i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế "Nâng cao năng lực cạnh tranh
dịch vụ tổ chức sự kiện của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa trên địa bàn Hà Nội” là công
trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu trong luận văn là số liệu trung thực do
tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện.
Học viên thực hiện luận văn
Nguyễn Phương Trà
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cạnh
tranh dịch vụ tổ chức sự kiện của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa trên địa bàn Hà Nội”
tác giả đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía, xin gửi lời cảm ơn tới Nhà trường
cũng như Khoa Sau đại học trường đại học Thương Mại đã tạo điều kiện môi
trường học tập tốt cho tác giả, cảm ơn các công ty, đơn vị, cá nhân đã cung cấp tài
liệu cũng như tiếp nhận phiếu điều tra phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài. Và
đặc biệt tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS,TS.Nguyễn Tiến Dũng đã nhiệt
tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình viết bài luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 8 năm 2014
Học viên thực hiện luận văn
Nguyễn Phương Trà
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................................ii
MỤC LỤC...................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ............................................................................................vii
CHƯƠNG MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................1
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu................................................................................................4
3.1 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................4
3.2 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................4
4. Các câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu...........................................................................4
5. Kết cấu luận văn.........................................................................................................................5
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH
VỤ TỔ CHỨC SỰ KIỆN CỦA DOANH NGHIỆP......................................................................................5
1.1. Khái quát về dịch vụ tổ chức sự kiện và nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ tổ chức sự
kiện................................................................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm và các loại hình dịch vụ tổ chức sự kiện..........................................................5
Hình ảnh 1.1: Sơ đồ chuỗi nhà hàng..........................................................................................7
1.1.2 Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh dịch vụ tổ chức sự kiện của chuỗi các cơ sở
kinh doanh...............................................................................................................................14
1.1.2.2. Năng lực cạnh tranh....................................................................................................16
1.2 Một số lý thuyết cơ sở của nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ tổ chức sự kiện...............17
1.2.1 Lý thuyết về công chúng trong tổ chức sự kiện...............................................................17
1.2.1.1. Xác định công chúng mục tiêu....................................................................................18
1.2.1.2. Cộng tác ăn ý với các nhà cung cấp.............................................................................19
1.2.1.3. Mời nhiều hơn số lượng khách dự kiến......................................................................19
1.2.1.4. Lựa chọn địa điểm tốt.................................................................................................19
1.2.1.5. Giữ liên lạc với khách mời sau sự kiện........................................................................20
1.2.2 Lý thuyết sức cạnh tranh sản phẩm................................................................................20
Bảng 1.1: Bảng tiêu chí đánh gia sức cạnh tranh dịch vụ tổ chức sự kiện................................22
1.2.3 Một số tiêu chí đánh giá của sản phẩm dịch vụ tổ chức sự kiện.....................................23
1.3 Phân định nội dung cơ bản của nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ tổ chức sự kiện........28
1.3.1 Nâng cao năng lực nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu....................................28
1.3.2 Phát triển cơ cấu dịch vụ tổ chức sự kiện.......................................................................29
1.3.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ...........................................................................................30
1.3.4 Phát triển thương hiệu sản phẩm...................................................................................31
1.3.5 Nâng cao năng lực các yếu tố Marketing-mix khác.........................................................32
1.3.6 Phát triển nguồn lực tổ chức và lãnh đạo hoàn thiện dịch vụ tổ chức sự kiện...............34
1.3.7 Phát triển hoạt động kiểm tra và đánh giá dịch vụ tổ chức sự kiện ở công ty kinh doanh
.................................................................................................................................................36
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện.........................36
1.4.1 Các nhân tố bên trong....................................................................................................36
1.4.2. Các nhân tố bên ngoài...................................................................................................41
iv
1.5 Kinh nghiệm và bài học rút ra cho chuỗi nhà hàng Vạn Hoa về nâng cao năng lực cạnh tranh
dịch vụ tổ chức sự kiện................................................................................................................46
1.5.1 Chuỗi nhà hàng Trống Đồng Palace.................................................................................46
1.5.2 Chuỗi nhà hàng Quán Ăn Ngon.......................................................................................47
1.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra..............................................................................................48
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH DỊCH VỤ TỔ CHỨC SỰ KIỆN CỦA CHUỖI NHÀ HÀNG VẠN HOA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI.....................................................................................................................................50
2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu.................................................................................................50
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................................50
2.1.1.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp...............................................................................................51
2.1.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu.............................................................................52
2.2 Đánh giá tổng quan thị trường và tình hình hoạt động kinh doanh của chuỗi nhà hàng Vạn
Hoa trên địa bàn thành phố Hà Nội.............................................................................................52
2.2.1 Đánh giá tổng quan thị trường dịch vụ tổ chức sự kiện..................................................52
2.2.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa trên địa bàn thành phố Hà
Nội...........................................................................................................................................58
2.2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển..................................................................................58
Bảng 2.1: Quy mô hệ thống nhà hàng Vạn Hoa.......................................................................60
2.2.2.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa
trên địa bàn Hà Nội..................................................................................................................62
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh dịch vụ tổ chức sự kiện............................64
2.4 Phân tích thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ tổ chức sự kiện của chuỗi nhà
hàng Vạn Hoa trên địa bàn thành phố Hà Nội.............................................................................67
2.4.1 Thực trạng nâng cao năng lực nghiên cứu và phân tích tình thế thị trường dịch vụ tổ
chức sự kiện............................................................................................................................67
2.4.2 Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh cơ cấu dịch vụ tổ chức sự kiện......................70
Hình 2.1: Sự kiện ngoài trời: “"Hội nghị khoa học phẫu thuật tim mạch và lồng ngực toàn
quốc lần thứ 4"........................................................................................................................71
Hình 2.2: Triển lãm quy mô nhỏ của của công ty QUESTEK......................................................71
2.4.3 Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh chất lượng sản phẩm....................................72
