DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Tài liệu chuyên Văn, ba tập, NXB Giáo dục Việt Nam,
2012.
2. Bùi Minh Toán – Lê A – Đỗ Việt Hùng, Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2011.
3. Nhiều tác giả, Sách giáo khoa Ngữ văn các lớp 6, 7, 8, 9, NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Nhiều tác giả, Sách giáo khoa Ngữ văn các lớp 10, 11, 12 (chương trình Cơ bản),
NXB Giáo dục Việt Nam.
5. Nhiều tác giả, Sách giáo khoa Ngữ văn các lớp 10, 11, 12 (chương trình Nâng cao),
NXB Giáo dục Việt Nam.
6. Nhiều tác giả, Sách giáo viên Ngữ văn các lớp 10, 11, 12 (chương trình Cơ bản),
NXB Giáo dục Việt Nam.
7. Nhiều tác giả, Sách giáo viên Ngữ văn các lớp 10, 11, 12 (chương trình Nâng cao),
NXB Giáo dục Việt Nam.
8. Nhiều tác giả, Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn
lớp 10, 11, 12, NXB Giáo dục Việt Nam.
1
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Xây dựng hệ thống câu hỏi phần đọc hiểu văn bản trong các
bài kiểm tra định kì môn Ngữ văn chương trình THPT
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 15 tháng 08 năm 2014 đến ngày 25 tháng
05 năm 2015
4. Tác giả
Họ và tên: Vũ Thị Mỹ Hạnh
Năm sinh: 1973
Nơi thường trú: 21/623 Trường Chinh - Nam Định
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Ngữ văn
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định
Địa chỉ liên hệ: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định
Điện thoại: 0987916411
5. Đồng tác giả
5.1.
Họ và tên: Cao Thị Huệ
Năm sinh: 1976
Nơi thường trú: ngõ 32 đường Lê Hồng Phong – Nam Định
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Ngữ văn
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định
Địa chỉ liên hệ: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định
Điện thoại: 0978297943
2
5.2.
Họ và tên: Nguyễn Thị Nghĩa
Năm sinh: 1982
Nơi thường trú: 30D Liên Cơ, Phường Vị Xuyên, TP Nam Định
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Ngữ văn
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định
Địa chỉ liên hệ: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định
Điện thoại: 0946526383
5.3.
Họ và tên: Vũ Lan Phương
Năm sinh: 1976
Nơi thường trú: 12/9 – Nguyễn Trãi – Phan Đình Phùng- Nam Định
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Ngữ văn
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định
Địa chỉ liên hệ: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định
Điện thoại: 0945497360
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị Truờng THPT chuyên Lê Hồng Phong
Địa chi: 76 Vị Xuyên – Nam Định
Điện thoại: 0350.3640297
I. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Năng lực, theo Từ điển tiếng Việt là: a) Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự
nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; b) Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo
cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao. Như
vậy, năng lực được hiểu là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực
hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể, là sự tích hợp các kĩ năng tác
3
động một cách tự nhiên lên các nội dung trong những tình huống cho trước để giải
quyết các vấn đề do những tình huống này đặt ra. Theo đó năng lực được xem như
điểm hội tụ của các yếu tố tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, tinh thần sẵn sàng
hành động, trách nhiệm đạo đức của mỗi con người được bộc lộ khi đối mặt với
những vấn đề của cuộc sống. Trong xã hội hiện đại, mỗi cá nhân cần có những năng
lực cần thiết như: tiếp nhận thông tin đa chiều của cuộc sống; thích ứng với những
thay đổi trong thực tiễn; tham gia vào các hoạt động giao tiếp ứng xử có văn hóa; tự
học, tự đánh giá và phê phán… Việc giảng dạy trong nhà trường vì vậy không chỉ
trang bị những kiến thức sách vở, những vấn đề lí thuyết mà còn phải hướng tới rèn
luyện, nâng cao các năng lực cho học sinh, bao gồm những năng lực chung (năng lực
cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội) và
năng lực cụ thể, chuyên biệt (năng lực riêng được hình thành và phát triển do một lĩnh
vực/ môn học nào đó).
Là một môn học trong nhà trường, việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói chung,
môn Ngữ văn trong trường THPT nói riêng cũng cần đáp ứng yêu cầu đó. Cùng với
những năng lực chung mà bất kì môn học nào cũng hướng tới góp phần hình thành và
phát triển cho học sinh, môn Ngữ văn trong nhà trường nói chung và trường THPT
nói riêng còn nhằm hình thành cho học sinh khả năng chiếm lĩnh khoa học về tiếng
Việt và văn học; khả năng tư duy, diễn đạt và trình bày hiểu biết của bản thân về
những gì học sinh lĩnh hội được qua môn học. Theo đó, yêu cầu cơ bản của việc dạy
học Ngữ văn là hình thành, phát triển cho học sinh hai năng lực: tiếp nhận văn bản
(năng lực đọc - hiểu, giải mã văn bản được cung cấp và các văn bản cùng loại) và tạo
lập văn bản (năng lực sản sinh ra các kiểu văn bản theo những yêu cầu cụ thể bằng cả
hình thức nói và viết).
Như vậy, đọc hiểu văn bản là một trong hai năng lực cần thiết mà người giáo
viên Ngữ văn cần chú ý rèn luyện, nâng cao cho học sinh. Bên cạnh đó, trong đề thi
THPT Quốc gia, phần đọc hiểu chiếm 3/10 điểm, không chỉ rèn cho học sinh năng lực
4
đọc - hiểu, giải mã văn bản được cung cấp và các văn bản cùng loại, học sinh còn cần
biết cách trả lời câu hỏi đọc hiểu trong một đề thi cho phù hợp.
