Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập học PHẦN KINH tế đầu tư đại học KINH tế HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.96 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN KINH TẾ ĐẦU TƯ
1. Hoạt động Đầu tư: Khái niệm, Phân loại (theo cơ cấu tái sản xuất, theo đặc điểm
hoạt động của các kết quả đầu tư, theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư
trong quá trình tái sản xuất xã hội, theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư, theo thời
gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đã bỏ ra của các kết quả đầu
tư , và các tiêu thức phân loại khác).
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư: Phân tích và trên cơ sở đó giải thích
tình hình kích cầu đầu tư ở nước ta? (Lợi nhuận kỳ vọng; Mối quan hệ tay đôi và
tay ba giữa lãi suất thực tế, tỷ suất lợi nhận bình quân và quy mô vốn đầu tư; Lợi
nhuận thực tế; Chu kỳ kinh doanh; Đầu tư của nhà nước; Môi trường đầu tư; Rủi
ro đầu tư; Dự báo cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án đầu tư trong tương
lai; và các nhân tố khác).
3. Hệ số ICOR: Khái niệm, công thức, ý nghĩa, ưu, nhược điểm
4. Đầu tư phát triển: Khái niệm, Đặc điểm, Vai trò (tác động) của đầu tư phát triển
đến tăng trưởng và phát triển kinh tế (đối với toàn bộ nền kinh tế và đối với các cơ
sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ).
5. Đầu tư phát triển, Đầu tư tài chính và Đầu tư thương mại: So sánh
6. Đầu tư của nhà nƣớc và Đầu tư của doanh nghiệp: Quá trình đầu tư, so sánh mục
tiêu đầu tư.
7. Vốn đầu tư: Khái niệm, Cách tính vốn đầu tư của một dự án theo bản chất các
khoản chi (So sánh Tổng dự toán và Tổng mức đầu tư).
8. Nguồn vốn đầu tư: Các nguồn vốn đầu tư (Sơ đồ các nguồn huy động vốn; khái
niệm, đặc điểm (bản chất), vai trò, ưu, nhược điểm của mỗi nguồn vốn; Sơ đồ
phân loại vốn nước ngoài; Mối quan hệ giữa nguồn vốn bên trong và nguồn vốn
bên ngoài ngoài; Mối quan hệ giữa FDI và ODA; Điều kiện huy động có hiệu
quả các nguồn vốn đầu tư).
9. Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp: Khái niệm, tác dụng, nội dung; Mối quan hệ
giữa đầu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu, mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản
hữu hình và tài sản vô hình; Chiến lược đầu tư và nguyên tắc quản lý hoạt động
đầu tư trong doanh nghiệp; Bài tập dạng 1 (Đầu tư hàng tồn trữ và EOQ).
10. Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý, chuyển dịch cơ cấu đầu tư: Khái niệm; Các


cơ cấu đầu tư chính; Tác động của cơ cấu đầu tư đến cơ cấu kinh tế; Quan điểm
về cơ cấu đầu tư hợp lý; Giải pháp chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng hợp lý;
Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư ở Việt Nam trong thời gian qua.