Biểu đồ 2.2: Đánh giá về nội dung chương trình tổ chức sự kiện của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa
.................................................................................................................................................73
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình tổ chức sự kiện..............................................................................74
2.4.4 Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh thương hiệu sản phẩm..................................75
Bảng 2.3 Đánh giá của khách hàng về thương hiệu chuỗi nhà hàng Vạn Hoa..........................77
2.4.5 Thực trạng nâng cao năng lực các yếu tố Marketing-mix khác.......................................77
Bảng 2.4: Chính sách cụ thể về giá đối với số lượng khách hàng.............................................78
tham dự sự kiện......................................................................................................................78
Hình2.3: Vạn Hoa Mỹ Đình – Lê Đức Thọ.................................................................................80
2.4.6 Thực trạng phát triển nguồn lực tổ chức và lãnh đạo hoàn thiện dịch vụ tổ chức sự kiện
.................................................................................................................................................80
2.4.7 Thực trạng kiểm tra và đánh giá dịch vụ tổ chức sự kiện................................................81
2.4.8 Đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh dịch vụ tổ chức sự kiện của chuỗi nhà hàng Vạn
Hoa trong đối sánh với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn Hà Nội........................................82
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp số liệu khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ tổ chức sự
kiện của Vạn Hoa, QueeBee và Hoàng Gia...............................................................................83
v
2.5 Đánh giá chung về nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ tổ chức sự kiện của chuỗi nhà hàng
Vạn Hoa trên địa bàn thành phố Hà Nội......................................................................................85
2.5.1 Ưu điểm..........................................................................................................................85
2.5.2 Tồn tại.............................................................................................................................86
2.5.3 Nguyên nhân...................................................................................................................87
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ TỔ CHỨC SỰ
KIỆN CỦA CHUỖI NHÀ HÀNG VẠN HOA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI..................................89
3.1 Các dự báo sự thay đổi thị trường và môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến nâng cao năng
lực cạnh tranh dịch vụ tổ chức sự kiện của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa trên địa bàn thành phố Hà
Nội...............................................................................................................................................89
3.2 Mục tiêu và phương hướng hoạt động kinh doanh của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa đến năm
2020.............................................................................................................................................90
3.2.1 Mục tiêu hoạt động........................................................................................................90
3.2.2 Phương hướng hoạt động kinh doanh của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa thời gian tới.........91
3.3 Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ tổ chức sự kiện của chuỗi nhà
hàng Vạn Hoa trên địa bàn thành phố Hà Nội.............................................................................91
3.3.1 Nâng cao năng lực nghiên cứu và phân tích tình thế thị trường.....................................91
3.3.2 Phát triển cơ cấu dịch vụ tổ chức sự kiện.......................................................................92
3.3.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm......................................................................................93
3.3.4 Phát triển thương hiệu sản phẩm...................................................................................97
3.3.5 Nâng cao năng lực các yếu tố Marketing-mix khác.........................................................99
3.3.6 Phát triển nguồn lực tổ chức và lãnh đạo hoàn thiện dịch vụ tổ chức sự kiện.............101
3.3.7 Phát triển hoạt động kiểm tra và đánh giá dịch vụ tổ chức sự kiện..............................102
3.4 Những hạn chế nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.................................103
3.4.1 Những hạn chế nghiên cứu...........................................................................................103
3.4.2 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu...............................................................103
KẾT LUẬN...............................................................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................1
PHỤ LỤC 1..................................................................................................................................3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
vi
WTO
USD
GDP
GNP
TNHH
CTCP
PR
TCSK
World Trade Organization
United States dollar
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm quốc dân
Trách nhiệm hữu hạn
Công ty cổ phần
Public Relations
Tổ chức sự kiện
vii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 1.1: Bảng tiêu chí đánh gia sức cạnh tranh dịch vụ tổ chức sự kiện.........Error:
Reference source not found
Bảng 2.1: Quy mô hệ thống nhà hàng Vạn Hoa........................................................61
Bảng 2.2: Doanh thu từ các loại hình dịch vụ qua các năm 2011, 2012, 2013..64
Bảng 2.3 Đánh giá của khách hàng về thương hiệu chuỗi nhà hàng Vạn Hoa........78
Bảng 2.4: Chính sách cụ thể về giá đối với số lượng khách hàng tham dự sự kiện. 79
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp số liệu khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ tổ
chức sự kiện của Vạn Hoa, QueeBee và Hoàng Gia.................................................84
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ doanh thu các năm 2011, 2012, 2013......................................64
Biểu đồ 2.2: Đánh giá về nội dung chương trình tổ chức sự kiện của chuỗi nhà hàng
Vạn Hoa...................................................................................................................... 74
Hình ảnh 1.1: Sơ đồ chuỗi nhà hàng.......................Error: Reference source not found
Hình 2.1: Sự kiện ngoài trời: “"Hội nghị khoa học phẫu thuật tim mạch và lồng
ngực toàn quốc lần thứ 4"...........................................................................................72
Hình 2.2: Triển lãm quy mô nhỏ của của công ty QUESTEK..................................72
Hình2.3: Vạn Hoa Mỹ Đình – Lê Đức Thọ...............................................................81
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình tổ chức sự kiện................................................................75
1
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam gia nhập WTO vừa tạo ra những cơ hội đồng thời cũng tạo ra những
thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Hầu hết tất cả các chủ thế kinh
tế đều thừa nhận trong môi trường này mọi hoạt động đều phải có sự cạnh tranh,
cạnh tranh là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, làm
tăng năng suất lao động. Cạnh tranh là sức mạnh mà hầu hết các nền kinh tế thị
trường tự do dựa vào để đảm bảo rằng các doanh nghiệp thỏa mãn được các nhu cầu
và mong muốn của người tiêu dùng. Khi có cạnh tranh, không một Chính phủ nào
cần phải quy định các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng gì với số lượng, chất lượng
và giá cả thế nào. Cạnh tranh sẽ trực tiếp quy định những vấn đề đó với các doanh
nghiệp. Đồng thời cạnh tranh là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ
xã hội khi Nhà nước đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật của chủ thể thuộc mọi
thành phần kinh tế.
Vấn đề cạnh tranh hiện nay luôn được các nhà quản lý, các chủ thể tham gia
vào quá trình sản xuất kinh doanh đều quan tâm và chú trọng. Trong đó họ đều nhận
ra một thực tế rằng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm chính là năng lực cạnh tranh
cốt lõi của một doanh nghiệp. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm là mục
tiêu cơ bản của hoạt động sản xuất, kinh doanh; có lợi thế cạnh tranh về sản phẩm
tốt, thương hiệu tốt thì uy tín của nhà sản xuất mới có chỗ đứng trên thị trường cho
sản phẩm của mình và đảm bảo được sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Vì thế
các doanh nghiệp đều nỗ lực tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh về sản phẩm, tạo ra thế mạnh cho doanh nghiệp của mình để có thể tồn tại và
phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường.
Hiện nay, tổ chức sự kiện đã trở thành một công cụ quan trọng trong hoạt
động tiếp thị và PR chỉ đứng sau quảng cáo và nghiên cứu thị trường. Các công ty
hiểu rằng tổ chức sự kiện mang họ đến vơi công chúng và nói lên họ là ai. Chính vì
vậy mà hàng năm có hàng tỷ USD được chi cho các hoạt động tổ chức sự kiện.
