Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt Thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.69 KB, 43 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

1

GVHD: Th.S Đào Lê Đức

TÓM LƯỢC
1. Tên đề tài: Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt
Thương
2. Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Dung
Mã SV:11D240127

Lớp: K47K3

3. Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đào Lê Đức
4. Thời gian thực hiện:
5. Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống một số lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh và tổ chức triển khai chiến
lược kinh doanh tại doanh nghiệp thương mại.
- Đánh giá được thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh tại Công ty Cổ phần Việt
Thương.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh tại Công
ty Cổ phần Việt Thương.
6. Kết cấu khóa luận:
- Phần mở đầu: Tổng quan nghiên cứu đề tài
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về triển khai chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp thương mại.
- Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh của
Công ty Cổ phần Việt Thương.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp về hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh
của Công ty Cổ phần Việt Thương.


7. Kết quả đạt được:
- Báo cáo chính thức khóa luận tốt nghiệp
- Bảng tổng hợp kết quả điều tra
- Tổng hợp các ghi chép phỏng vấn
Các kết quả đảm bảo tính khoa học, logic, khách quan, trung thực.

SV: Đỗ Thị Dung

Lớp: K47K3


Khóa luận tốt nghiệp

2

GVHD: Th.S Đào Lê Đức

LỜI CẢM ƠN
Để có được điều kiện thực hiện Khóa luận tốt nghiệp cũng như hoàn thành
chương trình học 4 năm tại trường Đại học Thương Mại, em đã nhận được sự chỉ dạy
tận tình với những kinh nghiệm quý báu từ Quý Thầy Cô giáo của Trường cũng như
các Thầy Cô khoa Quản trị doanh nghiệp.
Qua đây em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến:
-

Ban Giám Hiệu cùng Quý Thầy (Cô) trường Đại học Thương Mại đã cho em

một môi trường học tập tích cực và vui vẻ.
-


Quý Thầy (Cô) giáo khoa Quản trị doanh nghiệp, những người đã truyền dạy

cho em những kiến thức chuyên môn quý báu là hành trang trong cuộc sống và công
việc sau này.
-

Thầy giáo Th.S Đào Lê Đức - Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ

em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
-

Ban lãnh đạo và các anh chị trong Công ty Cổ phần Việt Thương đã tạo điều

kiện thuận lợi cho em được thực tập tại công ty, được tiếp xúc thực tế, giải đáp thắc
mắc, giúp em có thêm hiểu biết về công việc trong suốt quá trình thực tập.
-

Gia đình và bạn bè đã luôn động viên và là chỗ dựa vững chắc trong suốt

khoảng thời gian thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!

SV: Đỗ Thị Dung

Lớp: K47K3


Khóa luận tốt nghiệp

3


GVHD: Th.S Đào Lê Đức

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5

SV: Đỗ Thị Dung

Từ viết tắt
DN
CTCP
TNDN
KD
LN

Diễn giải
Doanh nghiệp
Công ty cổ phần
Thu nhập doanh nghiệp
Kinh doanh
Lợi nhuận

Lớp: K47K3



Khóa luận tốt nghiệp

4

GVHD: Th.S Đào Lê Đức

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT THƯƠNG
2.1. Khái quát về công ty
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Việt Thương
Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Việt Thương
Địa chỉ: Số 17 ngõ 33, phố Phạm Tuấn Tài, phường Dịch Vọng, Quận Cầu
Giấy, TP Hà Nội
Điện thoại: (04)3.793.9162
Fax: (04)3.7911.795
Mã số thuế: 0101496401
Website: www.vanphongpham360.vn
Email:
CTCP Việt Thương được thành lập ngày 15 tháng 08 năm 2005 được Sở Kế
hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Từ năm 2009 đến năm 2010, do giai đoạn này
có sự cạnh tranh gay gắt trong kinh doanh giữa các công ty nên công ty phải bỏ ra một
nguồn vốn lớn để mua sắm các máy móc thiết bị, đầu tư cho công nghệ phục vụ cho
hoạt động kinh doanh. Công ty phát triển theo hình thức tự phát, không có sự giúp đỡ
như các doanh nghiệp Nhà nước nên công ty đã gặp rất nhiều khó khăn. Công suất và
quy mô hoạt động của công ty rất thấp và không ổn định, do sự cạnh tranh trên thị
trường luôn gay gắt và với số vốn eo hẹp nên chất lượng kinh doanh chưa cao.
Từ cuối năm 2010 đến nay: Cùng với xu thế phát triển và hội nhập, công ty và
những kinh nghiệm từ bài học của giai đoạn trước, Ban lãnh đạo công ty cùng các nhân
viên đã có những nỗ lực không biết mệt mỏi, từ một công ty khó khăn về mọi mặt nay
đã trở thành một công ty được nhiều người biết đến, có vị thế trên thị trường, không

ngừng phát triển cũng như không ngừng đáp ứng nhu cầu cho khách hàng hiện nay.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Công ty có chức năng cơ bản là phân phối và kinh doanh các mặt hàng văn
phòng phẩm, các đồ dùng học tập, các sản phẩm văn hóa phẩm, xuất bản phẩm, các
loại vở, bìa, sổ…
Để thực hiện được điều đó, nhiệm vụ đặt ra của công ty là:
- Nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hàng để nhập những sản phẩm phù
hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và phải xây dựng cho mình một kế hoạch
nhập hàng hợp lý.
- Không ngừng cải tiến cơ cấu quản lý, trang thiết bị, đa dạng hóa các chủng
loại sản phẩm để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh doanh trên cơ sở có
lãi để có thể thêm lĩnh vực sản xuất trong tương lai.
SV: Đỗ Thị Dung

Lớp: K47K3


Khóa luận tốt nghiệp

5

GVHD: Th.S Đào Lê Đức

- Hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, người lao động và không ngừng
nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên trong Công ty.
2.1.3. Ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt Thương
Ngành nghề kinh doanh chính: Kinh doanh thương mại
- Công ty hoạt động lưu thông phân phối hàng hóa trên thị trường. Các lĩnh vực
mà công ty đang thực hiện kinh doanh là việc phân phối, bán buôn bán lẻ hàng hóa.

- Đối với công ty kinh doanh về văn phòng phẩm thì mặt hàng rất đa dạng,
không thể liệt kê được tất cả các sản phẩm của công ty.
- Nhập khẩu và phân phối các loại bút, vở, đồ dùng học sinh sinh viên, đồ dùng
văn phòng phẩm.
- Là nhà nhập khẩu và phân phối lớn các mặt hàng văn phòng phẩm có xuất xứ từ
Đức, Ấn Độ, Nhật Bản… với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình với công
việc, tiếp thị và phân phối hàng hóa văn phòng phẩm chất lượng cao của các nhà sản xuất
trong nước và nhập khẩu tới các khách hàng bao gồm các nhà sách lớn, công ty hoặc cửa
hàng như: Nhà sách Nguyễn Văn Cừ, Nhà sách Giáo Dục, Nhà sách Trí Tuệ, Công ty
Ngọc Hà…

