Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.06 MB, 120 trang )

Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

chiều của chất đã hòa tan, phân hủy hoặc huyền phù trong lòng dẫn mở dựa trên phương
trình để trữ tích luỹ. Trong model này bao gồm 2 phương trình: phương trình sai phân
riêng phần và phương trình sai phân xác định.
- MIKE 11 WQ là mô hình diễn tả những khía cạnh cơ bản về chất lượng nước trong
sông của vùng bị ảnh hưởng của các hoạt động của con người. Sự giảm sút của ô xy
trong nước là kết quả của việc thải chất hữu cơ và khi ni tơ. WQ module được kết hợp
với AD module, điều này có nghĩa là WQ module dùng để diễn tả quá trình chuyển đổi
sinh hoá của các chất trong sông và AD module tính toán quá trình vận chuyển các chất
đó. WQ module sẽ giải quyết một hệ thống cặp phương trình diễn tả các quá trình vật lý,
các phản ứng hoá học và sinh học trong sông.
Với bộ mô hình MIKE tương đối toàn diện, tính năng, hiệu quả truy cập thông tin và giao
diện đồ họa sinh động của công nghệ GIS, có thể là sự kết hợp hoàn hảo trong vấn đề
thiết kế, quy hoạch và quản lý tổng hợp nguồn nước.
Thực tế cho thấy các mô hình toán 1 chiều (1D) đang sử dụng đều được lập trình tính
toán khá tốt trong hệ thống sông kênh (kể cả các mô hình trong nước và trên thế giới).
Trong thực tế mô hình MIKE11 đã được ứng dụng tính toán cho đồng bằng sông Cửu
Long, hạ du sông Đồng Nai. Qua quá trình ứng dụng và xem xét nhận thấy mô hình
MIKE 11 có một số ưu điểm là năng động, tính toán ứng dụng cho nhiều trường hợp
như dòng chảy thuỷ triều, dự báo lũ, cấu trúc thuỷ lực cập nhật thời gian thực tế, vận
hành công trình v.v.

Hình 2.25 Mô phỏng mạng lưới sông bằng mô hình MIKE11

Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 81



Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

b. Phạm vi và sơ đồ tính
Để tính toán thủy lực và chất lượng nước cho khu vực Đồng Nai, xem xét được đầy đủ
các yếu tố liên quan đến kết quả tính toán thì cần lấy vùng nghiên cứu rộng trên toàn lưu
vực sông Đồng Nai.
Như vậy, vùng để xem xét đánh giá sẽ trải dài từ biên giới Việt Nam – Campuchia đến
cửa sông Đồng Nai-Sài Gòn. Mặt khác vùng nghiên cứu có liên quan mật thiết tới các
khu vực xung quanh. Mực nước ngoài sông chính chịu ảnh hưởng mạnh của triều biển
Đông, lượng xả của các hồ chứa trong lưu vực, nhu cầu nước của vùng hạlưu Sài Gòn và
phụ cận. Chính vì những mối liên quan mật thiết của hệthống sông trong và ngoài khu
vực do đó trong nghiên cứu này sơ đồ tính được mở rộng sang cả lưu vực sông Đồng
Nai, sông Bé… Phạm vi sơ đồ tính từ phía sau đập hồ Dấu Tiếng trên sông Sài Gòn, phía
sau chân đập hồ thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai, và trên sông Bé tới vị trí dự kiến
xây dựng đập hồ Phước Hòa và nơi hợp lưu Bến Đá và Vàm Cỏ Đông trên sông Vàm Cỏ
Đông, vị trí cầu Bình Châu trên sông Vàm CỏTây ra tới biển Đông.
Sơ đồ thuỷ lực bao gồm 105 nhánh sông, trên các nhánh sông được gắn một số mặt cắt
thực đo điển hình sao cho có thể đại diện cho đoạn sông đó làm cho lòng dẫn trong mô
hình gần sát với kích thước thực tế của sông trong vùng nghiên cứu.

Hình 2.26 Sơ đồ tính toán thủy lực lưu vực sông Đồng Nai
c. Các biên tính toán
- Biên lưu lượng: Trong sơ đồ thuỷ lực bao gồm 8 biên lưu lượng thượng lưu trong đó có
3 biên lưu lượng ảnh hưởng lớn tới kết quả của mô hình là: biên lưu lượng tại Trị An,

Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 82



Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

Dầu Tiếng và Phước Hoà. Còn lại các biên khác có trị số lưu lượng không đáng kể.
Ngoài các biên lưu lượng trên, để mô hình mang tính thực tế hơn, chúng tôi đưa thêm 10
biên lưu lượng trên dòng chính Sài Gòn và Vàm Cỏ. Khi kiểm định mô hình sẽ sử dụng
các số liệu thực đo tại các biên này để kiểm định, trong quá trình tính toán mô phỏng các
kịch bản sẽ được sử dụng kết quả từ việc tính toán thủy văn.
- Biên mực nước: Lưu vực Sài Gòn - Đồng Nai là 1 lưu vực gần như khép kín với cửa
chính đổ ra biển tại Soài Rạp và một số cửa sông nhỏ khác. Do vậy bố trí 4 biên mực
nước tại các cửa ra và số liệu là mực nước triều cửa Soài Rạp. Số liệu biên mực nước
được lựa chọn theo kịch bản nước biển dâng để chạy lấy kết quả phân tích lựa chọn.
- Số liệu mưa: Lượng mưa tiêu thoát từ các lưu vực đổ vào hệ thống kênh rạch bị ảnh
hưởng triều được tính bằng mô hình NAM, dựa trên các kịch bản biến đổi khí hậu đã
được xây dựng và lựa chọn ở phần trước.
d. Mô phỏng tình trạng ngập lụt ở Đồng Nai
Mô phỏng phân tích điều kiện hiện trạng, năm 2013: Căn cứ vào việc phân tích các kết
quả điều tra, tài liệu thu thập và dựa trên kết quả từ mô phỏng thủy lực bao gồm mực
nước và lưu lượng được truy nhập vào bộ DEM để phân tích tình trạng ngập lụt.
Kết quả mô phỏng được đưa lên bản đồ, các khu vực bị ngập chính của tỉnh Đồng Nai
chủ yếu là huyện Nhơn Trạch và một phần nhỏ huyện Long Thành.
Một số địa phương nằm ở vùng ven sông hạ lưu hồ Trị An đều có nguy cơ ngập lụt,
nhưng mức độ và thời gian ngập lụt còn tùy thuộc vào độ cao địa hình của từng nơi. Đặc
biệt là các vùng của huyện Long Thành: xã Phước Thái; Long Phước. Huyện Nhơn
Trạch: xã Phước Thiền; Phước An, Phước Khánh, Long Tân và Phú Hữu.
Đây là các vùng thấp ven sông, có độ cao mặt đất tự nhiên thấp nhất trung bình là 1.5m,
có nơi độ cao tự nhiên chỉ có 0.6m. Thời gian ngập ở các khu vực này thường thì không
dài, trong ngày chỉ có những khoảng nhất định mà thời gian duy trì mực nước triều cao
(Khoảng từ 2 - 3 giờ) và thời gian triều cường cho một đợt cũng chỉ 3-4 ngày. Do vậy

mức độ thiệt hại cũng không lớn.
Việc mô phỏng đánh giá tình trạng ngập lụt không chỉ do thủy triều, mực nước dâng mà
phần rất quan trọng còn chịu ảnh hưởng của việc quản lý, vận hành khai thác các công
trình ở thượng lưu. Để đánh giá ở mức độ chi tiết cụ thể chúng tôi đề nghị nghiên cứu ở
một đề tài khác. Trong phạm vi của đề án, chúng tôi tạm coi việc vận hành các công trình
ở thượng lưu như hiện trạng.
Đối với các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng sẽ được mô phỏng và phân tích ở
các nội dung sau.

Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 83


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

Hình 2.27 Hiện trạng ngập lụt ở Đồng Nai

Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 84


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

d. Mô phỏng tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng Nai
Cũng như mô phỏng đánh giá tình trạng ngập lụt, việc đánh giá tình trạng xâm nhập mặn
ở Đồng Nai phụ thuộc rất nhiều yếu tố.

Ở điều kiện hiện trạng, chúng tôi đánh giá dựa hiện trạng xâm nhập mặn dựa trên kết quả
điều tra thực tế, tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu và dựa vào kết quả phân tích từ mô hình
thủy lực và chất lượng nước. Kết quả cho thấy:
Hiện tượng xâm nhập mặn thường xảy ra trong điều kiện nước biển dâng cao (triều cao)
đồng thời dòng chảy trên sông, mực nước trong nội đồng thấp, chủ yếu xảy ra vào các
tháng 3, tháng 4 và tháng 5 hàng năm. Với đặc điểm tự nhiên thuận lợi, như lòng sông
sâu, độ dốc thấp, biên độ triều lớn, nước mặn từ biển theo dòng triều xâm nhập rất sâu
trên sông về phía thượng lưu, đặc biệt là trong các tháng giữa và cuối mùa khô (tháng 3tháng 5). Mặn xâm nhập sâu trong mùa kiệt xẩy ra đồng thời với mùa khô không mưa
kéo dài gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân vùng hạ lưu.
Đối với hiện tượng xâm nhập mặn, diễn biến của dòng chảy từ thượng lưu đóng vai trò
quan trọng. Chính sự thay đổi lưu lượng thượng lưu theo mùa đã quyết định ranh mặn
trong mùa lũ và kiệt trên các triền sông. Không những thế, sự nhạy cảm của mặn với lưu
lượng thượng lưu còn thể hiện cả ở năm có mùa kiệt nhiều hay ít nước. Sự dao động ranh
xâm nhập mặn do thay đổi dòng nguồn lớn hơn nhiều so với các nguyên nhân khác như
sự biến đổi của thủy triều, gió chướng hay mưa hạ lưu...

Hình 2.28 Đẳng trị mặn tại khu vực phía Nam tỉnh Đồng Nai – 2013
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 85


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

Ở điều kiện hiện trạng tự nhiên, trên sông Đồng Nai, độ mặn mặn 1 g/l trung bình hàng
năm có thể lên đến cầu Đồng Nai (cách khoảng 117 km từ cửa sông), mặn 0,3 g/l có thể
lên đến Biên Hòa và mặn 0,1 g/l có thể vượt qua trạm bơm Hóa An vài km.
Hồ Trị An có tác động đến chế độ mặn trên sông Đồng Nai rất lớn. Các kết quả khảo sát
mặn trong những năm qua cho ta thấy ranh mặn 4 g/l đã bị đẩy lùi xuống hạ lưu 20-25

km (phía trên khu vực Cát Lái từ 3-5 km) và mặn 1 g/l luôn dưới Long Tân (cách Bến Gỗ
10 km).
Hàm lượng Cl- từ Phà Cát Lái đến cầu Hoá An

mg/l

6.000
5.000
4.000
3.000
2.000
1.000
0.000

N-SĐN-17-L

N-SĐN-16-L

N-SĐN-15-L

N-SĐN-14-L

T12/09

N-SĐN-13-L

T2/2010

N-SĐN-12-L


T4/2010

N-SĐN-11-L

N-SĐN-10-L

T6/2010

N-SĐN-9-L

N-SĐN-8-L

T8/2010

Hình 2.29 Diễn biến độ mặn từ phà Cát Lái đến – Cầu Hoá An
Cùng với mực nước biển dâng gây ngập lụt ở các huyện ở gần biển ảnh hưởng bởi thủy
triều, là sự thay đổi chế độ dòng chảy ở các sông ở vùng hạ lưu, xâm nhập mặn vì thế
cũng có những thay đổi ranh giới mặn.
-

Hàmlượng(m
g/l

Hàm lượng Cl nước sông Thị Vải
20000
18000
16000
14000
12000
10000

8000
6000
4000
2000
0
NST V1-R

NST V2-R

NST V3-R

NST V4-R

NST V5-R

NST V6-R

NST V7-R

NST V7-L

NST V6-L

T riều rút

NST V5-L

NST V4-L

NST V3-L


NST V2-L

NST V1-L

T riều dâng
Vị t rí

T 2:2010

T 4:2010

T 6:2010

T 8:2010

T 10:2010

QCVN

Hình 2.30 Diễn biến độ mặn từ hợp lưu sông Thị Vải
Theo số liệu điều tra, phân tích thì tình hình diễn biến xâm nhập mặn trên sông Đồng Nai
từ Phà Cát Lái – huyện Nhơn Trạch – đến cầu Hoá An vẫn ở mức nhỏ hơn 0,01 mg/lít,
cách xa giới hạn cho phép đối với cột A2 là 400 mg/lít. Độ mặn vào đến phà Cát Lái
trong năm 2010 cũng mới chỉ ở mức 5,07mg /lít.

Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 86



Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

Bảng 2.22: Diện tích (km2) của các nồng độ mặn hiện trạng của tỉnh
STT

Vùng mặn

Diện tích (km2)

Địa điểm

1

1 ‰ - 2‰

10,40

2

2‰ - 4 ‰

08,01

3

≥4‰

49,10


Một phần của các xã:
- Các xã: Xã Phú Đông, Phước Khanh, Vĩnh Thanh,
Phước Thạnh, Long Thọ, Hiệp Phước của huyện
Nhơn Trạch
- Các xã Long Phước, Long An của huyện Long
Thành
Một phần của các xã:
- Các xã: Phước Khanh, Vĩnh Thanh, Phước An,
Long Thọ của huyện Nhơn Trạch
- Các xã Long Phước, Phước Thái của huyện Long
Thành
Một phần của các xã:
- Các xã: Phước Khanh, Vĩnh Thanh, Phước An của
huyện Nhơn Trạch
- Các xã Phước Thái của huyện Long Thành

Trên sông Thị Vải: Qua kết quả quan trắc cho thấy hiện tượng xâm nhập mặn của sông
Thị Vải diễn ra rất phức tạp, độ mặn lên đến 29‰ tại khu vực hợp lưu sông Thị Vải và
sông Gò Gia. Càng về phía thượng lưu mực độ xâm nhập giảm nhưng vẫn ở mực cao (tại
khu vực thuộc khu vực xã Long Thọ có giá trị thấp nhất cũng lên tới 14,8 ‰ - năm
2009). Tương ứng với hàm lượng Cl- dao động trong khoảng 9.000 đến 17.600 mg/l, so
với quy chuẩn cho phép tất cả các khu vực đều vượt từ 15 đến 29 lần. Đến quý 4/2010
hiện tượng xâm nhập mặn giảm rõ ràng, cụ thể: tại khu vực xã Long Thọ giá trị độ mặn
giảm còn 2‰ vào tháng 10, tại vị trí hợp lưu là 21,8‰.
Đối với các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng sẽ được mô phỏng và phân tích ở
các nội dung sau của báo cáo.

Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi


Trang 87


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI
3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁCH TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ
3.1.1. Xác định đối tượng đánh giá
Ở Việt Nam, Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã làm cho thiên tai ngày càng gia tăng về số
lượng, cường độ và mức độ ảnh hưởng, ảnh hưởng rất lớn đến nhiều hoạt động sản xuất,
phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ nhất, và dễ dàng
nhận thấy do BĐKH đó là ngành nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản, diêm nghiệp, lâm
nghiệp, an ninh lương thực; các vùng đồng bằng và dải ven biển do mực nước biển dâng,
người nghèo ở vùng nông thôn, đòi hỏi chúng ta phải có chương trình, kế hoạch hành
động cụ thể nhằm ứng phó kịp thời.
Ngành nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Nai quản lý 5 lĩnh vực chính là: nông nghiệp,
lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và hạ tầng nông thôn có liên quan tới cuộc sống của
trên 65% dân số trên địa bàn, trong đó lại tập trung phần lớn người nghèo - đối tượng
chịu ảnh hưởng của BĐKH nhiều nhất.
Đề án này chúng tôi sẽ tập trung đánh giá ở các đối tượng sau:
-

Đánh giá tác động đến nông nghiệp và an ninh lương thực

-

Đánh giá tác động đến lĩnh vực chăn nuôi


-

Đánh giá tác động đến lĩnh vực lâm nghiệp

-

Đánh giá tác động đến lĩnh vực thuỷ sản

-

Đánh giá động đến lĩnh vực thuỷ lợi, tài nguyên nước

-

Đánh giá tác động đến hạ tầng và phát triển nông thôn

Về thời điểm đánh giá tác động của BÐKH đến các lĩnh vực sẽ đuợc thực hiện ở các mốc
thời gian 2020, 2030 và 2050 dựa trên kết quả chạy mô hình xây dựng kịch bản BÐKH
và nuớc biển dâng cho Ðồng Nai kết hợp với các kịch bản phát triển các lĩnh vực của
ngành nông nghiệp.
3.1.2. Quan điểm và cách tiếp cận đánh giá
Theo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 thì
việc xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của các Bộ, ngành và địa phương. Để xây dựng thành công
các kế hoạch hành động, cần phải thực hiện một số nội dung công việc quan trọng gồm:
Đánh giá tác động và khả năng tổn thương do biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp
ứng phó phù hợp.
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi


Trang 88


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

Việc nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu cho
ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai xuất phát từ nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi
khí hậu đến ngành nông nghiệp.
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp là việc xác định các ảnh
hưởng do biến đổi khí hậu. Ngoài các ảnh hưởng bất lợi từ biến đổi khí hậu còn có thể có
các ảnh hưởng có lợi, là cơ hội để chuyển sang chế độ thích nghi với điều kiện mới, động
lực thúc đẩy một nền kính tế ít các-bon, giảm thiểu lượng khí nhà kính thải ra môi
trường. Người ta đã phát hiện ra rằng, giảm thiểu ô nhiễm có thể tiết kiệm được nhiều chi
phí khác. Ngoài ra, những hạn mức mang tính cưỡng chế về lượng khí thải còn có thể
kích thích khoa học công nghệ phát triển từ đó, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và của cải
hơn.
Quá trình biến đổi khí hậu, nước biển dâng là quá trình tiệm tiến. Đánh giá tác động của
biến đổi khí hậu trong tương lai nên được thực hiện theo các kịch bản biến đổi khí hậu và
nước biển dâng khác nhau và các kịch bản phát triển kinh tế xã hội khác nhau. Ở đây xem
xét kịch bản phát triển ngành nông nghiệp ở các thời điểm định hướng tới 2050.
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu cần được cập nhật khi các kịch bản biến đổi khí
hậu và nước biển dâng được cập nhật hoặc khi có các điều chỉnh quan trọng về chiến
lược, chính sách, kế hoạch, quy hoạch phát triển ngành và phát triển kinh tế xã hội của
địa phương. Trong đề án này sẽ được phân tích đánh giá dựa trên kịch bản biến đổi khí
hậu cập nhật tại thời điểm công bố năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Phạm vi của đề án nghiên cứu này là lập kế hoạch cho ngành nông nghiệp, thuộc cấp tỉnh
nên cách tiếp cận đánh giá theo vùng địa lý tùy thuộc vào vùng đối tượng như lưu vực
sông và theo ngành để đánh giá.
Về mặt tổng thể, đối với một tỉnh/thành đánh giá tổng thể cho toàn bộ địa bàn đã được

thực hiện trước, do sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện gồm: “Dự án đánh giá
tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu và
nước biển dâng cho tỉnh Đồng Nai đến năm 2100” và “Dự án tổng thể về ứng phó biến
đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010-2015, định hướng đến 2020” vào
năm 2011. Dựa trên cơ sở của các dự án tổng thể này, đề án sẽ đánh giá chuyên sâu cho
ngành nông nghiệp trong tỉnh với các yếu tố có khả năng dễ bị tổn thương nhất dưới tác
động của biến đổi khí hậu.
Việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến ngành nông nghiệp
trong đề án này có sự tham gia của người dân địa phương, các nhà khoa học và các
chuyên gia nghiên cứu ở các lĩnh vực liên quan đánh giá và đóng góp thông qua công tác
phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia, họp hội thảo...
Về kịch bản để xem xét đánh giá ở đây mang quy mô địa phương một vùng, kế hoạch

Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 89


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

hành động của đề án mang tính trung hạn (định hướng đến 2050) và theo khuyến nghị
của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì sẽ tập trung chủ yếu vào kịch bản phát thải trung
bình (B2). Các kịch bản phát thải thấp (B1) và cao (A1F1) sẽ sử dụng để tham khảo và
đánh giá bổ sung ở một số khía cạnh cần lưu ý xem xét kỹ càng thêm.
Việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến ngành nông nghiệp là
một phần nội dung của đề án “Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với
biến đổi khí hậu Ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn
đến năm 2050”. Quá trình xem xét đánh giá và thực hiện chúng tôi có tham khảo cách
thức tổ chức thực hiện theo tài liệu hướng dẫn “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu

và xác định các giải pháp thích ứng” được Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi
trường (IMHEN) xây dựng với sự tài trợ của Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc
(UNDP).
3.2. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ
3.2.1. Các phương pháp chung
Theo tài liệu hướng dẫn “Ðánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải
pháp thích ứng” do Viện Khoa học Khí tuợng Thủy văn và Môi truờng (IMHEN) xây
dựng có thể nhóm thành các phương pháp cơ bản như: Các phương pháp đánh giá tác
động và khả năng dễ bị tổn thương của biến đổi khí hậu bao gồm các phương pháp định
tính và định lượng. Các phương pháp này có thể được chia thành 4 nhóm chính là các
phương pháp thực nghiệm, các phương pháp ngoại suy, nghiên cứu sử dụng các trường
hợp tương tự và phương pháp chuyên gia.
Các phương pháp được mô tả cụ thể như sau:
3.2.1.1. Nhóm phương pháp thực nghiệm
Phương pháp thực nghiệm thường được dùng trong các nghiên cứu y học, vật lý, hóa học,
sinh học. Đây là các phương pháp chuẩn để kiểm tra các giả thuyết hay đánh giá quá
trình, nguyên nhân và ảnh hưởng thông qua việc làm thí nghiệm trực tiếp.
Trong đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, các phương pháp thực nghiệm được dùng
chủ yếu để xác định tác động của các yếu tố khí hậu và môi trường (nhiệt độ, lượng mưa,
độ mặn và độ ngập do nước biển dâng v.v…) đến các đối tượng nghiên cứu (năng suất
cây trồng, nguy cơ dịch bệnh, v.v…).
Về ứng dụng của phương pháp thực nghiệm trong đánh giá tác động do biến đổi khí hậu:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu và thành phần không khí lên cây trồng và giống
trong phòng thí nghiệm cho cây ngắn ngày, cây lâu năm, sâu hại, dịch bệnh.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu (nhiệt độ) và thành phần không khí (khí nhà kính)
lên chất lượng nước, chuỗi thức ăn của hệ sinh thái.

Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 90



Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

- Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu lên các đặc tính của đất thổ nhưỡng như mức độ
phân hủy bùn, hoạt động của vi sinh vật, tan rửa chất dinh dưỡng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu lên các đặc tính của vật liệu xây dựng như độ bền,
tính giữ nhiệt (liên quan đến tiết kiệm năng lượng)
Ưu điểm: Phương pháp thực nghiệm có thể cung cấp thông in để kiểm định các mô hình
dự báo tác động của biến đổi khí hậu lên môi trường tự nhiên.
Hạn chế: Phương pháp thực nghiệm chỉ thích hợp với các lĩnh vực và đối tượng mục tiêu
có quy mô nhỏ, phạm vi tác động nhỏ và môi trường của tác động có thể kiểm soát được.
Ứng dụng trong đề án: Qua phân tích các ưu nhược điểm như trên, với điều kiện thực tế
trong đề án với phạm vi rộng, xét đến nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau của lĩnh vực
nông nghiệp nên không sử dụng phương pháp thực nghiệm trong đề án này.
3.2.1.2. Nhóm phương pháp ngoại suy các số liệu lịch sử
Trong phương pháp này người ta sử dụng các mô hình toán để dự đoán những tác động
trong tương lai bằng cách ngoại suy các số liệu quan trắc trong quá khứ.
Dựa trên các chuỗi số liệu từ quá khứ đến hiện tại được đưa ra phân tích tính quy luật
cùng các điều kiện, yếu tố ảnh hưởng được coi là các điều kiện biên để dự báo và đánh
giá. Nhóm phương pháp này có thể diễn toán bằng các hàm số, phương trình toán học và
trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì công cụ hỗ trợ đắc lực cho
phương pháp này là các phần mềm mô phỏng bằng máy tính rất hiệu quả.
Việc sử dụng các mô hình toán (hay còn gọi là các mô hình mô phỏng) được thực hiện
theo 4 bước là chọn mô hình thích hợp, kiểm tra nhu cầu dữ liệu, phát triển mô hình, chạy
mô hình và phân tích kết quả.
Đối với đề án này chúng tôi sử dụng để phân tích đánh giá từ các chuỗi số liệu trong quá
khứ như nhiệt độ, mưa, nước biển dâng... bằng các phần mềm như NAM, MIKE11. Tính
toán nhu cầu nước và cân bằng nước bằng CROPWAT, WEAP... ngào ra cũng sử dụng

một số phần mềm khác để đối chức.
3.2.1.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu sử dụng các trường hợp tương tự
Phương pháp này sử dụng số liệu của các trường hợp tương tự ở một khu vực khác để
đánh giác tác động của biến đổi khí hậu lên đối tượng đang xem xét.
Có 4 loại nghiên cứu tương tự thường được dùng là:
- Sự kiện lịch sử tương tự,
- Xu hướng lịch sử tương tự,
- Khu vực khí hậu hiện tại tương tự, và
- Khu vực khí hậu tương lai tương tự.

Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 91


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

Phương pháp này trong đề án được sử dụng để đánh giá về mặt định tính các tác động của
điều kiện biến đổi khí hậu đến nhóm các đối tượng có ảnh hưởng đến điều kiện sinh
trưởng của cây trồng, vật nuôi, năng suất, tình hình dịch bệnh, nguy cơ cháy rừng và tính
đa dạng dinh học của hệ sinh thái... dựa trên các phân tích và các điều kiện xảy ra tương
tự ở các vùng địa lý, đối tượng và hệ sinh thái trên thế giới và trên lãnh thổ Việt Nam.
3.2.1.4. Nhóm phương pháp chuyên gia
Phương pháp này tập hợp các ý kiến và đánh giá của các chuyên gia về tác động của biến
đổi khí hậu lên đối tượng đang xem xét. Các ý kiến và đánh giá của các chuyên gia được
tập hợp từ các tài liệu nghiên cứu, các báo cáo đánh giá hoặc các cuộc họp chuyên gia.
Ví dụ: Ngày 12/11/2010, Ban chỉ đạo Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí
hậu ngành Nông nghiệp và PTNT (gọi tắt là Ban chỉ đạo biến đổi khí hậu) đã tổ chức hội
thảo lấy ý kiến từ những đơn vị thực hiện Chương trình hành động ưng phó với biến đổi

khí hậu của Bộ Nông nghiệp và PTNT nhằm hoàn thiện bản Kế hoạch hành động ứng
phó với biến đổi khí hậu của ngành giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến 2050. Tại hội thảo
này, các ý kiến của các chuyên gia tư vấn và các đơn vị liên quan đã được đưa ra, trao đổi
và tổng hợp để bổ sung vào bản dự thảo kế hoạch hành động. Sau cuộc tham vấn này,
Ban chỉ đạo biến đổi khí hậu tiếp tục tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước
và cơ quan ngoài Bộ nhằm sớm hoàn thành dự thảo (Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT).
3.2.2. Lựa chọn phương pháp để đánh giá từng lĩnh vực trong đề án
Nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm đối với các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, số ngày nắng,
lượng mưa, v.v… Vì vậy biến đổi khí hậu tác động rất lớn đến nông nghiệp. Các ảnh
hưởng trực tiếp bao gồm các tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, vật nuôi,
thủy hải sản, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh, dịch bệnh làm ảnh
hưởng đến sinh sản, tăng trưởng của gia súc, gia cầm, thủy hải sản, cây trồng, làm giảm
năng suất đánh bắt thủy hải sản, gây ra các thiệt hại về cơ sở vật chất, phương tiện sản
xuất, đánh bắt của ngành nông nghiệp.

Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 92


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm
nhìn đến năm 2050

Bảng 3.1 Các phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực trồng trọt
Các yếu tố khí hậu

Đối tượng bị tác động
Cây trồng

Nhiệt độ tăng

Năng suất cây trồng
Số ngày nắng thay đổi

Mùa vụ
Đất canh tác

Giống cây trồng
Lượng mưa gia tăng &
nước biển dâng

Năng suất cây trồng

Các hiện tượng khí hậu
cực đoan khác: Bão, áp
thấp nhiệt đới…

Năng suất cây trồng

Tác động, rủi ro
Thay đổi loại cây trồng truyền thống tại địa
phương, gia tăng vùng cây trồng nhiệt đới
Làm giảm năng suất cây trồng do dịch bệnh có
điều kiện phát triển, nhu cầu nước cho cây trồng
tăng trong khi nguồn nước bị hạn chế do hạn
hán
Làm thay đổi thời vụ
Gây ngập lụt làm giảm diện tích canh tác
Nguy cơ xói lở, làm bạc màu các vùng đất nông
nghiệp. Tăng diện tích đất canh tác bị nhiễm
mặn

Ảnh hưởng đến các loại cây không ưa nước do
ngập lụt gia tăng và kéo dài. Tăng nhu cầu
chuyển đổi các loại giống cây trồng
Gây thiệt hại và giảm năng suất do mưa lớn thất
thường xảy ra vào thời điểm ra hoa - kết quả,
hay do ngập úng
Năng suất bị suy giảm do đất và nước bị nhiễm
mặn
Làm gia tăng dịch bệnh, sâu hại ảnh hưởng lớn
đến năng suất cây trồng
Gây thiệt hại nặng nề đối với cây trồng do mùa
màng bị tàn phá, cây trồng bị đổ, gẫy…

Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Phương pháp đánh giá
- Khảo sát và thống kê
- Quan trắc và đánh giá chất lượng mùa
vụ
- Mô hình toán để xem xét các yếu tố khí
hậu
- Lập bản đồ ngập lụt
- Quan trắc và thống kê
- Các mô hình đánh giá nhiễm mặn
- Thống kê và quan trắc, thí nghiệm

- Thống kê
- Lượng hóa chi phí

- Thống kê,

- Đánh giá và dự báo thiệt hại

Trang 93


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm
nhìn đến năm 2050

Bảng 3.2 Các phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực chăn nuôi
Các yếu tố khí hậu

Đối tượng bị tác động

Giống, loài
Nhiệt độ tăng

Năng suất
Đất chăn nuôi

Giống, loài

Lượng mưa gia tăng & nước
biển dâng

Các hiện tượng khí hậu cực
đoan khác: Bão, áp thấp nhiệt
đới…

Năng suất chăn nuôi


Năng suất chăn nuôi
Cơ sở hạ tầng chăn nuôi

Tác động, rủi ro

Nhiệt độ gia tăng ảnh hưởng đến khả năng
thích nghi của vật nuôi, thay đổi thói quen
sinh sản
Gia tăng nguy cơ dịch bệnh, gây thiệt hại
lớn, giảm năng suất chăn nuôi
Ngập lụt làm giảm diện tích chăn nuôi
(chuồng trại, đồng cỏ…)
Thay đổi thói quen sinh trưởng
Tăng nhu cầu chuyển đổi giống loài trong
trường hợp ngập lụt xảy ra thường xuyên và
kéo dài
Giảm vùng lương thực cho gia súc, giảm
năng suất chăn nuôi
Gia tăng dịch bệnh trong gia súc, gia cầm,
tăng khả năng lan truyền dịch bệnh
Bão và lũ lụt gây thiệt hại lớn trong chăn
nuôi, làm giảm năng suất hoặc giảm số lượng
đàn gia súc
Phá hoại hay làm hư hỏng chuồng trại chăn
nuôi

Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Phương pháp đánh giá


Nghiên cứu thực nghiệm về giống và khả
năng chịu nhiệt/hạn
Đánh giá tương tự

Phương pháp lập bản đồ ngập lụt

Quan sát và thực nghiệm
Thống kê và lượng hóa chi phí
Thí nghiệm và lượng hóa chi phí
Thống kê
Đánh giá và dự báo thiệt hại

Trang 94


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm
nhìn đến năm 2050

Bảng 3.3 Các phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực thủy sản
Các yếu tố khí hậu

Đối tượng bị tác động

Giống, loài

Nhiệt độ tăng

Năng suất nuôi, đánh bắt

Giống, loài


Lượng mưa gia tăng & nước
biển dâng

Năng suất nuôi/ đánh bắt

Cơ sở hạ tầng, phương tiện

Tác động, rủi ro
Thay đổi trong sự phân bố sinh cảnh cho
các loài cụ thể, đặc biệt là sự thay đổi trong
cấu trúc và chức năng quần thể cá
Nguy cơ mất các hệ sinh thái nhạy cảm với
nhiệt độ
Thay đổi trong tính hiện hữu của sinh cảnh
do sự gia tăng những dòng hải lưu chính
Thay đổi môi trường sống của tảo và các vi
sinh vật gây ảnh hưởng đến chế độ dinh
dưỡng của nguồn nước gây ảnh hưởng đến
năng suất và chất lượng thủy sản
Năng suất suy giảm do dịch bệnh tăng trong
điều kiện nhiệt độ cao, do các loài thủy sinh
bị chết khi các đợt nắng nóng kéo dài.
Mất sinh cảnh do sự thay đổi chế độ mưa
ảnh hưởng đến khối tích nguồn nước (theo
mùa hoặc trong năm)
Thay đổi nồng độ nước, nhất là độ mặn của
nước biển
Mất hoặc thay đổi vị trí luồng cá
Lũ lụt làm thất thoát thủy sản nuôi trong

các hồ ao
Ao hồ, bờ đầm, kênh dẫn nước…phục vụ
nuôi trồng thủy sản bị phá hoại
Tàu thuyền, thiết bị nuôi trồng và đánh bắt
bị hư hỏng

Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Phương pháp đánh giá

Khảo sát và thống kê

- Thống kê và lượng hóa chi phí
- Đánh giá tác động của nhiệt độ đến
các thời kỳ tăng trưởng của các loài
thủy hải sản

Quan sát và thống kê

Khảo sát và nghiên cứu thực địa, quan
trắc chất lượng nước

Trang 95


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm
nhìn đến năm 2050

Các yếu tố khí hậu


Đối tượng bị tác động

Mực nước biển dâng
Diện tích nuôi thủy sản

Giống, loài

Các hiện tượng khí hậu cực
đoan khác: Bão, áp thấp nhiệt
đới…

Năng suất và cơ sở hạ tầng
nuôi trồng và đánh bắt
thủy hải sản.

