Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN: MĨ THUẬT, LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ DẠY TIẾT 3 ) MĨ THUẬT 8: MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT THỜI LÊ ) KIẾN TRÚC CHÙA KEO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.3 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH LỘC
BÀI DỰ THI
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN: MĨ THUẬT, LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ
DẠY TIẾT 3 – MĨ THUẬT 8: MỘT SỐ
CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT THỜI LÊ –KIẾN TRÚC CHÙA KEO –

- Đơn vị: Trường Trung học cơ sở Vĩnh Thành

-

- Địa chỉ: Vĩnh Thành, Vĩnh Lộc, Thanh Hoá.
Điện thoại: 0373.870110
Email:
Họ tên giáo viên: Lê Thị Hoa
Điện thoại: 01276396666
- Email:

Năm học 2014-2015


Phụ lục III: Phiếu môn tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên.
1. Tên hồ sơ dạy học: Tích hợp kiến thức liên môn : Mĩ thuật, Lịch sử, Địa lý dạy tiết 3 - Mĩ thuật 8: Một số công trình
tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê “KIẾN TRÚC CHÙA KEO“.
2. Mục tiêu dạy học:
- Kiến thức: Học sinh nắm bắt được vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của một số công trình mỹ thuật thời Lê. Hiểu được
chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo.
- Kỹ năng: Học sinh phân biệt được những đặc điểm của mỹ thuật Việt Nam thông qua từng giai đoạn lịch sử. Nâng cao
khả năng phân tích và cảm nhận tác phẩm.
- Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những
giá trị văn hóa của dân tộc.


- Năng lực cần đạt: : Khả năng cảm thụ mĩ thuật, khả năng thông hiểu một số công trình kiến trúc tiêu biểu của mĩ
thuật thời Lê, tuyên truyền, vận động mọi người cùng bảo vệ, tôn tạo các công trình, di tích lịch sử của cha ông.
- Tích hợp kiến thức liên môn: Cần sử dụng các các kiến thức của môn Ngữ văn, Toán , Địa lý, môn lịch sử, giáo dục
công dân, âm nhạc, giáo dục di sản văn hóa để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học.
3. Đối tượng học sinh: Học sinh đang học lớp 8 trung học cơ sở. Cụ thể: Lớp 8A trường THCS Vĩnh Thành: 27em.
4. Ý nghĩa bài học:
- Qua bài học các em hiểu sâu hơn về một số công trình kiến trúc tiêu biểu của thời nhà Lê trên quê hương Thái Bình,
tuyên truyền di tích lịch sử cho các bạn cùng trường, và gia đình, cộng đồng dân cư nơi mình đang sinh sống, vẽ những
bức tranh về di tích, lễ hội truyền thống của dân tộc. Từ đó giúp các em tự hào về truyền thống cha ông, làm giàu thêm
truyền thống lịch sử của quê hương đất nước.
- Thông qua bài học với cách vận dụng các kiến thức liên môn như:
+ Với môn Ngữ văn: Vận dụng văn nghị luận trong thuyết minh tiến trình giải quyết nội dung
+ Với môn Địa lý: Vị trí địa lý của chùa Keo.
+ Với môn Lịch sử: Mốc thời gian lịch sử của chùa Keo, lịch sử hình thành và phát triển.
+ Với môn Toán: Nắm bắt được các cụm kiến trúc chính được sắp xếp theo một không gian hình khối xác định...
+ Với môn Giáo dục công dân: Giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ gìn giữ các giá trị văn hoá, lịch sử của quê
hương mình mà rộng hơn nó có ý nghĩa đối với Quốc gia,.... để các em phát triển một cách toàn diện về Đức“ Trí- ThểMỹ. yêu quý môn học, tuyên truyền về truyền thống dân tộc tới bạn bè, mọi người về nét văn hoá kiến trúc của người
việt và đặc biệt cần quan tâm đến việc giữ rìn, bảo vệ và làm giàu truyền thống văn hoá của dân tộc.
+ Với môn Âm nhạc: Vận dụng bài hát “Tiếng hát từ quê lúa Thái Bình“
+ Về kiến thức giáo dục di sản: Tự hào về các di sản văn hóa, về di tích lịch sử của
nhà Lê di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn và phát triển.
5. Thiết bị dạy học:
- Một số tranh, ảnh về mĩ thuật thời Lê.
- Tranh về kiến trúc chùa Keo.
-Tranh về gác chuông chùa Keo.
- Tranh ảnh di tích lịch sử thời Lê, máy tính, máy chiếu....