SV: Đỗ Thị Dung

Lớp: K47K3


Khóa luận tốt nghiệp

6

GVHD: Th.S Đào Lê Đức

2.1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý
Đại hội đồng quản
trị

Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị
Ban Giám đốc


Phòng kinh
doanh

Phòng kỹ thuật

Phòng tài chính
-kế toán

Phòng hành
chính nhân sự

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Việt Thương

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
- Đại hội đồng quản trị: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan
có thẩm quyền cao nhất của công ty, quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều
lệ công ty quy định.
- Ban kiểm soát: Là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra
tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, có trách nhiệm
giám sát Ban giám đốc và những người quản lý khác.
- Ban Giám đốc: Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của
công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ
được giao. Các Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc về các nội dung công việc được phân công.
- Phòng Tài chính-Kế toán: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính
hàng năm; tổ chức công tác hạch toán kế toán; lập báo cáo tài chính theo quy định và
các báo cáo khác theo yêu cầu của công ty; thực hiện thu tiền bán hàng, quản lý kho

quỹ; chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc lập hóa đơn chứng từ ban đầu cho
công tác hạch toán kế toán; hướng dẫn, tổng hợp, báo cáo thống kê.
- Phòng kinh doanh: Tiếp nhận và xử lý các đơn đặt hàng, tổng hợp phân tích
đánh giá tình hình kinh doanh của công ty, xây dựng thương hiệu tổ chức cho công ty,
giới thiệu các mặt hàng của công ty ra thị trường bên ngoài.
- Phòng kỹ thuật: Thực hiện quy hoạch thiết kế mạng lưới cho các dự án mới,
kiểm soát các đơn hàng qua mạng, trả lời các thắc mắc của khách hàng qua trang web
của công ty.
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

SV: Đỗ Thị Dung

Lớp: K47K3


Khóa luận tốt nghiệp

7

GVHD: Th.S Đào Lê Đức

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt Thương
trong 3 năm 2012-2014
(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Doanh thu bán hàng
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần

Giá vốn hàng bán
LN gộp về bán hàng
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
LN thuần từ hoạt động KD
Thu nhập khác
Chi phí khác
LN khác
Tổng LN trước thuế TNDN
Thuế TNDN hiện hành
LN sau thuế

2012

2013

2014

So sánh
2013/2012
2014/2013
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
(%)
(%)
13.526 15.820 22.702 2.294 14,50 6.882 30,31
219
290
346

71
24,48 56
16,18
13.307 15.530 22.356 2.223 14,31 6.826 30,53
9.443
10.531 13.155 1.088 10,33 2.624 19,95
3.864
4.999 9.201 1.135 22,70 4.202 45,67
0
50
58
50
100
8
13,79
300
250
150
(50)
(20)
(100) (66)
650
725
796
75
10,34 71
9,92
150
170
185

20
11,76 15
8,12
2.764
3.904 8.128 1.140 29,20 4.224 51,96
35
28
17
(7)
(25)
(11)
(64,70)
30
22
13
(8)
(36,36) (9)
(69,23)
5
6
4
1
16,67 (2)
(50)
2.769
3.910 8.132 1.141 29,18 4.222 51,91
692,25 977,5 2.033 285,25 29,18 1.055,5 51,91
2.076,75 2.932,5 6.099 855,75 29,18 3.166,5 51,91

Qua phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho thấy kết quả

kinh doanh của công ty năm 2014 khá tốt cả về doanh thu và lợi nhuận, cụ thể:
Doanh thu bán hàng tăng 2.294 triệu đồng từ năm 2012 đến năm 2013 và con
số này tăng nhanh hơn từ năm 2013 đến năm 2014 với kết quả là tăng 6.882 triệu
đồng, tương ứng với 30,31%. Lợi nhuận gộp về bán hàng tăng 1.135 triệu đồng từ năm
2012 đến năm 2013 và từ năm 2013 đến năm 2014 tăng lên là 4.202 triệu đồng tương
ứng với 45,67%. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng tăng mạnh từ năm
2013 đến 2014 với con số là 4.224 tương ứng với 51,96%. Đồng thời thuế thu nhập
DN năm 2014 tăng nhiều hơn so với năm 2013 là 1.055,5 triệu đồng tương ứng với
51,91% nên lợi nhuận sau thuế cũng tăng 3.166,5 triệu đồng tương ứng với mức
51,91%.
Trong cuối năm 2013 đầu năm 2014, công ty đã cắt giảm các nguồn lực chi phí
khác như chi phí tài chính, các loại chi phí khác do vậy đây là khoảng thời gian mà lợi
nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng nhanh và mạnh, từ 29,18%
(năm 2013/2012) lên 51,91% (năm 2014/2013). Tỷ lệ đóng thuế thu nhập doanh

SV: Đỗ Thị Dung

Lớp: K47K3


Khóa luận tốt nghiệp

8

GVHD: Th.S Đào Lê Đức

nghiệp cho Nhà nước của công ty trong năm 2013 là 977.5 triệu đồng và năm 2014 là
2.033 triệu đồng, tăng 1055,5 triệu đồng.
Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm khá tốt, nhất
là năm 2014 là có hiệu quả, với kết quả kinh doanh này đã khẳng định doanh nghiệp

ngày càng ổn định và phát triển.
2.2. Đánh giá tổng quan các ảnh hưởng của nhân tố tới triển khai chiến
lược kinh doanh của công ty cổ phần việt thương
2.2.1. Ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài
2.2.1.1. Môi trường vĩ mô
• Kinh tế
CTCP Việt Thương hoạt động trong lĩnh vực phân phối kinh doanh hàng hóa
nên chịu ảnh hưởng nhiều của nhóm lực lượng kinh tế. Công ty phân phối một số mặt
hàng của nhà cung ứng nước ngoài nên chịu ảnh hưởng của cán cân thương mại quốc
tế, hệ thống tiền tê và trình độ phát triển kinh tế. Kinh tế có xu hướng hồi phục và tăng
trưởng trở lại. Theo Cục Thống kê Thành phố Hà Nội, tổng sản phẩm trên địa bàn hà
Nội (GRRDP) tăng 8,8% so với cùng kỳ nắm, quy mô của nền kinh tế đạt 184 tỷ USD,
thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 2018 USD, đời sống của người dân ngày
một nâng cao. Do vậy nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng, người tiêu dùng ngày càng
quan tâm đến lĩnh vực trí thức, đặc biệt cho thế hệ trẻ đất nước. Đây là cơ hội cho
công ty trong hoạt động kinh doanh mặt hàng văn phòng phẩm của mình.
Với chính sách mở cửa, Nhà nước khuyến khích mở cửa cho các DN nước
ngoài vào đầu tư, vì vậy sẽ có nhiều DN nước ngoài vào thị trường Hà Nội, tạo nên
sức cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường Hà Nội, đặc biệt là khu vực trung tâm
Hà Nội.
Lạm phát được kiềm chế, chỉ số lạm phát năm 2014 không quá 4%, được ghi
nhận là thấp nhất trong vòng 15 năm qua. Việc Chính phủ kiềm chế tình trạng lạm
phát ở mức thấp như vậy đã tạo điều kiện cho sức tiêu dùng của người dân tăng. Và
như vậy nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của công ty cũng tăng theo. Đây là một trong
những cơ hội thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty.
• Chính trị - pháp luật
So với các khu vực khác, Hà Nội là một trong những khu vực không những có
sự ổn định về chính trị mà còn không ngừng đưa ra những chính sách hỗ trợ cho các
DN như việc giảm đi một số lượng đáng kể các thủ tục hành chính, có các chính sách
vay vốn với lãi suất thấp… Ngoài ra, theo hội nhập quốc tế của Việt Nam, thuế nhập


