Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Tìm hiểu mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động vẽ ở một số trường mầm non tại tp biên hòa tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.52 MB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

HỒ HOÀNG YẾN

TÌM HIỂU MỨC ĐỘ TƯỞNG TƯỢNG
SÁNG TẠO CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TRONG
HOẠT ĐỘNG VẼ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG
MẦM NON TẠI TP. BIÊN HÒA, TỈNH
ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ chí Minh - 2011


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ MẪU
GIÁO 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VẼ
1.1 . Lịch sử nghiên cứu .......................................................................................... 6
1.2 . Lý luận về tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động
vẽ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ..................................................................................... 13


1.2.1. Tưởng tượng .................................................................................................. 13
1.2.2. Tưởng tượng sáng tạo ................................................................................... 19
1.2.3. Hoạt động vẽ ................................................................................................. 25
1.2.4. Tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ............ 39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CỦA
TRẺ 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VẼ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON
TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. Vài nét về các trường mầm non ở TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ..................... 49
2.2. Thực trạng mức độ tưởng tượng sáng tạo của
trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ ..........................................................................50
2.2.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng ................................................. 50
2.2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ..................................................................... 53
2.2.2.1. Thực trạng về mức độ tưởng tượng sáng tạo
của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ ........................................................................ 53


2.2.2.2. Thực trạng biểu hiện tưởng tượng sáng tạo qua
tranh vẽ của trẻ 5-6 tuổi qua một số tiêu chí ........................................................... 55
2.2.2.3. Phân tích thực trạng mức độ tưởng tượng sáng tạo
của trẻ trên các phương diện so sánh ..................................................................... 64
2.2.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tưởng tượng
sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ 5-6 tuổi ........................................................... 70
2.2.2.5. Đánh giá của giáo viên về các biện pháp phát huy
khả năng sáng tạo trong hoat động vẽ của trẻ 5-6 tuổi .......................................... 80
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ TƯỞNG TƯỢNG
SÁNG TẠO CỦA TRẺ TRONG HOẠT ĐỘNG VẼ
3.1. Một số biện pháp nâng cao mức độ tưởng tượng sáng tạo
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ ......................................................... 84
3.2. Thực nghiệm một số biện pháp nâng cao mức độ
tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ .................................................... 96

3.2.1. Khái quát về tổ chức thực nghiệm ................................................................ 96
3.2.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ............................................................... 102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận ................................................................................................................ 117
Kiến nghị .............................................................................................................. 120
Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 121
Phụ lục .................................................................................................................. 126


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt

Thực nghiệm

TN

Đối chứng

ĐC

Tần số

N

Tỷ lệ phần trăm

%



DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Ký hiệu

Tên bảng

Trang

1

Bảng 2.1

Kết quả về mức độ tưởng tượng sáng tạo trong tranh vẽ

53

của trẻ
2

Bảng 2.2

Kết quả mức độ tưởng tượng sáng tạo qua từng tiêu chí

56

cụ thể
3


Bảng 2.3

Đánh giá của giáo viên về mức độ biểu hiện tưởng

61

tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ.
4

Bảng 2.4

Đánh giá của giáo viên về các biểu hiện tưởng tượng

63

sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ.
5

Bảng 2.5

Mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ phân theo giới.

65

6

Bảng 2.6

So sánh các tiêu chí tưởng tượng sáng tạo của trẻ phân


65

theo giới.
7

Bảng 2.7

Mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ phân theo trường.

67

8

Bảng 2.8

So sánh các tiêu chí tưởng tượng sáng tạo của trẻ phân

68

theo trường.
9

Bảng 2.9

So sánh các tiêu chí tưởng tượng sáng tạo của trẻ theo

69

từng cặp trường.
10


Bảng 2.10

Đánh giá của giáo viên về các hoạt động mà trẻ thể hiện

70

tưởng tượng sáng tạo.
11

Bảng 2.11

Đánh giá của giáo viên về các yếu tố nhằm nâng cao

72

tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ.
12

Bảng 2.12

Các biện pháp giáo viên sử dụng để nâng cao tưởng

74

tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ.
13

Bảng 2.13


Các hình thức giáo viên sử dụng trong việc hình thành

76

biểu tượng về đối tượng vẽ cho trẻ.
14

Bảng 2.14

Các cách thức giáo viên sử dụng để tạo động cơ, hứng
thú cho trẻ trong hoạt động vẽ.

78


15

Bảng 2.15

Đánh giá của giáo viên về các biện pháp nâng cao tưởng

81

tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ
16

Bảng 3.1

Mức độ tưởng tượng sáng tạo qua tranh vẽ “Quà tặng


101

người thân”
17

Bảng 3.2

Kết quả mức độ tưởng tượng sáng tạo qua tranh vẽ

103

“Hoa”.
18

Bảng 3.3

Mức độ tưởng tượng sáng tạo qua tranh vẽ “Thiên nhiên
quanh bé”.

104


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT

Ký hiệu

Tên biểu đồ

1


Biểu đồ 2.1

Sự phân bố số lượng trẻ theo tổng điểm

54

2

Biểu đồ 2.2

Điểm trung bình tưởng tượng sáng tạo của trẻ

67

Trang

phân tích theo giới tính.
3

Biểu đồ 2.3

Điểm trung bình tưởng tượng sáng tạo của trẻ

70

phân tích theo trường.
4

Biểu đồ 3.1


Điểm trung bình các tiêu chí nhóm đối chứng

102

và thực nghiệm trước thực nghiệm.
5

Biểu đồ 3.2

Điểm trung bình các tiêu chí nhóm đối chứng

104

và thực nghiệm trong đề tài: “Vẽ hoa”
6

Biểu đồ 3.3

Điểm trung bình các tiêu chí nhóm đối chứng
và thực nghiệm trong đề tài: “Vẽ thiên nhiên
quanh bé”.

