Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Bán hàng và ý nghĩa của kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.08 KB, 2 trang )

Bán hàng và ý nghĩa của kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại

Bán hàng và ý nghĩa của kế
toán bán hàng trong các
doanh nghiệp thương mại
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Quá trình bán hàng và đối tượng bán hàng.
- Quá trình bán hàng của doanh nghiệp thương mại là quá trình xuất giao hàng hoá cho
người mua và người mua nhận được hàng, trả tiền hay chấp nhận trả tiền. Khi đó được
coi là tiêu thụ.
- Doanh nghiệp thương mại làm nhiệm vụ lưu chuyển hàng hoá phục vụ cho sản xuất và
tiêu dùng vì vậy đối tượng bán hàng của doanh nghiệp thương mại bao gồm:
+ Bán cho sản xuất.
+ Bán trực tiếp cho người tiêu dùng.s
+ Bán trong hệ thống thương mại.
+ Bán xuất khẩu.
- Quá trình này hoàn tất khi hàng hoá đã giao cho người mua và đã thu được tiền bán
hàng. Quá trình này diễn ra đơn giản hay phức tạp, nhanh hay chậm có quan hệ chặt chẽ
với phương thức bán hàng.

Ý nghĩa của công tác kế toán bán hàng.
Ý nghĩa của công tác bán hàng.
Trong doanh nghiệp, hàng đem đi tiêu thụ có thể là hàng hoá, vật tư hay dịch vụ cung
cấp cho khách hàng. Việc tiêu thụ này nhằm để thoả mãn nhu cầu của các đơn vị kinh
doanh khác, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp.

1/2



Bán hàng và ý nghĩa của kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại

Thông qua tiêu thụ, doanh nghiệp thực hiện được giá trị sử dụng của hàng hoá, thu hồi
vốn bỏ ra, góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn.
Đối với doanh nghiệp thông qua tiêu thụ và quá trình sản xuất được thực hiện từ đó tăng
vòng quay của vốn lưu động, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả của quá trình hoạt
động kinh doanh.
Đối với nền kinh tế quốc dân, thông qua tiêu thụ sẽ góp phần đáp ứng được nhu cầu tiêu
dùng của xã hội, giữ vững quan hệ cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa tiền và hàng.
Từ những vấn đề trên việc tiêu thụ hàng hoá và quản lý hàng hoá là rất cần thiết. Do
vậy, doanh nghiệp phải thực hiện tốt yêu cầu quản lý như sau:
Trong công tác tiêu thụ phải quản lý chặt chẽ từng phương thức bán, từng loại sản phẩm
tiêu thụ, theo dõi từng khách hàng, đôn đốc thu hồi nhanh và đầy đủ tiền hàng. Đồng
thời trên cơ sở đó xác định đúng đắn kết quả từng hoạt động.
Ý nghĩa của công tác kế toán bán hàng.
Kế toán bán hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp.
Trong đó có công tác tiêu thụ hàng hóa. Thông qua số liệu của kế toán hàng hóa và tiêu
thụ hàng hóa mà chủ doanh nghiệp biết được mức độ hoàn thành kế hoạch kinh doanh
tiêu thụ của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những thiếu sót, mất cân đối giữa các khâu
để từ đó có biện pháp xử lý thích hợp. Còn đợi các cơ quan Nhà nước thì thông qua số
liệu đó biết được mức độ hoàn thành kế hoạch nộp thuế. Đối với các doanh nghiệp khác
thông qua số liệu kế toán đó để xem có thể đầu tư hay liên doanh với doanh nghiệp hay
không.
Để đạt được yêu cầu đó, quản lý hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa phải thực sự khoa học,
hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Mỗi khâu của quá trình tổ chức
quản lý thuộc bộ phận hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa được sắp xếp phù hợp đặc điểm
kinh tế, kỹ thuật của doanh nghiệp, phù hợp với tình hình thực hiện kế hoạch trong thời
kỳ.
Tổ chức, quản lý tốt công tác tiêu thụ hàng hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận kế
toán thực hiện nhiệm vụ của mình. Từ đó tạo ra hệ thống chặt chẽ, khoa học và có hiệu

quả.

2/2



×