SV: Đỗ Thị Dung

Lớp: K47K3


Khóa luận tốt nghiệp

9

GVHD: Th.S Đào Lê Đức

khẩu hàng hóa vào Việt Nam và thuế xuất khẩu ra các nước sẽ giảm xuống mức thấp
nhờ vào một số hiệp định kinh tế song phương, khu vực và các cam kết cắt giảm thuế
quan với WTO. Việc này giúp cho công ty giảm các chi phí liên quan đến hoạt động
xuất nhập khẩu, tự do trong kinh doanh và mở rộng phát triển ra thị trường nước
ngoài.
Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống pháp luật đang trong quá trình sửa đổi và hoàn
thiện nên thiếu tính ổn định, tính thực thi chưa cao, ảnh hưởng đến công tác hoạch
định chiến lược phát triển dài hạn.
• Văn hóa – xã hội
Có thể nói, thị trường văn phòng phẩm và đồ dùng học tập hiện nay là một thị
trường tiêu dùng sôi động. Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2014, dân số Hà Nội
đã đạt ngưỡng 7,2 triệu người, chưa kể gần 1 triệu người không đăng ký hộ khẩu
thường trú, dân số ở khu vực Hà Nội đang trong giai đoạn “Cơ cấu dân số vàng” với
lực lượng lao động chiếm tỷ trọng lớn. Theo kết quả điểu tra dân số năm 2014 cho
thấy, có 85,6% cho rằng giáo dục là quốc sách hàng đầu là quan điểm đúng đắn, chỉ có
5,7% còn băn khoăn về vấn đề này. Trình độ dân trí ở khu vực Hà Nội có ảnh hưởng
trực tiếp tới thu nhập của các hộ gia đình, của các công nhân viên chức, của những
người làm văn phòng.

Với sự phát triển vượt bậc của các DN sản xuất văn phòng phẩm của Việt Nam
thì người tiêu dùng dần có xu hướng mua sắm, lựa chọn sách vở, đồ dùng học tập văn
phòng “nội”. Công ty chỉ chuyên phân phối các mặt hàng văn phòng phẩm và đồ dùng
học tập, công ty nhận thấy rằng, hầu hết các cửa hàng, các doanh nghiệp tiêu thụ các
mặt hàng: giấy, vở, đồ dùng học tập…tăng gấp đôi, trong đó chiếm 70% là các sản
phẩm của các nhà sản xuất trong nước như Hồng Hà, Bến Nghé, Thiên Long…Điều
đó, giúp công ty có thể hạn chế được phần nào rủi ro do lạm phát, do sự biến động của
đồng ngoại tệ khi nhập khẩu các mặt hàng của các nhà cung ứng nước ngoài
• Công nghệ
Khoa học ngày càng phát triển, nhiều phần mềm ứng dụng quản lý bán hàng ra
đời với những tính năng ưu việt, vượt trội. Năm 2014 các DN ở khu vực Hà Nội đều
đồng loạt đầu tư các phần mềm ứng dụng, các thiết bị máy móc hiện đại nhằm làm
chủ, thích nghi và khai thác có hiệu quả các tiến bộ khoa học công nghệ nhập khẩu từ
nước ngoài để tối ưu hóa quá trình hoạt động kinh doanh của DN, như phần mềm quản
lý kho BS Siliver, phần mềm quản lý bán hàng Tiger... Nhờ đó, trình độ công nghệ
SV: Đỗ Thị Dung

Lớp: K47K3


Khóa luận tốt nghiệp

10

GVHD: Th.S Đào Lê Đức

trong hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ của Việt Thương đã được nâng lên đáng
kể. Mạng lưới kinh doanh ngày càng được mở rộng.
Hiện nay các DN ở Hà Nội đang quan tâm đến lĩnh vực logistics nhằm hạn chế
chi phí của doanh nghiệp và tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy

nhiên CTCP Việt Thương là một trong số những công ty chưa kết hợp với hoạt động
logistics cũng như công ty chưa thực sự chú trọng đến đầu tư các phần mềm quản lý
kho tiên tiến hiện nay.
2.2.1.2. Môi trường ngành
• Đối thủ cạnh tranh:
Hiện nay trên thị trường văn phòng phẩm Hà Nội đang là thị trường sôi động
với sự xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh với thương hiệu được nhiều người tiêu dùng
biết đến như Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà, Công ty TNHH Thiết Bị Văn Phòng
và Văn Phòng Phẩm Âu Cơ, Công ty TNHH Thương Mại Mẫn Đạt, Công ty TNHH
MTV TMDV Ba Nhất, Nhà cung cấp Văn phòng phẩm Đỗ Quyên…
Các đối thủ cạnh tranh của công ty đều là những đối thủ đã có thương hiệu trên
thị trường. Bằng tiềm lực khá mạnh, các đối thủ của Việt Thương có thể giảm giá, tổ
chức nhiều chương trình tặng quà tri ân cho khách hàng, gia tăng mạnh mẽ các hoạt
động tiếp thị với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho khách hàng. Ngoài
ra đội ngũ nhân viên được đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp với mục tiêu phục
vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng cùng với chính sách giao hàng tận nơi với thời
gian sớm nhất ngay sau khi nhận được đơn đặt hàng (đối với các khách hàng là tổ
chức).
Với sự cạnh tranh gay gắt, cùng với tiềm lực mạnh của các đối thủ cạnh tranh,
Việt Thương đã không ít lần gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Trong những năm đầu mới thành lập, công ty phải thực hiện chính sách giá ở mức
thấp, không lợi nhuận nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng. Và sau khi có một lượng
khách hàng trung thành và được nhiều người biết đến, công ty đã dần thay đổi lại
chính sách và thu được nhiều lợi nhuận.
• Khách hàng
CTCP Việt Thương xác định sản phẩm chủ lực của công ty là giấy vở, bút chất lượng
cao, đồ dùng văn phòng cũng như xác định đối tượng khách hàng tiềm năng của Công ty
chính là học sinh, sinh viên và các tổ chức tập thể sử dụng đồ dùng văn phòng phẩm.
Đối với đối tượng khách hàng là học sinh sinh viên thì đây là khúc thị trường
trọng điểm. Đây là lực lượng khá đông trong dân số, họ là những người chủ yếu chưa

SV: Đỗ Thị Dung

Lớp: K47K3


Khóa luận tốt nghiệp

11

GVHD: Th.S Đào Lê Đức

kiếm ra tiền, trọng hình thức mẫu mã của sản phẩm. Do vậy, đối với khúc thị trường
này Công ty nên chú trọng kinh doanh các mặt hàng mà có mẫu mã đẹp, bắt mắt, thay
đổi thường xuyên theo thị hiếu người tiêu dùng. Hơn nữa giá thành cũng có ảnh hưởng
đến quyết định mua của họ, vì thế đối với những khách hàng này thì các sản phẩm của
các nhà cung cấp trong nước được ưa thích hơn cả.
Đối với đối tượng khách hàng là tổ chức, tập thể thì họ chủ yếu quan tâm đến
tính tiện dụng của sản phẩm, chất lượng của sản phẩm, giá cả đôi khi không ảnh
hưởng lớn đến quyết định mua của họ. Do vậy khi xây dựng chính sách marketing thì
Công ty nên chú trọng đến đặc điểm của từng khách hàng để tránh những rủi ro không
cần thiết. Do tập khách hàng của công ty là khác nhau nên các sản phẩm, chính sách
cũng khác nhau, đa dạng hóa cho sự lựa chọn của khách hàng.
• Nhà cung cấp
Do công ty không trực tiếp sản xuất mà nhập trực tiếp sản phẩm từ các thương
hiệu trong nước cũng như ngoài nước.
- Các nhà cung cấp trong nước:
+ Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà là một thương hiệu mạnh với hơn 50 năm
kinh nghiệm về sản xuất và phân phối về văn phòng phẩm, đang được nhiều người tiêu
dùng không chỉ ở khu vực Hà Nội, ở các tỉnh thành trên cả nước biết đến và ưa chuộng
mà còn xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Công ty không ngừng đa dạng hóa sản