Xuất phát từ mục tiêu đó, người giáo viên có nhiều giải pháp để nâng cao năng
lực đọc hiểu văn bản cho học sinh. Trong phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm, chúng
tôi đưa ra giải pháp xây dựng Hệ thống câu hỏi phần đọc hiểu văn bản trong các bài
kiểm tra định kì môn Ngữ văn chương trình THPT.
II. Thực trạng vấn đề
- Rèn năng lực tiếp nhận văn bản cho học sinh là một trong những mục tiêu quan
trọng của môn Ngữ văn, đặc biệt là của các tiết đọc hiểu văn bản. Thông qua những
văn bản cụ thể, người giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết cách đọc hiểu những văn
bản cùng một thời kì văn học, cùng một tác giả, cùng một thể loại… Tuy vậy, đưa đọc
hiểu văn bản trở thành một yêu cầu trong đề thi Quốc gia môn Ngữ văn là vấn đề mới.
Đứng trước yêu cầu của đổi mới thi cử, có một bộ phận không nhỏ học sinh thụ động,
chỉ trông chờ vào sự hướng dẫn của thầy cô giáo với những văn bản trong chương
trình sách giáo khoa trở nên hoang mang không biết sẽ tìm hiểu một văn bản ngoài
chương trình sách giáo khoa như thế nào. Cùng với đó, nhiều học sinh chưa biết cách
trình bày câu hỏi đọc hiểu ví dụ như sa đà vào phân tích văn bản dài dòng mà không
rõ ý đề bài yêu cầu… Vì vậy, trong số những giải pháp rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản
cho học sinh, việc thường xuyên hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập đọc hiểu văn
bản là việc làm cần thiết.
- Kiểm tra, đánh giá là một trong những khâu quan trọng của quá trình dạy học.
Trong chương trình THPT, theo kế hoạch của Bộ Giáo dục – Đào tạo, ở mỗi lớp học,
học sinh được thực hiện 8 bài kiểm tra định kì, trong đó 6 bài kiểm tra trên lớp và 2
bài thi cuối học kì. Những bài kiểm tra cho học sinh trong chương trình THPT chỉ có
yêu cầu tạo lập các loại văn bản (tự sự, thuyết minh, nghị luận) mà chưa có nội dung
kiểm tra đọc hiểu. Thực tế cho thấy, trong những bài kiểm tra, học sinh chưa được
thực hiện các yêu cầu đọc hiểu thì trong các kì thi có tính chất Quốc gia, khi thực hiện
yêu cầu phần đọc hiểu các em sẽ rất lúng túng. Do đó, cùng với các câu hỏi yêu cầu
5
tạo lập văn bản, việc đưa ra câu hỏi đọc hiểu trong các bài kiểm tra chính là cách hiệu
quả để rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản cho học sinh.
III. Các giải pháp (Nội dung của sáng kiến)
1. Định hướng xây dựng hệ thống đề
- Về cách phân chia hệ thống đề: Chia ra hệ thống đề kiểm tra định kì cho học sinh
theo chương trình 3 năm - lớp 10, 11, 12.
- Về số lượng bài kiểm tra định kì cho mỗi lớp: 4 bài kiểm tra trên lớp (trừ 2 bài kiểm
tra ở nhà) và 2 bài kiểm tra cuối học kì
- Về thời gian làm bài:
+ Bài kiểm tra trên lớp: 90 phút
+ Bài thi cuối kì lớp 10, 11: 120 phút
+ Bài thi cuối kì lớp 12: 180 phút
- Về cấu trúc đề: Một đề kiểm tra gồm 2 phần Đọc hiểu và Làm văn, trong đó chúng
tôi chỉ ra câu hỏi phần đọc hiểu với điểm số 3/10 điểm
- Các bước xây dựng đề kiểm tra đánh giá phần đọc hiểu văn bản
+ Xác định mục đích kiểm tra đánh giá: căn cứ kết quả cần đạt
+ Xác định nội dung kiểm tra đánh giá: căn cứ vào trọng tâm kiến thức, kĩ năng
+ Xác định mức độ kiểm tra đánh giá: các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng
(vận dụng thấp, vận dụng cao)
+ Biên soạn câu hỏi và hướng dẫn chấm
2. Hệ thống đề cụ thể
2.1. Hệ thống đề kiểm tra định kì lớp 10 phần Đọc hiểu
Đề 1 (Bài viết số 2 lớp 10)
- Yêu cầu chung
+ Thời gian làm bài 90 phút
+ Cấu trúc đề: phần Đọc hiểu và Làm văn (Văn tự sự), phần Đọc hiểu 3/10 điểm
6
+ Văn bản đọc hiểu: Văn bản văn học dân gian Việt Nam (sử thi, truyền thuyết,
truyện cổ tích, truyện cười); Văn bản văn học nước ngoài (sử thi Hi Lạp, Ấn Độ); văn
bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Đề bài
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Thời xưa ở làng Chử Xá(1) có hai cha con Chử Cù Vân và Chử Đồng Tử, nhà
nghèo đến nỗi phải chung nhau một cái khố, hễ ai đi đâu thì đóng.
Cù Vân bị ốm nặng, khi sắp chết, dặn lại con rằng:
- Bố chết, con cứ táng trần cho bố, còn cái khố con giữ lấy mà dùng.
Cù Vân chết, Chử Đồng Tử không nỡ để cha trần truồng, lấy khố đóng cho cha
rồi mới chôn.
Chử Đồng Tử ở một túp lều nhỏ ven sông, ngày ngày xuống đánh cá, rồi đổi lấy
gạo ở các thuyền qua lại.
