Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

hướng dẫn học sinh khai thác atlat địa lí để chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.15 KB, 59 trang )

MUC
LUC
Sở giáo dục và
đào
tạo nam định

Trờng THpt chuyên lê hồng phong

---------000---------

Sáng kiến dự thi cấp tỉnh

Báo cáo Sáng kiến
Năm học 2014 - 2015
*********
Hng dõn hoc sinh khai thac atlat ia ly Viờt Nam va ve
biờu ụ, nhõn xet biờu ụ, bang sụ liờu ờ chuõn bi cho ki thi
THPT Quục gia - mụn ia ly

Tac gia: Trõn Thi Hụng Thuy - Thac sy ia ly
Vu Minh Trang - C nhõn ia ly
Giao viờn - Trng THPT Chuyờn Lờ Hụng Phong - N

Nam inh, thang 05, nm 2015

Năm học 2009 - 2010


2
Hướng dẫn HS khai thác Atlat ĐL, vẽ biểu đồ, phân tích BSL để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Stt

Tên tài liệu

1.

Hướng dẫn học và khai thác Atlat Địa lý Việt Nam – GS.TS Lê Thông
– NXB Địa hoc Quốc gia TP Hồ Chí Minh

2.

Phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ – Nguyễn Đức Vũ – NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội

3.

Ôn tập môn Địa lý – chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia – Lê Thông –
NXB Giáo dục Việt Nam

4.

Sách giáo khoa Địa lý lớp 12 - NXB Giáo dục

5.

Sách giáo viên Địa lý lớp 12 - NXB Giáo dục

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1.


HS

Học sinh

2.

NXB

Nhà xuất bản

3.

THPT

Trung học phổ thông

4.

TP

Thành phố

5.

BSL

Bảng số liệu

2

Trần Thị Hồng Thuý - Vũ Minh Trang

2

Giáo viên Chuyên Lê Hồng Phong


3
Hướng dẫn HS khai thác Atlat ĐL, vẽ biểu đồ, phân tích BSL để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia

A. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
Hướng dẫn học sinh khai thác atlat Địa lý Việt Nam và vẽ biểu đồ, nhận
xét biểu đồ, bảng số liệu để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia - môn Địa lý.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Địa lý
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Năm học 2014 – 2015 và những năm học trước đó.
4. Tác giả:
Họ và tên: Trần Thị Hồng Thuý

- Năm sinh: 1976

Nơi thường trú: 4/166 Trần Nhật Duật – P.Trần Tế Xương - TP Nam Định
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ khoa học Địa lý
Chức vụ công tác: Giáo viên THPT
Nơi làm việc: Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong - TP Nam Định
Địa chỉ liên hệ: 76 Vị Xuyên - TP Nam Định
Điện thoại: 0989555487 – 0949510768
5. Đồng tác giả
Họ và tên: Vũ Minh Trang


- Năm sinh: 1985

Nơi thường trú: 19/43 Gốc Mít- Vỵ Xuyên- Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Địa lý
Chức vụ công tác: Giáo viên THPT
Nơi là việc: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định
Địa chỉ liên hệ: 19/43 Gốc Mít- Vỵ Xuyên- Nam Định
Điện thoại: 0948681150
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong - TP Nam Định
Địa chỉ: 76 Vị Xuyên - TP Nam Định
Điện thoại: 0350.3640 297
3
Trần Thị Hồng Thuý - Vũ Minh Trang

3

Giáo viên Chuyên Lê Hồng Phong


4
Hướng dẫn HS khai thác Atlat ĐL, vẽ biểu đồ, phân tích BSL để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia

4
Trần Thị Hồng Thuý - Vũ Minh Trang

4

Giáo viên Chuyên Lê Hồng Phong



5
Hướng dẫn HS khai thác Atlat ĐL, vẽ biểu đồ, phân tích BSL để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia

B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
I.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo dục
và Đào tạo
- Từ năm học 2014- 2015, học sinh cấp Trung học phổ thông (THPT) trong
toàn quốc bắt đầu thực hiện kỳ thi THPT quốc gia. Trong kỳ thi này ngoài 3
môn thi bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ học sinh có quyền được lựa chọn
một môn thi phù hợp với năng lực và khối thi mình dự định trong số 5 môn là
Vật Lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Lịch sư. Kết quả kỳ thi là căn cứ để công
nhận tốt nghiệp THPT, đồng thời làm cơ sở để xét tuyển vào các trường Đại học
và Cao đẳng mà các em có nguyện vọng lựa chọn.
- Đề thi Địa lý trong kì thi THPT Quốc gia cũng có những thay đổi nhất
định phù hợp với yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ giáo dục đào tạo.
+ Các câu hỏi trong đề thi được phân hoá theo các mức độ nhận thức: nhận
biết, thông hiểu, vận dụng (thấp) và vận dụng cao.
+ Bên cạnh các kiến thức địa lý cơ bản được kiểm tra, thì các kĩ năng địa lý
cơ bản như kĩ năng khai thác Atlat Địa lý, kĩ năng sử lý số liệu thống kê, kĩ năng
vẽ biểu đồ, kĩ năng nhận xét biểu đồ, phân tích bảng số liệu cũng được kiểm tra
đánh giá chiếm tỷ lệ cao trong tổng điểm toàn bài thi.
Khác với bài thi trong kì thi tuyển sinh vào Đại học và Cao đẳng những
năm trước đây, thì bài thi môn Địa lý trong kì thi THPT Quốc gia năm nay học
sinh được sử dụng atlat để làm bài thi.
Đối với học sinh lựa chọn thi môn Địa lý, nếu biết cách khai thác atlat Địa
lý, có kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ tốt thì có thể tự tin vượt qua bài thi này, có
thể nói đây là chìa khoá góp phần hoàn thành tốt bài thi.