105


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Thế giới đang bước vào thời đại văn minh của trí tuệ. Sự sáng tạo của con
người đã mang đến cho xã hội những giá trị vật chất và tinh thần rất phong phú.
Tính sáng tạo được coi là một phẩm chất quan trọng không thể thiếu được của
người lao động mới. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong quá trình giáo
dục. “Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, và chuẩn bị cho trẻ
vào học lớp 1”. Sự hình thành và phát triển các đặc điểm tâm lý nói chung và khả
năng sáng tạo nói riêng ở lứa tuổi mẫu giáo là cơ sở, nền móng cho sự phát triển
tâm lý, khả năng sáng tạo sau này của trẻ.
Chúng ta đang sống trong một “Kỷ nguyên của thông tin”, ý tưởng là bánh xe
của sự tiến bộ. Ý tưởng là kết quả của nhiều yếu tố trong đó có hoạt động nhận
thức. Trong hoạt động nhận thức, chúng ta không thể không kể đến vai trò của
tưởng tượng. Tưởng tượng là một trong những chức năng quan trọng nhất và luôn
có mặt trong mọi hoạt động và giao tiếp của con người. Đặc biệt, trong lĩnh vực
nghệ thuật tưởng tượng sáng tạo đóng vai trò chủ đạo, quyết định năng lực sáng tạo
nghệ thuật của người nghệ sĩ.
Giáo dục thẩm mỹ là một trong những nội dung cơ bản của việc hình thành và
phát triển toàn diện cho trẻ. Hoạt động tạo hình là một hoạt động không thể thiếu ở
lứa tuổi mầm non. Qua nhiều cuộc nghiên cứu về vai trò của hoạt động tạo hình đối
với sự phát triển nhận thức của trẻ em, có thể khẳng định rằng hoạt động tạo hình có
thể coi là một trong những hoạt động tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển
trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ em.
Một hoạt động mang tính tạo hình đặc trưng nhất và xuất hiện sớm nhất - đó là
hoạt động vẽ. Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, nhất là trẻ 5-6 tuổi, trẻ rất thích vẽ.
Qua vẽ, trẻ dùng ngôn từ là những nét vẽ, những màu sắc, biểu tượng để nói lên
những xúc cảm, tình cảm nhận thức của mình về thế giới xung quanh theo cách nhìn
của riêng trẻ. Và cũng chính từ những tác phẩm này mà ta có thể hiểu được phần


2


nào những nét tâm lí của trẻ và có những hướng giáo dục phù hợp. Thực tế giáo dục
mầm non cho thấy ở một số trường mầm non thì hoạt động tạo hình nói chung và
hoạt động vẽ nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động này được tổ chức
với nội dung chưa phong phú, bằng những phương pháp - hình thức còn mang tính
áp đặt, trẻ thực hiện quá trình tạo hình một cách thụ động thiếu nguồn cảm hứng.
Tình trạng này sẽ làm cản trở sự phát triển nhận thức thẩm mỹ và làm mai một khả
năng sáng tạo của trẻ.
Với ý nghĩa trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu mức độ
tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ ở một số trường Mầm
non tại Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”.

2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ từ 5-6 tuổi trong hoạt động
vẽ ở một số trường Mầm non tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở
nghiên cứu, đề ra một số biện pháp giúp nâng cao khả năng tưởng tượng sáng tạo
của trẻ.

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
- 150 trẻ 5-6 tuổi thuộc 3 trường: Mầm non Hoa Sen, Mầm non Hoa Mai, Mẫu
giáo Hướng Dương tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai là khách thể nghiên cứu
chính của đề tài
- 31 giáo viên trực tiếp giảng dạy chăm sóc nhóm trẻ 5-6 tuổi thuộc 3 trường:
Mầm non Hoa Sen, Mầm non Hoa Mai, Mẫu giáo Hướng Dương là khách thể
nghiên cứu bổ trợ của đề tài.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5 -6 tuổi trong hoạt động vẽ.

4. Giả thuyết khoa học

- Mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ thể hiện trong hoạt động vẽ ở mỗi
trường phần lớn đạt trung bình là chủ yếu. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân
nhưng nguyên nhân chính là về phía giáo viên, giáo viên chưa có biện pháp kích


3

thích tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Nếu áp dụng một số biện pháp tác động như:
(1) Tổ chức cho trẻ các bài tập, trò chơi “tưởng tượng có định hướng” nhằm giúp trẻ
hình thành thói quen độc lập trong việc tìm kiếm ý tưởng, tạo ra những biểu tượng,
những cách biểu đạt linh hoạt, độc đáo; (2) Tổ chức quá trình tri giác với học cụ
trực quan đa dạng về chủng loại và hình thức; (3) Tạo hứng thú, phát triển ở trẻ
những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ có thể nâng cao mức độ tưởng tượng sáng tạo trẻ
trong hoạt động vẽ.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Tìm hiểu vấn đề lý luận về tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong
hoạt động vẽ
5.2 Khảo sát thực trạng mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong
hoạt động vẽ.
5.3 Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp nâng cao khả năng tưởng
tượng sáng tạo ở trẻ.

6. Giới hạn đề tài
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ qua thể loại vẽ theo đề
tài.
6.2. Giới hạn về mẫu nghiên cứu
Chỉ khảo sát 150 trẻ 5-6 tuổi được chọn ngẫu nhiên 3 trường: Mầm non Hoa
Sen, Mầm non Hoa Mai, Mẫu giáo Hướng Dương tại thành phố Biên Hòa, tỉnh

Đồng Nai.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Thu thập các loại sách, báo, tạp chí, tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát


4

Dự giờ các hoạt động chung có mục đích học tập trong đó hoạt động vẽ là
hoạt động trọng tâm. Quan sát nhóm trẻ trong mẫu nghiên cứu về tốc độ vẽ, mức độ
sẵn sàng vẽ, sự tẩy xóa, sự thay đổi nội dung chủ đề, độ tập trung, sự bình luận, sự
biểu hiện cảm xúc trong quá trình vẽ của trẻ.
7.2.2. Phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu điều tra bằng bảng hỏi với giáo viên đang phụ trách trẻ 5-6
tuổi của 3 trường Mầm non Hoa Sen, Mầm non Hoa Mai, Mẫu giáo Hướng Dương
về:
- Nhận thức của giáo viên về trí tưởng tượng sáng tạo ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
trong hoạt động vẽ .
- Đánh giá của giáo viên về các hoạt động trẻ thể hiện tưởng tượng sáng tạo,
thực trạng mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, biểu hiện tưởng
tượng sáng tạo bộc lộ qua tranh vẽ.
- Các biện pháp giáo viên sử dụng để phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo
của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động vẽ.
- Ý kiến của giáo viên về các biện pháp nâng cao khả năng tưởng tượng sáng
tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ.

