Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Hình ảnh người nông dân trong xã hội cũ qua tác phẩm tắt đèn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.64 KB, 2 trang )

Hình ảnh người nông dân trong xã hội cũ qua tác phẩm tắt đèn_ngô tất tố và
lão hạc_nam cao.
Có 2 ý chính cần phải làm rõ ở đây
1. Người nông dân trong xã hội cũ vô cùng khổ cực, nghèo đói, bị dồn ép tới
đường cùng. Số phận của họ là số phận của 1 dân tộc bị áp bức, chịu cảnh nô lệ, bị
những kẻ có quyền bóc lột
- Chị Dậu: Bị bắt nộp sưu cho cậu em đã chết, đến mức phải bán con, bán chó,
chồng thì bị bắt đi thừa sống thiếu chết.
- Lão Hạc: 1 trận ốm làm ông ko làm được việc j, rồi vì nghèo mà con trai ông
không lấy được vợ phải bỏ đi đồn điền cao su. Ông ở nhà cũng vi nghèo nhưng ko
muốn tiêu phạm vào số tiền để dành mà phải bán cậu Vàng, tự tử.
2. Tuy nghèo khổ nhưng những người nông dân đó lại có bao phẩm chất cao đẹp,
trong sáng, đáng trân trọng vô cùng.
- Chị Dậu: Yêu chồng, dũng cảm, táo bạo, dám bảo vệ chính nghĩa, sẵn sàng đấu
lại với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ tính mạng cho chồng.
- Lão Hạc: Khóc thương cho cậu Vàng - một con vật vô tri. Coi cậu Vàng như 1
người bạn tâm tình, trân trọng nó, đối xử với nó như đối với chính con trai mình.
Thà chịu đói, chịu khổ chứ nhất định không bao giờ làm những việc xấu xa, trộm
chó nhà người khác như thằng... (mình quên tên rồi >.<) Thà chết chứ không thể
tiêu phạm vào số tiền và mảnh vườn để dành cho con trai. Khi chết cũng không
bao giờ chịu làm phiền đến hàng xóm láng giềng.
Qua 2 hình ảnh này, NTT và NC đã lên án gay gắt mạnh mẽ xã hội phong kiến
thực dân, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam những năm 30-


45 của thế kỉ 20.
( Phần này có thể viết riêng thành 1 đoạn cuối thân bài hoặc cho vào kết bài cũng
được.)




×