I.2. Xuất phát từ đặc điểm đối tượng học sinh hiện nay và yêu cầu thực tế
- Học sinh dự kì thi THPT Quốc gia năm nay lựa chọn môn Đia lý là
không nhiều. Trong số đó có một bộ phận không nhỏ học sinh chọn môn Địa lý
vì không tự tin để lựa chọn các môn khác nên kiến thức và kĩ năng bộ môn rất
5
Trần Thị Hồng Thuý - Vũ Minh Trang

5

Giáo viên Chuyên Lê Hồng Phong


6
Hướng dẫn HS khai thác Atlat ĐL, vẽ biểu đồ, phân tích BSL để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia

kém, đặc biệt kỹ năng sử dụng Atlat Địa lý chưa tốt, vẽ biểu đồ chưa chính xác,
nhận xét chưa đầy đủ khoa học, chưa có định hướng đúng khi làm bài, điều đó
sẽ khó khăn cho các em khi ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi quốc gia THPT.
- Trên thực tế, thời lượng dành cho môn Địa lý lớp 12 không nhiều (1,5
tiết/1 tuần x 35 tuần) nên việc rèn các kỹ năng Địa lý cho học sinh gặp nhiều
khó khăn. Hơn nữa, trong năm học cuối cấp, học sinh vẫn dành phần lớn thời
gian học tập cho các môn mà các em coi là quan trọng hơn (như các môn theo
định hướng tuyển sinh của các trường Đại học mà các em chọn; môn Ngoại ngữ,
Toán, Văn) vì thế thời lượng và sự quan tâm của các em dành cho môn Địa lý là
không nhiều. Nhiều em có tâm lý chủ quan còn xác định rõ, lựa chọn thi môn
Địa lý chỉ cần 2 điểm để đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp là được.
- Trong điều kiện thời gian ôn tập có hạn mà lượng kiến thức thì không
phải là nhỏ vậy làm thế nào để các em có thể ôn tập hiệu quả nhất và hoàn thành
tốt bài thi? Đây là câu hỏi mà không ít giáo viên, học sinh và cả phụ huynh quan
tâm, trăn trở. Vì thế, chúng tôi đã suy nghĩ và qua thực tiễn giảng dạy môn Địa

lý, nhiều năm ôn tập cho học sinh tham dự các kì thi học sinh giỏi các cấp, thi
tuyển sinh các trường Đại học, Cao đẳng cũng như trong năm học này chúng tôi
đang ôn tập cho học sinh tham dự kì thi THPT Quốc gia môn Địa lý, chúng tôi
mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân về vấn đề: “Hướng dẫn học
sinh khai thác atlat Địa lý Việt Nam và vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ, bảng số
liệu để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia - môn Địa lý.”
Mong rằng, những kinh nghiệm này sẽ là tài liệu tham khảo có thể giúp ích
các đồng nghiệp và các em học sinh trong quá trình dạy - học môn Địa lý nói
chung và đặc biệt là sử dụng trong giai đoạn ôn tập chuẩn bị cho kì thi THPT
quốc gia đạt hiệu quả cao.

6
Trần Thị Hồng Thuý - Vũ Minh Trang

6

Giáo viên Chuyên Lê Hồng Phong


7
Hướng dẫn HS khai thác Atlat ĐL, vẽ biểu đồ, phân tích BSL để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia

II. THỰC TRẠNG (trước khi tạo ra sáng kiến)
II. 1. Thực trạng học sinh lựa chọn môn Địa lý trong kì thi THPT Quốc gia
Đặc điểm đối tượng học sinh năm nay đăng kí tự chọn môn Địa lý trong kì
thi THPT Quốc gia có những nét nổi bật khác với những năm trước:
- Nếu như những năm học trước thì khoảng tháng 3 hàng năm, Bộ giáo dục
sẽ thông báo các môn thi Tốt nghiệp, và tất cả học sinh THPT đều phải thi các
môn đó mà không có lựa chọn thay thế. Còn kì thi tuyển sinh Đại học, cao đẳng
hàng năm thì chia theo khối thi, những học sinh thi khối C thì sẽ phải thi môn

Địa lý và các em đã có định hướng từ trước. Hơn nữa, mức điểm thi tốt nghiệp
khác nhau là cơ sở để công nhận tốt nghiệp ở các mức độ khác nhau: Giỏi, Khá,
Trung bình. Vì thế, phần lớn học sinh đều có ý thức học và ôn tập khá nghiêm
túc nên kiến thức và kĩ năng địa lý của phần lớn các em này khá tốt.
- Trong năm học này, môn Địa lý là một trong những môn thi tự chọn của
học sinh. Điểm thi là một cơ sở để xét công nhận tốt nghiệp (kết hợp với điểm
trung bình năm học lớp 12), chỉ phân loại đạt hay không đạt tốt nghiệp THPT
mà không phân loại bằng tốt nghiệp loại Giỏi, Khá, Trung bình. Đối với những
học sinh tự chọn thi môn Địa lý có thể chia thành các nhóm đối tượng như sau:
♦ Nhóm 1: Các học sinh đã có định hướng chọn môn Địa lý ngay từ đầu
năm (các học sinh lớp chuyên ban C như chuyên Địa, chuyên Sử và các học sinh
có định hướng thi Đại học khối C) thì có các kĩ năng địa lý khá tốt.
♦ Nhóm 2: Các học sinh cảm thấy năng lực của mình không tốt, các môn
tự chọn khác đều thấy khó nên chọn môn Địa lý vì nghĩ rằng môn này dễ có
điểm hơn các môn học khác do có thể khai thác atlat Atlat Địa lý và vẽ biểu đồ.
Nhiều học sinh có ý nghĩ chủ quan là chỉ cần học mỗi cách đọc Atlat Địa lý và
cách vẽ biểu đồ để được 2 điểm, đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp.
♦ Nhóm 3: Các học sinh còn lại thì có các nguyên nhân khác nhau (ví dụ
như thích môn Địa…) nhưng tỷ lệ này là không nhiều.

7
Trần Thị Hồng Thuý - Vũ Minh Trang

7

Giáo viên Chuyên Lê Hồng Phong


8
Hướng dẫn HS khai thác Atlat ĐL, vẽ biểu đồ, phân tích BSL để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia


II. 2. Các giải pháp đã được áp dụng trong ôn tập môn Địa lý (trước ki
tạo ra sáng kiến)
- Trong quá trình dạy học môn Địa lý ở trường phổ thông, nhiều giáo viên
đã chú ý đến việc hướng dẫn học sinh khai thác atlat Địa lý, kĩ năng vẽ biểu đồ
địa lý, nhận xét biểu đồ và phân tích bảng số liệu. Tuy nhiên, chúng tôi thấy nổi
lên một số vấn đề sau:
+ Đối với các lớp chuyên Địa và chuyên Sử, học sinh có định hướng thi
môn Địa ngay từ đầu, thời lượng dành cho bộ môn được tăng lên so với thời
lượng quy định của Bộ giáo dục, nên giáo viên có điều kiện rèn các kĩ năng địa
lý cho học sinh khá bài bản, hệ thống. Vì thế, các kỹ năng Địa lý của học sinh
tương đối tốt.
+ Đối với các lớp khác trong trường chuyên và các trường THPT phải tuân
thủ thời lượng quy định của Bộ giáo dục dành cho bộ môn. Trong điều kiện thời
lượng dành cho môn Địa lý trên lớp không nhiều (Lớp 10 và 12 là 1,5tiết/tuần;
lớp 11 là 1 tiết/tuần) lại phải hoàn thành các yêu cầu kiến thức bài học nên thời
gian dành cho việc rèn các kĩ năng địa lý là chưa nhiều. Các kĩ năng địa lý được
rèn tích hợp qua các bài dạy, qua từng câu hỏi đơn lẻ, giáo viên ít có điều kiện
và cũng ít quan tâm đến việc hệ thống hoá cách thức rèn các kĩ năng này cho
học sinh một cách bài bản, hệ thống và đầy đủ. Mức độ nhận thức và mối quan
tâm của các học sinh đến bộ môn là khác nhau, nhưng giáo viên ít có điều kiện
hoặc cũng không quan tâm đến việc cá biệt hoá học sinh. Nhiều khi chỉ nêu câu
hỏi và chữa nội dung câu trả lời mà không chú ý đến hướng dẫn học sinh cách
thức làm việc, các bước làm bài, quy trình của việc rèn từng loại kĩ năng địa lý.
Vì thế, các kĩ năng địa lý của học sinh hạn chế, khả năng vận dụng cho các tình
huống khác nhau là không cao:
▪ Học sinh không nắm được trình tự và nguyên tắc cơ bản khi khai thác
atlat Địa lý
▪ Khả năng nhận dạng biểu đồ thích hợp cho từng yêu cầu câu hỏi là không
tốt. Nhiều học sinh không biết nhận dạng biểu đồ thích hợp.