phẩm chủng loại để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Đồng thời, Công ty tập
trung nghiên cứu đầu tư hệ thống bán hàng, bổ sung nhân sự, mạng lưới nhân viên tại
từng thị trường, mô hình quản lý bán hàng ngày càng chuyên nghiệp, hệ thống phân
phối luôn ổn định.
+ Công ty Cổ phần Vĩnh Tiến hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giấy
photocopy, bao thư, vở học sinh, luôn được người tiêu dùng bình chọn và đánh giá.
Công ty xây dựng mạng lưới phân phối dày đặc khắp cả nước, chiếm hơn 80% thị
trường. Trải qua gần 35 năm thành lập, với đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, được
trang bị kiến thức và chuyên môn, sẵn sang tự tin phát triển trong môi trường cạnh
tranh như hiện nay.
+ Tập đoàn Thiên Long, Bến Nghé chuyên về văn phòng phẩm với nhiều năm
kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường, được đông đảo người tiêu dùng biết đến.
- Các thương hiệu ngoài nước như bút bi Caran d’Ache của Thụy Sỹ, bút viết
Sailor của Nhật Bản, bút viết Allan D’Lious của Đức với thiết kế thanh lịch, tao nhã,
mang một hình ảnh cao cấp của các thương hiệu nổi tiếng. Hay thương hiệu vở viết
SV: Đỗ Thị Dung

Lớp: K47K3


Khóa luận tốt nghiệp

12

GVHD: Th.S Đào Lê Đức

Campus số một của Nhật Bản với chất lượng tốt, tính thẩm mỹ cao, giấy vở không
nhòe thích hợp với nhiều loại mực với độ trắng tự nhiên, được đông đảo người tiêu
dùng ưa chuộng.
2.2.2. Ảnh hưởng từ nhân tố môi trường bên trong Công ty

2.2.2.1. Nguồn nhân lực của Công ty
Công ty có được lợi thế là có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình và có
trình độ chuyên môn cao. Năm 2014 với 68,75% nhân viên trong độ tuổi từ 20-30 tuổi
và 31,25% nhân viên có trình độ sau Đại học, 22,5% nhân viên có trình độ Đại học,
31,25% nhân viên có trình độ khác. Đây là những con số cho thấy thế mạnh về nguồn
nhân lực trẻ và có trình độ cao của công ty. Với thế mạnh này, công ty dễ dàng thích
nghi với môi trường kinh doanh đầy biến động.
Bảng 2.2. Bảng cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Việt Thương
(Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chính)
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu

Số nhân viên
Tỷ trọng %

Cơ cấu số Cơ cấu số nhân viên Có cấu số nhân viên theo trình
nhân
viên theo độ tuổi
độ học vấn
theo giới tính
Nam
Nữ
20-30 tuổi >30 tuổi Trên ĐH ĐH
CĐ Khác
38
42
59
21
25
18

12
25
47,5 52,5
73,75
26,25
31,25 22,5
15 31,25

Qua số liệu trên cho thấy, tại CTCP Việt Thương do đặc thù công việc kinh doanh
chuyên phân phối các mặt hàng văn phòng phẩm, các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu
sinh hoạt và sản xuất, do đó không quá đòi hỏi về sức khỏe mà cần có sự khéo léo và
tính kiên nhẫn trong tính cách người lao động, do đó ở đây lao động nữ luôn chiếm tỷ lệ
cao hơn số lao động nam.
Cùng với mục tiêu và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty thì có thể thấy
lực lượng lao động chính của Công ty chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi. Do
công ty chuyên phân phối các mặt hàng văn phòng phẩm và đồ dùng học tập, nên cần
những lao động trẻ, năng động, nhiệt tình và chủ yếu làm việc ở phòng kinh doanh.
Ngoài nhân viên kinh doanh thì lực lượng vận tải không cần đòi hỏi quá cao về trình
độ bằng cấp nên công ty vẫn có đủ các mức trình độ khác nhau từ cao xuống thấp,
nhân viên có trình độ khác chiếm 31,25%.

SV: Đỗ Thị Dung

Lớp: K47K3


Khóa luận tốt nghiệp

13


GVHD: Th.S Đào Lê Đức

Ban lãnh đạo của công ty là những người có trách nhiệm, trình độ quản lý cao
(100% trên Đại học), luôn quan tâm đến nhân viên và đưa ra những chính sách đãi ngộ
phù hợp, kích thích tinh thần làm việc của nhân viên. Ban lãnh đạo của công ty đã
thành công khi vừa áp dụng phong cách lãnh đạo chuyên quyền vừa áp dụng phong
cách lãnh đạo mềm dẻo. Công ty vẫn tạo ra môi trường thuận lợi cho các nhân viên
phát huy sự sáng tạo của mình. Đây có thể coi là một thế mạnh của công ty, giúp công
ty dễ dàng thực hiện được mục tiêu của mình, đó là thâm nhập vào thị trường Hà Nội
và phát triển mở rộng thêm thị trường các tỉnh lân cận Hà Nội.
2.2.2.2. Nguồn tài chính
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Việt Thương, tính đến thời
điểm cuối năm 2014 vốn chủ sở hữu của công ty là 29.366 triệu đồng, lợi nhuận sau
thuế là 6.099 triệu đồng, đóng góp vào ngân sách nhà nước là 2.033 triệu đồng. Điều
này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty mang lại hiệu quả kinh tế không chỉ
cho DN mà còn cho cả nền kinh tế.
2.2.2.3. Văn hóa doanh nghiệp
Tuy công ty mới thành lập, hoạt động kinh doanh mới chỉ khoảng gần 10 năm nhưng
Công ty Việt Thương cũng đã có những thành công nhất định, điều đó đã cho thấy sự đúng
đắn trong chiến lược phát triển Công ty. Bằng những nét văn hóa riêng có, Việt Thương đã
tạo lập được thương hiệu trên thị trường cũng như trong tâm trí khách hàng. Văn hóa của
Việt Thương đã tạo được thiện cảm của khách hàng đối với các mặt hàng mà Công ty phân
phối, hài lòng với dịch vụ và quyết định gắn bó lâu dài với Công ty. Ở Việt Thương là một
môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả, tạo được sự gắn kết từ Ban lãnh đạo Công ty đến
các thành viên với mục tiêu chung là phát triển doanh nghiệp bền vững, ổn định.
Bên cạnh đó, với chính sách nhân sự đúng đắn, Việt Thương đã thu hút và giữ
chân được những nhân tài thực sự, lòng trung thành của nhân viên cũng được nâng cao
hơn. Không khí và tác phong làm việc đã chuyên nghiệp hơn hẳn, đã thích nghi với
môi trường ngày càng cạnh tranh gay gắt.
Như vậy, thực sự Việt Thương đã tạo được một nền văn hóa doanh nghiệp

mạnh có ảnh hưởng tích cực và sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Tất
nhiên, Công ty vẫn còn nhiều điểm hạn chế và chưa hoàn thiện. Trong tương lai không
xa, nếu Việt Thương tiếp tục trau dồi và phát triển thêm văn hóa kinh doanh của mình
thì đó là một lợi thế khi cạnh tranh trên thị trường. Chắc chắn, nếu Công ty muốn phát
triển bền vững thì xây dựng một nền văn hóa mạnh là yếu tố không thế thiếu.