- Bản đồ dịa hình về Thái Bình.
- Videoclíp giới thiệu về chùa Keo.

- video lồng ghép bài hát “Tiếng hát từ quê lúa Thái Bình“
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:

Tiết 3:

MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT THỜI LÊ
“ KIẾN TRÚC CHÙA KEO“

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của một số công trình mỹ thuật thời Lê. Hiểu được
chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo.
2. Kỹ năng: Học sinh phân biệt được những đặc điểm của mỹ thuật Việt Nam thông qua từng giai đoạn lịch sử. Nâng cao
khả năng phân tích và cảm nhận tác phẩm.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những
giá trị văn hóa của dân tộc.
4. Năng lực cần đạt: : Khả năng cảm thụ mĩ thuật, khả năng thông hiểu một số công trình kiến trúc tiêu biểu của mĩ
thuật thời Lê, tuyên truyền, vận động mọi người cùng bảo vệ, tôn tạo các công trình, di tích lịch sử của cha ông.
5. Tích hợp kiến thức liên môn: Cần sử dụng các các kiến thức của môn Ngữ văn, toán ,địa lý, môn lịch sử, giáo dục
công dân, âm nhạc, giáo dục di sản văn hóa để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học.
II. Chuẩn bị:

Giáo viên:
- Một số tranh, ảnh về các công trình mĩ thuật thời Lê.
- Tranh về kiến trúc chùa Keo.
- Tranh về gác chuông chùa Keo.
- Tranh ảnh di tích lịch sử thời Lê, máy tính, máy chiếu....
- Bản đồ địa hình về huyện Vũ Thư Thái Bình.
- Videoclíp giới thiệu về chùa Keo.


Học sinh:
- Đọc và nghiên cứu bài học.
- Sưu tầm một số tư liệu, tranh ảnh liên quan đến chùa Keo.


III. Tiến trình dạy học:
1.

Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số.

2.

Kiểm tra bài cũ: thu bài cũ

3.Bài mới:

Nội dung và hoạt động của giáo viên
GV ghi lên bảng:

Hoạt động
của HS
HS ghi bài

Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê “ Kiến trúc chùa Keo“.
Yêu cầu HS giới thiệu vài nét về huyện Vũ Thư Thái Bình.
1. Giới thiệu bài:

HS xung
phong phát
biểu


* Huyện Vũ Thư, Thái Bình:
- GV chiếu bản đồ và giới thiệu bổ sung( vận dụng kiến thức địa lý)
Huyện Vũ Thư là huyện đồng bằng thuộc châu thổ sông Hồng với địa
hình khá bằng phẳng, được hội nhập từ hai huyện trước kia của tỉnh Thái Bình là Vũ Quan sát,
Tiên và Thư Trì. Huyện nằm giữa ranh giới phía tây của tỉnh với tỉnh Nam Định. Phía nghe, cảm
bắc và đông bắc lần lượt giáp các huyện Hưng Hà và Đông Hưng của Thái Bình (ranh giới nhận
là sông Trà Lý, Vũ Thư nằm kề ngã ba sông Hồng và sông Trà Lý). Phía tây và nam giáp
tỉnh Nam Định (ranh giới là sông Hồng, có cầu Tân Đệ bắc qua). Phía đông giáp thành phố Thái
Bình và huyện Kiến Xương của Thái Bình. Vũ Thư có quốc lộ số 10 chạy qua chia huyện làm
đôi (đường số 10 chạy từ thành phố Thái Bình kéo đến điểm kết thúc, thuộc địa bàn
huyện là cầu Tân Đệ). Thời nhà Hậu Lê, toàn huyện Vũ Thư thuộc phủ Kiến Xương trấn
Sơn Nam.