8
Trần Thị Hồng Thuý - Vũ Minh Trang

8

Giáo viên Chuyên Lê Hồng Phong


9
Hướng dẫn HS khai thác Atlat ĐL, vẽ biểu đồ, phân tích BSL để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia

▪ Kĩ năng xử lý số liệu chưa tốt, hay nhầm lẫn. Nhiều công thức xử lý số
liệu hay sử dụng trong bài địa lý cũng không biết (như cách tính cơ cấu, tốc độ
tăng trưởng, tính năng suất, cách quy đổi đơn vị, quy tắc làm tròn số…)
▪ Kĩ năng vẽ biểu đồ còn nhiều sai sót, hay bị mất điểm.
▪ Kĩ năng nhận xét biểu đồ kém.
- Bên cạnh đó, ở một số trường, một số lớp, một số giáo viên còn chưa
quan tâm tới việc rèn các kĩ năng địa lý này cho học sinh, đặc biệt là kĩ năng
khai thác atlat Địa lý. Nhiều học sinh còn chưa từng cầm tới quyển Atlat Địa lý
Việt Nam. Vì thế, các kĩ năng địa lý này của học sinh là rất kém.
Vì thế, rất cần thiết phải hướng dẫn học sinh rèn các kĩ năng địa lý này một
cách hệ thống, bài bản, dễ hiểu và dễ nhớ trong một khoảng thời gian ngắn.
III. CÁC GIẢI PHÁP
Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra một số giải pháp hướng dẫn học sinh
khai thác Atlat Địa lý Địa lý Việt Nam, nhận dạng, vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ
và bảng số liệu để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm nay và những năm
sắp tới, cũng như trong quá trình học tập, kiểm tra đánh gia môn Địa lý.
Các giải pháp mà chúng tôi đưa ra dựa trên phương châm: “Hệ thống,
đồng bộ, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu và hiệu quả”. Tức là đảm bảo trong thời
gian ngắn nhất, hướng dẫn học sinh ôn luyện môn Địa lý để làm bài thi đạt kết

quả cao nhất. Vì thế, các giải pháp chúng tôi đưa ra, không phân kĩ và dài dòng
mà cô đúc ngắn gọn. Một số kĩ năng Địa lý chúng tôi cố gắng hệ thống hoá súc
tích dưới dạng công thức - dạng bài cụ thể; có những dạng học sinh chỉ cần ghi
nhớ ngắn gọn và điền từ vào chỗ chấm…
Chúng tôi đưa ra giải pháp cho 2 mảng nội dung:
- Một là, hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lý Việt Nam
- Hai là, hướng dẫn học sinh cách nhận dạng, vẽ biểu đồ và nhận xét biểu
đồ, bảng số liệu.
9
Trần Thị Hồng Thuý - Vũ Minh Trang

9

Giáo viên Chuyên Lê Hồng Phong


10
Hướng dẫn HS khai thác Atlat ĐL, vẽ biểu đồ, phân tích BSL để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia

III.1. Hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lý Việt Nam
III. 1. 1. Các nguyên tắc chung khi khai thác atlat Địa lý Việt Nam
- Nắm vững nội dung của toàn bộ Atlat Địa lý Việt Nam, từng
trang bản đồ.
- Biết cách xác định phương hướng trên bản đồ.
- Biết cách giải mã các kí hiệu trên bản đồ:
- Biết cách lựa chọn các bản đồ thích hợp dựa vào yêu cầu đề bài
- Nắm vững nội dung của toàn bộ Atlat Địa lý Việt Nam:
+ Tên của các trang bản đồ, thể hiện nội dung khái quát - hay chính là chủ
đề nội dung của trang atlat đó. Ví dụ: bản đồ Dân số trang 15 thể hiện các vấn đề
liên quan đến dân số; còn bản đồ Dân tộc trang 16 lại thể hiện các vấn đề về

cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
+ Các các trang atlát sẽ có nội dung thể hiện khá tương đồng với nội dung
kiến thức SGK. Có trang Mục lục - trang 31 liệt kê tất cả các trang bản đồ và vị
trí số trang của từng bản đồ đó trong atlat để học sinh dễ tìm. Có thể chia thành
3 nội dung lớn như sau:
Nội dung

Các trang bản đồ

Trang

1. Vị trí địa lý, - Bản đồ Hành chính
2,3
phạm vi lãnh thô
- Bảng số liệu thống kê về diện tích, dân số của các tỉnh
thành phố
2. Địa lý tự nhiên
Việt Nam
- Các thành phần - Bản đồ Hình thể
tự nhiên
- Địa chất – khoáng sản

6,7
8

- Địa chất biển Đông và các vùng kế cận
- Khí hậu

9


+ Khí hậu chung

10
Trần Thị Hồng Thuý - Vũ Minh Trang

10

Giáo viên Chuyên Lê Hồng Phong


11
Hướng dẫn HS khai thác Atlat ĐL, vẽ biểu đồ, phân tích BSL để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia

+ Nhiệt độ TB năm
+ Nhiệt độ TB tháng I
+ Nhiệt độ TB tháng VII
+ Lượng mưa TB năm
+ Tổng lượng mưa từ tháng V – X
+ Tổng lượng mưa từ tháng XI - IV
- Các hệ thống sông

10
11
12

- Các nhóm và loại đất chính
- Thực vật và động và động vật
Phân khu địa lý động vật
- Các miền địa lý - Các miền tự nhiên
tự nhiên