Tác động, rủi ro
Nước mặn xâm nhập làm giảm các vùng
thủy sản nước ngọt
Mất những vùng đất ngập nước ven biển và
sinh thái cửa sông do sự thay đổi dòng chảy
và mực nước biển
Sự xâm nhập của các loài khác dẫn đến sự
cạnh tranh mới hay lối sống ăn thịt
Gây thất thoát thủy hải sản nuôi trồng trong
các ao hồ, đầm…
Tàn phá, làm hư hỏng các cơ sở hạ tầng
nuôi trồng thủy hả sản, làm mất hoặc hư
hỏng tàu thuyền và các thiết bị đánh bắt
khác…


Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Phương pháp đánh giá

Khảo sát và nghiên cứu thực địa, quan
trắc chất lượng nước

Thống kê, đánh giá và dự
báo thiệt hại

Trang 96


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm
nhìn đến năm 2050

Bảng 3.4 Các phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực lâm nghiệp
Các yếu tố khí hậu

Đối tượng bị tác động

Tính đa dạng

Nhiệt độ tăng

Năng suất khai thác

Diện tích rừng

Lượng mưa gia tăng


Giống, loài
Đất rừng

Các hiện tượng khí hậu cực
đoan khác: Bão, áp thấp nhiệt
đới…

Đa dạng sinh học, khả năng
khai thác

Tác động, rủi ro
Thay đổi trong sự phân bố sinh cảnh cho
các loài cụ thể, đặc biệt là sự thay đổi trong
cấu trúc và chức năng quần thể cá
Nguy cơ mất các hệ sinh thái nhạy cảm với
nhiệt độ
Nguy cơ cháy rừng
Thay đổi trong tính hiện hữu của sinh cảnh
do sự gia tăng nhiệt độ
Thay đổi môi trường, khó thích nghi làm
cây cối khó phát triển
Năng suất suy giảm do cháy rừng khi các
đợt nắng nóng kéo dài.
Nguy cơ cháy rừng làm giảm diện tích rừng
(trồng và tự nhiên)
Mất sinh cảnh do sự thay đổi chế độ mưa
ảnh hưởng đến khối tích nguồn nước (theo
mùa hoặc trong năm)
Nguy cơ xói mòn, rửa trôi

Mất nơi cư trú của động thực vật làm giảm
tính đa dạng
Giảm khả năng khai thác sản phẩm từ rừng

Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Phương pháp đánh giá

- Khảo sát và thống kê
- Mô hình hóa để xem xét sự thay đổi
các yếu tố khí hậu và môi trường

- Đánh giá tác động của nhiệt độ đến các
thời kỳ tăng trưởng của các loài
Khảo sát và thống kê
Quan sát và thống kê
Khảo sát và thống kê
Thống kê, đánh giá và dự
báo thiệt hại

Trang 97


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm
nhìn đến năm 2050

Bảng 3.5 Các phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực tài nguyên nước
Các yếu tố khí hậu

Đối tượng bị tác động


Chất lượng nước (nước mặt,
ngầm, sinh hoạt)

Nhiệt độ
gia tăng
Dòng chảy mặt và dòng chảy
ngầm

Lượng mưa gia
tăng

Nhu cầu sử dụng
nước phục vụ
sinh hoạt và
sản xuất
Trữ lượng
nguồn nước
Chất lượng nước

Tác động, rủi ro
Tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn
nước thông qua sự thay đổi tính
chất của các lớp chất trầm tích,
chất dinh dưỡng, sự phân hủy
các bon hữu cơ do nhiệt độ tăng

Phương pháp đánh giá
- Mô hình toán lan truyền chất
- Mô hình thủy lực


Tăng nguy cơ đầm lầy hóa các
lưu vực và phát sinh các loại khí
độc do tảo tăng trưởng nhanh
hơn

Phương pháp GIS chồng lấp bản đồ để phân vùng ảnh
hưởng
- Phương pháp đánh giá chất lượng nước theo chỉ số
chất lượng nước WQI
- Phương pháp phân vùng ảnh hưởng theo WQI

Thay đổi cường độ hoạt động của
quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước, chế độ thủy
văn và các chu trình vật lý khác

Mô hình toán về tương quan giữa lượng mưa & nhiệt
độ và lưu lượng dòng chảy cho lưu vực

Nhu cầu sử dụng nước gia tăng
trong khi trữ lượng
nước có thể bị suy giảm
Tăng dự trữ nguồn nước
Ô nhiễm nguồn nước có thể bị lan
rộng do mưa quá lớn gây ngập
úng

Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi


Khảo sát tại hộ gia đình và các cơ sở sản xuất và các
đối tượng sử dụng khác; thống kê các số liệu từ công
ty cấp nước.
- Phân tích dự báo về nhu cầu sử dụng nước
Mô hình thủy văn.
Mô hình dự báo biến đổi dòng chảy mặt và nước ngầm
Các mô hình thống kê y tế cộng đồng.
Xây dựng các bản đồ ngập lụt kết hợp mô hình toán

Trang 98


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm
nhìn đến năm 2050

Các yếu tố khí hậu

Đối tượng bị tác động
Nguồn nước

Mực nước
biển dâng

Chất lượng nước

Hệ sinh thái thủy sản

Nguồn nước
Gia tăng cường độ
và tần suất các hiện

tượng thời tiết cực
đoan
Chất lượng nước

Tác động, rủi ro
Tăng nguy cơ ngập lụt và xói lở
đất; thay đổi chế độ dòng chảy
trong sông và nước ngầm; thay
đổi dịa mạo vùng cửa sông
Tăng xâm nhập mặn trên sông
và các nguồn nước ngầm
Mức độ ô nhiễm nguồn nước
tăng do ngập lụt trên diện rộng
và kéo dài
Nhiễm mặn có nguy cơ làm phá
hủy hệ sinh thái thủy sản nước
ngọt
Hạn hán gia tăng tại một số
vùng, trong khi một số nơi khác
bị ngập lụt
Thay đổi bất thường dòng chảy
trên các sông
Mực nước tại các ao hồ, sông
thấp do hạn hán dẫn đến tăng
nồng độ ô nhiễm
Xâm nhập mặn gia tăng do hạn
hán gia tăng

Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi


Phương pháp đánh giá
Mô hình dự báo biến đổi dòng chảy mặt và nước
ngầm.
Mô hình dự báo bùn cát và phân tích địa mạo
Phương pháp lập bản đồ ngập lụt
Mô hình dự báo nhiễm mặn,
- Mô hình biến đổi chất lượng nước sông
Các mô hình thống kê y tế cộng đồng.
Phương pháp lập bản đồ ngập lụt.
Các phương pháp quan trắc, đánh giá ô nhiễm nguồn
nước
Phương pháp thực nghiệm.
Phương pháp lập bản đồ tổn thương
Phương pháp chồng lấp bản đồ.
Phương pháp lập bản dồ tổn thương
Mô hình dự báo biến đổi dòng chảy

Các mô hình dự báo chất lượng nước và xâm nhập mặn

Trang 99


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGÀNH NÔNG
NGHIỆP
3.3.1. Các yếu tố cơ bản tác động, ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp theo kịch bản
biến đổi khí hậu
Các yếu tố cơ bản xuất phát từ kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng có thể gây ảnh

hưởng tác động đến ngành nông nghiệp đã được phân tích xây dựng và mô phỏng dựa
trên các kịch bản, mô hình toán để tính toán ngay từ chương 2.
Để tiện theo dõi và làm cơ sở để đánh giá chúng tôi có thể thống kê tóm tắt các yếu tố cơ
bản này với nội dung như sau:
3.3.1.1. Chế độ nhiệt
Với các kịch bản biến đổi khí hậu, nhiệt độ trên địa bàn tỉnh hàng năm nói chung là tăng
lên (so với thời kỳ nền 1990) từ 0,3 đến 0,380C vào năm 2020, từ 0,4-0,580C vào năm
2030, 0,5-0,840C vào năm 2040 và từ 0,6-1,180C vào năm 2050 tùy theo mỗi kịch bản.
Xu hướng phân bố giảm dần từ Đông-Bắc xuống Tây-Nam và tương ứng theo các kịch
bản đến năm 2050 như sau:

Hình 3.1 Phân bố nhiệt độ trung bình năm 2050
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 100


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

Bảng 3.6 Chế độ tăng nhiệt độ theo kich bản biến đổi khí hậu (0C)
Kịch bản
Năm
12-02
03-05
06-08
09-11

2020
0,33

0,35
0,33
0,3

B1
2030 2040
0,44 0,55
0,47 0,58
0,43 0,54
0,4
0,5

2050 2020
0,66 0,35
0,7 0,37
0,65 0,34
0,6 0,32

B2
2030 2040
0,49 0,67
0,525 0,71
0,48 0,66
0,445 0,61

2050
0,885
0,94
0,87
0,805


2020
0,36
0,38
0,35
0,33

A1F1
2030 2040
0,54 0,79
0,58 0,84
0,53 0,78
0,49 0,72

2050
1,11
1,18
1,09
1,01

3.3.1.2. Chế độ mưa
Sự thay đổi lượng mưa theo thời gian tính theo % so với thời kỳ nền (năm 1990) cho thấy
về mùa mưa tăng từ 1,15 – 9,33%, về mùa khô giảm đi từ 1,65 – 12,48% tùy theo mỗi
kịch bản. Với sự thay đổi này sẽ gây nhiều bất lợi cả trực tiếp và gián tiếp cho tất cả các
lĩnh vực của ngành nông nghiệp: khô hạn, úng ngập, xói mòn và nhiều diễn biến phức tạp
khác.

Hình 3.2 Phân bố lượng mưa trung bình năm 2050
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi


Trang 101


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

Bảng 3.7 Thay đổi lượng mưa theo kịch bản biến đổi khí hậu (%)
Kịch
bản

B1

B2

A1F1

Năm
Tháng
12-02
03-05
06-08
09-11
12-02
03-05
06-08
09-11
12-02
03-05
06-08
09-11


2020
(%)
-3,76
-1,65
2,81
1,15
-3,89
-1,71
2,91
1,19
-4,02
-1,77
3,01
1,23

2030
(%)
-5,08
-2,23
3,8
1,55
-5,59
-2,46
4,18
1,71
-6,09
-2,68
4,55
1,86


2040
(%)
-6,38
-2,8
4,77
1,95
-7,63
-3,35
5,71
2,34
-8,88
-3,9
6,64
2,72

2050
(%)
-7,8
-3,43
5,83
2,39
-10,14
-4,46
7,58
3,11
-12,48
-5,48
9,33
3,82


2060
(%)
-9,21
-4,05
6,89
2,82
-12,84
-5,65
9,61
3,93
-16,47
-7,24
12,32
5,04

2070
(%)
-10,45
-4,59
7,81
3,2
-15,39
-6,76
11,51
4,71
-20,32
-8,93
15,2
6,22


3.3.1.3. Úng ngập
Đối với khu vực tỉnh Đồng Nai, mực nước biển dâng trung bình đến năm 2050 từ
10,24cm đến 25,63cm tùy theo từng năm và theo kịch bản thấp hay cao.
Bảng 3.8 Mực nước dâng trung bình theo kịch bản biến đổi khí hậu (cm)
Kịch bản
Thấp – B1
Trung bình – B2
Cao – A1F1

2020
10,24
10,25
10,89

2030
14,11
14,16
15,37

2050
22,2
22,63
25,63

2070
30,49
31,82
37,62


2100
42,53
46,64
58,93

Đây chưa phải kết quả cuối cùng để đánh giá tác động đến ngành nông nghiệp mà mới
chỉ là cơ sở (điều kiện biên) để đánh giá mức độ úng ngập bởi lẽ còn phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố như thời gian, địa điểm, mưa lũ và chế độ vận hành các công trình ở thượng
nguồn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến mức độ úng ngập.
Để đánh giá, chúng tôi phân tích bài toán bằng phần mềm MIKE11 như đã giới thiệu ở
chương 2 với các giả thiết như mưa, mực nước biển dâng như kịch bản biến đổi khí hậu,
các công trình điều tiết ở thượng nguồn hoạt động tương ứng với điều kiện cực đoan của
biến đổi khí hậu, thời điểm tính toán là đỉnh triều tháng 10. Sau khi tính toán và dùng
phương pháp chập bản đồ để đánh giá mức độ ngập lụt như sau:
Bảng 3.9 Tình trạng úng ngập ở Đồng Nai theo kịch bản biến đổi khí hậu
Năm
2020
2030
2050
2070
2100

Kịch bản B1
Diện tích
Tỷ lệ %
(km2)
so với cả tỉnh
92,85
1,57%
96,27

1,63%
97,75
1,65%
98,28
1,66%
98,55
1,67%

Kịch bản B2
Diện tích
Tỷ lệ %
(km2)
so với cả tỉnh
93,72
1,59%
96,29
1,63%
97,76
1,65%
98,34
1,66%
99,05
1,68%

Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Kịch bản A1F1
Diện tích
Tỷ lệ %
(km2)

so với cả tỉnh
93,73
1,59%
96,36
1,63%
97,84
1,66%
100,34
1,70%
100,45
1,70%
Trang 102


