Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án ngữ văn 7 bài luyện tập tạo lập văn bản GVAnh nguyệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.16 KB, 6 trang )

BÀI 5
PHÒ GIÁ VỀ KINH
1. Tác giả - tác phẩm
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả - tác phẩm .
- Tác giả: Trần Quang Khải(1241 -1294) con trai vua Trần Thái Tông có công lớn
trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông đặc biệt là trận Hàm Tử – Chương
Dương.
- Tác phẩm: “Phò giá về kinh” làm khi ông đi đón vua về Thăng Long sau chiến
thắng Hàm Tử, Chương Dương và giải phóng Kinh đô -1285.
- Thể thơ:Ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật giao vần ở câu 2,4 nhịp thơ 3/2 hoặc 2/3.
Giáo viên nói thêm h/c: ở thế kỷ XIII ở phương Bắc quân Nguyên – Mông rất mạnh chúng
đã xâm lược nước ta. Đặc biệt ở lần thứ 2 chúng rất mạnh, chúng đã chiếm được cả kinh đô,
nhà vua và các cận thần phải đi sơ tán. Vận nước ngàn cân treo sợi tóc nhưng đến tháng đến
tháng4, 6. Vận nước ngàn cân treo sợi tóc nhưng đến tháng đến tháng 4, 6/1285 với trận
Hàm Tử, Chương Dương ta đã đảo lộn thế cờ dẫn đến chiến thắng hoàn toàn. Ở 2 trận này
Trần Quang Khải đều trực tiếp tham gia cho nên ông rất mừng vui và tự hào khi đón nhà
vua trở về.
2. Đọc, hiểu văn bản
2.1. Đọc
Giáo viên hướng dẫn đọc: Ngắt nhịp 3/2. Hai câu đầu với giọng mạnh mẽ, chắc nịch nhấn
mạnh ở những động từ “ đoạt” “ cầm” ở 2 câu thơ.
Hai câu sau đọc với giọng sâu lắng, thâm trầm như 1 lời tâm tình, nhắn gửi.
Giáo viên đọc mẫu – Học sinh đọc – nhận xét.
2.2. Giải nghĩa Hán Việt


- Tương tự cách giải nghĩa bài trên các em hãy giải nghĩa thầm sau đó trình bày
phần giải nghĩa cả câu.
- Giáo viên có thể hỏi cụ thể 1 số từ: đoạt sáo, cầm Hồ, tu trí lực.
- Đọc dịch thơ.
*Chủ đề, bố cục


? Bài thơ là niềm vui chiến thắng và khát vọng hoà bình. Vạy em sẽ chia bài thơ làm mấy
ý để phân tích.
- Chia bài thơ làm hai ý.
Ý 1: Hai câu đầu: Niềm vui chiến thắng.
Ý 2: Hai câu cuối: Khát vọng hoà bình.
1. Hai câu đầu
? Hai câu đầu nhắc tới những chiến thắng nào? tại những chiến thắng ấy quân ta đã làm
gì?
- Hai câu đầu đã nhắc tới chiến thắng:
+ Chương Dương: Quân ta cướp giáo giặc( Đoạt giáo).
+ Cửa Hàm Tử: Quân ta bắt sống quân thù( Cầm Hồ).
? Khi nói về chiến thắng này tưởng đã sử dụng phương thức nào? Hãy phân tích và làm sáng
tỏ?
- Tác giả sử dụng phương thức kể lại hai chiến thắng.
? Nhận xét về kể, tả? so sánh với văn xuôi.
- Kể, tả ngắn ngọn không cầu kỳ khoa trương, không cầu kỳ như văn xuôi mà gợi nhiều
hơn tả.
? Gợi cho em hình dung thấy những gì? Kết hợp với bức tranh/67 em hãy miêu tả lại?
Học sinh hình dung kể lại.
? Bằng cách hình dung ấy em có nhận xét gì về 2 chiến thắng?


Chiến thắng thật vang dội lẫy lừng.
? Khi kể tả về 2 chiến thắng em thấy từ ngữ nào đặc sắc? Tại sao?
- Đặc sắc nhất là: 2 động từ mạnh “Đoạt, cầm” đưa lên đầu câu thơ để tạo ra nhịp thơ
mạnh mẽ làm nổi bật hào khí chiến thắng của ta như 1 cú đánh trời giáng xuống đầu quân
xâm lược.
→ Đối chiếu với bản dịch: đảo 2 từ này xuống dưới làm giảm giá trị của hai câu thơ.
- Đặc sắc hơn nữa là từ “Cầm Hồ”. Hồ là chỉ giặc Nguyên với thái độ khinh bỉ, coi
thường - nó mạnh thế mà chỉ coi là bọn dân tộc thiểu số ngoại tộc → Bản dịch đã đánh mất ý