+ A – Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

13

+ B – Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Các miền tự nhiên

14

+ C – Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
3. Kinh tế xã hội

15
16

- Dân số và dân - Bản đồ Dân số
tộc
- Bản đồ Dân tộc

17
18
19

- Các trang về kinh - Kinh tế chung
tế
- Nông nghiệp chung
- Nông nghiệp
( Lúa - Cây Công nghiệp - Chăn nuôi)
- Lâm nghiệp và thuỷ sản
- Công nghiệp chung


20
21
22

- Các ngành công nghiệp trọng điểm
+ Công nghiệp năng lượng
+ Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
- Giao thông

23
24
25

- Thương mại
- Du lịch

11
Trần Thị Hồng Thuý - Vũ Minh Trang

11

Giáo viên Chuyên Lê Hồng Phong


12
Hướng dẫn HS khai thác Atlat ĐL, vẽ biểu đồ, phân tích BSL để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia

- Các trang về - Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng 26

vùng kinh tế
sông Hồng
27
(Tự nhiên và Kinh - Vùng Bắc Trung Bộ
28
tế năm 2007)
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên
29
- Vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long 30
- Các vùng kinh tế trọng điểm

- Nắm vững nội dung của từng trang bản đồ. Mỗi trang bản đồ thường có 2
bộ phận cơ bản:
▪ Bản đồ nền - thường thể hiện đặc điểm phân bố của các đối tượng, hiện
tượng địa lý
▪ Các biểu đồ đi kèm - thường thể hiện cho tình hình phát triển, đặc điểm
quy mô, cơ cấu của đối tượng, hiện tượng địa lý.
Ví dụ: Bản đồ Dân số:
Bản đồ nền thể hiện đặc điểm phân bố dân cư Việt Nam (qua
tiêu chí mật độ dân số), đặc điểm mạng lưới đô thị Việt Nam (số
lượng, quy mô dân số, phân cấp đô thị, phân bố đô thị).
Biều đồ đi kèm: Biểu đồ cột chồng về Dân số Việt Nam qua
các năm - thể hiện quy mô dân số, tình hình tăng dân số, số dân
nông thôn - thành thị qua các năm; Biểu đồ Tháp dân số – thể hiện
cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam qua 2 năm; Biểu đồ miền Cơ
cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế - thể hiện sự
thay đổi cơ cấu lao động theo ngành của nước ta.
- Biết cách xác định phương hướng trên bản đồ.
Xác định phương hướng trên bản đồ phải dựa vào các đường kinh tuyến –
vĩ tuyến. Một đầu kinh tuyến chỉ hướng bắc thì đầu còn lại chỉ hướng Nam.

Đường vĩ tuyến, một đầu chỉ hướng Đông, đầu còn lại chỉ hướng Tây. Tất cả các

12
Trần Thị Hồng Thuý - Vũ Minh Trang

12

Giáo viên Chuyên Lê Hồng Phong


13
Hướng dẫn HS khai thác Atlat ĐL, vẽ biểu đồ, phân tích BSL để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia

trang bản đồ trong atlat Địa lý Việt Nam đều xây dựng có hướng Bắc ở trên,
Nam ở dưới (nhưng không phải mọi bản đồ khác trên Thế giới đều như vậy).
Bắc
TâyBắc

ĐôngBắc

Tây

Đông

Tây Nam

ĐôngNam
Nam

- Biết cách giải mã các kí hiệu trên bản đồ:

+ Mỗi đối tượng, hiện tượng địa lý trên bản đồ đều được mã hoá bằng một
kí hiệu nhất định. Các kí hiệu này được giải nghĩa ở trang 3 - Kí hiệu chung
hoặc các trang bản đồ có chú giải riêng.
+ Trong trang 3 - Kí hiệu chung, giải mã kí hiệu cho một số đối tượng hiện
tượng địa lý được phân thành 4 nhóm kí hiệu: Các yếu tố tự nhiên; Nông
nghiệp; Công nghiệp; Các yếu tố khác.
+ Một số đối tượng, hiện tượng địa lý được kí hiệu trên bản đồ nhưng
không được giải nghĩa kí hiệu trong trang 3 thì ta sẽ tìm trong các trang bản đồ
riêng có liên quan. Ví dụ: các loại đất - sẽ không tìm thấy kí hiệu ở trang 3 phần các Yếu tố tự nhiên => học sinh sẽ phải tìm đến Bản đồ đất, có chú giải
riêng, các loại đất được ký hiệu bởi các màu khác nhau.
+ Về đặc điểm kí hiệu bản đồ:
♦ Có các dạng kí hiệu như:
▪ Kí hiệu dạng điểm: thể hiện cho các đối tượng phân bố theo điểm cụ thể,
diện tích của đối tượng phải rất nhỏ so với tỷ lệ bản đồ ví dụ các thành phố, các
điểm mỏ, các nhà máy.... Có các loại kí này như: kí hiệu hình học, kí hiệu tượng
hình, kí hiệu chữ.
▪ Kí hiệu theo tuyến: thể hiện cho các đối tượng kéo dài theo đường (tuyến)
ví dụ dụ đường biên giới, sông ngòi, đường giao thông…
13
Trần Thị Hồng Thuý - Vũ Minh Trang

13

Giáo viên Chuyên Lê Hồng Phong


14
Hướng dẫn HS khai thác Atlat ĐL, vẽ biểu đồ, phân tích BSL để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia

▪ Kí hiệu theo diện: thể hiện cho các đối phân bố theo diện (vùng) ví dụ

vùng đất phù sa, vùng đất mặn, vùng đất phèn… (thường sử dụng nền màu khác
nhau để phân biệt)
♦ Mỗi kí hiệu trên bản đồ thường phản ánh 3 nội dung chính:
▪ Loại ký hiệu - thể hiện các loại đối tượng, hiện tượng địa lý. Ví dụ với các
loại khoáng sản: ô vuông màu đen - than đá; ô vuông gạch sọc - than nâu; ô
vuông nửa đen, nửa trắng - than bùn; hay trong bản đồ các nhóm và loại đất
chính thì các mảng màu nền khác nhau thể hiện các loại đất khác nhau.
▪ Kích thước kí hiệu - thể hiện quy mô, độ lớn của đối tượng, hiện tượng
địa lý. Ví dụ: các trung tâm công nghiệp được kí hiệu bằng các hình tròn. Bán
kính các hình tròn lớn dần thể hiện quy mô giá trị của các trung tâm công nghiệp
tăng dần.
▪ Vị trí kí hiệu trên bản đồ phản ánh vị trí phân bố của đối tượng hiện tượng
địa lý (có thể là chính xác, hoặc vị trí tương đối)
- Biết cách lựa chọn các bản đồ thích hợp dựa vào yêu cầu đề bài:
+ Đối với các đề bài đã chỉ rõ nguồn - tức là yêu cầu sử dụng trang atlat
nào đó rồi thì học sinh chỉ được khai thác ở trang atlát đó.
+ Nếu đề bài chỉ yêu cầu dựa vào atlat chung chung thì phải đọc kĩ xem đề
bài yêu cầu tìm hiểu về đối tượng, hiện tượng địa lý nào để lựa chọn được
những bản đồ phù hợp. Và tất nhiên, học sinh phải nắm chắc nội dung của toàn
bộ atlat thì mới có thế lựa chọn được các bản đồ thích hợp.
Ví dụ: đề bài yêu cầu: “dựa vào atlat Địa lý Việt Nam nhận xét tình hình
phát triển ngành trồng lúa nước ta” -> sử dụng bản đồ Lúa trang 19. Nhưng nếu
yêu cầu “dựa vào atlat Địa lý Việt Nam nhận xét tình hình phát triển ngành
trồng thuỷ sản nước ta” -> sử dụng bản đồ Thuỷ sản trang 20, bản đồ Nông
nghiệp chung trang 18.