7.2.3. Phương pháp trò chuyện
Trao đổi với trẻ và giáo viên về nội dung và hình thức tranh vẽ của trẻ để
đánh giá mức độ tưởng tượng sáng tạo.
7.2.4. .Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động vẽ
Trên cơ sở nghiên cứu về hoạt động vẽ và tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi, chúng tôi xác định biểu hiện của tưởng tượng sáng tạo ở trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi trong hoạt động vẽ theo đề tài được thể hiện ở những điểm sau:
* Về nội dung
- Tên tranh vẽ: trẻ có sự thay đổi khi đặt tên tranh vẽ.
- Đặc điểm nội dung tranh vẽ: có sự thay đổi về nhân vật, sự vật hiện tượng,
tình tiết, bối cảnh.


5

*Về hình thức
- Bố cục: sử dụng luật phối cảnh để thể hiện chiều sâu trong không gian.
- Màu sắc: sử dụng màu sắc một cách có chủ ý, theo ý đồ miêu tả.
- Hình vẽ: giàu tính hình tượng, thể hiện ở nhiều dạng hoạt động.
7.2.5. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm một số biện pháp: (1) Tổ chức cho trẻ các bài tập, trò chơi
“tưởng tượng có định hướng” nhằm giúp trẻ hình thành thói quen độc lập trong việc
tìm kiếm ý tưởng, tạo ra những biểu tượng, những cách biểu đạt linh hoạt, độc đáo;
(2) Tổ chức quá trình tri giác với học cụ trực quan đa dạng về chủng loại và hình
thức; (3) Tạo hứng thú, phát triển ở trẻ những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ nhằm
nâng cao mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ. Chọn nhóm đối
chứng và nhóm thực nghiệm để đánh giá kết quả của các biện pháp tác động.
7.3. Phương pháp toán thống kê
Sử dụng phần mềm SPSS 11.5 để xử lý số liệu thu được.



6

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ TƢỞNG TƢỢNG SÁNG TẠO
CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VẼ
1.1. Lịch sử nghiên cứu tƣởng tƣợng sáng tạo của trẻ mẫu giáo trong
hoạt động vẽ.
1.1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu tưởng tượng và tưởng tượng sáng
tạo
Tưởng tượng được nghiên cứu từ khá lâu, đến thế kỉ XX nhà Tâm lý học người
Pháp T.Ribot đã xem xét tưởng tượng như một quá trình xây dựng biểu tượng mới
từ những cái gì đã có từ trước (xây dựng cái mới trên cơ sở cái cũ). Ông cho rằng
nên nghiên cứu tưởng tượng trong mối liên hệ thống nhất của hai yếu tố cảm xúc và
trí tuệ. T.Ribot đánh giá rất cao vai trò của tưởng tượng trong cuộc sống, ông khẳng
định tuyệt đại đa số phát minh trước khi đi vào hiện thực đều đi qua các giai đoạn
tưởng tượng. T.Ribot cũng đưa ra một biểu đồ miêu tả một cách tượng trưng đặc
điểm phát triển của biểu tượng ở các lứa tuổi khác nhau. Khi so sánh trí tưởng
tượng của trẻ em và người lớn, ông cho rằng trí tưởng tượng của trẻ em ngang hàng
với trí tưởng tượng của người lớn về tính chất thực tại của các yếu tố mà từ đó trí
tưởng tượng được xây dựng nên, và cơ sở cảm xúc thực sự của trí tưởng tượng của
trẻ em cũng biểu hiện mạnh mẽ như ở người lớn nhưng còn tính chất những kết hợp
gắn với tài liệu, chất lượng và sự đa dạng của những kết hợp ấy ở trẻ em không
bằng người lớn và phải phát triển dần cùng năm tháng, đứa bé tin vào những sản
phẩm của trí tưởng tượng nó nhiều và rất ít kiểm tra nó [46, 65, 66]. Với câu hỏi:
hoạt động tưởng tượng có phụ thuộc vào năng khiếu hay không? Thì ông cho rằng
nếu sáng tạo là quá trình xây dựng nên cái mới, thì sáng tạo là lĩnh vực của tất cả
mọi người ở mức độ này hay mức độ khác, nó chính là người bạn đồng hành bình
thường và thường xuyên của sự phát triển trẻ em.[46,74]
Nhà Tâm lý học Thụy Sĩ, Jean Piaget khi nghiên cứu về sự phát triển các chức