Thời bấy giờ có một nàng công chúa tên là Tiên Dung, nhan sắc tuyệt trần, tuổi
đã lớn mà không chịu lấy chồng, chỉ thích chèo thuyền đi xem sông núi. Vua chiều
con, cấp cho thuyền và đủ mọi người hầu hạ, mặc cho con muốn đi đâu thì đi.
Một hôm, Tiên Dung đi chơi thuyền trên sông. Thuyền của nàng đi giữa, còn
trước sau là thuyền của binh lính và thị nữ. Khi đến khúc sông thuộc làng Chử Xá,
đám thuyền làm rợp cả mặt nước.
Chử Đồng Tử trông thấy, vội vứt vó vào bụi, chạy lên bãi, bới cát vùi mình
xuống, rồi phủ cát lên.
Thấy bãi sông rộng, lại có lác đác từng bụi cây lớn tỏa bóng mát êm dịu, Tiên
Dung rất thích, ra lệnh cho thuyền ghé vào bãi, rồi chọn một chỗ, sai thị nữ giăng
màn tứ vi(2) để tắm. Nàng vào màn, cởi áo xiêm, giội nước rất là thỏa thích. Không
ngờ chỗ Tiên Dung giăng màn tắm lại chính là chỗ Chử Đồng Tử náu mình. Nàng
giội nước một lúc thì bỗng nhiên Chử Đồng Tử trồi lên. Tiên Dung trông thấy giật
mình, hỏi duyên cớ. Đồng Tử nói vì không có áo quần, thấy thuyền quan quân thì sợ,
nên phải vùi mình xuống cát để ẩn.
7
Tiên Dung bảo Đồng Tử rằng:
- Thiếp đã nguyện không lấy chồng, nay duyên trời run rủi, lại gặp chàng chốn
này, mới biết cưỡng không được với trời.
Nàng bảo Đồng Tử tắm rửa sạch sẽ, lấy quần áo cho mặc, đưa xuống thuyền và
sai thị nữ sửa soạn tiệc hoa(3). Thấy thế, Chử Đồng Tử ngỏ ý chối từ, Tiên Dung bảo
chàng rằng:
- Thiếp với chàng là tự trời xe duyên, việc gì mà từ chối!
Đồng Tử đành phải nghe theo. Từ hôm ấy, hai người thành vợ chồng.
(Chử Đồng Tử, Theo Vũ Ngọc Phan,
Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập I, NXB Văn học, Hà Nội, 1972)
----------------------------------------------------(1) Làng Chử Xá: nay là thôn Chử Xá, xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
(2) Màn tứ vi: màn vây bốn phía.
(3) Tiệc hoa: chữ Hán là “hoa diên”, chỉ bữa tiệc vui, linh đình.
Câu 1. Đoạn văn sử dụng những phương thức biểu đạt chính nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Tóm tắt những sự kiện chính của đoạn văn. (0,5 điểm)
Câu 3. Nhân vật Chử Đồng Tử và Tiên Dung có những phẩm chất gì? Hãy tìm
những chi tiết trong truyện để chứng minh. (1,0 điểm)
Câu 4. Với Chử Đồng Tử, cuộc hôn nhân với Tiên Dung có ý nghĩa thế nào?
Cuộc hôn nhân giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử phản ánh ước mơ gì của nhân dân?
(1,0 điểm)
- Hướng dẫn chấm
Câu 1.
Phương thức tự sự và miêu tả
- Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 ý trên
- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 ý trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
8
Câu 2.
+ Chử Đồng Tử nhà nghèo, hai cha con chỉ có một chiếc khố. Cha chết, Chử
Đồng Tử đóng khố cho cha rồi mới chôn. Chử Đồng Tử kiếm sống ở một túp lều nhỏ
ven sông.
+ Một hôm, Tiên Dung - một nàng công chúa nhan sắc tuyệt trần - đi chơi thuyền
đến khúc sông thuộc làng Chử Xá. Chử Đồng Tử trông thấy sợ quá vội chạy lên bãi,
vùi mình xuống cát.
+ Thấy cảnh đẹp, Tiên Dung sai thị nữ giăng màn tứ vi để tắm. Chỗ Tiên Dung
giăng màn tắm lại chính là chỗ Chử Đồng Tử náu mình. Trông thấy Chử Đồng Tử trồi
lên, Tiên Dung giật mình, hỏi duyên cớ.
+ Cho rằng trời xe duyên, Tiên Dung bảo Đồng Tử tắm rửa sạch sẽ, lấy quần áo
cho mặc, đưa xuống thuyền và sai thị nữ sửa soạn tiệc hoa. Từ hôm ấy, hai người
thành vợ chồng.
- Điểm 0,5: Trả lời được từ 3 đến 4 sự kiện trên
- Điểm 0,25: Trả lời được từ 1 đến 2 sự kiện
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 3.
+ Nhân vật Chử Đồng Tử
Hiêu thảo: hai cha con chung 1 chiếc khố, khi cha chết không nỡ táng trần, đóng
khố cho cha rồi mới chôn.
Chăm chỉ lao động: ngày ngày đánh cá đổi lấy gạo
+ Nhân vật Tiên Dung
Phóng khoáng, ưa thích cuộc sống tự do, gần gũi với thiên nhiên: tuổi đã lớn mà
chưa chịu lấy chồng, chỉ thích đi thuyền chơi sông, thấy cảnh bãi sông đẹp sai thị nữ
giăng màn tắm.
