Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Các bộ phận cấu thành thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.34 KB, 3 trang )

Các bộ phận cấu thành thị trường

Các bộ phận cấu thành thị
trường
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Cung :
Số lượng cung của một hàng hoá là khối lượng mà người bán sẵn sàng bán trong 1 chu
kỳ nào đó.Số lượng cung phụ thuộc vào giá cả hàng hoá và phụ thuộc vào các yếu tố
khác , trước hết là giá cả các yếu tố đầu vào và kỹ thuật sản xuất hiện có .
Số lượng cung thường tăng hay giảm theo giá cả của hàng hoá nếu xét trong 1 chu kỳ
đủ dài .Gía bán 1 loại hàng hoá nào đó càng cao thì lượng cung của hàng hoá đó càng
lớn vì khi đó nhà sản xuất sẽ thu được nhiều lợi nhuận .
Ngược lại, khi giá hạ người sản xuất sẽ sản xuất cầm chừng , giảm bớt số lượng ,có thể
chuyển sang sản xuất hàng hoá khác .
Số lượng cung của thị trường là tổng lượng cung của từng doanh nghiệp .
Sự thay đổi của số lượng cung 1 hàng hoá tuỳ thuộc vào sự biến đổi giá cả của hàng hoá
đó , trong khi các yếu tố khác không đổi tạo nên một hàm gọi là hàm cung Qx=Fpx.
Hàm cung là quy luật cung ứng trên thị trường thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau giữa số
lượng cung và giá cả về 1 hàng hoá nhất định trên 1 thị trường xác định và trong 1 thời
điểm nhất định .

Cầu :
Nhu cầu là một phạm trù dùng để mô phỏng hành vi của người mua đối với một mặt
hàng nào đó .Số lượng cầu của một hàng hoá là khối lượng hàng hoá người mua muốn
mua và có khả năng mua trong một thời gian nhất định và ở một mức giá nhất định .
Quy luật về cầu là : Số lượng cầu sẽ tăng nếu giá giảm và ngược lại trong điều kiện các
nhân tố khác không đổi .Quy luật về cầu được giải thích bằng chi phí cơ hội hoặc chi
phí lựa chọn .
1/3




Các bộ phận cấu thành thị trường

Sự thay đổi của lượng cầu tuỳ thuộc vào sự biến đổi của giá cả nếu các yếu tố khác giữ
nguyên tạo nên một hàm số gọi là hàm cầu.
Qx = a - bp
Qx : lượng cầu ứng với giá p.
p: giá hàng hoá .
a,b các hệ số .
Mức độ thay đổi của các số lượng cầu theo sự biến đổi của giá cả hàng hoá gọi là độ co
giãn của cầu.Nếu số lượng cầu tăng nhanh hơn tốc độ giảm giá thi cầu có độ co giãn và
ngược lại.Nếu chúng bằng nhau thì gọi là sự co giãn đồng nhất.

Giá cả :
Là một bộ phận không thể thiếu của thị trường .Giá cả đóng vai trò quết dịnh trong việc
mua hay không mua hàng của người tiêu thụ .Giá cả và thị trường có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau ,tác động qua lại với nhau Thi trường không những chi phối đến sự cấu tạo
vá mức độ hình thành giá cả mà ngay cũng gây nên sự biến động gắt gao cả về hình thức
và cường độ đối với thị trường .Đối với các doanh nghiệp giá cả được xem như những
tín hiệu đáng tin cậy,phản ánh tình hình biến động của thị trường .Thông qua giá cả các
doanh nghiệp có thể bắt được sư tồn tại ,sức chịu đựng cũng như khả năng cạnh tranh
của mình trên thị trường.
Trên thị trường tuy người sản xuất và tiêu dùng đối lập nhau trong việc thực hiện các
chức năng riêng biệt của mình,nhưng trong quan hệ trao đổi mua bán ho vừa có quan hệ
hợp tác và đấu tranh với nhau về giá ,để cuối cùng các bên đều đi đến chấp nhận hình
thành nên một mức giá nào đó gọi là giá trị thị trường .0

Cạnh tranh:
Cạnh tranh là bất khả kháng ,linh hồn sống của cơ chế thị trường .Cạnh tranh là động lự

cđể phát triển kinh doanh .Cạnh tranh trong cơ chế thị trường la cuộc chạy đua không
đích giữa các nhà sản xuất kinh doanh .
Trong nền kinh tế thị trường tồn tại cả ba trạng thái cạnh tranh : Cạnh tranh giữa những
người bán với nhau ,cạnh tranh giữa những người mua với những người bán .
Đồng thời với cạnh tranh về giá các doanh nghiệp còn cạnh tranh nhau bằng chất lượng
sản phẩm,bằng các phương thức thanh toán .Khi đó các doanh nghiệp nào không đáp
ứng nhu cầu thị trường sẽ bị đào thải khỏi thị trường .Mọi doanh nghiệp phải chịu sức

2/3


Các bộ phận cấu thành thị trường

ép không ngừng hoàn thiện giá trị sử dụng ,tăng cường các hình thức dịch vụ .Do vậy
cạnh tranh kinh tế là phương thức
vận động để phát triển nền kinh tế thị trường ,bảo đảm mục tiêu lợi nhuận tối đa của
doanh nghiệp qua đó lợi ích của người tiêu dùng và của xã hội cũng được đảm bảo hơn .

Mối quan hệ cung cầu và giá cả :
Các bộ phận cấu thành thị trường :cung cầu ,giá cả và cạnh tranh không tồn tại độc
lập riêng rẽ với nhau mà chúng luôn tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một thể thống
nhất:thị trường .
Trên thị trường mỗi hàng hoá đều có một hàm cung và một hàm cầu tuân theo quy luật
cung và quy luật cầu .Kết hợp hai quy luật cung,cầu thì ta có quy luật cung cầu.Theo
quy luật cung cầu thì một hàng hoá sẽ được bán theo giá vừa phối hợp với cung lại phù
hợp với cầu tức là ở đó cung và cầu gặp nhau.Tại mức giá thấphoen mưc giá cân bằng
cầu sẽ lớn hơn cung khi đó giá cả sẽ tăng lên để đạt điểm cân bằng .Ngược lại,khi giá cả
ở mức trên giá cân bằng cung sẽ lớn hơn cầu khi đó có sự dư thừa hàng hoá .Người bán
muốn bán được hàng phải giảm giá cho đến khi mức giá cân bằng


3/3



×