14
Trần Thị Hồng Thuý - Vũ Minh Trang

14


Giáo viên Chuyên Lê Hồng Phong


15
Hướng dẫn HS khai thác Atlat ĐL, vẽ biểu đồ, phân tích BSL để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia

III. 1. 2. Các dạng bài cơ bản trong khai thác atlat Địa lý Việt Nam
Trong quá trình học lý thuyết (bài mới ở trên lớp hay ôn tập), trong các bài
kiểm tra thì việc khai thác kiến thức trong atlat là rất quan trọng. Atlat sẽ hỗ trợ
trí nhớ cho học sinh, giúp học sinh không phải nhớ một cách máy móc.
Trong đề thi môn Địa lý, cho dù đề bài có yêu cầu dựa vào Atlat Địa lý
Việt Nam hay không đưa ra yêu cầu này thì việc sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam
trong quá trinh làm bài là rất hữu ích.
Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn rất lúng túng trong việc khai thác atlat, trình
bày nội dung bài làm không có cấu trúc rõ ràng, không lôgich và thường bị mất
điểm nhiều. Đẻ khắc khắc phục tình trạng này, trong quá trình giảng dạy và ôn
tập cho học sinh, tôi đã phân hoá thành các dạng bài cụ thể, đưa ra các bước làm
để học sinh dễ nhớ và dễ hiểu, tránh mất điểm cho học sinh.
Có 3 dạng bài chính như sau:
• Một là, dạng bài “xác định, kể tên các đối tượng, hiện tượng địa lý
trên bản đồ”
• Hai là, dạng bài “nguồn lực phát triển”
• Ba là, dạng bài “tình hình phát triển”
• Bốn là, dạng bài “phân bố sản xuất”
Ngoài các dạng bài trên thì vẫn còn một số dạng bài khác nhưng tần suất
xuất hiện ít hơn hoặc lại quy về một dạng bài địa lý đã có cách làm cụ thể nên
chúng tôi không giới thiệu trong bài viết này.
Ví dụ: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, hãy nêu sự khác nhau trong cơ cấu GDP
phân theo khu vực kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cưu Long


15
Trần Thị Hồng Thuý - Vũ Minh Trang

15

Giáo viên Chuyên Lê Hồng Phong


16
Hướng dẫn HS khai thác Atlat ĐL, vẽ biểu đồ, phân tích BSL để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia

Trong trường hợp bài này lại chính là dạng bài nhận xét biểu đồ (cụ thể là
so sánh cơ cấu) sẽ được giới thiệu riêng ở mục III. 3. Hướng dẫn học sinh nhận
xét biểu đồ, phân tích bảng số liệu.

III. 1. 2. 1. Dạng bài “Xác định, kể tên các đối tượng, hiện tượng địa lý
trên bản đồ”
Có thể nói đây là dạng bài dễ trong đề thi, thường ở mức độ nhận biết. Tuy
nhiên, học sinh phải nắm chắc các bước làm bài tránh sai lầm.
a) Các bước làm bài
- Bước 1: Gạch chân các từ chỉ các đối tượng, hiện tượng địa lý cần xác
định, cần kể tên trên bản đồ
- Bước 2: Xác định kí hiệu mã hoá các đối tượng, hiện tượng địa lý cần tìm.
(Căn cứ vào trang 3 - Kí hiệu chung hoặc chú giải riêng ở các bản đồ có liên quan)
- Bước 3: Tìm các bản đồ cần phải sử dụng.
Nếu yêu cầu đề bài đã chỉ rõ dùng bản đồ nào thì ta sẽ chọn những bản đồ
đó. Còn nếu đề bài không chỉ rõ yêu cầu dựa vào trang bản đồ cụ thể nào thì học
sinh phải tự tìm các bản đồ cần sử dụng căn cứ vào đối tượng, hiện tượng cần sử
dụng. Nếu là các yếu tố tự nhiên phải tìm các bản đồ tự nhiên có liên quan; nếu

là đối tượng dân cư phải tìm bản đồ cư có liên quan; nếu là đối tượng kinh tế
phải tìm các bản đồ kinh tế có liên quan. Ví dụ xác định các đô thị loại 1 -> chọn
bản đồ Dân số; kể tên các di sản thiên nhiên thế giới -> chọn bản đồ Du lịch.
- Bước 4: Kể tên các đối tượng, hiện tượng địa lý theo một trình tự nhất định.
Chú ý: Nguyên tắc xây dựng atlat là mọi đối tượng hiện tượng địa lý được
biểu thị trên bản đồ đều phải được mã hoá bằng các kí hiệu. Vì thế mọi kí hiệu
này đều phải được giải mã qua các bản chú giải. Học sinh phải biết được chính

16
Trần Thị Hồng Thuý - Vũ Minh Trang

16

Giáo viên Chuyên Lê Hồng Phong


17
Hướng dẫn HS khai thác Atlat ĐL, vẽ biểu đồ, phân tích BSL để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia

xác kí hiệu mã hoá cho các đối tượng, hiện tượng địa lý cần xác định. Không
được bằng suy nghĩ chủ quan chủ mình để xác định bừa sẽ dẫn đến sai lầm.
Ví dụ nhiều học sinh đã sai lầm như sau: Đề bài yêu cầu kể tên các “khu
kinh tế ven biển” của vùng Bắc Trung Bộ -> học sinh không tìm xem nó được
mã hoá bằng kí hiệu nào trong bảng chú giải mà suy nghĩ rằng “ khu kinh tế ven
biển tức là các trung tâm kinh tế hoặc trung tâm công nghiệp ở ven biển” -> Vì
thế liền kể các khu kinh tế ven biển của Vùng Bắc Trung Bộ là: Bỉm Sơn, Thanh
Hoá, Vinh, Huế. Như vậy là sai. Các khu kinh tế ven biển được chú thích trong
trang 3 - Kí hiệu chung, mục các yếu tố khác, tên của các khu kinh tế ven biển
được thể hiện bằng chữ in nghiêng màu đỏ và khi xác định trên bản đồ kinh tế
của vùng Bắc Trung Bộ hoặc bản đồ Kinh tế chung các khu kinh tế ven biển của

vùng Bắc Trung Bộ là: Nghi Sơn, Đông Nam Nghệ An, Vũng Áng, Hòn La,
Chân Mây - Lăng Cô.
b) Bài tập áp dụng
Bài 1: Dựa vào bản đồ Dân số - Atlat Địa lý Việt Nam, hãy xác định các
đô thị loại 1 và đô thị loại đặc biệt của nước ta.
Hướng dẫn
Căn cứ vào các bước làm trên học sinh sẽ thực hiện như sau:
- Bước 1: Gạch chân các từ chỉ
các đối tượng…
- Bước 2: Xác định kí hiệu mã
hoá các đối tượng