Nhưng không chỉ đòi hỏi những sự kiện thông thường mà họ cần những sự kiện có
tính sáng tạo độc đáo và gây được sự chú ý của khách hàng, công luận. Nắm bắt
2
được nhu cầu này các công ty tổ chức sự kiện đã ra đời. Tuy ra đời muộn so với một
số ngành dịch vụ khác nhưng không thế mà ngành tổ chức sự kiện ở Việt Nam lại
không bắt kịp nhịp độ kinh tế thế giới. Thay vào đó là sự cập nhật và đầu tư các
trang thiết bị hiện đại tiên tiến của các công ty nhằm nâng cao mức cạnh tranh mạnh
mẽ khiến cho thị trường sôi động và phong phú hơn bao giờ hết.
Trong tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí
hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh. Điều này tưởng chừng gây khó khăn cho các
công ty tổ chức sự kiện tại Việt Nam. Nhưng với sự linh động và nhanh nhạy với
tiêu chí nắm bắt đúng nhu cầu của khách hàng, các nhà tổ chức kiện đã xây dựng
những kế hoạch, quy mô để phù hợp với tình hình tài chính của công ty. Nhờ đó
công ty không cần tiêu tốn hàng tỷ đông mà vẫn có được những ý tưởng độc đáo
phù hợp với túi tiền và quan trọng là tiếp cận gần được với khách hàng mà vẫn đảm
bảo được uy tín. Ngành tổ chức sự kiện cũng góp phần kích thích sức mua của
người tiêu dung từ đó làm lợi cho nền kinh tế trong tình hình lạm phát kéo dài.
Ngày càng có nhiều công ty tổ chức sự kiện xuất hiện tại Việt Nam với quy
mô lớn, nhỏ, đa dạng trong nước và quốc tế. Điều này tạo ra nhiều lựa chọn cho các
doanh nghiệp khi đi tìm các nhà cung cấp tổ chức sự kiện. Trong đó có rất nhiều
công ty đã tạo được thương hiệu riêng với bề dày kinh nghiệm và thông qua các sự
kiện tầm cỡ.
Trong xu thế hiện nay, tổ chức sự kiện đang phát triển ngày một mạnh mẽ tại
Việt Nam, góp phần tạo nên bức tranh marketing Việt Nam đa diện hơn. Nó cũng
cho thấy những hứa hẹn về sự phát triển của nền kinh tế trong tương lai. Một nền
kinh tế cởi mở, năng động, đa sắc màu. Chuỗi nhà hàng Vạn Hoa thuộc Công ty Cổ
phần Đầu tư và Du lịch Thiên Sơn là một trong những đơn vị đang hoạt động trong
lĩnh vực tổ chức sự kiện, sau hơn 10 năm hoạt động trên lĩnh vực tổ chức sự kiện tại
Hà Nội, chuỗi nhà hàng đã không ngừng phát triển, khẳng định được vị thế của mình
trong lĩnh vực tổ chức sự kiện. Tuy nhiên chuỗi nhà hàng cũng không thể tranh khỏi
sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực này. Đứng trước
tình hình đó, có được chiến lược kinh doanh đúng đắn giúp chuỗi nhà hàng vượt qua
được sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, mặt khác củng cố, tiếp tục duy trì, khẳng
3
định vị thế của mình là điều vô cùng cấp thiết và quan trọng trong giai đoạn sắp tới,
chính vì lý do đó tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ tổ chức
sự kiện của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa trên địa bàn thành phố Hà Nội” với mong
muốn giúp đơn vị Vạn Hoa trên địa bàn Hà Nội nâng cao năng lực cạnh tranh của
mình.
2. Tổng quan nghiên cứu tình hình liên quan đến nâng cao năng lực cạnh
tranh dịch vụ tổ chức sự kiện của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa
Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia, của các ngành,
các doanh nghiệp và của sản phẩm đã được các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định
chính sách và quản lý doanh nghiệp trong nước và nước ngoài rất quan tâm và được
thể hiện thông qua nhiều công trình nghiên cứu như: Các công trình nghiên cứu
khoa học, luận văn cao học, luận án tiến sĩ kinh tế... của các tác giả trong nước và
quốc tế. Ví dụ như:
Đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ Việt Nam”
của Ủy ban Quốc gia Việt Nam
“Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế” (sách tham khảo)- GS.TS Chu Văn Cấp (chủ biên) (2003),
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Luận văn thạc sĩ “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận xuất
nhập khẩu đường biển của các công ty giao nhận vận tải trên địa bàn Hà Nôi”Trương Thị Thu Quỳnh (2011), Đại học Thương mại
Luận văn thạc sĩ “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ
của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tây Hà Nội”- Bùi
Thúy Nga (2014), Đại học Thương mại
Các công trình nghiên cứu trên tập trung nghiên cứu về các vấn đề như:
Lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trong phát triển kinh tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ giúp cho nền kinh tế nói chung, cho
doanh nghiệp nói riêng có thể khẳng định được vị thế cũng như khả năng tồn tại và
phát triển được trong nền kinh tế thị trường.
Các quan điểm và giải pháp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế, của ngành và của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ phân tích thực trang và đưa ra các giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp mà
4
chưa đi sâu phân tích việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phầm, đặc biệt là
dịch vụ. Những đề cập đến vấn đề năng lực cạnh tranh dịch vụ có chăng cũng chỉ
xuất hiện trong một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành và
của doanh nghiệp. Do vậy, hiện nay, vấn đề năng cao năng lực cạnh tranh về dịch
vụ tổ chức sự kiện chưa có công trình nào chuyên sâu. Đây cũng là luận văn thạc sỹ
đầu tiên được nghiên cứu một cách tương đối toàn diện về vấn đề này.
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Đề tài hệ thống hóa các cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh;
nghiên cứu về đặc điểm của dịch vụ tổ chức sự kiện; năng lực cạnh tranh trong dịch
vụ tổ chức sự kiện. Qua đó, khẳng định sự cần thiết của việc nâng cao năng lực
cạnh tranh của dịch vụ tổ chức sự kiện của doanh nghiệp.
- Đánh giá tổng quan thị trường, thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ tổ
chức sự kiện của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa trong thời gian vừa qua. Từ đó thấy được
những ưu, nhược điểm và nguyên nhân của những tồn tại trong việc nâng cao năng
lực cạnh tranh dịch vụ tổ chức sự kiện của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ tổ chức
sự kiện của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Do khuôn khổ luận văn có giới hạn không thể trình bày được hết những vấn đề
có liên quan nên tác giả xin phép được giới hạn các nội dung nghiên cứu về mặt lý
thuyết, cũng như thực tiễn ở một mức độ nhất định nhằm tiếp cận một cách có trọng
tâm và khoa học hơn.