Chủ động trong hôn nhân: gặp Chử Đồng Tử trong tình huống đặc biệt, cho rằng
đó là duyên trời nên nàng chủ động kết duyên cùng chàng.
- Điểm 1,0: Trả lời theo cách trên
9
- Điểm 0,75: Trả lời đúng 3/4 yêu cầu trên
- Điểm 0,5: Trả lời đúng 1/2 yêu cầu trên
- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1/4 yêu cầu trên
- Điêm 0: Trả lời sai hoặc không có phương án trả lời
Câu 4.
+ Cuộc hôn nhân với Tiên Dung là phần thưởng cao nhất cho một chàng trai mồ
côi nghèo và hiếu thảo như Chử Đồng Tử.
+ Cuộc hôn nhân giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung thể hiện ước mơ của nhân
dân là ở hiền gặp lành, người có số phận bất hạnh nhưng có phẩm chất tốt đẹp sẽ
được hưởng hạnh phúc; đó cũng là ước mơ về sự đổi đời, ước mơ công bằng, chàng
trai mồ côi nghèo khó lấy được công chúa.
- Điểm 1,0: Trả lời đúng theo yêu cầu trên
- Điểm 0,75: Trả lời được từ 2/3 yêu cầu trên
- Điểm 0,5: Trả lời được từ 1/2 yêu cầu trên
- Điểm 0,25: Trả lời được từ 1/3 yêu cầu trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Đề 2 (Bài viết số 3 lớp 10)
- Yêu cầu chung
+ Thời gian làm bài 90 phút
+ Cấu trúc đề: Đọc hiểu và Làm văn (Văn tự sự), phần Đọc hiểu 3/10 điểm
+ Văn bản đọc hiểu: Văn bản văn học trung đại Việt Nam (thơ Đường luật chữ Hán,
chữ Nôm, thơ thời Lý Trần, thơ Nôm Nguyễn Trãi…), văn bản thuộc phong cách
ngôn ngữ sinh hoạt
- Đề bài: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi
Thuật hứng (bài số 24)
- Nguyễn Trãi Công danh đã được hợp(1) về nhàn
Lành dữ âu chi(2) thế nghị(3) khen
10
Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh(4) phát cỏ ương sen
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc(5)
Thuyền chở yên hà(6) nặng vạy then(7)
Bui(8) có một lòng trung lẫn(9) hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen(10)
(Theo Nguyễn Trãi toàn tập, NXB KHXH, H, 1976)
---------------------------------------------------(1) Hợp: tiếng cổ, có nghĩa là đáng, nên.
(2) Âu chi: lo chi.
(3) Nghị: dị nghị, ở đây hiểu là chê. Thế nghị khen: người đời chê khen.
(4) Đìa thanh: đìa là vũng nước ngoài đồng. Thanh là trong.
(5) Đầy qua nóc: đầy quá nóc nhà, nóc kho
(6) Yên hà: khói, ráng.
(7) Vạy: oằn, cong. Nặng vạy then: chở nặng làm thang thuyền oằn xuống.
(8) Bui: tiếng cổ, nghĩa là chỉ có.
(9) Lẫn (hoặc liễn, miễn): tiếng cổ, nghĩa là với hoặc và
(10) Mài chăng khuyết…: mài cũng không mòn, nhuộm cũng không đen. Ý nói lòng trung hiếu
bền vững
Câu 1. Bài thơ viết theo thể thơ gì? (0,25 điểm)
A. Đường luật thất ngôn bát cú
B. Đường luật thất ngôn tứ tuyệt
C. Đường luật ngũ ngôn bát cú
D. Đường luật thất ngôn xen lục ngôn bát cú
Câu 2. Nêu nội dung chính của bài thơ. (0,5 điểm)
Câu 3. Hai câu thơ 5, 6 sử dụng những biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào? Nêu
hiệu quả? (1,0 điểm)
Câu 4. Trong thơ văn Nguyễn Trãi, hai chữ trung hiếu và ưu ái (ưu dân ái quốc)
nhiều lần xuất hiện. Hãy ghi lại 2 trường hợp như vậy. (0,5 điểm)
11
Câu 5. Theo anh/ chị, có điểm gặp gỡ nào giữa chữ nhàn của Nguyễn Trãi trong
bài thơ với chữ nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn? (0,75 điểm)
- Hướng dẫn chấm
Câu 1. D - Đường luật thất ngôn xen lục ngôn bát cú.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 2. Bài thơ thể hiện tâm sự của Nguyễn Trãi: coi thường danh lợi, thích cuộc
sống quê kiểng gần gũi với thiên nhiên, luôn giữ trọn lòng trung hiếu với đất nước.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng theo cách trên
- Điểm 0,25: Trả lời được 1/2 yêu cầu hoặc trả lời chung chung (cuộc sống, vẻ
đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi…)
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 3.
+ Hai câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật đối và biện pháp nói quá.
+ Tác dụng: tạo âm hưởng cân xứng, nhịp nhàng cho câu thơ; mở ra không gian
khoáng đạt, thơ mộng của gió, trăng, khói ráng; thể hiện đời sống tinh thần thanh cao,
tâm hồn thi sĩ ung dung, tự tại, chan hòa với thiên nhiên, tạo vật.
- Điểm 1,0: Trả lời đúng theo yêu cầu trên
- Điểm 0,75: Trả lời được từ 2/3 yêu cầu trên
- Điểm 0,5: Trả lời được từ 1/2 yêu cầu trên
- Điểm 0,25: Trả lời được từ 1/3 yêu cầu trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 4. Học sinh tìm những câu thơ của Nguyễn Trãi có xuất hiện hai chữ trung
hiếu hoặc ưu ái. Ví dụ:
+ Bui có một lòng trung hiếu cũ,
Chẳng nằm thức dậy nẻo ba canh.
