Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN NGỮ VĂN 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.89 KB, 4 trang )

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Bảo vệ môi trường thiên nhiên (bầu không khí, nguồn nước, cây xanh...) chính là
bảo vệ nguồn sống của chúng ta. Em hãy chứng minh. Yêu cầu:

- Biết làm bài văn nghị luận, bố cục rõ ràng, mạch lạc, kết cấu hợp lý;
- Văn phong trong sáng. không dùng từ sai, câu đúng ngữ pháp...
Biểu điểm:
a. Đặt vấn đề: (1.0 đ)
Giới thiệu về môi trường thiên nhiên (nguồn sống ) và sự cần thiết phải bảo
vệ nó.
b. Giải quyết vấn đề: (4.0 đ)

- Bảo vệ bầu không khí trong lành trước tác hại của khói, bụi, khí thải... (làm
thủng tầng ô-zôn)

- Bảo vệ nguồn nước sạch trước sự tác hại của rác sinh hoạt, chất thải công
nghiệp... (làm bẩn nguồn nước)

- Bảo vệ cây xanh trước sự tàn phá của con người, thiên tai... (làm thay đổi hệ
sinh thái: chim thú bị huỷ diệt, sông ngòi sẽ khô cạn, trái đất sẽ nóng lên, lụt
lội, hạn hán...)
c. Kết thúc vấn đề: (1.0 đ)
Mỗi chúng ta phải có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường thiên nhiên
chính là bảo vệ nguồn sống của chúng ta...
ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Câu 1: (2 điểm)
Viết đoạn văn có độ dài từ 20 đến 25 dòng trình bày ý kiến của em về câu
hỏi sau:


Có thật cần đến đoạn kết truyện như của tác giả An-đéc-xen (đoạn trích “Cô


bé bán diêm”) không? Nếu kết thúc ở câu “Họ đã về chầu thượng đế” thì có làm
giảm cái hay của truyện không? Vì sao?
Câu 4: (4 điểm)
Cảm nhận về nhân vật tên cai lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích
“Tắt đèn” của Ngô Tất Tố (Ngữ văn 8, tập một- NXBGD-2011).
HƯỚNG DẪN CHẤM GIAO LƯU HSG LỚP 8
Câu 1: (2 điểm)
1.Yêu cầu về kĩ năng:
Hiểu đề bài, trình bày bằng một đoạn văn chặt chẽ rõ ràng, lập luận chắc chắn,
có sức thuyết phục. Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
2.Yêu cầu về nội dung:
Học sinh có thể trình bày bằng những trình tự khác nhau, nhưng phải thể hiện
được sự suy ngẫm cơ bản sau đây:
-Với tấm lòng nhân ái của nhà văn, thì đoạn kết truyện được coi là rất cần thiết.
Nếu kết thúc ở câu “Họ đã về chầu thượng đế” thì ý nghĩa của truyện sẽ bị giảm đi
(0,25 điểm)
- Người đọc không thấy được sự đối lập giữa một bên là hình ảnh cô bé bán
diêm ngây thơ, hồn nhiên đẹp đẽ như tiên đồng ngọc nữ với một bên gió lạnh của
ngày đầu năm. Và người đọc cũng không thấy được sự đối lập giữa một bên là thái
độ lạnh lùng thờ ơ của mọi người khi chứng kiến cảnh thương tâm này (cô bé rất
cô đơn: mồ côi bố nghiệt ngã, vô tình) (0,5 điểm)
- Đoạn kết của truyện đã phơi bày cả một xã hội vô tình, lạnh lùng trước cái
chết của một đứa trẻ nghèo mô côi (0,25 điểm)
-Đoạn kết truyện còn cho thấy cái nhìn đầy cảm thông cùng tấm lòng nhân hậu
và lãng mạn của tác giả viết lại câu chuyện thương tâm này khiến người đọc bớt đi


cảm giác bi thương để đưa tiễn cô bé lên trời với niềm vui, hy vọng chợt bùng, lóe
sáng sau những lần đánh diêm (0,5 điểm)
- Cái hay của đoạn kết: người đọc chứng kiến cả xã hội Đan Mạch đương thời

tàn nhẫn thiếu tính thương từ đó lên án, cho thấy tấm lòng nhân ái của nhà văn (0,5
điểm
Câu 4 (4 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố
cục chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, dẫn chứng chọn lọc, không mắc các lỗi chính tả
dùng từ đặt câu. Biết vận dụng các thao tác nghị luận.
2. Yêu cầu về nội dung:
Học sinh có thể sắp xếp theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản đáp ứng
được các ý sau:
-Ở làng Đông Xá, cai lệ được coi là tên tay sai đắc lực của quan phủ, giúp
bọn lý dịch tróc nã những người chưa nộp đủ tiền sưu. Cai lệ như một hung thần
tha hồ trói, tha hồ bắt bớ, tha hồ tác oai tác quái, làm mưa làm bão trong mùa sưu
thuế đối với những người dân cùng (0,5 điểm)
-Cai lệ là tên tay sai chuyên nghiệp mạt hạng của quan huyện, quan phủ,
nhưng về đến làng Đông Xá nhờ bóng chủ, hắn tha hồ đánh trói, hung dữ, độc ác,
tàn nhẫn, táng tận lương tâm, chỉ như một cái máy làm theo lệnh quan thầy. Đánh,
trói, bắt người là nghề của hắn (0,5 điểm)
- Ngôn ngữ cửa miệng của cai lệ là quát, thét, chửi, mắng, hầm hè. Cử chỉ,
hành động thô bạo vũ phu: ví dụ như “Sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, giật
phắt cái thừng sầm sập chạy tới, bịch mấy bịch, tát đánh bốp, sấn đến, nhảy vào…”
(0,5 điểm)
- Cai lệ bỏ ngoài tai những lời van xin thảm thiết, tiếng kêu khóc của trẻ,
chẳng làm hắn mảy may động lòng. Tình cảnh lê bê lệt bệt đến ngất xỉu của anh


Dậu, hắn cũng chẳng coi vào đâu. Hắn như một công cụ bằng sắt vô tri vô giác, chỉ
có một mục đích duy nhất phải thực hiện bằng được là trói bắt anh Dậu ra đình
theo lệnh của quan. (0,5 điểm)
- Thế nhưng hắn không thể ngờ lại bị thảm bại nhanh chóng và bấ

ngờ đến thế trước người đàn bà lực điền. Chỉ biết cai lệ chỏng quèo trên mặt đất,
miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Đây là chi tiết được chuẩn
bị từ đoạn trước: Tiếng thét khàn khàn của người hút sái cũ. Cũng là chi tiết gây
nhiều khoái cảm cho người đọc, hả hê sau bao đau thương tê tái của chị Dậu. Tiếng
thét của cai lệ còn chứng tỏ một điều cà cuống chết đến đít vẫn còn cay của tên đại
diện cho chính quyền thực dân phong kiến mạt hạng chỉ quen bắt nạt, đe dọa, áp
bức những người nhút nhát, cam chịu, còn thực lực thì rất yếu ớt, hèn kém và đáng
cười. (1 điểm)
- Có thể nói, tuy chỉ xuất hiện trong một vài đoạn văn ngắn, nhưng hình ảnh
tên cai lệ cùng với tên người nhà lý trưởng đã hiện lên rất sinh động, sắc nét, đậm
chất hài dưới ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố (0,5 điểm)



×