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

Hình 3.3 Mô phỏng tình trạng ngập lụt do nước biển dâng năm 2050
3.3.1.4. Hạn hán
Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm độ ẩm
trong không khí và hàm lượng nước trong đất, suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ
thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng
xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thoái, cháy rừng... Nếu không
có giải pháp để khắc phục giảm nhẹ thì sẽ có nguy cơ hoang hóa cao.
Trong nông nghiệp cần hiểu rộng hơn là sự tác động qua lại giữa nước tự nhiên với nhu
cầu sử dụng nước của con người. Hạn hán có tác động mạnh mẽ đến môi trường,
kinh tế, chính trị xã hội và sức khoẻ cộng đồng. Hạn hán là nguyên nhân dẫn đến đói
nghèo, bệnh tật thậm chí là chiến tranh do xung đột nguồn nước.
Hạn hán tác động đến môi trường như hủy hoại các loài thực vật, các loài động vật, quần
cư hoang dã, làm giảm chất lượng không khí, nước, làm cháy rừng, xói lở đất. Các

Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 103


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

tác động này có thể kéo dài và không khôi phục được. Ngoài ra hạn hán làm giảm năng
suất cây trồng, giảm diện tích gieo trồng, giảm sản lượng cây trồng, chủ yếu là
sản lượng cây lương thực. Tăng chi phí sản xuất nông nghiệp, giảm thu nhập của lao
động nông nghiệp...
Khác với các loại hình thiên tai khác, hạn phát triển chậm và thường chỉ được phát
hiện khi con người đã ít nhiều bị ảnh hưởng bởi hạn. Cho đến nay người ta chưa
tìm được mô hình hoặc một công nghệ dự báo hạn có độ chính xác mong muốn
mà mới chỉ phác họa được một vài căn cứ khoa học quan trọng giúp ích cho việc cảnh
báo hạn.
Trên thực tế, hạn hán trên địa bàn tỉnh Đồng Nai không tuân theo một quy luật nào rõ
ràng. Hạn cũng có thể xảy ra ngay trong mùa mưa. Tuy nhiên, cũng có thể thấy
rằng hạn hán thường xảy ra trong mùa khô khi mà mưa không xảy ra trong một
thời gian dài. Ngày nay, theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì hiện tượng biến
đổi khí hậu đã và đang xảy ra gây ra những tác động đối với các hoạt động phát
triển kinh tế xã hội. Những dự báo của biến đổi khí hậu cho thấy các hiện tượng
cực đoạn thời tiết có xu hướng tăng hơn thì hạn xảy ra nghiêm trọng hơn. Chính
những điều này cho thấy việc chuẩn bị chiến lược phòng chống hạn hán là việc làm rất
cần thiết.
Trong khuôn khổ của đề án này, chúng tôi tạm phân chia ra làm 3 loại hạn để dự báo một
cách định tính các tác động đến ngành nông nghiệp của tỉnh gồm: (1) Hạn khí tượng do
biến đổi khí hậu làm cho các yếu tố khí tượng như độ ẩm, mưa, nhiệt độ mang chiều
hướng cực đoan gây ra hạn; (2) Hạn nông nghiệp thể hiện sự mất cân bằng giữa khả năng

đáp ứng của tự nhiên so với nhu cầu sử dụng nước cho ngành nông nghiệp và (3) Hạn
thuỷ văn do suy giảm các yếu tố thủy văn dòng chảy thủy văn gây ra hạn.
Qua phân tích đánh giá tổng hợp từ các nguyên nhân như trên (3 loại hạn) và tính toán
cân bằng nước cho ngành nông nghiệp thấy:
+ Hạn hán xảy ra chủ yếu vào vụ Đông Xuân, đây là vụ canh tác có lượng mưa (mùa
khô) không đáng kể. Trong điều kiện biến đổi khí hậu, các yếu tố khí tượng và thủy văn
diễn biến theo chiều hướng tiêu cực làm cho nguy cơ xảy ra hạn ngày càng khốc liệt hơn.
+ Qua phân tích từ các số liệu thống kê hàng năm về tình trạng hạn hán cho thấy các
nguyên nhân cơ bản gây ra hạn ở Đồng Nai gồm có lượng mưa năm giảm (đạt 85-90%
lượng mưa trung bình nhiều năm), lượng mưa mùa khô hoặc lượng mưa mùa mưa giảm,
mực nước sông giảm, thiếu nước tưới, nhiệt độ tăng và mùa mưa muộn 20-25 ngày.
+ Theo kết quả số liệu về tình hình hạn hán 16 năm (1998 - 2013) thì có 7 năm xảy ra hạn
hán, ước tính thiệt hại từ hạn hán hàng năm hàng trăm tỷ đồng, xảy ra trên diện tích hàng
nghìn héc ta.
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 104


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

Ghi chú:

 Vị trí hạn, thiếu nước
Hình 3.4 Các vùng hạn, thiếu nước sản xuất nông nghiệp ở Đồng Nai
+ Ngoài các đặc điểm trên, hạn còn có nguyên nhân chủ quan như: Sử dụng nước không
hợp lý, tự phát thay đổi cơ cấu cây trồng, dịch chuyển mùa vụ, nhân dân gieo trồngvụ
Đông Xuân vượt quá khả năng nguồn nước phục vụ của công trình thủylợi, dẫn đến
hạn hán hoặc quản lý, điều tiết, phân phối nước trong khu tưới ở các công trình thủy lợi

không hợp lý, một số nơi xảy ra hạn cục bộ ...
Bảng 3.10 Diện tích đất nông nghiệp có nguy cơ hạn
Huyện thị
Huyện Tân Phú
Định Quán
Thống Nhất
Trảng Bom
TX. Long Khánh
Xuân Lộc
Cẩm Mỹ
Long Thành
Nhơn Trạch
Vĩnh Cửu
Tp. Biên Hòa

Tổng

Hiện trạng đất nông nghiệp (ha)
Hàng
Lâu
Cây ăn
Tổng
năm
năm
trái

Nguy cơ hạn hán (ha)
Hàng
Lâu
Cây ăn

Tổng
năm
năm
trái

37.538
51.921
24.284
30.400
18.668
49.556
53.765
27.585
11.457
19.502
2.596
327.272

188
260
121
152
93
248
269
138
57
98
13
1.636


24.151
25.816
7.983
15.883
4.561
24.306
22.239
10.375
10.095
14.202
1.872
161.483

7.923
18.540
8.681
10.958
7.753
19.580
26.840
15.617
420
2.335
337
118.984

5.464
7.565
7.620

3.559
6.355
5.670
4.686
1.593
942
2.965
387
46.806

121
129
40
79
23
122
111
52
50
71
9
807

40
93
43
55
39
98
134

78
2
12
2
595

27
38
38
18
32
28
23
8
5
15
2
234

Nguồn: Sở NN&PTNT-(Điều tra các đợt hạn hán)

3.3.1.5. Xâm nhập mặn
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 105


×