SV: Đỗ Thị Dung

Lớp: K47K3


Khóa luận tốt nghiệp

14

GVHD: Th.S Đào Lê Đức

2.3. Thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần việt
thương
2.3.1. Thực trạng nhận dạng chiển lược kinh doanh của CTCP Việt Thương
Hiện nay, CTCP Việt Thương đang hoạt động trong lĩnh vực phân phối mặt
hàng đồ dùng học tập, đồ dùng văn phòng. Mục tiêu mà công ty hướng tới là thâm
nhập thị trường để tiến sâu hơn vào thị trường mà công ty đang hoạt động, cụ thể là thị
trường Hà Nội. Ngoài ra mục tiêu dài hạn của công ty là phát triển sang các thị trường
các tỉnh lân cận Hà Nội trong khu vực miền Bắc, như Nam Định, Ninh Bình, Hưng
Yên, Bắc Ninh.
Là một công ty chuyên kinh doanh phân phối các sản phẩm đồ dùng học tập,
văn phòng phẩm không chỉ được cung cấp bởi các nhà cung ứng trong nước mà công
ty còn nhập khẩu bởi các nhà cung ứng ngoài nước. Chính vì vậy, các yếu tố về biến
động tỷ giá đồng ngoại tệ, lạm phát, các loại thuế nhập khẩu hải quan cũng gây ảnh

hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh của công ty. Vào quý II năm 2014, công ty gặp
khó khăn khi giá đồng USD tăng cao so với đồng tiền của các nước khác, trong khu tỷ
giá USD/VND không đổi. Đồng Yên bị mất giá, khiến cho các nhà cung ứng của thị
trường Nhật Bản đòi tăng giá sản phẩm, không giao hàng theo đúng thời hạn, gây sức
ép tới ban lãnh đạo công ty.
Công ty hoạt động gần 10 năm trên thị trường, công ty xây dựng trình độ
chuyên môn, năng lực của đội ngũ nhân viên chính là lợi thế cạnh tranh của công ty
cũng như thái độ trong công việc được khách hàng đánh giá cao. Lợi thế cạnh tranh
này đã mang lại hiệu quả tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty, giúp công ty có
được vị thế trên thị trường, xây dựng được một lượng khách hàng trung thành và gắn
bó với công ty. Bên cạnh đó, để thực hiện mục tiêu thâm nhập và phát triển thị trường,
công ty cũng lựa chọn phương thức định giá cạnh tranh, mức giá thấp hơn so với đối
thủ nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, với lợi thế này là chưa đủ để
công ty có thể thực hiện mục tiêu lâu dài cho công ty.

SV: Đỗ Thị Dung

Lớp: K47K3


Khóa luận tốt nghiệp

15

GVHD: Th.S Đào Lê Đức

2.3.2. Thực trạng phân tích tình thế chiến lược kinh doanh của CTCP Việt
Thương
2.3.2.1. Phân tích môi trường bên ngoài của công ty
Có thể nói, thị trường văn phòng phẩm hiện nay là một thị trường đầy sức hấp

dẫn. Bởi theo nhận định của công ty, hiện tại chỉ riêng ở thị trường Hà Nội đã có 45
DN đối thủ cạnh tranh. Một số đối thủ cạnh tranh có thể kể đến là nhà cung cấp văn
phòng phẩm Đỗ Quyên, Công ty TNHH Thương mại Mẫn Đạt, Công ty TNHH Thiết
bị văn phòng và văn phòng phẩm Âu Cơ… Đây là những đối thủ cạnh tranh mạnh, lâu
năm, có uy tín trên thị trường. Có tiềm lực mạnh về kinh tế, các công ty thường xuyên
đưa ra những chương trình quảng cáo và tiếp thị dày đặc cùng các chương trình
khuyến mãi hấp dẫn. Điều này đã gây ra ảnh hưởng khá lớn tới việc thực hiện mục tiêu
của công ty. Đặc biệt sự canh tranh khốc liệt về giá bán cũng đòi hòi công ty luôn luôn
phải nắm bắt, linh động hơn trong quá trình triển khai chiến lược kinh doanh.
Nhận định chung công ty đã xác định đúng khách hàng mục tiêu của mình, đó là
học sinh sinh viên, những cán bộ công nhân viên hay các khách hàng là tổ chức như
trường học, các nhà sách. Nhờ việc xác định đúng tập khách hàng của mình mà công
ty có các chiến lược marketing phù hợp, chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm được
chọn lọc cẩn thận.
Với sự biến động của đồng ngoại tệ, cùng hàng rào thuế quan công ty gặp không
ít khó khăn trong việc ký kết, mua bán, vận chuyển sản phẩm. Do đồng Yên đang bị
mất giá nên các nhà cung ứng của Nhật đã tạo ra sức ép tăng giá, hàng hóa không đủ,
chậm thời gian, đã gây ra cho công ty nhiều chi phí tổn thất.
Hiện nay các DN ở Hà Nội đang quan tâm đến lĩnh vực logistics nhằm hạn chế
chi phí cho DN và tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh cho công ty. Tuy nhiên, đây là
một lĩnh vực khá mới mẻ đối với công ty Việt Thương, vì vậy, công ty chưa kết hợp
lĩnh vực này trong hoạt động kinh doanh của mình cũng như chưa thực sự chú trọng
đến đầu tư cơ sở vật chất, các phần mềm quản lý.

SV: Đỗ Thị Dung

Lớp: K47K3


Khóa luận tốt nghiệp


16

GVHD: Th.S Đào Lê Đức

2.3.2.2. Phân tích môi trường bên trong của công ty

Biểu đồ 2.1: Đánh giá mức độ hiệu quả phân tích môi trường bên trong
CTCP Việt Thương
(Theo kết quả điều tra trắc nghiệm)
Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng tới sự thành công trong quá trình
triển khai chiến lược kinh doanh của công ty. Vì thế, ngay từ khi triển khai chiến lược
kinh doanh, công ty đã chú trọng tuyển dụng và đào tạo những người có năng lực vào
những vị trí phù hợp với trình độ chuyên môn của họ. Công ty cũng có những chính
sách đãi ngộ tài chính và phi tài chính nhằm khuyến khích, động viên, khích lệ nhân
viên gắn bó, phát huy sự sáng tạo, có trách nhiệm trong công việc, đưa công ty ngày
càng phát triển.
Nhận thức được vai trò của Marketing trong triển khai chiến lươc kinh doanh,
công ty có các hình thức quảng cáo, xúc tiến bán đa dạng trên các phương tiện điện tử,
phương tiện truyền thông đại chúng. Công ty cũng gây dựng hình ảnh thương hiệu của
mình thông qua các hoạt động xã hội như quyên góp, xây dựng trường học, tặng đồ
dùng học tập cho trẻ em vùng sâu vùng xa, trẻ em vùng khó khăn. Các hoạt động này
của công ty đã thực sự tạo được tình cảm trong mắt khách hàng, hình ảnh vị thế của
công ty được tăng lên.
Do hạn chế vê nguồn lực, công ty cũng gặp phải những hạn chế về phân tích
cũng như tìm kiếm nguồn thông tin nhiều khi còn chậm, thiếu chuyên nghiệp, chưa
tương xứng, phù hợp với tiềm lực thực của công ty, kết quả nghiên cứu chỉ qua loa,
chưa mang lại hiệu quả cho quá trình triển khai chiến lược kinh doanh.
Qua đó chứng tỏ công tác triển khai CLKD của công ty trong thời gian vừa qua
thu được những kết quả khả quan. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại các tác động có chiều

hướng không tốt từ một số các nhân tố đối với triển khai CLKD của DN như hoạt
động nghiên cứu thị trường hiệu quả chưa cao.
2.3.3. Thực trạng xác lập mục tiêu chiến lược kinh doanh của Công ty
SV: Đỗ Thị Dung