Dựa vào bản đồ Dân số…, hãy xác định các
đô thị loại 1 và đô thị loại đặc biệt của nước ta
- Trang 3: Kí hiệu chung -> không có
- Chú giải riêng ở bản đồ Dân số - mục các đô
thị: Phân cấp đô thị được thể hiện qua các kiểu
chữ khác nhau:
+ Đô thị loại đặc biệt: kiểu chữ cái in hoa
đậm, có chân, cỡ chữ to nhất
+ Đô thị loại 1: kiểu chữ cái in hoa, có chân,
không đậm, cỡ chữ nhỏ hơn

17
Trần Thị Hồng Thuý - Vũ Minh Trang

17

Giáo viên Chuyên Lê Hồng Phong



18
Hướng dẫn HS khai thác Atlat ĐL, vẽ biểu đồ, phân tích BSL để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia

- Bước 3: Tìm các bản đồ cần
phải sử dụng.

Đề bài đã chỉ rõ bản đồ cần sử dụng là bản đồ
Dân số trang 15

- Bước 4: Kể tên các đối tượng,
- Đô thị loại đặc biệt: thành phố Hà Nội, Hồ
hiện tượng địa lý theo một trình tự Chí Minh
nhất định
- Đô thị loại 1: Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng

Bài 2: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, hãy kể tên:
a) 9 cưa sông đô ra biển của Sông Tiền và sông Hậu
b) Kể tên các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia của nước ta.
c) Kể tên các trung tâm công nghiệp và quy mô của mỗi trung tâm ở vùng
Đồng bằng sông Hồng.
Hướng dẫn làm bài
a) 9 cưa sông đô ra biển của Sông Tiền và sông Hậu
- Bước 1: Gạch chân các từ chỉ
các đối tượng…
- Bước 2: Xác định kí hiệu mã
hoá các đối tượng

a) 9 cưa sông đô ra biển của Sông Tiền
và sông Hậu

- Trang 3: Kí hiệu chung, mục Các yếu tố tự
nhiên -> sông được thể hiện bằng kí hiệu đường
màu xanh.
Cửa sông đổ ra biển -> tìm điểm cuối của
sông ở dọc bờ biển.

- Bước 3: Tìm các bản đồ cần
phải sử dụng.

Đối tượng cần xác định là “cửa sông” -> sử
dụng các bản đồ sau:
+ Bản đồ các hệ thống sông – trang 10
+ Có thể sử dụng một số bản đồ khác như bản
đồ vùng Đồng bằng sông Cửu Long – trang 29

- Bước 4: Kể tên các đối tượng,
- Cửa sông đổ ra biển của sông Tiền: Cửa
hiện tượng địa lý theo một trình tự Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa
nhất định
Cổ Chiên, cửa Cung Hầu.
- Cửa sông đổ ra biển của sông Hậu: cửa Định
An, Bát Xắc, cửa Tranh Đề.

18
Trần Thị Hồng Thuý - Vũ Minh Trang

18

Giáo viên Chuyên Lê Hồng Phong



19
Hướng dẫn HS khai thác Atlat ĐL, vẽ biểu đồ, phân tích BSL để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia

b) Kể tên các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia của nước ta.
- Bước 1: Gạch chân các từ chỉ
các đối tượng…
- Bước 2: Xác định kí hiệu mã
hoá các đối tượng

- Bước 3: Tìm các bản đồ cần

Kể tên các trung tâm du lịch có ý nghĩa
quốc gia của nước ta.
- Trang 3: Kí hiệu chung, mục -> không có
- Bản đồ Du lịch – chú giải mục Trung tâm du
lịch -> trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia
được thể hiện bằng vòng tròn lớn.
- Bản đồ Du lịch

phải sử dụng.
- Bước 4: Kể tên các đối tượng,
Các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia của
hiện tượng địa lý theo một trình tự nước ta gồm: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí
nhất định
Minh.

c) Kể tên các trung tâm công nghiệp và quy mô của mỗi trung tâm ở vùng
Đồng bằng sông Hồng
- Bước 1: Gạch chân các từ chỉ

các đối tượng…

Kể tên các trung tâm công nghiệp và
quy mô của mỗi trung tâm ở vùng Đồng bằng
sông Hồng

- Bước 2: Xác định kí hiệu mã
hoá các đối tượng

- Bước 3: Tìm các bản đồ cần
phải sử dụng.

- Bước 4: Kể tên các đối tượng,
hiện tượng địa lý theo một trình tự
nhất định

- Trang 3 – Kí hiệu chung, mục Công nghiệp
-> trung tâm công nghiệp được biểu thị bằng các
vòng tròn. Quy mô thể hiện qua bán kính khác
nhau của các vòng tròn – tương ứng với khoảng
giá trị sản xuất công nghiệp của trung tâm công
nghiệp đó năm 2007.
- Bản đồ công nghiệp chung
- Sử dụng thêm bản đồ kinh tế vùng Đồng
bằng sông Hồng (hoặc các bản đồ có xác định rõ
ranh giới các vùng) để xác định đúng ranh giới,
phạm vi của vùng -> tránh nhầm lẫn sang các
vùng lân cận.
Giá trị sản xuất năm 2007 (nghìn ty
đồng)