(Bảo kính cảnh giới, số 1)
+ Bui một tấc lòng ưu ái cũ,
12
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.
(Thuật hứng, số 5)
- Điểm 0,5: Ghi đúng được 2 câu thơ
- Điểm 0,25: Ghi đúng 1 câu thơ
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 5.
Điểm gặp gỡ giữa chữ nhàn của Nguyễn Trãi trong bài thơ với chữ nhàn của
Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn
+ Sống hòa hơp với tự nhiên.
+ Tránh xa vòng danh lợi.
+ Nhàn thân mà không nhàn tâm, luôn canh cánh một nỗi niềm ưu dân ái quốc.
- Điểm 0,75: Trả lời đúng theo yêu cầu trên
- Điểm 0,5: Trả lời được từ 2/3 yêu cầu trên
- Điểm 0,25: Trả lời được từ 1/3 yêu cầu trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Đề 3 (Bài kiểm tra tổng hợp cuối kì I lớp 10)
- Yêu cầu chung
+ Thời gian làm bài 120 phút
+ Cấu trúc đề: Đọc hiểu và Làm văn (Nghị luận xã hội, Nghị luận văn học), phần Đọc
hiểu 3/10 điểm
+ Văn bản đọc hiểu: Văn bản văn học dân gian Việt Nam (các thể loại sử thi, truyền
thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện thơ, ca dao); Văn bản văn học trung đại
(thơ Đường luật chữ Hán, chữ Nôm giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV và từ thế
kỉ XV đến hết TK XVII); Văn bản văn học nước ngoài (sử thi Hi Lạp, Ấn Độ; thơ
Đường; thơ hai-cư); văn bản thông tin
- Đề bài
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi
13
Dịch bệnh E-bô-la ngày càng trở thành thách thức khó hóa giải. Hiện đã có
hơn 4.000 người tử vong trong tổng số hơn 8.000 ca nhiễm vi-rút E-bô-la ở năm
quốc gia Tây Phi. Hàng nghìn trẻ em rơi vào cảnh mồ côi vì E-bô-la. Tại Li-bê-ria, cuộc bầu cử Thượng viện phải hủy do E-bô-la “tác quái”.
Với tinh thần sẻ chia và giúp đỡ năm nước Tây Phi đang chìm trong hoạn nạn,
nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã gửi những nguồn lực quý báu tới vùng dịch
để giúp đẩy lùi “bóng ma” E-bô-la, bất chấp những nguy cơ có thể xảy ra.
Mĩ đã quyết định gửi 4.000 binh sĩ, gồm các kĩ sư, chuyên gia y tế, hàng loạt
nước ở châu Âu, châu Á và Mĩ La-tinh gửi trang thiết bị và hàng nghìn nhân viên y tế
tới khu vực Tây Phi. Cu-ba cũng gửi hàng trăm chuyên gia y tế tới đây.
Trong bối cảnh chưa có vắc-xin điều trị căn bệnh E-bô-la, việc cộng đồng quốc
tế không “quay lưng” với vùng lõi dịch ở Tây Phi, tiếp tục gửi chuyên gia và thiết bị
tới đây để dập dịch không chỉ là hành động mang tính nhân văn, mà còn thắp lên tia hi
vọng cho hàng triệu người Phi ở khu vực này.
(Dẫn theo )
Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm)
Câu 2. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? (0,5 điểm)
Câu 3. Phần in đậm ở đầu văn bản cho thấy điều gì? (0,25 điểm)
A. Thời điểm bùng phát dịch bệnh E-bô-la
B. Hậu quả của dịch bệnh E-bô-la
C. Cơ chế lây truyền vi-rút E-bô-la
D. Cách phòng ngừa lây vi-rút E-bô-la
Câu 4. Vì sao tác giả bài viết nhắc đến các nước Mĩ và Cu-ba? (0,5 điểm)
Câu 5. Giả sử anh/ chị sẽ viết một bức thư gửi cho một nguyên thủ quốc gia của
một đất nước có dịch bệnh E-bô-la hoặc một quan chức của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) để hưởng ứng vấn đề mà văn bản trên đề cập đến. Hãy ghi lại những nội dung
chính mà anh/ chị định viết trong bức thư của mình. (1,0 điểm)
Câu 6. Đặt tên cho văn bản. (0,5 điểm)
14
- Hướng dẫn chấm
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Điểm 0,25: Trả lời đúng phong cách ngôn ngữ
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 2. Văn bản trên đề cập đến vấn đề thế giới ứng phó và sẻ chia những khó
khăn mà các quốc gia ở Tây Phi đang phải trải qua do dịch bệnh E-bô-la gây ra.
- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên
- Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 3. Hậu quả của dịch bệnh E-bô-la.
- Điểm 0,25: Trả lời theo cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 4. Vì đó là hai trong số những quốc gia đã chia sẻ và giúp đỡ các nước có
dịch bệnh E-bô-la.
- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 5. Học sinh ghi lại những nội dung chính của bức thư định viết về các vấn
đề như
Thực trạng về dịch bệnh E-bô-la; Hậu quả; Nguyên nhân; Giải pháp
- Điểm 1,0: Nêu được các nội dung trên và biểu hiện cụ thể
- Điểm 0,75: Nêu được 3/4 yêu cầu trên
- Điểm 0,5: Nêu được 1/2 yêu cầu trên
- Điểm 0,25: Nêu được 1/4 yêu cầu trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 6.