nghĩa này.
? Bằng cách tả, kể, dùng từ như vậy em thấy 2 câu thơ đã toát ra ý gì.
- Hai câu thơ thể hiện thái độ tự hào và niềm vui chiến thắng lai láng tràn trề của
Trần Quang Khải .
Giáo viên: Ở đây ta bắt gặp nghệ thuật biểu cảm trong thơ trữ tình: tự sự, miêu tả là để
gợi, để bộc lộ cảm xúc.
- Chúng ta sẽ học kỹ những tiết TLV sau
? Trận Hàn Tử diễn ra vào tháng 4/1285 trận Chương Dương diễn ra sau đó 2 tháng
(6/1285). Tại sao trận Chương Dương lại được nhắc tới trước? nhắc tới trước nhằm mục
đích gì?
- Trần Quang Khải là người trực tiếp chỉ huy trận Chương Dương, hơn nữa lúc đón
vua hè 1285 tức là lúc cả dân tộc đang sống trong không khí của chiến thắng Chương
Dương.
→ Nhắc tới chiến thắng Chương Dương trước càng làm nổi bật niềm vui chiến thắng,
niềm vui tự hoà của Trần Quang Khải – người làm nên chiến thắng.
B: Dòng cảm xúc trong hai câu thơ đầu nóng hổi tính thời sự như chảy thẳng từ trái
tim qua ngòi bút lên dòng thơ. Hai câu thơ ngắn gọn, chacứ nịch như sức mạnh dồn nén
và sự thần tốc chớp nhoáng của chiến công nhưng lại ngân toả niềm vui. Hai địa danh
này giờ đay chói ngời chiến công lịch sử. Chỉ cần nhắc đến hai địa danh đã đủ gợi dậy
niềm phấn khởi tự hoà to lớn về thời đại Đông A của dân tộc Đại Việt.


→ Trong niềm vui chiến thắng ấy người làm nên chiến thắng đã nghĩ gì?
2. Hai câu thơ sau
? Đọc và cho biết Trần Quang Khải đã nghĩ gì?
- Thái bình rồi đất nước được bình yên rồi cũng không được thoả mãn mà nên dốcc
hết sức lực để nuôi đời sau vẫn có non soong này.
? Tại sao ông lại nói: Hoà bình rồi không được nghỉ ngươi, thoả mãn với chiến công mà
lại vẫn phải “tu trí lực” ( nên gắng sức để làm gì).
- "Tu trí lực” để xây dựng phát triển đất nước giữ cho đất nước được bình yên mãi

mãi và mãi mãi vẫn là non sông này của muôn đời con cháu mai sau.
? Trần Quang Khải đã mong muốn khát vọng gì? Ông muốn nhắc nhở mọi người điều gì?
- Trần Quang Khải có khát vọng hoà bình, mong muốn đất nước được trường tồn
mãi mãi. Ông muốn mọi người phải nghĩ tới tương lai của đất nước.
- Trần Quang Khải nhắc nhở mọi người nên gắng sức, đem tài trí và sức lực của
mình để xây dựng và bảo vệ đất nước.
? Giọng điệu hai câu cuối như thế nào? vui sưóng, phấn chấn.
? Em hiểu gì về Trần Quang Khải?
- Ông là 1 người yêu nước, yêu chuộng hoà bình tin tưỏng vào sự trường tồn của
đất nước.
B. Hai câu thơ không là khát vọng riêng của Trần Quang Khải mà là khát vọng của
1 thời của muôn đời.
Nguyễn Trãi đà từng khát vọng tin tưởng “Xã tắc…….đổi mới”.
Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Bốn bể vui…. Bình”.
Hồ Chí Minh: “Tôi có 1 ham muốn……”.
Những mong muốn khát vọng này như nhắc nhở mỗi người Việt Nam hãy nâng cao ý thức
trách nhiệm công dân bảo vệ vầ xây dựng đất nứoc thanh bình, đẹp tươi, bền vững muôn
đời.


C. Tổng kết - ghi chú
? Thảo luận những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của 2 bài thơ? ( Giáo viên phát
phiếu có ghi sẵn những nội dung thảo luận).
Học sinh thảo luận - báo cáo - bổ sung.
* Nghệ thuật:
+ Phương thức: Nghị luận, biểu cảm xen yếu tố tự sự, miêu tả.
Nghị luận: thiên về biểu ý, biểu cảm.
Biểu cảm: được nén kín trong ý tưởng.
+ Thể thơ: Đều là thơ Tứ tuyệt Đường luật: - 1 thất ngôn.
- 1 ngũ ngôn.

+ Giọng điệu: Dõng dạc, đanh thép, mạnh mẽ.
Chắc nịch, có khi thâm trầm sâu lắng như tâmtình.
+ Dùng từ: Những từ có giá trị biểu đạt cao ( hàm xúc ).
+ Hình ảnh: Không hoa văn cầu kỳ, không khoa trương.
+ Cảm xúc: Được nén kín trong ý tưởng.
*Nội dung:
Cả 2 bài đều thể hiện khí phách bản lĩnh của dân tộc ta. Đều thể hiện tinh thần yêu
nước, khát vọng hoà bình của dân tộc.
- Cụ thể từng bài (Ghi nhớ).
- Giáo viên: Hai áng thơ đều là tuyệt bút của văn học Lý Trần đã thể hiện chủ nhĩa yêu
nước cao đẹp bậc nhất thời phong kiến. Một bài vừa mang sứ mệnh lịch sử” như 1 bài hịch
cứu nước, vừa mang ý nghĩa như 1 bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước Đại Việt.
Một bài có giá trị lịch sử như 1 tượng đài chiến công tráng lệ làm sống dậy những năm tháng
chiến đấu hào hùng của dân tộc ta, nhắc nhở mọi người ngày nay – chính vì vậy nó có sức
sống mãnh liệt.
* Luyện tập


? Nếu có bạn chưa biết gì về thể thơtứ tuyệt em giúp bạn hiểu như thế nào?
? Trình bày những cảm xúc của em khi đọc 2 bài thơ?
D. Củng cố -Dặn dò:
? Đọc diễn cảm 2 bài thơ?
Học thuộc bài.
E.Rút kinh nghiệm

---------------------------------------&----------------------------------




×