Không gian: Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh dịch vụ tổ chức sự kiện
của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa trên địa bàn Hà Nội
Sản phẩm: Dịch vụ tổ chức sự kiện
Thời gian: Giai đoạn từ 2011-2013
Dự báo năm 2020
4. Các câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu
-
Cạnh tranh là gì? Năng lực cạnh tranh là gì?
Dịch vụ là gì? Dịch vụ tổ chức sự kiện là gì?
5
-
Nội dung cơ bản của nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ tổ chức sự
-
Tình hình thị trường dịch vụ tổ chức sự kiện ra sao?
Nội dung nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ tổ chức sự
kiện
kiện của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa?
Những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ tổ chức sự
kiện của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn chia làm 3 chương như
sau:
Chương I. Một số vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao năng lực cạnh tranh
dịch vụ tổ chức sự kiện của doanh nghiệp
Chương II. Phương pháp nghiên cứu và phân tích thực trạng nâng cao
năng lực cạnh tranh dịch vụ tổ chức sự kiện của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa trên
địa bàn thành phố Hà Nội
Chương III. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ tổ
chức sự kiện của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa trên địa bàn thành phố Hà Nội
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ TỔ CHỨC SỰ KIỆN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về dịch vụ tổ chức sự kiện và nâng cao năng lực cạnh tranh
dịch vụ tổ chức sự kiện
1.1.1. Khái niệm và các loại hình dịch vụ tổ chức sự kiện
1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của chuỗi nhà hàng
•
Khái niệm của chuỗi nhà hàng
Nhà hàng là một cơ sở kinh doanh chuyên chế biến và phục vụ các sản phẩm
ăn uống nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu và các nhu cầu khác của khách hàng với
mục đích chủ yếu là thu lợi nhuận. Như vậy, nhà hàng chính là một cơ sở kinh
doanh về mặt pháp lý nó có thể mang tư cách là một doanh nghiệp độc lập, cũng có
thể là một bộ phận trong khách sạn hay các cơ sở kinh doanh du lịch nào đó. Hoạt
6
động của nhà hàng đó là chế biến và phục vụ các sản phẩm ăn uống. Tuỳ theo loại
hình và điều kiện cụ thể của nhà hàng nó có thể có các loại sản phẩm khác nhau.
Vậy, chuỗi nhà hàng được hiểu là tập hợp các nhà hàng mà tất cả các nhà hàng
đều có chung hoạt động giống nhau và góp phần gia tăng giá trị lợi nhuận của
doanh nghiệp hay của cá nhân.
•
Đặc điểm của chuỗi nhà hàng
Chuỗi nhà hàng thường được phân loại hoạt động dưới hình thức tập đoàn,
hợp đồng quản lý, hoặc nhượng quyền kinh doanh. Những nhà hàng này phải tuân
thủ tất cả các tiêu chuẩn, quy trình, thậm chí thiết kế và phương pháp quản lý, tiếp
thị. Nhìn chung, nếu càng tập trung hóa các quy trình thì khả năng kiểm soát các
nhà hàng càng cao. Thông thường, chuỗi nhà hàng là các nhà hàng theo mô hình
thức ăn nhanh (fast-food), các mô hình quán café, nhà hàng dạng free-flow, quán
bar.
Sự khác biệt so với hình thức kinh doanh nhà hàng đơn lẻ là các chuỗi nhà
hàng có thể giảm tối đa chi phí nhờ vào các mối hợp tác mang tính “đối tác lớn” với
hầu hết các nhà cung cấp, được hưởng các chương trình ưu đãi khi nằm trong
chương trình hợp tác mang tính dài hạn.
7
Hình ảnh 1.1: Sơ đồ chuỗi nhà hàng
Việc tổ chức điều hành tập trung tại một văn phòng trung tâm cũng giảm thiểu
các chi phí phát sinh trong việc điều hành, trang thiết bị, quản lý hành chính, kế
toán. Tập trung một tiêu chuẩn đồng nhất trong việc tổ chức qui trình công nghệ sản
xuất, bao gồm yêu cầu chất lượng nhà bếp, chất lượng phục vụ, phương thức tổ
chức và nâng cao các chương trình chăm sóc khách hàng. Như một kết quả tất yếu,
mô hình kinh doanh nhà hàng theo dạng chuỗi luôn mang lại lợi nhuận cao và một
thế mạnh cạnh tranh lớn trên thị trường. Đương nhiên, tham vọng đầu tư và xây
dựng một chuối nhà hàng đòi hỏi nhà đầu tư một khoản đầu tư tương ứng để tổ chức
công việc của tất cả các chi nhánh trong Doanh nghiệp.
Đặc thù trong tổ chức công việc dạng chuỗi
Khác với nhà hàng đơn lẻ, điều kiện công việc trong một chuỗi nhà hàng
thường là:
•
Khối lượng công giao dịch mua & bán hàng là rất lớn
•
Các nhà hàng nằm ở nhiều khu vực khác nhau và dưới sự quản lý của một
văn phòng trung tâm
•
Quá trình sản xuất (chế biến món ăn) và mức độ dịch vụ được đồng nhất theo
một tiêu chuẩn (qui trình) chung.
•
Đặc thù khác biệt trên là lý do bổ sung để phát triển mộ sơ đồ quản lý theo
cấu trúc dạng mạng lưới (chuỗi). Sơ đồ này chính là sự khác biệt cơ bản với nguyên
tắc quản lý trong một nhà hàng đơn lẻ.
Những đặc điểm khác biệt trong quản lý chuỗi nhà hàng:
nhất.
•
Theo dõi và kiểm soát hoạt động của toàn bộ các chi nhánh
•
Tập trung hóa các giao dịch mua hàng với nhà cung cấp
•
Giảm thiểu tối đa số lượng nhân viên nhờ vào việc tập trung hóa quản lý
•
Quản lý giá mua vào tại từng địa điểm
•
Phân tích hiệu quả của thực đơn
•
Mở một nhà hàng mới theo mô hình có sẵn trong một khoảng thời gian ngắn
8
1.1.1.2. Khái niệm dịch vụ và đặc trưng dịch vụ
Có nhiều cách tiếp cận khi nghiên cứu về dịch vụ, do vậy có nhiều khái niệm
dịch vụ. Có quan niệm cho rằng dịch vụ có thể được hiểu là hoạt động cung ứng lao
động, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu về sản xuất, kinh doanh,
đời sống vật chất tinh thần, các hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm. Trong
kinh tế học hiện đại dịch vụ được quan niệm rộng rãi hơn nhiều. Dịch vụ bao gồm
toàn bộ các ngành, các lĩnh vực có tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng
sản phẩm quốc dân (GNP) trừ các ngành sản xuất các sản phẩm vật chất như công
nghiệp, nông nghiệp (bao gồm cả lâm, ngư nghiệp).