năng kí hiệu, ông chỉ ra rằng những hình ảnh của tưởng tượng không chỉ là sự sao


7

chép hiện thực một cách đơn thuần mà đó là sự sao sao chép một cách tích cực
những bức tranh tri giác.[24, 6]
Một số tác giả người Đức như Vinhem Serer, Muyle Phraienphen đã đánh
đồng trí nhớ và tưởng tượng. Nhằm mục đích phản bác lại quan điểm xem tưởng
tượng là yếu tố không thể nhận biết được, là yếu tố độc quyền của các thiên tài sáng
tạo. Các tác giả này đã chứng minh tưởng tượng là một hiện tượng đơn giản và phổ
biến thông qua việc coi các hình ảnh của trí nhớ là sự thể hiện thực sự của tưởng
tượng. Serer từng tuyên bố: “Tôi thiên về phía thừa nhận rằng trí nhớ và tưởng
tượng chẳng qua chỉ là một mà thôi, đấy là khả năng gợi lại các biểu tựơng cũ”.
[15, 7]
Sigmund Freud (1856-1939) là nhà Tâm lý học nghiên cứu rất nhiều về giấc
mơ nên cũng quan tâm đến tưởng tượng. Tuy nhiên, ông lý giải cũng như các hiện
tượng tâm lý khác, tưởng tượng có nguồn gốc từ sự dồn nén các bản năng tính dục
khi chúng không được thỏa mãn. Tưởng tượng xuất hiện rất nhiều trong vô thức
giúp thỏa mãn dục vọng. Ông cho rằng chức năng cơ bản của tưởng tượng là bảo vệ
“cái tôi”, điều hòa những cảm xúc bị dồn nén.[15, 6]
L.X.Vưgôtxki với một số tác phẩm như: “Trí tưởng tượng sáng tạo ở lứa
tuổi thiếu nhi”, “Tâm lý học nghệ thuật”, “Sự phát triển của các chức năng tâm lý
cấp cao”, đã xây dựng nên lý thuyết khá hoàn chỉnh về tưởng tượng. Đối với ông,
hoạt động sáng tạo có vai trò to lớn trong sự tồn tại của loài người và cơ sở sáng tạo
chính là tưởng tượng. Theo Vưgôtxki: “Trí tưởng tượng là cơ sở của bất cứ hoạt
động sáng tạo nào, biểu hiện hoàn toàn như nhau trong mọi phương diện của đời
sống văn hóa, nó làm cho mọi sáng tạo nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật có khả
năng thực hiện”. Khi nghiên cứu về tưởng tượng sáng tạo ở trẻ em ông đã chỉ ra vai
trò của hứng thú đối với việc hình thành và phát huy khả năng sáng tạo của trẻ em

trong hoạt động tạo hình và ông đặc biệt nhấn mạnh nguyên tắc tự do trong hoạt
động nghệ thuật.
Nhà Tâm lý học E.P.Torrance đã soạn thảo ra một số Test về tưởng tượng và
tưởng tượng sáng tạo rất có giá trị, được sử dụng đến ngày nay. Test sáng tạo và


8

tưởng tượng sáng tạo của Torrance được dùng cho nhiều độ tuổi khác nhau từ trẻ
mầm non đến người trưởng thành, đánh giá dựa trên 4 tiêu chí:
+ Tính linh hoạt (Flexibility): thể hiện ở việc đưa ra nhiều phương án, nhiều
cách khác nhau tạo ra sản phẩm.
+ Tính nhanh nhạy (Fluency): thể hiện ở việc nhanh chóng tạo ra sản phẩm.
+ Tính độc đáo (Orginality): thể hiện ở sản phẩm, cách giải quyết vấn đề
khác với người còn lại.
+ Tính tỷ mỷ (Elaborality): thể hiện ở việc sản phẩm tạo ra có nhiều chi tiết
tỷ mỷ, công phu. [15, 19, 20].
Theo một số tác giả như A.N.Leonchiev, X.L.Rubinstein… tưởng tượng là
hoạt động tâm lý nằm trong giai đoạn nhận thức lý tính và gắn liền với hoạt động
sáng tạo.
Nhìn chung, nghiên cứu về tưởng tượng đã được nghiên cứu từ khá lâu, và
ngày nay tưởng tượng sáng tạo đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà Tâm
lý học.

1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu hoạt động vẽ và tưởng tượng sáng
tạo trong hoạt động vẽ của trẻ em
Việc nghiên cứu về hoạt động tạo hình của trẻ em mà đặc biệt là hoạt động vẽ
có một lịch sử khá phức tạp. Lúc đầu, sự lý giải về bản chất của hoạt động này
mang tính kinh nghiệm chủ nghĩa. Tiếp đó các cách giải đều mang ảnh hưởng của
các trường phái Tâm lý học như “Tâm lý học ưu sinh”, “Tâm lý học cấu trúc”,

“Phân tâm học” với câu hỏi chính mà các nhà Tâm lý học giải đáp là “Trẻ vẽ gì?”
[30,36]
Các nhà Tâm lý học theo trường phái ưu sinh đã xem xét bản chất hoạt động
vẽ của trẻ từ góc độ sinh học. Đại diện trường phái này, tác giả G.Ke-mschensteiner
cho rằng đứa trẻ vẽ những gì nó biết và cái nó biết theo ông là tiềm năng bẩm sinh.
Đồng ý với tác giả trên, W.Stem cũng khẳng định rằng trẻ miêu tả những gì nó nghĩ,
nó biết chứ không phải là cái nó nhìn thấy. Sự phát triển hoạt động tạo hình theo


9

quan điểm này chính là quá trình tự phát của các khả năng bẩm sinh, là sự kế thừa
một cách tự nhiên những tiềm năng sẵn có của cả loài. [30, 36]
Khác với các nhà Tâm lý học ưu sinh, các đại diện của Tâm lý học hành vi
đánh giá cao vai trò của ảnh hưởng ngoại giới nhưng lại coi thường yếu tố tự nhiên
– một yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển khả năng nghệ thuật. Việc tổ
chức dạy học, giáo dục kiểu “chương trình hóa” theo quan điểm này không thể
mang lại kết quả tích cực trong việc phát triển khả năng sáng tạo và giáo dục thẩm
mỹ cho trẻ nhỏ. [30, 36]
Các nhà Tâm lý học cấu trúc cũng đi sâu tìm hiểu hoạt động vẽ của trẻ em và
đã cho rằng “Trẻ vẽ những gì nó nhìn thấy”. Câu trả lời này đã chỉ ra vai trò to lớn
của tri giác và các kinh nghiệm trong quá trình vẽ. Tuy nhiên theo trường phái này,
“nhìn” và nhìn nhiều thôi thì chưa đủ, cần phải biết nhìn trong hoạt động tạo hình
phải là khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp và nhận biết cấu trúc của đối tượng
quan sát như một tổng thể trọn vẹn. Các nhà tâm lý học cấu trúc cho rằng phần lớn
các hiện tượng trong cuộc sống, trong thiên nhiên không thể được miêu tả một cách
chính xác nếu chỉ xem xét theo từng phần riêng lẻ. Họ khẳng định vai trò của tri
giác trọn vẹn trong việc hình thành các tác phẩm nghệ thuật. Hạn chế của họ là quá
thiên về quy luật “bừng sáng” và giải thích các hiện tượng sáng tạo trong hoạt động
vẽ như là kết quả của sự “lóe lên” của “cấu trúc sinh học” mang tính tiền định nên