- GV cho học sinh nghe bài hát “Tiếng hát từ quê lúa Thái Bình” lồng ghép
các hình ảnh về chùa Keo. (Vận dụng kiến thức môn Âm nhac.)
- GV chiếu hình ảnh giới thiệu về nguồn gốc lịch sử hình thành và phát triển của chùa
Keo: Theo các nghiên cứu từ Ban Quản lý di tích tỉnh, chùa Keo được xây dựng
cách đây tròn 380 năm (1632) Song nguồn gốc xa xưa là từ một ngôi chùa tên Quan sát,
Nghiêm Quang tự, được xây dựng trên đất làng Keo vào năm Tân Sửu, niên hiệu cảm nhận
Chương Thánh Gia Khánh thứ 3 (1061) đời Lý Thánh Tông. Tháng 3 năm Đinh Hợi
niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 5 (1167) đời Lý Anh Tông, chùa Nghiêm Quang
được đổi là chùa Thần Quang”thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).
(Vận dụng kiến thức lịch sử).
- GV giới thiệu hình ảnh Người dân địa phương huyện Vũ Thư, Thái Bình: Người
dân địa phương phát huy vai trò của mình trong việc bảo tồn giá trị của ngôi chùa.
Người dân địa phương chính là kho tàng dân gian ” nơi lưu giữa lại những lễ hội
truyền thống đặc trưng của chùa. Đó chính là phần hồn, cái ẩn sau kiến trúc để tăng
thêm phần hấp dẫn của một ngôi chùa.

(Giáo dục di sản văn hóa phi vật thể)
HS lắng
nghe, quan
- GV chiếu videoclíp về tổng thể kiến trúc chùa Keo.( Vãn cảnh chùa Keo Thần sát, cảm
nhận.
Quang Tự)
* Kiến trúc chùa Keo:

- Trình chiếu hình ảnh quần thể kiến trúc bên trong chùa.
Quan sát,
lắng nghe,
2. Tìm hiểu bài: Chùa Keo (Thần Quang tự) hiện nằm trên địa bàn xã Duy Nhất, lĩnh hội
huyện Vũ Thư. Ngày 28-4-1962, Chùa Keo được công nhận là Di tích lịch sử - văn kiến thức.
hoá Quốc gia. Đến tháng 9-2012, một vinh dự nữa lại đến với Đảng bộ, chính quyền
và nhân dân tỉnh Thái Bình: Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định xếp hạng Chùa Keo
là di tích quốc gia đặc biệt, cùng với 10 di tích khác của cả nước.
- Hình ảnh gác chuông chùa Keo.

- GV hướng dẫn tìm hiểu :
a. Kiến trúc chùa Keo:
+ Điều gì tạo nên nét độc đáo của chùa Keo?
- Yêu cầu đọc tìm hiểu bài và diễn giải.: (GV bổ sung)
*Toàn cảnh kiến trúc chùa keo:

HS nghe,
Chùa Keo Thái Bình được xây dựng vào năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632 , có quan sát,


tên chữ là Thần Quang Tự, hiện nằm trên địa bàn xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh
Thái Bình. Là một công trình kiến trúc nghệ thuật thời Lê, hiện còn khá nguyên vẹn cảm nhận

so với kiến trúc ban đầu. Với quy mô kiến trúc cổ rộng lớn bậc nhất trong các kiến
trúc chùa chiền ở Việt Nam, chùa Keo cũng có nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật
độc đáo. Theo văn bia và địa bạ chùa Keo thì diện tích toàn khu kiến trúc rộng 28
mẫu (100.800m2), bề ngang dài gần 500 mét, chiều sâu khoảng 200 mét. Theo bản đồ
địa chính xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư thì khu di tích chùa Keo hiện nay có diện tích
40.907,9m2. ( vận dụng kiến thức môn Toán)

Xem
video, cảm
nhận.
Quan sát,
ghi chép,
hình thành
kiến thức.

Được đánh giá là một kiệt tác nghệ thuật bằng gỗ (gỗ lim). Với tất cả những nét độc
đáo thì Chùa Keo (Thái Bình) đã được nhà nước công nhận là danh lam thắng cảnh Nghe và
ngay từ năm 1960 và hiện nay đã được liệt kê vào danh sách các thắng cảnh đặc biệt ghi chép.
quan trọng của quốc gia.
GV giới thiệu tranh.

Quan sát
và trả lời.
HS đọc và
nghiên cứu
trả lời.