Với các tiếp cận dưới góc độ là đối tượng hoạt động trao đổi (mua, bán) của
thương mại thì có thể khái niệm về dịch vụ như sau : Dịch vụ là sản phẩm vô hình
(phi vật thể) , được cung ứng ra thị trường với mục địch trao đổi (mua, bán).
Là sản phẩm vô hình : Dịch vụ là của lao động con người , dịch vụ là sản
phẩm nhưng khác với hàng hóa ở thuộc tính cơ bản nhất đó là tính “ vô hình” hay “
phi vật thể” được cung ứng ra thị trường với mục đích trao đổi (mua, bán)
Sản xuất, lưu thông và quá trình tiêu dùng các dịch vụ diễn ra đồng thời: Đối
với một hàng hóa, quá trình sản xuất, quá trình lưu thông và quá trình tiêu dùng có
thể tách rời độc lập với nhau. Trong lưu thông hàng hóa, mua bán hàng hóa cũng có
thể tách rời về không gian và thời gian. Nhưng tất cả những điều kể trên lại là
không thể đối với trường hợp các dịch vụ cũng đồng thời xảy ra với quá trình sử
dụng dịch vụ của người tiêu dùng theo không gian và thời gian.
Sản phẩm dịch vụ không thể vận chuyển bằng các phương tiện vận tải, không
thể “dự trữ” hay bảo quản trên các kho được: Đặc điểm này nảy sinh do tính chất vô
hình của sản phẩm và do đặc điểm sản xuất lưu thông và tiêu dùng dịch vụ diễn ra
đồng thời mà chúng ta đã nói trên.
Tính không đồng nhất và khó xác định về chất lượng của các sản phẩm dịch
vụ: Một mặt, chất lượng dịch vụ cung ứng phụ thuộc rất lớn vào bản thân nhà cung
cấp như trình độ, kỹ năng, nghệ thuật của người cung cấp yếu tố thời gian địa điểm,
môi trường diễn ra sự trao đổi dịch vụ cũng như nhiều yếu tố khác… Mặt khác ,
9
chất lượng sản phẩm dịch vụ, lợi ích mà nó mang lại cho người tiêu dùng tùy thuộc
vào sự cảm nhận của khách hàng (người sử dụng dịch vụ) . Những cảm nhận về lợi
ích hay chất lượng này rất khác nhau tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố thuộc về khách
hàng như: Nguồn gốc xã hội, trình độ văn hóa, hiểu biết, sở thích, kinh nghiệm
sống… cũng được cung cấp một dịch vụ như nhau, nhưng khách hàng lại đánh giá
chúng rất khách nhau.
Do vậy, chất lượng dịch vụ thường không đồng nhất, hay dao động và việc
đánh giá chúng thường khó thống nhất và mang tính tương đối.
1.1.1.3. Khái niệm và các loại hình dịch vụ tổ chức sự kiện
Khái niệm
Sự kiện là một khái niệm rất rộng. Thuật ngữ sự kiện được mọi người nhắc
đến hằng ngày, thế nhưng để đưa ra được khái niệm chính xác lại là một vấn đề
không đơn giản.
Trên thế giới và cả ở Việt Nam vẫn đang tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về
sự kiện:
- Theo từ điển Tiếng Việt, Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng năm
2003 : Sự kiện là việc quan trọng xảy ra.
- Theo từ điển Tiếng Anh, Từ điển Anh - Anh -Việt của Nhà xuất bản Thống
kê năm 2005 : Sự kiện là Event và có bốn nghĩa sau:
+ Là một sự việc, sự kiện;
+ Là một cuộc đấu (thể dục, thể thao), một cuộc thi;
+ Là trường hợp, khả năng có thể xảy ra;
+ Là kết quả.
Về khía cạnh văn hóa – xã hội, sự kiện (event) là cách gọi ngắn gọn của thuật
ngữ “tổ chức sự kiện” hay “sự kiện đặc biệt” (special event). Thuật ngữ “sự kiện
đặc biệt” được dùng để mô tả các nghi lễ đặc biệt, giới thiệu, các buổi trình diễn,
hay các lễ kỷ niệm được lập kế hoạch và được tạo ra để đánh dấu những dịp đặc
biệt, hoặc để đạt những mục đích văn hoá – xã hội, hoặc mục đích hợp tác. Các sự
kiện quan trọng có thể bao gồm các ngày và các dịp lễ hội quốc gia, các dịp quan
10
trọng của người dân, những buổi biểu diễn văn hóa độc đáo, những cuộc thi đấu thể
thao quan trọng, hoạt động chức năng của tổ chức, phát triển thương mại và giới
thiệu sản phẩm. Đôi khi có cảm giác rằng các sự kiện đặc biệt có mặt ở khắp mọi
nơi; nó đã trở thành một ngành công nghiệp phát triển. Bất kỳ một lễ hội hay một
hội nghị, hội họp, hội chợ hay triển lãm thì đều được coi là một sự kiện đặc biệt. Nó
diễn ra khác với các chương trình hoạt động thông thường của các đơn vị chủ thể.
Sự kiện đặc biệt diễn ra thu hút sự chú ý của đông đảo người xem, cổ vũ và tham
gia.
Trong công trình đặt nền móng về loại hình các sự kiện Event
Management and Event Tourism, Getz (1997, tr.4) cho rằng các sự kiện đặc biệt
được định nghĩa chuẩn nhất trong bối cảnh của nó. Ông đã đưa ra hai định nghĩa:
Định nghĩa 1: Đối với nhà tổ chức sự kiện, một sự kiện đặc biệt là sự kiện xảy
ra một lần hoặc không thường xuyên bên ngoài các chương trình, hoặc các hoạt
động thường xuyên của cơ quan tài trợ hoặc tổ chức.
Định nghĩa 2: Đối với khách hàng hoặc khách mời, một sự kiện đặc biệt là cơ
hội thư giãn, trải nghiệm xã hội, hoặc trải nghiệm văn hóa bên ngoài những sự lựa
chọn thông thường hoặc đằng sau những trải nghiệm hàng ngày.
Trong số những thuộc tính mà Getz cho rằng tạo ra không khí đặc biệt là
tinh thần lễ hội, tính độc đáo, chất lượng, tính xác thực, truyền thống, lòng hiếu
khách, chủ đề và chủ nghĩa tượng trưng.