Trên 120

Tên trung tâm
Hà Nội

19
Trần Thị Hồng Thuý - Vũ Minh Trang

19

Giáo viên Chuyên Lê Hồng Phong


20
Hướng dẫn HS khai thác Atlat ĐL, vẽ biểu đồ, phân tích BSL để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia

Từ trên 40 - 120

Hải Phòng

Từ 9 - 40

Bắc Ninh, Phúc

Dưới 9

Hải Dương, Hư

III. 1. 2.2. Dạng bài “Nguồn lực phát triển”
“Nguồn lực phát triển” - hay chính là nhân tố ảnh hưởng, điều kiện phát

triển của một vùng lãnh thổ, một nước, hay một ngành kinh tế. Đây là dạng bải
cơ bản, phổ biến nhất trong bài thi địa lý. Dù đặt đưới dạng câu hỏi lý thuyết
thông thường hay yêu cầu khai thác Atlat Địa lý thì đòi hỏi học sinh vẫn phải
dựa vào kiến thức đã học để xác định “cấu trúc nhân tố nguồn lực phát triển”
cho vấn đề cần trình bày. Atlát Địa lý sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc tìm hiểu đặc
điểm của các nhân tố đó. Còn ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự phát
triển…như thế nào lại phụ thuộc vào kiến thức đã được học và khả năng vận
dụng của học sinh.
Mức độ nhận thức của các câu hỏi dạng này cũng rất đa dạng, thường từ
mức thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
a) Các bước làm bài
- Bước 1: Xác định đối tượng cần trình bày (chứng minh, phân tích, so
sánh) nguồn lực phát triển dựa vào yêu cầu đề bài và phạm vi của câu trả lời.
- Bước 2: Dựa vào kiến thức đã học xác định cấu trúc nhân tố nguồn lực
- Bước 3: Lựa chọn các bản đồ thích hợp cần sử dụng (Phải căn cứ cả vào
yêu cầu đề bài và cấu trúc nguồn lực ở bước 2 để tìm được bản đồ thích hợp)
- Bước 4: Lấp đầy các tiêu chí nguồn lực đã đưa ra.
b) Bài tập vận dụng
Bài 1: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, hãy trình bày thế mạnh về tự nhiên
để phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cưu Long.
Hướng dẫn làm bài
- Bước 1: Xác định

- Đối tượng: Ngành sản xuất lương thực

20
Trần Thị Hồng Thuý - Vũ Minh Trang

20


Giáo viên Chuyên Lê Hồng Phong


21
Hướng dẫn HS khai thác Atlat ĐL, vẽ biểu đồ, phân tích BSL để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia

đối tượng cần trình bày

- Phạm vi: thế mạnh tự nhiên -> nguồn lực tự nhiên, chỉ có

nguồn lực phát triển và thuận lợi, không có khó khăn; vùng đồng bằng sông Cửu
phạm vi câu trả lời

Long
Cấu trúc nhân tố:

- Bước 2: Dựa vào
kiến thức đã học xác

- Địa hình

định cấu trúc nhân tố

- Đất
- Khí hậu

nguồn lực

- Nước
Bản đồ vùng đồng bằng sông Cửu Long


- Bước 3: Lựa chọn
các bản đồ thích hợp

Bản đồ hình thể (trang 6 + 7)

cần sử dụng

Bản đồ Khí hậu (trang 9)
Bản đồ Các nhóm và loại đất chính (trang 11)
Bản đồ Các hệ thống sông

- Bước 4: Lấp đầy
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thế mạnh về tự
các tiêu chí nguồn lực nhiên để sản xuất lượng thực:
đã đưa ra.
- Có vùng đồng bằng châu thổ diện tích lớn nhất nước
ta,có địa hình khá bằng bằng dễ khai thác và tập trung hoá
sản xuất.
- Chủ yếu có nhóm đất phù sa do sông Tiền, sông Hậu bồi
đắp, đặc biệt có dải đất phù sa sông ở dọc ven sông Tiền,
sông Hậu rất màu mỡ lại ít bị ngập lụt thuận lợi để thâm canh
cây lúa cho năng suất cao.
- Khí hậu cận xích đạo, nền nhiệt cao quanh năm, phân
hoá 2 mùa mưa khô rõ rệt thích hợp cho cây lúa phát triển
quanh năm, có thể thâm canh tăng vụ.
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với 2 hệ
thống sông chính là sông Tiền và sông Hậu cung cấp nguồn
nước dồi dào, là địa bàn phát triển thuỷ lợi lấy nước ngọt để
thau chua rửa mặn. Nước ngầm cũng rất phong phú.


Bài 2: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, hãy chứng minh tài nguyên du lịch
của nước ta đa dạng.
Hướng dẫn làm bài

21
Trần Thị Hồng Thuý - Vũ Minh Trang

21

Giáo viên Chuyên Lê Hồng Phong


22
Hướng dẫn HS khai thác Atlat ĐL, vẽ biểu đồ, phân tích BSL để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia

- Bước 1: Xác định đối

- Đối tượng: ngành du lịch

tượng cần trình bày nguồn lực

- Phạm vi: tài nguyên du lịch

phát triển
- Tài nguyên du lịch tự nhiên:

- Bước 2: Dựa vào kiến
thức đã học xác định cấu trúc


+ Địa hình:

nhân tố nguồn lực

Di sản thiên nhiên Thế giới
Các hang động
Các bãi tắm, đảo ven bờ -> du lịch biển
+ Nước:
Sông, hồ -> du lịch sông nước
Nước khoáng -> du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh
+ Sinh vật: vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển
thế giới -> phát triển du lịch sinh thái
+ Khí hậu -> ảnh hưởng sức khoẻ du khách, phân
mùa du lịch.
- Tài nguyên du lịch nhân văn:
+ Các di tích lịch sử cách mạng, văn hoá; Di sản
văn hoá Thế giới
+ Lễ hội truyển thống
+ Tài nguyên du lịch nhân văn khác: Làng nghề cổ
truyền, các món ẩm thực, các loại hình văn hoá dân
gian…
Bản đồ du lịch

- Bước 3: Lựa chọn các
bản đồ thích hợp cần sử dụng

- Bước 4: Lấp đầy các tiêu
Nước ta có tài nguyên du lịch phong phú để phát
chí nguồn lực đã đưa ra.
triển nhiều loại hình du lịch:

- Tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú:
+ Có nhiều di sản thiên nhiên thế giới (kể tên theo
atlat)
+ Có nhiều hang động đẹp
+ Có nhiều điểm nước khoáng để phát triển du lịch
nghỉ dưỡng chữa bệnh như (kể tên)
+ Tài nguyên sinh vật phong phú với nhiều vườn

22
Trần Thị Hồng Thuý - Vũ Minh Trang

22

Giáo viên Chuyên Lê Hồng Phong


23
Hướng dẫn HS khai thác Atlat ĐL, vẽ biểu đồ, phân tích BSL để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia

quốc gia (kể tên), nhiều khu dự trữ sinh quyển thế giới
(kể tên)
+ Có nhiều thắng cảnh đẹp để phát triển du lịch
như: sông Hương – núi Ngự, hồ Thác Bà, viện Hải
Dương học…
- Tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú:
+ Các di sản văn hoá thế giới (kể tên)
+ Nhiều di tích lịch sử cách mạng, văn hoá, kiến
trúc nghệ thuật (kể tên)
+ Nhiều lễ hội truyền thống hấp dẫn du khách (kể tên)
+ Nhiều làng nghề truyền thống (kể tên)


