích sớm, không chờ đợi, đã tạo nên ý chí quyết tâm
và động lực phấn đấu, khí thế thi đua sôi nổi trong cán
bộ và nhân dân trong tỉnh.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và chất
lượng các tiêu chí; qua kiểm tra, giám sát và ý kiến

người dân kịp thời phát hiện, xử lý kiên quyết các sai
phạm, góp phần thiết thực phòng chống tham nhũng,
tạo lòng tin trong nhân dân với phong trào xây dựng
NTM.


- Trong 5 năm đã huy động được 4.721,2 tỷ đồng vào đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó: nhân dân
đã đóng góp 887,3 tỷ đồng; nâng cấp cải tạo được 4.075 km
đường giao thông; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 56%; tỷ
lệ hộ nghèo giảm còn 10,66 %, thu nhập bình quân đầu
người liên tục tăng. Đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã công nhận
29 xã đạt chuẩn nông thôn mới (dự kiến đến hết năm 2015,
có trên 40 xã đạt chuẩn NTM); được Trung ương đánh giá
dẫn đầu các tỉnh miền núi phía Bắc. Bộ mặt nông thôn có
nhiều thay đổi rõ nét; đời sống vật chất, tinh thần của người
dân nông thôn từng bước được nâng cao; trình độ năng lực
của đội ngũ cán bộ cơ sở được nâng lên; an sinh xã hội, an
ninh, trật tự được giữ vững.
- Nhận thức của phần lớn cán bộ và người dân về xây
dựng NTM đã có chuyển biến rõ rệt. Xây dựng NTM đã trở
thành phong trào rộng khắp. Dân chủ cơ sở được nâng cao
hơn, ý thức và trách nhiệm làm chủ của người dân từng bước
được nâng lên rõ rệt.


- Phong trào thi đua “Thái Nguyên chung sức xây
dựng NTM” được duy trì thường xuyên, liên tục và
nhận được sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của
nhân dân các địa phương trong tỉnh, huy động cả hệ

thống chính trị vào cuộc, thu hút thêm nhiều nguồn lực
xã hội, góp phần đẩy nhanh công cuộc xây dựng
NTM.
- Các địa phương, đơn vị có cách làm sáng tạo đạt
hiệu quả, như: sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh,
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Nông nghiệp và PTNT, Giao
thông vận tải, Tài Chính, Xây dựng, Tỉnh đoàn; các
huyện: Phú Bình, Đại từ và TX. Phổ Yên; các xã:
Đồng Liên - huyện Phú Bình, La Bằng - huyện Đại Từ,
Phúc Trìu - thành phố Thái Nguyên, Tân Hương - thị
xã Phổ Yên...


7. 2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

- Mặc dù đạt được kết quả khá toàn diện nhưng tiến độ thực
hiện chương trình vẫn còn chậm, một số chỉ tiêu chưa đạt so
với mục tiêu tại Quyết định số 1282/QĐ-UBND của UBND tỉnh;
mức độ đạt tiêu chí về cơ sở hạ tầng thấp, nhất là một số hạ
tầng thiết yếu như giao thông, cơ sở vật chất văn hóa... Một số
tiêu chí đã đạt nhưng kém bền vững.
- Sản xuất đã có chuyển biến nhưng vẫn còn manh mún, nhỏ
lẻ; các mô hình phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa còn
hạn chế, chưa có nhiều tổ chức sản xuất hiệu quả, ứng dụng
khoa học cộng nghệ vào sản xuất còn hạn chế, chưa tạo ra
năng suất, chất lượng cao; sản phẩm thiếu sức cạnh tranh trên
thị trường. Đến nay, có 84 xã (58,7%) đạt tiêu chí thu nhập, 79
xã (55,2%) đạt tiêu chí hộ nghèo.
- Môi trường nông thôn chưa được cải thiện nhiều, đang là
vấn đề bức xúc hiện nay, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe

của người dân cũng như mục tiêu phát triển nền nông nghiệp
sạch.


- Nếp sống văn minh, văn hóa mới trong nông thôn chuyển
biến còn chậm; nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động văn
hóa , thể thao ở khu vực nông thôn còn đơn điệu; chất lượng
xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa ở một số địa phương
chưa đảm bảo quy định. Một số tệ nạn xã hội vẫn chưa có xu
hướng giảm.
- Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế,
chất lượng đào tạo một số nghề đạt thấp, không đáp ứng được
yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng
công nghệ cao; chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và
giải quyết việc làm.
- Một số địa phương còn lúng túng trong việc vận dụng cơ
chế, chính sách; huy động các nguồn lực còn hạn chế, việc thu
hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn khó
khăn. Vốn đầu tư thực hiện Chương trình chưa tương xứng với
mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.