Lớp: K47K3


Khóa luận tốt nghiệp

17

GVHD: Th.S Đào Lê Đức

Mục tiêu CLKD dài hạn mà công ty xác định đó chính là mục tiêu tăng thị phần
cho công ty, xây dựng thương hiệu mạnh, mở rộng mạng lưới kinh doanh ra các tỉnh
thành cũng như tìm kiếm các đối tượng khách hàng mới. Bằng việc xác định những biến
động của thị trường, công ty đã đưa ra các mục tiêu ngắn hạn rất khả thi và linh hoạt, phản
ánh đúng tình hình kinh doanh, đem lại những thành công nhất định cho công ty.
Bảng 2.5: Mục tiêu ngắn hạn năm 2013-2014 của công ty Việt Thương
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
6 tháng đầu 2013
6 tháng cuối 2013
6 tháng đầu 2014
6 tháng cuối 2014
-Thị phần đạt 12%
- Doanh số bán
- 32% khách hàng - Doanh thu 6
trong kỳ đầu tiên
hàng tăng 10% so

biết đến công ty
tháng cuối năm
2013, các kỳ tiếp
với 6 tháng đầu
sau các hoạt động
2014 dự kiến đạt
theo duy trì tốc độ
năm 2013.
Marketing.
được 9.10016%
khách
hàng
Doanh
thu
dự
tăng trưởng tiêu
10.000 triệu
mua hàng là
kiến 6 tháng đầu
thụ không dưới
đồng.
khách hàng mới.
năm đạt 7.200- 45% khách hàng
20% so với kỳ
8.000 triệu đồng.
biết đến công ty,
trước đó.
-Doanh thu dự kiến 6
thị trường mở
tháng đầu năm đạt

rộng sang các
5.750 -6.120 triệu
khu vực ngoài
đồng.
thành phố Hà
Nội như Thạch
Thất, Sơn Tây…
Kết quả đạt được: Với chiến lược đúng đắn, công ty không chỉ đạt đươc mục tiêu
đề ra mà còn vượt trên cả mục tiêu đó, cụ thể doanh thu năm 2012 là 13.526 triệu đồng,
năm 2013 doanh thu tăng lên là 15.820 triệu đồng và đến năm 2014 doanh thu đạt 22.702
triệu đồng. Về thị phần, có 35% khách hàng mục tiêu đặt mua sản phẩm, trong đó 20%
khách hàng mua hàng qua website của công ty, 15% khách hàng mua hàng theo phương
thức truyền thống và chủ yếu doanh thu của công ty là của khách hàng tổ chức, cửa hàng.

SV: Đỗ Thị Dung

Lớp: K47K3


Khóa luận tốt nghiệp

18

GVHD: Th.S Đào Lê Đức

2.3.4. Thực trạng xây dựng chính sách triển khai chiến lược kinh doanh của
Công ty
2.3.4.1. Chính sách Marketing
a. Chính sách sản phẩm
Do mục tiêu tăng thị phần, phát triển thị trường, tìm kiếm thêm các đối tượng

khách hàng mới nên trong chính sách sản phẩm công ty chú trọng đến chính sách
quyết định mở rộng thêm sản phẩm, dịch vụ hiện tại. Công ty quyết định mở rộng kinh
doanh thêm một số mặt hàng như máy in hóa đơn, máy kiểm tra mã vạch, giấy in
nhiệt, đầu đọc mã vạch…phục vụ cho hoạt động kinh doanh của các siêu thị hay các
cửa hàng tự chọn. Vì đây là những sản phẩm công ty mới kinh doanh và để thu hút sự
quan tâm của khách hàng nên những sản phẩm này, công ty không những chú trọng,
lựa chọn và quan tâm về chất lượng sản phẩm mà công ty đưa ra mức giá bán thấp hơn
trên thị trường.
Bảng 2.6: So sánh giá của một số sản phẩm mà công ty mới kinh doanh với
đối thủ cạnh tranh
Các sản phẩm

Đối thủ cạnh tranh
CTCP Việt Thương CT TNHH Âu Cơ Nhà cung cấp Đỗ

Máy in hóa đơn

2.400.000đ/máy

Quyên
2.550.000đ/máy
2.500.000đ/máy

TAWA PRP-085C
Máy in hóa đơn

1.230.000đ/máy

1.290.000đ/máy


1.250.000đ/máy

500.000đ/thùng 96

550.000đ/thùng

350.000đ/thùng 60

Mini PRP-085
Giấy in nhiệt K80

cuộn
100 cuộn
cuộn
Đối với các sản phẩm hiện tại, công ty ngoài việc quan tâm đến chất lượng sản
phẩm công ty còn quan tâm đến nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là đối tượng học
sinh sinh viên để có kế hoạch nhập và phân phối hàng hóa hợp lý. Ví dụ như, các em
học sinh, sinh viên nữ có sở thích sưu tầm các thần tượng, nhóm nhạc Hàn Quốc thì sẽ
có xu hướng sử dụng và tiêu dùng những sản phẩm được in ảnh thần tượng.
b. Chính sách về giá
Do sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty cùng hoạt động kinh doanh về lĩnh
vực này nên công ty định giá sản phẩm trên cơ sở cạnh tranh, với tiêu chí “dáng đẹpgiá đúng- dùng bền”. Mục tiêu của công ty là thâm nhập sâu vào thị trường Hà Nội,
đồng thời phát triển thị trường mới ở các tỉnh lân cận Hà Nội nên công ty đưa ra mức
giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh, mức lợi nhuận của công ty tuy thấp hơn nhưng công
SV: Đỗ Thị Dung