Lắng nghe,
cảm nhận.



* Kiến trúc bên trong chùa keo:
- GV chiếu hình ảnh kiến trúc bên trong chùa Keo.( Giới thiệu)
Quần thể kiến trúc bên trong chùa được thiết kế theo kiểu ”nội nhị công, ngoại nhất
quốc”.
GV giới thiệu hình ảnh bên trong của chùa:

Lắng
nghe , lĩnh
hội kiến
thức.

Quan sát
và ghi nhớ


HS quan
sát

b. Hệ thống Tam Quan:
- Chiếu hình ảnh hệ thống tam quan: Tam quan ngoại.

HS quan
sát

.
Tam quan nội.

Xem tranh,
lắng nghe,

cảm nhận


Cánh cửa gian giữa Tam Quan:

Xem tranh,
nghe giới
thiệu

c. Hội chùa Keo.
Giới thiệu về lễ hội chùa Keo: Chùa Keo không chỉ là một công trình kiến trúc
nghệ thuật rất có giá trị, còn có lễ hội truyền thống khá độc đáo. Hội truyền thống của
Chùa Keo hàng năm mở 2 lần - ”Xuân Thu nhị kỳ”.
Dù cho cha đánh mẹ treo
Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm
Hai câu ca dao này đã cho ta thấy sự cuốn hút của hội chùa Keo.(vận dụng kiến
thức môn Ngữ văn)


Quan sát

d. Gác chuông chùa Keo.
- GV trình chiếu hình ảnh gác chuông chùa Keo. Yêu cầu quan sát và nhận xét. ( GV
bổ xung)
Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho
kiến trúc cổ Việt Nam thời hậu Lê. Được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn, gác
chuông cao 11,04m, có 3 tầng mái, kết cầu bằng những con sơn chồng lên nhau.
Tầng một có treo một khánh đá dài 1,20m, tầng hai có quả chuông đồng cao 1,30m
đường kính 1m đúc vào thời Lê Hy Tông năm 1686, tầng ba và tầng thượng treo
chuông nhỏ cao 0,62m, đường kính 0,69m đúc năm 1796.

Quan sát
tranh

Gác chuông chùa Keo được làm theo kiểu chồng diêm cổ các có 12 mái, kiến trúc
mặt bằng theo hình vuông, có chiều cạnh 8,53 x 8,92m (diện tích 72m 2), độ cao từ
nền tới bờ nóc là 11,5m. Gác chuông hoàn toàn bằng gỗ, chạm khắc trang trí mỹ


thuật tôn vẻ đẹp lộng lẫy, được đánh giá là công trình gác chuông to đẹp vào hàng
bậc nhất các gác chuông của ngôi chùa cổ Việt Nam. lưu giữ được một số hiện vật
quý như chuông và khánh đá.

Quan sát,
lắng nghe,
lĩnh hội
kiến thức


Xem tranh,
cảm nhận

HS chú ý
lắng nghe,
ghi nhớ.

e. Bảo tồn và phát triển.
- GV chiếu hình ảnh về ý thức của một số du khách yêu cầu học sinh nhận xét.
- GV nhận xét bổ xung.
Trước sự tàn phá của thời gian, của thiên nhiên, sự xâm hại của con người” thì đòi
Quan sát

hỏi các cơ quan chức năng và người dân địa phương cần phải phối kết hợp với nhau
tranh
một cách chặt chẽ trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị của ngôi chùa, để ngôi
chùa mãi là: ”Kiệt tác kiến trúc của thế kỷ XVII”. Người dân cần nhận thức rõ về
tầm quan trọng của việc bảo vệ và tôn tạo một di tích mang tầm cỡ quốc gia, Giáo
dục về ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ gìn giữ các giá trị văn hoá, lịch sử tuyên
truyền về truyền thống dân tộc tới bạn bè, mọi người về nét văn hoá kiến trúc của
người việt và đặc biệt cần quan tâm đến việc giữ rìn, bảo vệ và làm giàu truyền thống
văn hoá của dân tộc.( vận dụng kến thức môn Giáo dục công dân)
3. Kiểm tra: Đánh giá khả năng tiếp thu bài học của HS, GV đưa ra hệ thống các câu
hỏi:

Quan sát,


?. Chùa Keo được xây dựng ở đâu? vào thời gian nào?
?.Em hãy trình bày sơ lược về cấu trúc của chùa Keo?
?. Điều gì đã tạo nên sự độc đáo của kiến trúc chùa Keo?
GV nhận xét, chỉ ra những chỗ còn sai hoặc chỗ HS nắm bài chưa tốt.
4. Nâng cao: Gợi ý cho HS vẽ tranh về lễ hội chùa Keo.
Sưu tầm các bài viết liên quan đến chùa Keo.
Những thành công về mĩ thuật của kiến trúc chùa Keo.

lắng nghe,
lĩnh hội
kiến thức


Quan sát
hình ảnh,

nêu cảm
nhận.


Học sinh
thực hiện.

Lắng
nghe rút
ra bài học.
HS thực
hiện.
IV. Củng cố: Yêu cầu học sinh cảm nhận về nội dung ý nghĩa bài học và liên hệ thực tế cuộc sống.
V. Dặn dò: Về nhà học bài , sưu tầm tranh, ảnh về chùa Keo, đồng thời chuẩn bị giấy A4, chì, tẩy, màu để học bài 4:
Tạo dáng và trang trí chậu cảnh.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh:
- Kiểm tra kiến thức về chùa Keo( GV đánh giá)
- Kiểm tra cảm thụ tác phẩm vấn đáp: Học xong bài: Một số công trình tiêu biểu
của mĩ thuật thời Lê “Kiến trúc chùa Keo“em có thêm những hiểu biết gì?
Gợi ý:
Chùa Keo Thái Bình là một công trình kiến trúc nghệ thuật thời Lê, Được đánh giá là một kiệt tác nghệ thuật bằng gỗ
(gỗ lim), chùa Keo còn được xem là công trình nghệ thuật lớn nhất đặc sắc nhất trong kiến trúc truyền thống Việt Nam


Với vẻ đẹp về mặt kiến trúc, sự linh thiêng về mặt tâm linh thì chùa Keo thực sự trở thành điểm tham quan hấp dẫn đối
với du khách gần xa, đồng thời là niềm tự hào của người dân nơi đây. Chùa Keo (Thái Bình) với những đường chạm trổ
tinh vi, những cấu trúc đường nét sắc sảo kết hợp với lối kiến trúc đặc trưng theo lối “Nội nhị công, ngoại nhất quốc“,
đặc biệt là vẻ đẹp của gác chuông Chùa Keo, đó là sự kết hợp hài hòa giữa chất liệu gỗ với những đường cong nét đao
tạo nên sự khỏe về lực nhưng đẹp về dáng. Tất cả đã hội tụ lại nơi đây để rồi những điều đó tạo nên một kiệt tác kiến
trúc một thời trong lịch sử kiến trúc Việt Nam. được nhà nước xếp hạng là “ Di tích Quốc gia đặc biệt“.


Nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc bảo vệ và tôn tạo một di tích mang tầm cỡ quốc gia, ý thức bảo vệ môi
trường, bảo vệ gìn giữ các giá trị văn hoá, lịch sử tuyên truyền về truyền thống dân tộc tới bạn bè, mọi người về nét văn
hoá kiến trúc của người việt và đặc biệt cần quan tâm đến việc giữ rìn, bảo vệ và làm giàu truyền thống văn hoá của dân
tộc.
8.Sản phẩm của học sinh:
Ảnh học sinh học tiết 3: Một số công trinh tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê “ Kiến trúc chù Keo“.


Ảnh: em Đỗ Kim Chi - Học sinh lớp 8A trường THCS Vĩnh Thành, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Đại diện nhóm 3: Giới thiệu về
kiến trúc bên trong chùa Keo.

Ảnh: em Trần Thúy Quỳnh - Học sinh lớp 8A trường THCS Vĩnh Thành, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Đại diện nhóm 2: Giới thiệu
về toàn cảnh kiến trúc chùa Keo.


Tranh vẽ về lễ hội chùa Keo của nhóm 1.

Hoàng Ngọc Hiền

Lê Thị Thu Hồng


Vĩnh Thành, ngày 6 tháng 12 năm 2014.
Người thực hiện



×