Qua các sự kiện thực tế đã diễn ra và cái nhìn chung cho các hoạt động
này,theo cuốn Tổ chức sự kiện - Chủ biên PGS.TS Lưu Văn Nghiêm, nhà xuất bản
đại học Kinh tế quốc dân chúng ta có thể tạm đưa ra một khái niệm về tổ chức sự
kiện như sau:
Tổ chức sự kiện là một quá trình bao gồm sự kết hợp các hoạt động lao động
với các tư liệu lao động cùng với việc sử dụng máy móc thiết bị, công cụ lao động
thực hiện các dịch vụ đảm bảo toàn bộ các công việc chuẩn bị và các hoạt động sự
kiện cụ thể nào đó trong một thời gian và không gian cụ thể nhằm chuyển tới đối
11
tượng tham dự sự kiện những thông điệp truyền thông theo yêu cầu của chủ sở hữu
sự kiện và thỏa mãn nhu cầu của khách tham dự sự kiện.
Các loại hình dịch vụ tổ chức sự kiện
Hiện nay vẫn đang tồn tại nhiều cách phân loại sự kiện khác nhau, điều này
phụ thuộc vào tiêu chí và mục đích của việc phân loại.
- Xét theo quy mô sự kiện được chia làm các loại sau:
● Mega – events (siêu sự kiện): Đây là những sự kiện lớn có tầm ảnh hưởng
sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế của khu vực tổ chức. Nó thu hút và gây chấn động
tới toàn bộ giới truyền thông. Có rất ít sự kiện được xếp vào loại này.
Thuộc loại này là các sự kiện có tầm cỡ quốc tế như các kỳ World Cup,
Thế vận hội Olympic, Hội chợ thế giới…
● Hallmark – events (sự kiện đánh dấu):
Thuật ngữ này được dùng để đề cập đến các sự kiện được tổ chức nhằm giới
thiệu, quảng bá hình ảnh đặc trưng của địa phương hay khu vực đó. Với những sự
kiện như thế này tên sự kiện thường đồng nhất hoặc liên quan đến tên của nơi tổ
chức.
Ritchie Ritchie, J.B.Brent 1984, Assesing the impact of hall mark event:
concetual and research issues, Journal of travel research. đã định nghĩa: “Hallmark
events là loại sự kiện diễn ra một lần hoặc định kỳ trong một quảng thời gian nhất
định. Những sự kiện này được tổ chức nhằm mục đích tạo dựng thương hiệu cho địa
phương tổ chức. Nó góp phần làm tăng sự hấp dẫn của du lịch địa phương, từ đó thu
hút được sự chú ý chủa khách du lịch. Qua đó, lượng khách du lịch tăng lên mang
lại nhiều lợi nhuận cho ngành du lịch nói riêng và ngành kinh tế nói chung trong
ngắn hạn và dài hạn. Sự thành công hay thất bại của sự kiện phần nhiều là do mức
độ hấp dẫn của nó. Điều này phụ thuộc vào mức độ hấp dẫn của nó. Điều này phụ
thuộc vào mức độ quan trọng, tính kịp thời của sự kiện và vị thế của địa phương tổ
chức”.
Một ví dụ điển hình cho sự kiện loại này là lễ hội Carnaval tại Reo de Janero,
được cả thế giới biết đến như một biểu tượng của sự cởi mở, lòng hiếu khách của
12
thành phố này. Ngoài ra còn có các lễ hội Kentucky Perby (Mỹ), lễ hội hoa ở
Chelsea (Anh), Lễ hội Octoberfest ở Munich (Đức)… Những sự kiện này mang
đậm nét địa phương và con người nơi đây, rất hấp dẫn và thu hút được nhiều du
khách giàu có. Đây cũng là niểm tự hào của người dân trong vùng và họ cũng là
nhân tố góp phần vào thành công của lễ hội.
Ở Việt Nam, hiện nay đã có một số địa phương cố gắng tổ chức những sự
kiện thuộc loại Hallmark này. Có thể kể đến như Festival Huế tổ chức hai năm một
lần hay lễ hội hoa Đà Lạt, Festival biển 2006 Bà Rịa – Vũng Tàu…
Hallmark events đã được sử dụng để chỉ các sự kiện quan trọng, diễn ra định
kỳ. Nó thể hiện được các nét đẹp văn hóa, truyền thống của địa phương cùng với
những nét đặc trưng của vùng đó. Mỗi địa phương muốn phát triển du lịch cần tổ
chức được “Hallmarrk event”, điều này giống như việc xây dựng một thương hiệu
cho địa phương mình. Những sự kiện như vậy không chỉ góp phần quảng bá hình
ảnh địa phương, mà nó còn mang lại nguồn lợi kinh tế lớn. Khi tổ chức thành công
sự kiện loại này, địa phương đó sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh rất lớn. Và cùng với
thời gian, tên các sự kiện sẽ gắn liền với tên địa phương như: Liên hoan phim quốc
tế Cannes (Pháp), Lễ hội hóa trang mùa đông Quebec (Canada), Carnaval de Rio de
Janero (Brazil)…
● Major event (sự kiện chính):
Là những sự kiện, với qui mô và thu hút sự quan tâm của phương tiện truyền
thông, có thể thu hút lượng người tham gia lớn, các công ty truyền thông, và lợi
nhuận kinh tế cao.
Trên thế giới, Menbourne đã đưa giải đấu tennis Australia mở rộng và giải
đua xe công thức 1 Australia thành sự kiện chính hàng năm. Cuộc viếng thăm của
những thuyền lớn (Tall Ships) ở Sydney năm 1988, và được nhận giải thưởng
Hobart vào dịp kỉ niệm hai trăm năm Bass and Flinders đã hướng sự tập trung và
những di sản hàng hải cũng như thu hút được danh tiếng và các phương tiện truyền
thông quốc tế. Rất nhiều các giải vô địch thể thao quốc tế có thể xếp vào loại này,
và các sự kiện thể thao được xếp hạng ngày càng tăng, và được các chính phủ cũng
13
như các tổ chức thể thao quốc gia đặt giá trong một môi trường cạnh tranh của
những sự kiện thể thao quốc tế. Ở Việt Nam, thuộc loại này có thể kể đến các lễ hội
như Lễ hội công bố năm du lịch Thái Nguyên 2007 vừa qua, triển lãm “Hình ảnh
APEC và di sản văn hóa Việt Nam” để kỷ niệm tuần lễ cấp cao APEC tháng 11 năm
2006… Ngoài ra còn bao gồm cả các sự kiện thể thao quốc tế như các giải bóng đá
mở rộng, giải bóng chuyền mở rộng; các sự kiện văn hóa như các đêm nhạc, lễ kỷ
niệm…
Theo cách phân chia này, event không bao gồm các sự kiện của các công
ty, doanh nghiệp tổ chức nhằm tạo dựng thương hiệu, danh tiếng như các buổi lễ
công bố thương hiệu, giới thiệu sản phẩm mới. Event ở đây được hiểu là các sự kiện
của các hiệp hội, các quốc gia và các địa phương tổ chức nhằm tạo dựng danh tiếng
của mình, thu hút khách du lịch đến tham gia vào các sự kiện.