Lớp: K47K3


Khóa luận tốt nghiệp


19

GVHD: Th.S Đào Lê Đức

ty lại thu hút sự chú ý của khách hàng. Mặc dù vừa có sự cạnh tranh gay gắt về giá,
vừa đảm bảo các yêu cầu về lợi nhuận nhưng công ty vẫn quan tâm và ưu tiên những
mặt hàng, sản phẩm có yêu cầu về chất lượng, chú trọng tới các dịch vụ chăm sóc
khách hàng.
c. Chính sách phân phối
Hiện nay công ty đang kinh doanh phân phối các sản phẩm không chỉ là những
mặt hàng mà công ty nhập khẩu mà những mặt hàng từ nhà cung cấp trong nước, phân
phối trực tiếp chủ yếu vào các cơ quan, trường học, các nhà sách. Các sản phẩm của
công ty được phân phối trực tiếp tới tay người tiêu dùng hoặc thông qua các cửa hàng,
đại lý tại khu vực Hà Nội và một số khu vực ngoại thành Hà Nội như Phùng, Sơn Tây,
Thạch Thất, Xuân Mai. Hiện tại, các sản phẩm của công ty được phân phối thông qua
358 đại lý, cửa hàng, riêng ở khu vực Hà Nội có hơn 130 cửa hàng, đại lý được bao
phủ rộng khắp.
Bên cạnh đó, công ty cũng áp dụng thương mại điện tử vào kinh doanh, công ty
mở những gian hàng nhỏ trên mạng, kinh doanh qua chính website của công ty và
khách hàng có thể đặt hàng qua điện thoại hoặc email. Với hình thức phân phối mới
này, giúp cho công ty hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn, được nhiều người biết đến
hơn.
Do hạn chế về nguồn lực, công ty mới chỉ có một trụ sở chính ở đường Cầu
Giấy, Hà Nội, công ty chưa xây dựng được văn phòng đại diện ở các khu vực khác
như Sơn Tây, Thạch Thất, Xuân Mai, Phùng. Vì thế các hoạt động phân phối hàng hóa
từ kho hàng của công ty đến các khu vực trên gặp nhiếu khó khăn, tốn kém chi phí vận
chuyển, thời gian giao hàng chưa đáp ứng kịp thời với nhu cầu của khách hàng.
d. Chính sách xúc tiến thương mại


SV: Đỗ Thị Dung

Lớp: K47K3


Khóa luận tốt nghiệp

20

GVHD: Th.S Đào Lê Đức

Biểu đồ 2.2: Đánh giá mức độ hiệu quả của chương trình xúc tiến thương
mại của CTCP Việt Thương
(Theo kết quả điều tra trắc nghiệm)
Theo điều tra từ hoạt động kinh doanh thực tế tại Công ty cho thấy việc xúc tiến
thương mại mới chỉ dừng ở hình thức bán hàng trực tiếp, gửi mail cho khách hàng,
quảng cáo trên website, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi,
báo đài còn rất hạn chế. Công ty cũng chưa tham gia vào các hội trợ, triển lãm thương
mại, trưng bày và giới thiệu sản phẩm trực tiếp tới các khách hàng.
Về hình thức bán hàng trực tiếp, đội ngũ nhân viên của công ty được đào tạo bài
bản, có chuyên môn, nhiệt tình khéo léo giới thiệu sản phẩm, chăm sóc khách hàng tốt,
nhận được nhiều sự khen ngợi từ khách hàng. Về hình thức quảng cáo trên các phương
tiện thông tin đại chúng, công ty đã tiến hành quảng cáo trên các pano, áp phích, các
loại báo kinh tế, một số trang mạng như www.kinhdoanh.vnexpress.net, www.cafef.vn
và một số các phương tiện thông tin đại chúng khác như báo đài, ti vi.
Về hình thức khuyến mại, công ty thực hiện các chương trình giảm giá, khuyến
mại, tặng quà cho khách hàng trong một số dịp đặc biệt như lễ Tết, kỷ niệm ngày công
ty thành lập…với giả cả ưu đãi cùng nhiều giải thưởng đặc biệt. Các hoạt động này có
hiệu quả thực sự trong thiết lập mối quan hệ với khách hàng, thu hút khách hàng, tạo
đươc tình cảm trong mắt khách hàng.

Chính sách marketing của công ty đã đạt được hiệu quả, tuy nhiên công ty vẫn
còn hạn chế, đó là chưa xây dựng được mạng lưới phân phối và mạng lưới các chi
nhánh trên nhiều tỉnh thành nên chưa đạt được mức thị phần cũng như mức lợi nhuận
mong muốn. Như vậy, hạn chế trong chính sách marketing của công ty là chính sách
phân phối chưa có mức độ bao phủ thị trường. Ngoài ra chính sách xúc tiến của công
ty chưa chú ý đến quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng khác.
2.3.4.2. Chính sách nhân sự
Tình hình tổ chức lao động trong Công ty Cổ phần Việt Thương trong thời gian
qua được thể hiện như sau:

SV: Đỗ Thị Dung

Lớp: K47K3


Khóa luận tốt nghiệp

21

GVHD: Th.S Đào Lê Đức

Biểu đồ 2.3: Mức độ thực hiện chính sách nhân sự ở CTCP Việt Thương
(Theo kết quả điều tra trắc nghiệm)
- Kế hoạch hóa nguồn nhân lực: Là một nội dung quan trọng trong quản lý
nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp. Công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực trong
Công ty Cổ phần Việt Thương cũng đã được thực hiện, công việc này Công ty làm
ngay từ đầu mỗi năm trên cơ sở các kế hoạch bán hàng, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế
hoạch năng suất lao động…của Công ty. Tuy nhiên, công tác này ở Công ty nói chung
chưa thực hiện theo đúng nghĩa của nó, công tác hoạch định nguồn nhân lực ở Công ty
gặp nhiều khó khăn.

- Về công tác tuyển dụng nhân lực: Hiện nay công tác này được Công ty thực
hiện như sau: trên cơ sở kế hoạch kinh doanh hàng năm, Công ty tiến hành kế hoạch
hóa nguồn nhân lực cho năm đó và trên cơ sở đề nghị của trưởng các bộ phận trong
Công ty về nhân lực lên trưởng phòng tổ chức và Ban lãnh đạo Công ty, Công ty sẽ
thông qua trung tâm giới thiệu việc làm của Báo Lao động để đăng ký tuyển dụng lao
động, sau thời gian đăng ký tuyển dụng đó Công ty sẽ nhận hồ sơ của những người dự
tuyển và phối hợp với các trưởng bộ phận trong công ty có nhu cầu về lao động để xét
tuyển.. Nếu những đối tượng nào đạt yêu cầu Công ty sẽ đưa vào thử việc, thời gian
thử việc như sau: với lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng thì thời gian thử việc là
60 ngày, với lao động trên Đại học thì thời gian thử việc là 30 ngày. Sau thời gian thử
việc đó, Công ty sẽ đánh giá lại những lao động này, nếu đạt Công ty sẽ tiến hành ký
hợp đồng lao động.

SV: Đỗ Thị Dung

Lớp: K47K3


Khóa luận tốt nghiệp

22

GVHD: Th.S Đào Lê Đức

- Về đánh giá thực hiện công việc: Việc đánh giá thực hiện công việc do các bộ
phận, phòng ban tự đánh giá trên cơ sở các chỉ tiêu đánh giá do Công ty xây dựng và
báo cáo lên phòng tổ chức. Công việc này được tiến hành vào cuối tháng, quý, năm.
Đây là cơ sở để xét khen thưởng, đề bạt, kỷ luật…người lao động trong Công ty. Công
tác đánh giá thực hiện công việc còn được thực hiện qua việc thi nâng bậc cho người
lao động hàng năm như: với lao động từ bậc 1 đến bậc 2 được tiến hành sau 1 năm, từ