đã đánh giá thấp vai trò của ý thức trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật. [30, 36]
Tranh vẽ của trẻ em là mối quan tâm đặc biệt của các nhà Phân tâm học, khi lý
giải về bản chất tranh vẽ của trẻ, họ khẳng định rằng “Đứa trẻ vẽ những gì nó cảm
thấy”. Cái “cảm thấy” chính là nhu cầu bản năng vô thức. Với quan điểm của mình
họ đã sinh vật hóa tâm lý con người, làm con người mất đi tính chủ thể, tính tích
cực hoạt động và sáng tạo trong hoạt động vẽ. [30, 37]
Nhìn chung, khi xem xét các quan điểm của những trường phái Tâm lý học
trên có thể nhận thấy chỉ mới dừng lại ở sự phát triển tự phát của trẻ trong hoạt
động tạo hình mà không thừa nhận rằng hoạt động tạo hình của trẻ em là kết quả


10

hoạt động tích cực của chủ thể trên cơ sở sự lĩnh hội và vận dụng sáng tạo các kinh
nghiệm xã hội, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn.
Vào những thập kỉ đầu của thế kỉ 20, một số nhà nghiên cứu đã tổ chức quá
trình quan sát, thực nghiệm nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành
tranh vẽ của trẻ em. G.H.Luquet, J.Piaget đã chỉ ra vai trò của các biểu tượng hình
tượng trong quá trình xây dựng hình vẽ, hay D.N.Unadze cũng đã chứng minh sự
phụ thuộc của những hình ảnh được thể hiện trong tranh vẽ của trẻ em vào khả năng
tri giác và các biểu tượng được hình thành trong quá trình tri giác, tư duy.
Từ những năm 40-50 của thế kỉ 20, dưới ánh sáng của các công trình nghiên
cứu của nhà Tâm lý học Xô-viết lỗi lạc L.X.Vưgôtxki thì cách nhìn nhận về sự phát
triển của hoạt động tạo hình và hoạt động sáng tạo nói chung ở trẻ em đã thay đổi
về căn bản. Khi tìm hiểu xem “Trẻ em vẽ gì”, các nhà Tâm lý học theo quan điểm
duy vật biện chứng đã nhận thấy tranh vẽ của trẻ em thể hiện các kinh nghiệm sau:
- Trước hết và nhiều nhất là các kinh nghiệm tri giác bằng thị giác các sự vật,
hiện tượng, sự kiện trong thế giới xung quanh.
- Tiếp đó là các kinh nghiệm về sự vật xung quanh mà trẻ có cơ hội tiếp xúc,
tiếp nhận bằng các cơ quan cảm giác khác như xúc giác, cảm giác vận động, thính

giác, khứu giác, vị giác.
- Các khuôn mẫu đồ họa mang tính sơ đồ mà trẻ tiếp thu được từ người lớn
trong quá trình giao tiếp.
Sự thể hiện các kinh nghiệm trên có liên quan chặt chẽ với các đặc điểm khả
năng tri giác, tư duy, tưởng tượng, xúc cảm, tình cảm và thái độ rất riêng của từng
đứa trẻ đối với thế giới xung quanh. [29, 15]
Nghiên cứu về đặc điểm hình thành các hình ảnh đồ họa trong trí óc (mô hình
tâm lý) ảnh hưởng đến tranh vẽ của trẻ mầm non, nhà tâm lý học V.X.Mukhina,
L.A.Vengher đã đưa ra hai loại cấu trúc đồ họa mà trẻ thường sử dụng:
Một loại xuất hiện do sự bắt chước một cách máy móc các mẫu đồ họa mà
người lớn cung cấp, và trẻ thường sử dụng chúng như một loại kí hiệu đơn thuần


11

với mục đích biểu đạt. Loại sơ đồ này thường có sức sống dai dẳng, cản trở sự hình
thành và phát triển của các yếu tố sáng tạo nghệ thuật. [30, 40]
- Một loại khác được hình thành trong quá trình đứa trẻ tích cực, độc lập quan
sát, tạo dựng các hình ảnh trên cơ sở phối hợp giữa hình ảnh sơ đồ khái quát (có
nguồn gốc bắt chước) với các biểu tượng phong phú về chính đối tượng thật. Loại
hình ảnh đồ họa này sẽ nhanh chóng được phát triển, sinh động hóa, cụ thể hóa
thành những hình tượng độc đáo, mang tính nghệ thuật.
Theo công trình nghiên cứu về trí tưởng tượng của mình, nhà Tâm lý học
người Pháp T. Ribot đã nhận thấy thời kì tuổi dậy thì trí tưởng tượng có sự đột biến,
sự phá hủy, và việc tìm tòi một sự cân bằng mới. Hoạt động tưởng tượng thể hiện ở
dạng như ở thời thơ ấu giờ đây đã bị thu hẹp lại biểu hiện trẻ không còn ham thích
vẽ nữa, đứa trẻ bắt đầu có thái độ phê phán với những bức tranh của mình ngoại trừ
những trẻ có năng khiếu [46,69]. Trong nghệ thuật tạo hình, năng khiếu và năng lực
biểu lộ trung bình khoảng mười bốn tuổi. [46,76]


1.1.2. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về Tâm lý học trẻ em, vấn đề về tưởng tượng nhất
là tưởng tượng sáng tạo ở trẻ mầm non đang được quan tâm. Tác giả Nguyễn Ánh
Tuyết, Ngô Công Hoàn, Mai Nguyệt Nga… đã đưa ra các đặc điểm tưởng tượng
của trẻ qua các độ tuổi của trẻ mầm non và các biện phát phát triển trí tưởng tượng
sáng tạo ở trẻ.
Một số công trình nghiên cứu về việc nâng cao khả năng sáng tạo, tưởng tượng
sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ mầm non với các tác giả như:
Tác giả Lê Thanh Thủy với đề tài: “Sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ em
trong hoạt động tạo hình” đã đưa ra kết luận rằng cách thức tổ chức hoạt động tạo
hình sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự xuất hiện và phát triển trí tưởng tượng của trẻ
em. Nếu biết cách phối hợp một cách hợp lý giữa các bài tập tạo hình theo mẫu với
các bài tập tạo hình tự do, khéo léo nâng dần yêu cầu sáng tạo từ hình thức tạo hình
theo đề tài bắt buộc đến hình thức theo đề tài tự do, các nhà sư phạm có thể từng
bước khơi dậy, phát triển tính tích cực của tư duy sáng tạo và tưởng tượng sáng tạo.