11. Quản lý đầu tư: Khái niệm, mục tiêu, sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với
các dự án đầu tư; Các nguyên tắc quản lý hoạt động đầu tư, biểu hiện của các
nguyên tắc này trong quản lý hoạt động đầu tư hiện nay.
12. Phương pháp và công cụ quản lý hoạt động đầu tư (tóm tắt các phương pháp, công
cụ; nêu tác dụng).
13. Nội dung quản lý đầu tư: Của bộ, ngành, địa phương; Của nhà nước, cơ sở; Nêu
nhận xét về quản lý hoạt động đầu tư của nhà nước đối với các dự án (dự án nhà
nước, dự án FDI, dự án tư nhân, dự án của người Việt Nam đầu tư ra nước ngoài)
hiện nay có hợp lý hay không, nên thay đổi như thế nào.
14. Kế hoạch hóa hoạt động đầu tư: Khái niệm, sự cần thiết, đặc trưng, vai trò, các
hình thức kế hoạch hóa (Sơ đồ 7.1); Các nguyên tắc cần tuân thủ khi lập kế hoạch
đầu tư, sự cần thiết của các nguyên tắc này.
15. Quy trình lập kế hoạch đầu tư: Trình bày tóm tắt các bước (cấp trung
ương - 5 năm, hàng năm; cấp địa phương; của phần vốn ngân sách nhà nước).
16. Kết quả đầu tư: Khái niệm và phương pháp xác định khối lượng vốn đầu tư thực
hiện (tóm tắt); Bài tập dạng 2 (Khối lượng vốn đầu tư thực hiện)
17. Kết quả đầu tư: Khái niệm và phương pháp xác định giá trị tài sản cố định huy
động (tóm tắt); Bài tập dạng 3 (Giá trị tài sản cố định huy động)
18. Hiệu quả đầu tư:
a. Bài tập dạng 4 (Hiệu quả tổng hợp của dự án đầu tư)
b. Trình bày tóm tắt các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của đầu tư trong doanh
nghiệp;
c. Trình bày các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư của địa phương, của ngành, của 1
nền kinh tế;
d. Trình bày tóm tắt các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả KT-XH của dự án đầu tư được

xém xét ở tầm vĩ mô;
e. Trình bày sự khác nhau giữa hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội.

Một số câu hỏi tham khảo:
1. Trong thực tế quản lý các dự án đầu tư của Việt Nam hiện nay, một hiện tượng rất
phổ biến là sự chậm trễ về tiến độ thực hiện dự án. Theo anh (chị) thì nguyên nhân
chủ yếu của tình trạng này là gì? Phân tích?
2. Tại sao nói: Dự án đầu tư là công cụ quản lý điều hành công cuộc phát triển kinh
tế - xã hội nói chung và phát triển của DN nói riêng?


3. Tại sao nói: Dự án đầu tư là một kế hoạch chi tiết, một hoạt động kinh tế đặc thù
trong hệ thống kế hoạch hóa phát triển nền kinh tế quốc dân?
4. Hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển là gì? Anh (chị) hãy trình bày các nguyên
tắc đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển? Trong đó theo Anh (chị)
nguyên tắc nào là quan trọng nhất? Giải thích tại sao?
5. Anh (chị) hãy phân biệt đầu tư tài chính với đầu tư phát triển? Giải thích mối quan
hệ giữa hai loại đầu tư này? Đánh giá khái quát về hoạt động đầu tư phát triển từ
NSNN tại Việt Nam?
6. Phân tích nguyên tắc quản lý hoạt động đầu tư? Liên hệ việc vận dụng các nguyên
tắc này trong công tác quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hiện nay?
7. Anh (chị) hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa phân tích hiệu quả tài chính và
hiệu quả kinh tế-xã hội của hoạt động đầu tư?
8. Nêu các nguồn huy động vốn đầu tư cơ bản của nền kinh tế? Theo anh (chị) nguồn
vốn nào là quan trọng nhất, giải thích tại sao?
9. Anh (chị) hãy phân tích luận điểm: Đầu tư là yếu tố quyết định đến sự phát triển
và là chìa khoá của sự tăng trưởng của mọi quốc gia?
10. Trình bày các nguồn vốn đầu tư nước ngoài? Theo anh, chị để tăng cường thu
hút FDI và sử dụng FDI hiệu quả thì Việt Nam cần phải làm gì? Đánh giá về hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.

11. Trình bày các phương pháp quản lý hoạt động đầu tư và chỉ rõ ưu nhược điểm của
mỗi phương pháp?
12. Đầu tư phát triển là gì? Anh (chị) hãy làm rõ đặc điểm của hoạt động đầu tư phát
triển? Cho ví dụ minh hoạ?
13. Đầu tư phát triển là gì? Anh (chị) hãy làm rõ mối quan hệ giữa đầu tư phát triển
đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Việt Nam?



×