Nhan đề ngắn gọn, phù hợp với đề tài, chủ đề của văn bản. Ví dụ: E-bô-la –
thách thức và hi vọng; Đẩy lùi “bóng ma” E-bô-la; Ứng phó và chia sẻ...
- Điểm 0,5: Chọn nhan đề phù hợp về dung lượng và đề tài, chủ đề của văn bản
15
- Điểm 0,25: Nhan đề còn dài hoặc chưa sát với đề tài, chủ đề văn bản
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Đề 4 (Bài viết số 5 lớp 10)
- Yêu cầu chung
+ Thời gian làm bài 90 phút
+ Cấu trúc đề: Đọc hiểu và Làm văn (Văn thuyết minh), phần Đọc hiểu 3/10 điểm
+ Văn bản đọc hiểu: Văn bản văn học trung đại (các thể loại phú, cáo, sử kí, văn chính
luận thời trung đại…)
- Đề bài
Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô(1), nhà Chu đến đời Thành
Vương ba lần dời đô(2), há phải các vua thời Tam Đại (3) ấy theo ý riêng tự tiện dời đô.
Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn
đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận
nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi
thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây,
đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp.
Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.
(Lí Công Uẩn, Chiếu dời đô, Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in
trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993)
-----------------------------------(1) Năm lần dời đô: Vua Thang (Thành Thang) đóng đô ở phía đông nam huyện Thương Khâu
(thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc bây giờ). Trọng Đinh dời đô đến huyện Thành Cao (thuộc tỉnh Hà
Nam). Hà Đản Giáp đời đô đến phủ Chương Đức (cũng thuộc tỉnh Hà Nam). Tổ Ất dời đô đến phủ
Thuận Đức (tỉnh Sơn Tây bây giờ). Bàn Canh dời đô đến huyện Yên Sư (hay Ân Sư thuộc tỉnh Hà
Nam)
(2) Ba lần dời đô: Chu Văn Vương đóng đô ở phía đông tỉnh Thiểm Tây. Chu Vũ Vương dời
đô đến huyện Tương Yên (tỉnh Thiểm Tây). Chu Thành Vương dời đô đến huyện Lạc Dương (tỉnh
Hà Nam).
(3) Thời Tam Đại: Ba nhà Hạ, Thương, Chu trong lịch sử Trung Quốc.
16
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? (0,25 điểm)
Câu 2. Nêu mục đích của đoạn văn? (0,5 điểm)
Câu 3. Để dẫn tới mục đích đó, người viết đã đưa ra những lí lẽ hay dẫn chứng
nào? (0,75 điểm)
Câu 4. Đoạn văn sử dụng những thao tác lập luận chủ yếu nào? Nêu ví dụ. (1,0
điểm)
Câu 5. Nhận xét về giọng điệu của người viết thể hiện trong đoạn văn. (0,5 điểm)
- Hướng dẫn chấm
Câu 1. Phương thức nghị luận
- Điểm 0,25: Trả lời đúng yêu cầu trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 2. Nêu lên mục đích sâu xa, tầm quan trọng của việc dời đô: đó là việc lớn,
vừa hợp mệnh trời, vừa hợp lòng dân, để xây dựng đất nước cường thịnh, đem lại
hạnh phúc, thái bình cho dân, không thể không dời.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng yêu cầu trên
- Điểm 0,25: Trả lời được 1/2 yêu cầu trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 3.
Đưa ra các dẫn chứng có trong thực tế lịch sử:
+ Nhà Thương, nhà Chu dời đô làm cho vận nước lâu dài, phồn thịnh
+ Nhà Đinh, nhà Lê không chịu dời đô, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn
ngủi
- Điểm 0,75: Trả lời đúng yêu cầu trên
- Điểm 0,5: Trả lời được 2/3 yêu cầu trên
- Điểm 0,25: Trả lời được 1/3 yêu cầu trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 4.
17
+ Thao tác chứng minh: Nêu dẫn chứng trong lịch sử để khẳng định việc cần
thiết phải dời đô
+ Thao tác so sánh: việc dời đô của nhà Chu, nhà Thương đưa tới sự thịnh
vượng, bền vững, còn nhà Đinh, nhà Lê không di dời cố kinh nên đã dẫn đến sự sụp
đổ của triều đại.
- Điểm 1,0: Trả lời đúng yêu cầu trên
- Điểm 0,75: Trả lời đúng 3/4 yêu cầu trên
- Điểm 0,5: Trả lời được 1/2 yêu cầu trên
- Điểm 0,25: Trả lời được 1/4 yêu cầu trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 5. Giọng điệu thiết tha, đau xót, kiên quyết
- Điểm 0,5: Trả lời đúng yêu cầu trên
- Điểm 0,25: Trả lời được 1/2 yêu cầu trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Đề 5 (Bài viết số 6 lớp 10)
- Yêu cầu chung
+ Thời gian làm bài 90 phút
+ Cấu trúc đề: Đọc hiểu và Làm văn (Nghị luận văn học), phần Đọc hiểu 3/10 điểm
+ Văn bản đọc hiểu: văn học trung đại Việt Nam (truyện truyền kì, ngâm khúc,
Truyện Kiều); văn học nước ngoài (tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc)
- Đề bài: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng vốn
khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc vẫn khen là
một người cương trực. Trong làng trước có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà
Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc
Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu quái trong dân
gian. Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền.
18
Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay
không cần gì cả.