12

Ngoài ra, tác giả cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của tri giác đến khả năng tạo hình
của trẻ mẫu giáo, đã đưa ra một số biện pháp tổ chức quá trình tri giác cho trẻ.
Vấn đề giáo dục nghệ thuật – giáo dục thẩm mỹ cũng được các nhà giáo dục
quan tâm nghiên cứu như Đặng Thành Hưng, Nguyễn Quốc Toản. Khi nghiên cứu
về hoạt động tạo hình của trẻ mầm non, với đề tài: “Một số biện pháp bồi dưỡng
cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình” tác giả Phan
Việt Hoa đã chỉ ra con đường nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu
giáo.[23, 7]
Tác giả Lê Thị Thanh Bình đã nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm
phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ với đề tài: “Một
số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong giờ

vẽ” [6, 8]
Tác giả Nguyễn Thị Kim Dung với đề tài: “Một số biện pháp phát huy tính
tích cực của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ” đã đề ra một số biện pháp
như đa dạng hóa nguyên vật liệu và hình thức phân tích nhận xét sản phẩm của trẻ,
khơi gợi cảm xúc thẩm mỹ của trẻ qua việc cho trẻ trực tiếp quan sát hoạt động vẽ
của họa sĩ, tổ chức cho trẻ xem các tác phẩm nghệ thuật, sử dụng trò chơi đóng kịch
nhằm gây hứng thú trẻ đến với hoạt động vẽ, chuẩn bị tâm thế cho trẻ đến với hoạt
động vẽ, tạo bầu không khí nhẹ nhàng thoải mái trong buổi học.
Tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc qua đề tài: “Một số biện pháp gây hứng thú
cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động vẽ bằng thuốc màu” đã đưa ra một số biện pháp
tạo hứng thú cho trẻ như tận dụng môi trường tự nhiên - xã hội để gây cảm xúc,
hứng thú và làm giàu vốn biểu tượng phong phú về đối tượng tạo hình, tập cho trẻ
biết sử dụng màu sắc như là phương tiện truyền cảm của bức tranh, sử dụng đa dạng
về hình thức của giấy vẽ, sử dụng trò chơi và tạo mối quan hệ thích hợp giữa cô và
trẻ.
Tác giả Lê Thị Kim Thanh trong đề tài: “Nghiên cứu một số biểu hiện tưởng
tượng của trẻ mẫu giáo”, tác giả đưa ra một hệ thống các bài tập thực nghiệm về
xếp hình, vẽ tranh, vẽ tranh, kể chuyện để trẻ bộc lộ các đặc điểm tưởng tượng của


13

mình. Kết quả cho thấy khả năng tưởng tượng của trẻ còn nhiều hạn chế và việc
tăng cường vốn sống, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết. [15,11]
Tác giả Mã Thị Khánh Tú với đề tài: “Một số biện pháp phát triển trí tưởng
tượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động nặn” đã đi sâu vào phân tích vai
trò của hoạt động nặn đồng thời đề xuất các biện pháp để tăng cường hiệu quả của
hoạt động này đến sự phát triển tưởng tượng của trẻ. [15,11]
Tác giả Dương Thị Thanh Thủy trong đề tài: “Một số biện pháp phát triển trí
tưởng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ” đã đưa ra một hệ

thống các biện pháp như cung cấp biểu tượng thế giới xung quanh, hình thành lòng
say mê, sự ham thích được vẽ, thường xuyên tổ chức hoạt động vẽ dưới nhiều hình
thức phong phú, sử dụng sản phẩm của trẻ vào đời sống sinh hoạt. [15,11]
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, nhất là ở độ 5 - 6 tuổi, việc nâng cao mức độ
tưởng tượng sáng tạo của trẻ thông qua hoạt động tạo hình là vấn đề mang ý nghĩa
thực tiễn cao. Trẻ phải được sống trong môi trường, được hướng dẫn, tổ chức các
hoạt động và được thể hiện những ước mơ, suy nghĩ của mình một cách sáng tạo.
Đó cũng là một đóng góp nhỏ trong công cuộc góp phần xây dựng thế hệ tương lai
cho đất nước.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về tưởng tượng sáng tạo và các biện
pháp nâng cao tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ là
rất hiếm, vì vậy chúng tôi hy vọng đề tài của mình bên cạnh việc khảo sát mức độ
tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, góp phần tìm ra một số biện pháp tác
động có hiệu quả đối việc với nâng cao mức độ tưởng tượng sáng tạo cho trẻ.

1.2. Lý luận về tƣởng tƣợng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo
1.2.1. Tưởng tượng
1.2.1.1. Khái niệm về tưởng tượng
Các nhà tâm lý học đã đưa ra những quan điểm khác nhau về tưởng tượng.
Chẳng hạn, nhà tâm lý học Sigmund Freud cho rằng tưởng tượng chính là việc thực
hiện cái mong muốn, là sửa chữa cái hiện thực đang không làm thỏa mãn mình,