- Theo đơn vị tổ chức sự kiện
● Khối chính phủ
+ Kỷ niệm ngày truyền thống như ngày độc lập dân tộc, ngày chiến thắng…
+ Sự kiện quan trọng như các sự kiện thể thao, văn hóa trọng điểm.
+ Các sự kiện quần chúng, lễ hội và hội chợ địa phương.
+ Các festival nghệ thuật, sự kiện văn hóa, chương trình tham quan, triển lãm
nghệ thuật theo chủ đề.
+ Các festival, các sự kiện hấp dẫn, thể hiện lối sống nhằm quảng bá hình ảnh
nơi đến.
+ Sự kiện thể hiện bản sắc dân tộc và các lĩnh vực văn hóa khác nhau.
● Khối các công ty
+ Quảng bá công nghiệp tổ chức các hội chợ, hội nghị.
+ Các sự kiện quảng bá và giới thiệu sản phẩm, xây dựng hình ảnh nhà tài trợ.
+ Các sự kiện thể thao, buổi hòa nhạc, triển lãm có bán vé.
+ Quảng bá giới truyền thông như các buổi hòa nhạc, gây quỹ…
14
● Khối quần chúng
+ Các sự kiện nhằm cứu trợ, gây quỹ từ thiện
+ Các sự kiện do các Câu lạc bộ, các tổ chức xã hội tổ chức
-
Một số cách phân loại khác
Các sự kiện thường xuyên được phân loại theo ngành cụ thể của sự kiện. Ví
dụ, các sự kiện công cộng (public events), sự kiện du lịch (tourism events), sự kiện
chính trị (political events), sự kiện xã hội (social events), sự kiện thể thao (sporting
events)…
Theo mục đích, sự kiện bao gồm các loại như: Các sự kiện xã hội/tư nhân,
hội nghị, họp báo, các sự kiện khách hàng, meeting, sự kiện Marketing và quảng bá
(social/sự kiệnivate event, convention, expositions, cosumerevent meetings, sự
kiệnomtional/marketing event).
Theo nội dung và tính chất của sự kiện: các lễ trao thưởng (award events);
gây quỹ từ thiện (charity fundraisers); hội nghị (conferences), triển lãm
(Exhibitions); thời trang (Fashion shows); hội chợ và và lễ hội (fairs and festival);
khai trương (grand openings); meeting; holiday event; giới thiệu sản phẩm; hội thảo
chuyên đề (seminars); triển lãm thương mại (trade shows); sự kiện đám cưới
(weeding event) …
Ngoài ra còn có nhiều cách phân chia khác, phụ thuộc vào mục đích và cách
nhìn nhận của tác giả. Cũng có người chia thành event – in house và event – out
door để nhấn mạnh về không gian tổ chức là ở trong phòng hay ở ngoài trời.
Nói tóm lại, như tác giả đã trình bày ở phần trước, event là một khái niệm rất
rộng, nội hàm của nó rất lớn. Chính vì vậy việc tìm ra một khái niệm hay một cách
phân loại chuẩn là rất khó. Tùy theo cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu sẽ có
những cách phân chia tương ứng, song sự phân chia này cũng chỉ mang tính tương
đối.
1.1.2 Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh dịch vụ tổ chức sự kiện
của chuỗi các cơ sở kinh doanh
1.1.2.1. Cạnh tranh và phân loại cạnh tranh
15
Khái niệm
Cạnh tranh: Là một thuật ngữ đã được xã hội loài người nhắc đến từ rất lâu,
song trong những năm gần đây chúng ta thấy thuật nghữ này đuợc nhắc đến nhiều
hơn, đặc biệt là ở Việt Nam. Bởi trong nèn kinh tế mở như hiện nay, khi xu hướng
tự do hóa thương mại ngày càng phổ biến thì cạnh tranh là phương thức để đứng
vững và phát triển của Doanh nghiệp. Nhưng trong thực tế “cạnh tranh là gì?” thì
vẫn đang là một khái niệm chưa được thống nhất, các nhà nghiên cứu kinh tế đã đưa
ra các khái niệm về cạnh tranh khác nhau dưới nhiều góc độ khác nhau.
Khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, Các Mác đã đề cập tới cạnh tranh kinh tế
giữa các nhà tư bản như sau: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa
các những người sản xuất, kinh doanh sản phẩm nhằm giành giật những điều kiện có
lợi về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, để thu lợi nhuận cao nhất”, với cách hiểu này
Các Mác đã phản ánh rất rõ nét cạnh tranh trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản.
Theo từ điển bách khoa của Liên Xô cũ: “Cạnh tranh – Cuộc đấu tranh đối
kháng giữa các nhà sản xuất sản phẩm nhằm giành điều kiện thuận lợi nhất về sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm thu lợi nhuận tối đa”
Theo các học giả kinh tế thuộc trường phái tư sản cổ điển thì: “Cạnh tranh là
một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng, quá trình này tạo ra cho mỗi thành
viên trong thị trường một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành
viên một phần xứng đáng so với khả năng của mình”
Ở Việt Nam trong thời kỳ thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa, thời kỳ bao cấp khái
niệm cạnh tranh hầu như không được đề cập tới, nó được coi như sản phẩm đặc thù của
chủ nghĩa tư bản, động lực của phát triển kinh tế không phải là cạnh tranh mà thông qua
các phong trào thi đua giữa các đơn vị sản xuất, các tổ đội sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay ở Việt Nam, cạnh tranh được một số nhà khoa học hiểu là vấn đề
giành lợi thế về giá cả sản phẩm (mua và bán), đó là phương thức để dành lợi nhuận
cao cho các chủ thể kinh tế. Như vậy mục đích trực tiếp của cạnh tranh trên thị
trường của các chủ thể kinh tế là giành lợi thế để hạ thấp giá các yếu tố đầu vào của
chu trình sản xuất kinh doanh và nâng cao giá của đầu ra sao cho mức chi phí thấp
nhất, giành mức lợi nhuận cao nhất.