Bài 3: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, hãy chứng minh rằng Duyên hải
Nam Trung Bộ có thế mạnh về tự nhiên để phát triển mạnh các ngành kinh tế
biển. (đề 37)
Hướng dẫn làm bài
- Bước 1: Xác định
đối tượng cần trình bày
nguồn lực phát triển
- Bước 2: Dựa vào
kiến thức đã học xác
định cấu trúc nhân tố
nguồn lực

- Đối tượng: Các ngành kinh tế biển
- Phạm vi: thế mạnh tự nhiên, vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ.
- Tài nguyên thiên vùng biển:
+ Tài nguyên sinh vật biển: nguồn lợi hải sản; các đặc
sản; bãi triều, rừng ngập mặn ven biển;
+ Tài nguyên giao thông vận tải biển: bờ biển, vũng vịnh
-> xây dựng cảng; vị trí gần các tuyến đường hàng hải quốc
gia và quốc tế trong biển Đông, vị trí cửa ngõ ra biển…
+ Tài nguyên khoáng sản biển: dầu khí, muối, sa
khoáng…
+ Tài nguyên du lịch biển: bãi tắm, đảo ven bờ, các cảnh
quan biển đẹp
- Các yếu tố tự nhiên khác: khí hậu

- Bước 3: Lựa chọn
các bản đồ thích hợp


- Bản đồ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
- Bản đồ miền tự nhiên Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Bản đồ Thuỷ sản

23
Trần Thị Hồng Thuý - Vũ Minh Trang

23

Giáo viên Chuyên Lê Hồng Phong


24
Hướng dẫn HS khai thác Atlat ĐL, vẽ biểu đồ, phân tích BSL để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia

- Bản đồ Khoáng sản

cần sử dụng

- Bản đồ Du lịch
- Bản đồ Khí hậu
- Bước 4: Lấp đầy
Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thế mạnh về tự nhiên
các tiêu chí nguồn lực để phát triển các ngành kinh tế biển:
đã đưa ra.
- Tất cả các tỉnh của vùng đều giáp biển ở phía Đông,
vùng biển rộng có tài nguyên thiên biển rất phong phú thuận
lợi phát triển nhiều ngành kinh tế biển:
+ Nguồn lợi hải sản phong phú, có nhiều bãi tôm bái cá

lớn, có ngư trường trọng điểm Hoàng Sa – Trường Sa, ngư
trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu;
Nhiều loài hải sản quý như cá Thu, cá Ngừ, nhiều loài tôm
mực… đẻ phát triển ngành đánh bắt hải sản. Đường bờ biển
dài có các vũng vịnh… có khả năng nuôi thuỷ sản mặn lợ;
+ Đường bờ biển dài bị cắt xẻ mạnh tạo nhiều vũng vịnh
sâu thuận lợi xây dựng cảng, trong đó có các cảng nước sâu
như vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh, vịnh Dung Quất…; Vị
trí gần các tuyến đường hàng hải quốc gia và quốc tế trong
biển Đông, lại là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và Hạ Lào
nên rất thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển.
+ Vùng nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngề làm
muối; Có các khoáng sản như ô xít titan, cát trắng ở ven
biển để làm thuỷ tinh, pha lê…;
+ Có nhiều bãi tắm đẹp (Non Nước, Mỹ Khê, Nha
Trang…), đảo ven bờ, các cảnh quan biển đẹp để phát triển
du lịch biển
- Khí hậu ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tạo
thuận lợi cho các ngành kinh tế biển phát triển.

Bài 4: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, hãy giải thích tại sao về mặt tự
nhiên, Tây Nguyên có thể trở thành một trong ba vùng chuyên canh cây công
nghiệp lớn nhất nước ta.
Hướng dẫn làm bài
Trong trường hợp câu hỏi này, dạng bài giải thích “để vùng trở thành vùng
chuyên canh cây công nghiệp lớn” -> lý do chính là thế mạnh để phát triển cây
24
Trần Thị Hồng Thuý - Vũ Minh Trang

24


Giáo viên Chuyên Lê Hồng Phong


25
Hướng dẫn HS khai thác Atlat ĐL, vẽ biểu đồ, phân tích BSL để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia

công nghiệp. Câu hỏi này ở mức độ vận dụng. Học sinh cần nắm chắc dạng bài
để định hướng làm bài cho đúng.
- Bước 1: Xác định đối
tượng

cần

trình

bày

- Đối tượng: Ngành trồng cây công nghiệp
- Phạm vi: thế mạnh về tự nhiên

nguồn lực phát triển
- Bước 2: Dựa vào

- Đia hình

kiến thức đã học xác định

- Đất trồng


cấu trúc nhân tố nguồn

- Khí hậu

lực
- Bước 3: Lựa chọn

- Nguồn nước
Bản đồ vùng Tây Nguyên

các bản đồ thích hợp cần

Bản đồ hình thể (trang 6 + 7)

sử dụng

Bản đồ Khí hậu (trang 9)
Bản đồ Các nhóm và loại đất chính (trang 11)
Bản đồ Các hệ thống sông (trang 10)
Bản đồ cây công nghiệp (trang 19)

- Bước 4: Lấp đầy các
Tây Nguyên có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển
tiêu chí nguồn lực đã đưa cây công nghiệp:
ra.
- Đia hình cao nguyên xếp tầng, với các bậc độ cao
khác nhau, có nhiều bề mặt tượng đối rộng và khá bằng
phẳng dễ khai thác và tập hoá sản xuất.
- Chủ yếu có đất feralit các loại thích hợp trồng cây
công nghiệp lâu năm. Đặc biệt vùng có đất feralit trên đá

badan màu mỡ, diện tích lớn nhất cả nước, lại phân bố tập
trung thành vùng lớn thuận lợi hình thành vùng chuyên
canh cây công nghiệp quy mô lớn với nhiều cây có giá trị
như café, điều, hồ tiêu… Có đất xám phù sa cố diện tích
khá lớn, phân bố khá tập trung thích hợp phát triển cả cây
lâu năm và hàng năm như cao su, đậu tương…
- Khí hậu cận xích đạo gió mùa, phân hoá 2 mùa mưa
khô rõ rệt, khí hậu phân hoá rõ rệt theo mùa và theo đai
cao là điều kiện để đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp: ở
các cao nguyên thấp có khí hậu nóng thích hợp phát triển
các cây công nghiệp nhiệt đới điển hình như cafê, cao su…

25
Trần Thị Hồng Thuý - Vũ Minh Trang

25

Giáo viên Chuyên Lê Hồng Phong


×