bậc 2 đến bậc 3 được tiến hành sau 2 năm, từ bậc 3 đến bậc 4 sẽ được tiến hành sau 3
năm và từ bậc 4 trở lên sẽ được tiến hành sau 3 năm.
- Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực trong Công ty cũng đã được thực hiện trong thời gian qua, nhưng thực sự công tác này
vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức mà chủ yếu do người lao động tự ý thức học
tập để nâng cao trình độ. Tuy nhiên với đội ngũ lao động quản lý thì vấn đề này được
Công ty quan tâm đúng mức hơn trong thời gian qua. Hiện nay Công ty đã có chiến lược
phát triển cán bộ kế cận bằng cách cử một số cán bộ đi đào tạo thêm, mời một số chuyên
gia về bổ túc thêm kiến thức để ngày càng đáp ứng được yêu cầu công việc.
- Về thù lao lao động: Nhìn chung, những năm qua do kết quả kinh doanh của
Công ty luôn đạt kết quả cao, do đó thu nhập của người lao động luôn tăng lên, ngày
càng đảm bảo đời sống cho người lao động. Tùy theo tính chất của các phòng ban khác
nhau mà cách thức tính tiền lương cũng khác nhau: đối với phòng kinh doanh thì
lương được tính theo lương cơ bản và lương doanh thu, phòng Kế toán tài chính thì
lương lại tính theo mức lương cố định…
- Về chế độ đãi ngộ: do Công ty chuyên về phân phối các sản phẩm nên hầu
như các nhân viên kinh doanh thường phải thường xuyên đi lại, tiếp xúc với khách
hàng nên tùy theo từng bộ phận, Công ty có kế hoạch bảo vệ sức khỏe cho người lao
động hàng năm, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Bên cạnh đó, các
chế độ bảo đảm xã hội cho người lao động như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội được
Công ty thực hiện đầy đủ và đúng cho mọi lao động của Công ty. Hàng năm, Công ty
còn tổ chức cho các nhân viên đi tham quan nghỉ mát ít nhất 1 lần.
Kết quả này cho thấy công ty đã xây dựng được cho mình chính sách nhân sự
phù hợp với mục tiêu phát triển chung của công ty. Việc quan tâm và chú trọng đến
tuyển dụng nhân sự đã mang lại cho công ty nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và
mục tiêu của công ty. Tuy nhiên do chưa có những chính sách đào tạo và đãi ngộ hợp

SV: Đỗ Thị Dung

Lớp: K47K3



Khóa luận tốt nghiệp

23

GVHD: Th.S Đào Lê Đức

lý nên nguồn nhân lực chưa thực sự phát huy được hết năng lực và cống hiến hết mình
cho hoạt động chung của công ty. Công ty mới chỉ quan tâm đến các hình thức đãi ngộ
tài chính là khen thưởng, tăng lương cho những nhân viên có thành tích tốt mà chưa
quan tâm đến chính sách đãi ngộ phi tài chính.
Thực tế là trình độ của đội ngũ nhân viên hiện tại dù đã đáp ứng được nhu cầu
hiện tại nhưng về lâu dài cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khoa học kĩ thuật đòi
hỏi đội ngũ nhân viên phải được đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn để phát
triển công ty hơn nữa trong tương lai.
2.3.4.3. Chính sách tài chính

Biểu đồ 2.4: Đánh giá mức độ hiệu quả của thực hiện chính sách tài chính
của CTCP Việt Thương
(Theo kết quả điều tra trắc nghiệm)
Theo kết quả điều tra cùng với những báo cáo tài chính của công ty từ năm
2012-2014 cho thấy nguồn vốn của công ty được huy động qua vốn chủ sở hữu, vốn
góp của các cổ đông và lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh. Theo kết quả
phỏng vấn ông Nguyễn Đình Văn – Giám đốc công ty cho biết, hiện nay tình hình tài
chính của công ty đang ở mức ổn định, công ty không gặp khó khăn trong việc huy
động tiền mặt.
Công ty lập ra các bảng dự toán kinh doanh, lên kế hoạch mua hàng phù hợp
với tình hình tài chính của công ty, công ty cũng áp dụng các phương pháp, công thức
tính toán mức dự trữ hàng hóa tối ưu, thời gian đặt hàng tối ưu… nhằm tránh dự trữ

quá nhiều hàng hóa trong khó, giảm bớt chi phí lưu kho cho công ty. Thông thường,
đối với các mặt hàng của nhà cung ứng trong nước, khoảng 10 ngày công ty tiến hành
đặt hàng/lần. Còn đối với các sản phẩm nhập khẩu, thời gian đặt hàng sẽ dài hơn,
khoảng 03 tuần công ty đặt hàng 01 lần, tùy theo mức độ bán hàng vào từng thời điểm.
SV: Đỗ Thị Dung

Lớp: K47K3


Khóa luận tốt nghiệp

24

GVHD: Th.S Đào Lê Đức

Về việc phân chia lợi nhuận: một phần của lợi nhuận sẽ được trích vào quỹ của
công ty để phục vụ cho mục địch khen thưởng cho nhân viên xuất sắc, tổ chức các
chuyến đi nghỉ mát cho nhân viên…, phần lợi nhuận còn lại được chia cho các cổ
đông. Công ty vẫn chưa biết tận dụng tối đa nguồn tiền đó, công ty cũng chưa có sự
đầu tư cho máy móc, thiết bị, nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật cho công ty.
Việc quản lý thu chi, dự toán ngân sách công ty đã thực hiện tốt. Chính sách tài
chính của công ty được đánh giá là khá ổn định, khả năng huy động vốn của công ty
không gặp quá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, việc phân chia lợi nhuận cũng như sử dụng
tiền mặt như thế nào lại chưa được công ty giải quyết hiệu quả, còn nhiều hạn chế.
2.3.5. Thực trạng phân bổ nguồn lực của Công ty Cổ phần Việt Thương

Biểu đồ 2.5: Đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động phân bổ nguồn lực
của CTCP Việt Thương
(Theo kết quả điều tra trắc nghiệm)
Về nguồn lực tài chính: Qua phân tích báo cáo tài chính cùng với kết quả điểu

tra trắc nghiệm cho thấy công ty vẫn chưa có sự phân bố và đầu tư cho cơ sở hạ tầng,
cơ sở vật chất hiệu quả. Việc xây dựng nguồn tài chính hiện tại của công ty còn nhiều
hạn chế nhưng đều ở mức nhỏ. Theo ông Nguyền Đình Văn- Giám đốc công ty cho
biết hiện nay tình hình tài chính của công ty đang ở mức ổn định, công ty không gặp
khó khăn nhiều trong việc huy động tiền mặt. Tuy nhiên, việc đầu tư máy móc công
nghệ hiện đại mới chỉ được trích một phần nhỏ từ lợi nhuận sau thuế mà công ty thu
được.
Về nguồn nhân lực, công ty vẫn chưa phân bổ đều và rõ ràng nguồn lực theo
chuyên môn của từng phòng. Cụ thể, công ty mới chỉ có phòng kinh doanh để thực
hiện các hoạt động kinh doanh, đề ra các mục tiêu chiến lược mà chưa có một phòng

SV: Đỗ Thị Dung

Lớp: K47K3


Khóa luận tốt nghiệp

25

GVHD: Th.S Đào Lê Đức

chuyên trách nghiên cứu, đánh giá về chiến lược thực hiện của công ty, sự phân bổ
công việc cho các phòng ban còn bị chồng chéo, đôi khi nhân viên chưa hoàn thành
mức độ công việc được giao theo đúng thời hạn. Theo kết quả phỏng vấn ban lãnh đạo
công ty là bà Trần Thị Hồng Nhung – trưởng phòng nhân sự thì công ty đang có điều
chỉnh cho phù hợp, tuy nhiên do có sự sắp xếp lại cho phù hợp với chiến lược kinh
doanh hiện tại nên còn nhiều thiếu sót cần được điều chỉnh.
Việc phân bổ nguồn lực của công ty mặc dù còn nhiều hạn chế, song vẫn đạt
được những thành công nhất định.


SV: Đỗ Thị Dung

Lớp: K47K3


×