Tóm lại: Cạnh tranh là quá trình vận động theo xu hướng phát triển kinh tế,
16
trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp có thể (kể cả nghệ
thuật lẫn thủ đoạn kinh doanh) để đạt được mục tiêu kinh tế của mình thông qua
việc tối đa hóa lượng giá trị thu về bằng hình thức lợi nhuận, cụ thể là giành lấy thị
trường, khách hàng, đảm bảo tiêu thụ có lợi nhuận, nâng cao vị thế của chủ thể
kinh tế trên thương trường.
Phân loại
Dựa vào các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được phân ra làm nhiều loại khác
nhau
• Căn cứ vào quy mô của cạnh tranh:
- Cạnh tranh của quốc gia
- Cạnh tranh cấp ngành
- Cạnh tranh của doanh nghiệp
- Cạnh tranh của sản phẩm
• Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ:
- Cạnh tranh trong nước
- Cạnh tranh quốc tế
Cạnh tranh quốc tế có thể diễn ra ngay ở tại thị trường nội địa, đó là cạnh
tranh giữa hàng hóa trong nước sản xuất với hàng ngoại nhập. Cần nhấn mạnh rằng,
cạnh tranh quốc tế là cạnh tranh đã vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, tức là cạnh tranh
giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường thế giới. Đó là do sự tác động của cách
mạng khoa học-công nghệ, phân công lao động quốc tế đã phát triển sâu, rộng, sự
phát triển của lực lượng sản xuất đã có tính chất quốc tế và do quá trình mở rộng thị
trường trên quy mô toàn thế giới. Chủ thể trực tiếp tham gia vào cạnh tranh kinh tế
quốc tế, trước hết là các doanh nghiệp vì họ tham gia trực tiếp thực hiện việc sản
xuất hàng hóa và dịch vụ.
1.1.2.2. Năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là toàn bộ những lợi thế của sản phẩm đó
như: chất lượng, giá cả, dịch vụ kèm theo và các chính sách kinh doanh của doanh
nghiệp đối với sản phẩm mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của sản phẩm trên thị
trường cạnh tranh.
Sản phẩm của doanh nghiệp tồn tại trong thị trường cạnh tranh phải có những
vị trí nhất định, phải chiếm lĩnh được một thị phần nhất định. Đây là điều kiện duy
17
nhất bảo đảm sự tồn tại của doanh nghiệp trong thị trường. Để tồn tại, doanh nghiệp
luôn phải vận động, thích nghi và có những chính sách về sản phẩm vượt trội hơn
so với đối thủ. Do hầu hết các thị trường được quốc tế hoá cho nên sản phẩm của
doanh nghiệp không những chỉ phải cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp
trong nước mà còn phải cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp, đối thủ
cạnh tranh ngoài nước.
Hiện nay, còn nhiều quan niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh sản phẩm
của doanh nghiệp. Có quan niệm gắn năng lực cạnh tranh sản phẩm với ưu thế của
sản phẩm mà doanh nghiệp tung ra thị trường, nhưng có một số doanh nghiệp lại
gắn năng lực cạnh tranh sản phẩm với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Có
thế nói năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện sự so sánh với sản
phẩm của các đối thủ khác trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng
để thu được lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp.
1.2 Một số lý thuyết cơ sở của nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ tổ
chức sự kiện
1.2.1 Lý thuyết về công chúng trong tổ chức sự kiện
Để đánh giá chất lượng của một sự kiện, người ta thường nhìn vào chất lượng
khách mời. Dù là sự kiện lớn như các buổi trình diễn âm nhạc với hàng nghìn người
tham dự hay một buổi gặp gỡ đồng nghiệp ấm cúng, khách mời vẫn là yếu tố quyết
định sự thành công của sự kiện.
Khách mời mục tiêu có thể là khách hàng thân thiết, khách hàng tiềm năng
hay đối tác kinh doanh. Chọn lựa đúng đối tượng khách mời sẽ tăng cường mối giao
hảo giữa công ty và khách hàng, thúc đẩy khách hàng gắn bó với thương hiệu.
Công chúng trong tổ chức sự kiện
Công chúng: có thể là các cá nhân hay tập thể, bao gồm công chúng bên ngoài
và công chúng bên trong.
Cá nhân: có thể là chủ thể sự kiện mang tính cá nhân, người tham gia tổ chức
sự kiện, nhân viên...
18
Tập thể: doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cơ quan thông tấn báo chí, cơ quan cấp
trên, đơn vị trực thuộc, đối tác, đối thủ cạnh tranh,...
- Công chúng bên trong có thể có sự nhạy cảm đặc biệt với cách thể hiện của
cơ quan đối với công chúng bên ngoài bởi vì một phần của tổ chức, cái tôi của họ
nằm trong đó. Người đóng góp chủ yếu cho nhận thức của công chúng về một tổ
chức là nhân viên của tổ chức đó. Phức tạp hơn, nhân viên là nhóm công chúng
thuộc tổ chức nên chính họ sẽ có những quan điểm riêng về tổ chức.
Vai trò của nhân viên liên quan đặc biệt đến hầu hết các nỗ lực của tổ chức sự
kiện. Việc thiếu tính đồng nhất trong bất kỳ nhóm công chúng nào cũng tạo ra khó
khăn cho những nhà tổ chức sự kiện khi đánh giá nó. Điều này rất đúng với nhân
viên vì họ nằm trong nhiều nhóm khác nhau.
- Công chúng bên ngoài không phải là tài sản độc quyền của bất kỳ một cơ
quan nào. Bất kỳ công chúng bên ngoài nào cũng có tể trở thành “mục tiêu” của các
họat động tổ chức sự kiện. Nhìn vào các nhóm nhỏ tạo nên công chúng bên ngoài
của một tổ chức giúp các nhà làm tổ chức sự kiện tránh được sai lầm khi coi công
chúng bên ngoài là một “đại chúng”. Công chúng bên ngoài thường bao gồm nhóm
người lớn hơn công chúng bên trong nhưng không phải là nhóm đại chúng không
xác định được.
Cả hai loại này phải được xem xét trong việc lên kế hoạch cho tổ chức sự kiện
và những chiến lược tạo quan hệ. Công chúng bên ngoài cũng có vai trò quan trọng
đối với hình ảnh của một tổ chức mà nó ủng hộ.
Năm bước sau đây sẽ giúp bạn lên kế hoạch khách mời một cách hiệu quả
nhất.
1.2.1.1. Xác định công chúng mục tiêu
Cass Phillipps, chuyên gia tổ chức sự kiện, khuyên: “Bạn nhất thiết phải mời
đúng đối tượng”.
Thoạt nghe có vẻ dễ nhưng bạn không thể làm qua loa. Mỗi nhóm công chúng
phù hợp với những sự kiện khác nhau và bạn có quyền lựa chọn khách mời phù hợp
với sự kiện của mình.