Đốt đền xong, chàng về nhà, thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng
rung run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét. Trong khi sốt, chàng thấy một người
khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ đi đến, nói năng và quần áo rất giống người
phương Bắc, tự xưng là cư sĩ, đến đòi trả lại ngôi đền như cũ và nói:
- Nhà ngươi đã theo nghiệp nho, đọc sách vở của thánh hiền, há lại không biết
cái đức của quỷ thần sao, cớ gì lại dám khinh nhờn hủy tượng, đốt đền, khiến cho
hương lửa không có chỗ tựa nương, oai linh không có nơi hiển hiện, vậy bảo làm sao
bây giờ? Biết điều thì dựng trả lại ngôi đền như cũ. Nếu không thì, vô cớ hủy đền Lư
Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ.
Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Người kia tức giận nói:
- Phong đô không xa xôi gì, ta tuy hèn, há lại không đem nổi nhà ngươi đến đấy.
Không nghe lời ta thì rồi sẽ biết.
Nói rồi phất áo đi.
(Nguyễn Dữ, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên,
trích Truyền kì mạn lục, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1957.)
Câu 1. Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng
vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc vẫn
khen là một người cương trực.
Trong những câu trên, tác giả giới thiệu điều gì về nhân vật Tử Văn? Cách giới
thiệu như vậy có ý nghĩa thế nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Nêu ý nghĩa của sự việc trước khi đốt đền, Tử Văn tắm gội sạch sẽ, khấn
trời. (0,5 điểm)
Câu 3. Qua cuộc đối thoại của Tử Văn với hồn ma Bách hộ họ Thôi, tính cách
hai nhân vật bộc lộ thế nào? (1,0 điểm)
Câu 4. Chỉ ra những yếu tố kì ảo được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)
19
Câu 5. Trong truyện truyền kì, đằng sau những yếu tố kì ảo, người đọc có thể tìm
thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực.
Đoạn văn giúp anh/ chị tìm thấy những hiện thực gì? (0,5 điểm)
- Hướng dẫn chấm
Câu 1.
+ Giới thiệu xuất thân của nhân vật (tên, quê quán), tính cách của nhân vật
(cương trực).
+ Tác dụng: tăng tính chân thực cho câu chuyện; định hướng trước cho người
đọc về nhân vật.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng yêu cầu trên
- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1/2 yêu cầu trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 2. Trước khi đốt đền, Tử Văn tắm gội sạch sẽ, khấn trời. Hành động ấy
chứng tỏ việc làm của chàng rất cẩn thận, xuất phát từ ý định rõ ràng chứ không phải
hành động của kẻ liều lĩnh; chàng tin vào việc làm chính nghĩa của mình và mong
được trời ủng hộ.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng yêu cầu trên
- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1/2 yêu cầu trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 3.
+ Tử Văn cương trực, kiên quyết, tin vào việc làm và sức mạnh chính nghĩa của
mình.
+ Hồn ma Bách hộ họ Thôi: gian xảo, quỷ quyệt, tự nhận mình là cư sĩ, làm điều
ác nhưng lại đe dọa, đòi kiện Tử Văn.
- Điểm 1,0: Trả lời đúng yêu cầu trên
- Điểm 0,75: Trả lời đúng 3/4 yêu cầu trên
- Điểm 0,5: Trả lời được 1/2 yêu cầu trên
- Điểm 0,25: Trả lời được 1/4 yêu cầu trên
20
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 4.
+ Viên tướng sau khi tử trận làm yêu quái trong dân gian.
+ Tử Văn nói chuyện với hồn ma tướng giặc.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng yêu cầu trên
- Điểm 0,25: Trả lời được 1/2 yêu cầu trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 5.
+ Tử Văn đại diện cho kẻ sĩ nước Nam cương trực, kiên quyết chống gian tà.
+ Tướng giặc khi sống là kẻ cướp nước, đi gieo rắc tội ác, lúc chết vẫn còn làm
yêu quái hại dân lành.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng yêu cầu trên
- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1/2 yêu cầu trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Đề 6 (Bài kiểm tra tổng hợp cuối năm lớp 10)
- Yêu cầu chung
+ Thời gian làm bài 120 phút
+ Cấu trúc đề: Đọc hiểu và Làm văn (Nghị luận xã hội, Nghị luận văn học), phần Đọc
hiểu 3/10 điểm
+ Văn bản đọc hiểu: Văn bản văn học dân gian Việt Nam (các thể loại sử thi, truyền
thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện thơ, ca dao); Văn bản văn học trung đại
(thơ Đường luật chữ Hán, chữ Nôm giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVIII); Văn
bản văn học nước ngoài (sử thi Hi Lạp, Ấn Độ; thơ Đường; thơ hai-cư; tiểu thuyết
chương hồi Trung Quốc); văn bản thông tin
- Đề bài
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
21
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
(Trích Chinh phụ ngâm - Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn; bản diễn Nôm:
Đoàn Thị Điểm (?), theo Những khúc ngâm chọn lọc, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1994)
Câu 1. Đoạn thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Nêu các đặc trưng của
phong cách ngôn ngữ đó? (0,5 điểm)
Câu 2. Trong đoạn thơ trên, dịch giả Đoàn Thị Điểm có sử dụng biện pháp nghệ
thuật điệp. Hãy chỉ ra biểu hiện của biện pháp đó. Cách điệp trong đoạn thơ sau có
giống với cách điệp trong đoạn thơ trên không? Vì sao? ( 0,75 điểm)
Tiếng hát bay lên cao phấp phới
Như gió xuân rũ lá bạch dương
Như những mảng trời xanh dĩ vãng
Như tiếng chim trên tuyết trắng hồng
(Trích Những tiếng hát - Nguyễn Đình Thi)
Câu 3. Các từ thăm thẳm, đau đáu trong đoạn thơ trên thuộc từ loại gì? Chúng có
tác dụng như thế nào trong việc biểu đạt tâm trạng của nhân vật trữ tình? (0,5 điểm)
Câu 4. Câu thơ Cảnh buồn người thiết tha lòng trong đoạn thơ trên và hai câu
thơ của Nguyễn Du: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao
giờ gợi cho anh/chị nghĩ tới bút pháp quen thuộc gì của thơ ca trung đại trong việc
biểu đạt tâm trạng con người? Ghi lại một dẫn chứng thơ trung đại có sử dụng bút
pháp nghệ thuật này. (0,5 điểm)
Câu 5. Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn thơ
trên. Trình bày trong khoảng 5 đến 7 câu. (0,75 điểm)
- Hướng dẫn chấm
22
Câu 1.
+ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Đặc trưng: Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 ý trên
- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 ý trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 2.
+ Biểu hiện của biện pháp điệp trong đoạn thơ: non Yên… non Yên; trời… trời
+ Cách điệp trong đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi không giống với cách điệp của
đoạn thơ trên
+ Vì điệp của Đoàn Thị Điểm là lối điệp vòng; của Nguyễn Đình Thi là điệp liên
tiếp.
- Điểm 0,75: Trả lời đúng các yêu cầu trên
- Điểm 0,5: Trả lời đúng 2/3 yêu cầu trên
- Điểm 0,25: Trả lời được 1/3 yêu cầu trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 3.
+ Các từ thăm thẳm, đau đáu trong đoạn thơ trên là từ láy.
+ Tác dụng: Miêu tả trực tiếp, cụ thể nỗi lòng chinh phụ; Tạo ra sự cộng hưởng,
cùng xoáy sâu diễn tả nỗi nhớ da diết, thẳm sâu.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 ý trên
- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 ý trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 4.
+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình
+ Dẫn chứng: Học sinh tự chọn dẫn chứng phù hợp (thơ ca trung đại, sử dụng bút
pháp tả cảnh ngụ tình)
Ví dụ:
23
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cảnh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
- Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 ý trên
- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 ý trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 5.
Cảm nhận được tâm trạng của người chinh phụ ở những khía cạnh sau:
+ Khát khao gửi lòng mình đến non Yên theo ngọn gió đông
+ Nhưng non Yên thì xa, trời thì thăm thẳm vô tình, nỗi nhớ càng dội về đau đáu,
thẳm sâu.
+ Ngoại cảnh u buồn khiến nỗi lòng chinh phụ càng xót xa, đau đớn.
- Điểm 0,75: Trả lời đúng 3 ý trên
- Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 ý trên
- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 ý trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
2. 2. Hệ thống đề kiểm tra định kì lớp 11 phần Đọc hiểu
Đề 1 (Bài viết số 1 lớp 11)
- Yêu cầu chung
+ Thời gian làm bài 90 phút
+ Cấu trúc đề: phần Đọc hiểu và Làm văn ( Nghị luận xã hội), phần Đọc hiểu 3/10
điểm
+ Văn bản đọc hiểu: Văn bản thông tin
- Đề bài: Đọc văn bản sau
Một trận động đất xảy ra tại một trường học ở Mỹ. Khung cảnh hoang tàn của
ngôi trường sau cơn động đất làm những cha mẹ học sinh bật khóc vì tuyệt vọng.
24
Trong khi đội cứu hộ cố gắng cứu các em bé trong những lớp học ít bị đổ nát,
một người đàn ông cứ xông vào những nơi nguy hiểm vì những bức tường có thể bị
sập xuống bất cứ lúc nào, và luôn miệng gọi tên con. Mọi người lo sợ ông đang phát
cuồng vì mất con và làm cản trở công việc của những người cứu hộ, nên khuyên ông
ra ngoài nhưng ông nói: “Tôi đã hứa với Paul rằng lúc nào tôi cũng ở bên con, cho
dù bất cứ chuyện gì xảy ra”.
Khi đội cứu hộ bắt đầu dừng tay và đinh ninh rằng họ đã cứu hết những người
còn sống sót ra khỏi đống gạch vụn thì ông vẫn kiên nhẫn tìm kiếm. Bỗng ông nghe
tiếng gọi thật yếu ớt ngắt quãng vọng lên từ đâu đó: “Bố ơi! Chúng con đây nè”. Ông
điên cuồng đào bới, mọi người xung quanh thấy thế vội chạy đến hỗ trợ ông. Như một
phép lạ, dưới đống gạch đổ nát là một khoảng trống. Trong đó có khoảng gần chục
đứa trẻ đang nhìn ông với ánh mắt hi vọng, đợi chờ. Ông lần lượt kéo từng đứa trẻ
lên, và Paul, con trai ông là người lên sau cùng.
Khi đã trong vòng tay của bố, cậu bé nói trong nước mắt: “Con biết bố không
bao giờ bỏ con mà. Các bạn không tin con và sợ lắm nên con chờ bố đến và để các
bạn ra trước vì bố sẽ không bao giờ bỏ con đâu!”
(Theo Hạt giống tâm hồn, quyển 6, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0,5 điểm)
Câu 2. Vì sao cậu bé trong câu chuyện có thể sống sót và được cứu ra khỏi đống
đổ nát? (0,5 điểm)
Câu 3. Hình ảnh cậu bé và người cha của em hiện lên trong câu chuyện như thế
nào? (1,0 điểm)
Câu 4. Nhan đề nào sau đây phù hợp với câu chuyện? Vì sao? (0,5 điểm)
A. Niềm tin.
B. Tình cha con.
C. Thảm họa thiên tai.
D. Điều kì diệu của cuộc sống.
25