14

không phải những người may mắn mà những người thiếu thốn, không thỏa mãn mới
tưởng tượng.
P.Aruđich cho rằng: “Tưởng tượng là một hoạt động có ý thức, trong quá trình
tưởng tượng con người xây dựng những biểu tượng mới mà trước đây chưa bao giờ
có, bằng cách dựa vào những hình ảnh qua cuộc sống đã được giữ lại trong ký ức

của người ta và được cải tạo biến đổi thành một biểu tượng mới.” Ruđich xem
tưởng tượng là một quá trình nhận thức trong đó có sự xây dựng những biểu tượng
mới trên cơ sở chế biến lại những biểu tượng đã có. [15,12]
Một quan điểm khác về tưởng tượng“Tưởng tượng là sự hoạt động của nhận
thức mà trong quá trình nhận thức ấy con người tạo ra những biểu tượng, tình
huống trong ý nghĩ, tư tưởng, đồng thời dựa vào những biểu tượng còn giữ lại trong
ký ức từ kinh nghiệm cảm giác trước kia và có đổi mới, biến đổi các thứ ấy”. Với
quan điểm này, tưởng tượng là kết quả của quá trình cảm giác, quá trình tri giác
trước đây nhưng có sự cải biến.
Nhìn từ bản chất xã hội, M.Gorki cũng khái quát: “Trong cuộc đấu tranh để
sống, bản năng sinh tồn phát triển trong con người hai sức sáng tạo mãnh liệt:
nhận thức và tưởng tượng. Nhận thức là khả năng quan sát, so sánh, nghiên cứu
những hiện tượng thiên nhiên và những sự kiện trong sinh hoạt xã hội, nói gọn hơn:
nhận thức là tư duy. Xét về bản chất, tưởng tượng cũng là tư duy về vũ trụ, nhưng
phần lớn tư duy bằng hình tượng, đó là một “tư duy nghệ thuật”. M.Gorki đã nhìn
nhận tưởng tượng là nơi ký thác tâm sự, ước mơ cuộc đời phong phú và đẹp đẽ hơn.
Theo Từ điển Giáo dục học của tác giả Đậu Mạnh Trường, nhà xuất bản Từ
điển Bách khoa: “Tưởng tượng là quá trình tâm lý phức tạp thể hiện ở sự tạo ra
những ý nghĩ và hình ảnh không có trước mặt hoặc chưa hề có trên cơ sở các kinh
nghiệm từng trải”. Tưởng tượng vẫn phản ánh hiện thực khách quan mặc dù cái đó
có vẻ như đã thoát khỏi những gì cho ta trực tiếp cảm nhận để phóng tầm suy nghĩ
vào tương lai thành những ý đồ tạo ra những tình huống sinh hoạt mới, những phát
minh khoa học, những sáng chế kĩ thuật hoặc những hình tượng nghệ thuật mới.
Quá trình tưởng tượng thể hiện bằng việc phân tách các hình ảnh, các quan hệ của


15

sự vật có trước, rồi lại tiến hành chắp nối, lắp ghép chúng lại thành một kiểu khác
để thành một liên tưởng mới.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì: “Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản
ánh những cái mới những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng
cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có”. Đây là
định nghĩa được nhiều nhà Tâm lý học ở Việt Nam thừa nhận, chúng tôi đồng ý với
quan điểm này. Từ định nghĩa này chúng ta có thể phân tích bản chất của tưởng
tượng như sau:
Về nội dung phản ánh: tưởng tượng phản ánh cái mới, cái mới có thể đối
với cá nhân hoặc đối với xã hội.
Về phương thức phản ánh: tưởng tượng tạo ra cái mới từ các biểu tượng đã
có và thực hiện nhờ các phương thức hành động: chắp ghép, liên hợp, điển hình
hóa…
Về cơ chế sinh lí: là sự phân giải các hệ thống liên hệ thần kinh tạm thời đã
có và kết hợp thành những hệ thống mới trên não.
Trong quá trình hình thành lịch sử, trí tưởng tượng nảy sinh khi con người có
khát vọng chinh phục thiên nhiên. Như vậy, về điều kiện xuất hiện tưởng tượng nảy
sinh khi gặp hoàn cảnh “có vấn đề” mang tính bất định, quá trình tưởng tượng phụ
thuộc vào nhu cầu và hứng thú của con người. Nhu cầu càng bức thiết thì sự hình
dung càng rõ ràng và chi tiết. Và nếu công việc được thực hiện trong điều kiện có
hứng thú cao thì tưởng tượng càng có điều kiện kích thích và phát triển mạnh mẽ.
Nói về ý nghĩa của tưởng tượng trong cuộc sống, Pauxtôpxki cho rằng “Trí tưởng
tượng cho con người những gì mà thực tại chưa kịp cho hoặc không thể cho con
người. Trí tưởng tượng lắp đầy chỗ trống trong đời sống con người.”
Hoạt động của con người càng mang tính chất sáng tạo bao nhiêu, càng ít lặp
lại lối mòn đơn điệu trong tư duy và nhận thức bao nhiêu thì tưởng tượng càng có
giá trị và ý nghĩa to lớn bấy nhiêu.


16

1.2.1.2. Các giai đoạn của quá trình tưởng tượng

Dưới góc độ hoạt động, có thể xem mỗi hành động tưởng tượng là một quá
trình nhằm giải quyết một nhiệm vụ nào đó nảy sinh từ quá trình nhận thức hay
trong hoạt động thực tiễn. Hành động tưởng tượng thường trải qua các giai đoạn
sau:
+ Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề:
Hoàn cảnh có vấn đề là hoàn cảnh chứa đựng những mâu thuẫn, những vấn
đề mới đòi hỏi con người phải khám phá, giải quyết. Tuy nhiên chỉ có những hoàn
cảnh có tính chất bất định, không xác định rõ ràng, không đủ điều kiện để tư duy thì
trí tưởng tượng của con người mới hoạt động. Khi hoàn cảnh có vấn đề được xác
định, nó sẽ quyết định toàn bộ tiến trình hoạt động của tưởng tượng. Đây là giai
đoạn đầu tiên và cũng là giai đoạn quan trọng nhất, định hướng cho hoạt động
tưởng tượng hướng tới sự sáng tạo có mục đích.
+ Huy động các biểu tượng của trí nhớ, các kinh nghiệm mà cá nhân đã tích
luỹ để chuẩn bị xây dựng biểu tượng của tưởng tượng:
Trong giai đoạn này, tùy thuộc vào việc xác định nhiệm vụ của tưởng tượng,
cá nhân sẽ huy động trong kho tàng trí nhớ và kinh nghiệm của mình những biểu
tượng, những ký ức, những rung cảm… mà họ đã trải qua để thiết lập mối liên
tưởng giữa chúng với nhiệm vụ của tưởng tượng, tạo cơ sở cho sự hình thành biểu
tượng.
+ Sàng lọc các liên tưởng và hình thành biểu tượng của tưởng tượng:
Các biểu tượng của trí nhớ, kinh nghiệm và liên tưởng xuất hiện ở giai đoạn
hai còn mang tính tản mạn, vì vậy, trong giai đoạn này, bằng các phương pháp sáng
tạo hình ảnh mới đặc trưng của tưởng tượng, cá nhân chọn lọc những biểu tượng,
kinh nghiệm, liên tưởng cần thiết có liên quan với nhiệm vụ được xác định ở giai
đoạn một để xây dựng các biểu tượng của tưởng tượng.
+ Biểu tượng của tưởng tượng được thể hiện ra bên ngoài thông qua các sản
phẩm của tưởng tượng:


17


Sản phẩm của tưởng tượng có thể là những sản phẩm tinh thần, cũng có thể
là những sản phẩm vật chất. Dù là tinh thần hay vật chất thì chúng cũng có đặc điểm
mang tính độc đáo, hiếm lạ và nhiều khi còn xa rời thực tiễn. Thông qua sản phẩm
của tưởng tượng, ta có thể đánh giá năng lực sáng tạo của cá nhân. [12, 30, 31]

1.2.1.3. Phân loại tưởng tượng
Căn cứ vào tính tích cực và tính hiệu quả của tưởng tượng, tưởng tượng được
chia thành tưởng tượng tích cực và tiêu cực, ước mơ và lý tưởng.
* Tưởng tượng tiêu cực:
Tưởng tượng tiêu cực là loại tưởng tượng vạch ra những hình ảnh không
được thể hiện trong cuộc sống, vạch ra những chương trình hành vi không được
thực hiện, tưởng tượng chỉ để mà tưởng tượng, để thay thế cho hoạt động
Tưởng tượng tiêu cực có thể xảy ra có chủ định nhưng không gắn liền với ý
chí thể hiện những hình ảnh đó trong đời sống. Người ta gọi đó là sự mơ mộng, mơ
mộng đưa con người đến một cuộc sống hão huyền mà hiện thực họ không hy vọng
có được. Tưởng tượng tiêu cực cũng có thể nảy sinh không chủ định nhưng chủ yếu
khi hoạt động của ý thức, của hệ thống tín hiệu thứ hai bị suy yếu, khi con người ở
tình trạng không hoạt động, trong giấc ngủ, trong trạng thái xúc động hay rối loạn
bệnh lý của ý thức (ảo giác, hoang tưởng).
* Tưởng tượng tích cực:
Tưởng tượng tích cực là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh nhằm đáp
ứng những yêu cầu, kích thích tính tích cực thực tế của con người
Tưởng tượng tích cực gồm hai loại: tái tạo và sáng tạo
+ Tưởng tượng tái tạo: là quá trình tạo ra những hình ảnh chỉ là mới đối với
cá nhân người tưởng tượng và dựa trên cơ sở sự mô tả của người khác, của tài liệu,
của sách vở.
+ Tưởng tượng sáng tạo: là quá trình xây dựng hình ảnh mới một cách độc
lập. Những hình ảnh này là mới đối với cả cá nhân và xã hội được hiện thực hóa
trong các sản phẩm vật chất độc đáo và có giá trị. Đồng thời, chúng được (hoặc có



18

khả năng) hiện thực hóa trong các sản phẩm vật chất độc đáo và có giá trị, mang
dấu ấn riêng của từng cá nhân.
Tưởng tượng sáng tạo có ý nghĩa rất to lớn đối với xã hội và con người, là
yếu tố quan trọng của hoạt động sáng tạo. Giữa tưởng tượng sáng tạo và tái tạo
không có sự ngăn cách tuyệt đối. Mọi sự tưởng tượng sáng tạo đòi hỏi lặp lại hình
ảnh của các sự vật hiện tượng nào đó đã biết trước đây, ngược lại trong các quá
trình tưởng tượng tái tạo thường có yếu tố sáng tạo.
* Ước mơ:
Ước mơ là loại tưởng tượng được hướng về tương lai, biểu hiện những mong
muốn ước ao của con người. Ước mơ giống như tưởng tượng sáng tạo ở chỗ nó
cũng tạo ra những hình ảnh mới một cách độc lập nhưng khác tưởng tượng sáng tạo
ước mơ không hướng trực tiếp vào hoạt động trong hiện tại. Có 2 loại ước mơ: có
lợi và có hại. Ước mơ có lợi khi nó thúc đẩy cá nhân vươn lên biến ước mơ thành
hiện thực và có hại khi nó không dựa vào những khả năng thực tế và dễ khiến con
người chán nản thất vọng khi không đạt được.
* Lý tưởng:
Lý tưởng có tính tích cực và hiện thực cao hơn ước mơ, là một hình ảnh chói
lọi, rực sáng cụ thể của tương lai mà con người mong muốn đạt được. Nó trở thành
động cơ mạnh mẽ thúc đẩy con người vươn tới tương lai. [43, 81, 82, 83]

1.2.1.4. Các phương pháp sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng
+ Thay đổi kích thước, số lượng: thay đổi các thuộc tính, các thành phần của
một số lượng đối tượng nhằm làm tăng lên hoặc giảm đi hình dáng của nó so với
hiện thực để tạo thành một hình ảnh mới.
+ Nhấn mạnh: tạo thành một hình ảnh mới bằng việc nhấn mạnh đặc biệt
hay đưa lên hàng đầu một phẩm chất nào đó, một mối quan hệ giữa sự vật, hiện

tượng này với sự vật, hiện tượng kia. Một biến dạng của phương pháp này là sự
cường điệu.
+ Chắp ghép (kết dính): ghép các bộ phận của nhiều sự vật hiện tượng khác
nhau thành một hình ảnh mới và không có sự biến đổi các bộ phận ấy.


×