- Công tác chỉ đạo, điều hành của một số lãnh đạo sở ngành,
địa phương chưa thực sự quan tâm đến nhiệm vụ được phân
công, nhất là theo dõi, chỉ đạo, đánh giá kết quả thực hiện tiêu
chí còn thấp, chưa có giải pháp cụ thể để khắc phục; phong trào
xây dựng NTM ở các địa phương không đồng đều.
- Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy
đủ về vai trò, ý nghĩa, nội dung của chương trình xây dựng NTM,
thiếu chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện; vẫn

còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, nhất là trong bố trí nguồn lực cho
chương trình; còn xảy ra tình trạng nóng vội, chạy theo thành
tích, huy động đóng góp của nhân dân còn tùy tiện, quá mức,
gây bức xúc trong dư luận; một số địa phương có điều kiện kinh
tế, nhưng chưa tập trung chỉ đạo quyết liệt cho xây dựng NTM,
còn chần chừ về đích cuối giai đoạn. Cán bộ trực tiếp làm NTM
cấp huyện tuy được bổ sung, song còn yếu, cấp xã được tăng
thêm cán bộ khuyến nông, nhưng chưa nắm rõ nhiệm vụ. Trong
điều hành còn lúng túng, một số xã cán bộ, lãnh đạo mắc sai
phạm phải xử lý.


* Nguyên nhân
- Khách quan
+ Bộ tiêu chí xây dựng NTM của Chính phủ ban
hành còn chưa phù hợp với từng vùng, chậm sửa đổi,
bổ sung (đặc biệt là hướng dẫn thực hiện tiêu chí của
các Bộ, ngành) nên khó thực hiện.
+ Nguồn lực đầu tư của nhà nước còn thấp, chưa
đáp ứng yêu cầu theo kế hoạch được duyệt, lại
thường xuyên thay đổi (từ chỗ nhà nước hỗ trợ 100%
đối với 7 khoản xuống còn 3 khoản).
+ Tập quán canh tác của người dân nông thôn còn
manh mún, lạc hậu; việc ứng dụng khoa học - công
nghệ cao vào sản xuất chưa nhiều.


- Chủ quan
+ Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn hạn chế,
chưa đóng vai trò nòng cốt thực hiện chương trình; một số cấp ủy

đảng, chính quyền và đoàn thể cơ sở chưa làm tốt công tác quán
triệt, tuyên truyền gắn với vận động quần chúng. Công tác chỉ đạo
tuy đã sâu sát, nhưng chưa lường hết các khó khăn nên chưa đề
ra được các giải pháp phù hợp để tạo bước đột phá.
+ Một số địa phương thực hiện chưa đúng theo chỉ đạo,
hướng dẫn của tỉnh; việc công khai dân chủ còn hạn chế; hiệu
quả giám sát cộng đồng nhìn chung còn thấp, còn để xảy ra các
tiêu cực, khiếu nại của nhân dân. Một bộ phận cán bộ cơ sở trình
độ, năng lực còn hạn chế, chưa sâu sát.
+ Kết quả điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn ở
một số địa phương chưa sát với thực tế. Việc rà soát, điều chỉnh,
bổ sung quy hoạch, đề án chưa được quan tâm kịp thời.
+ Việc xây dựng kết cấu hạ tầng và hình thức tổ chức sản xuất
chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa.


Phần thứ hai:
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ GIAI ĐOẠN 2016-2020
I. MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Giai đoạn 2016-2020: có từ 70% số xã đạt chuẩn NTM
(Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIX). Số tiêu chí bình
quân toàn tỉnh đến năm 2020 đạt trên 17 tiêu chí/xã, cụ thể:
- Nhóm 1 (đạt chuẩn 19 tiêu chí): 100 xã.
- Nhóm 2 (đạt từ 15-18 tiêu chí): 28 xã.
- Nhóm 3 đạt dưới 15 tiêu chí:
15 xã.
* Năm 2016: Phấn đấu có 15 xã trở lên đạt chuẩn NTM.
2. Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu
cầu phát triển sản xuất và đời sống của người dân nông thôn:
Giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế

xã.
3. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn:
Thu nhập tăng 2,5 lần, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm,
85% dân số tham gia BHYT.
4. Tiếp tục nâng cao chất lượng 19 tiêu chí ở các xã đạt
chuẩn NTM (giai đoạn 2011-2015).


×