Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

MỘT GÓC NHÌN VỀ BÀI THƠ “NHỚ RỪNG” của Thế Lữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.8 KB, 8 trang )

MỘT GÓC NHÌN VỀ BÀI THƠ “NHỚ RỪNG” của Thế Lữ
Mở đầu bài thơ “Nhớ rừng”, tác giả viết lời đề dẫn “Lời con hổ ở vườn bách
thú” để tránh đi sự suy diễn, hiểu lầm, mà ngày nay chúng ta quen gọi là “chụp
mũ”.
Hình tượng con hổ cho dù đó là sự hóa thân của thi sĩ, nó vẫn là một chủ thể
trữ tình, nhất quán và toàn vẹn.
Phần nổi của bài thơ có ý nghĩa gợi liên tưởng đến ý thức giải phóng cái tôi
cá nhân; có cả tâm trạng nhớ tiếc, u hoài của một dân tộc đang bị xiềng xích, khát
khao tự do; phủ nhận thực tại hướng về quá khứ oanh liệt.
Bi kịch của con hổ được nhìn nhận ở góc độ:
- Hoàn cảnh đổi thay nhưng con hổ không đổi thay. Bởi nó không chịu hạ
mình, không chấp nhận hoàn cảnh.
- Con hổ ý thức mình là “chúa” nên nó không chấp nhận hoàn cảnh thay đổi
mà thay đổi theo hoàn cảnh.
Cả hai góc độ ấy tạo nên niềm u uất chạy suốt bài thơ, đi vào từng câu
thơ để từ đó tạo nên sự xung đột, giằng xé dữ dội.
Trong cái xung đột ngột ngạt ấy có nỗi đau của kẻ bất đắc chí về những
tháng ngày: “Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa”. Thế mà giờ đây con
hổ đang trải qua những tháng ngày ngao ngán:
“Nay sa cơ chịu nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi. “
Con hổ phải chấp nhận một nghịch lí không thể nào chấp nhận được là nó
phải chung sống với những thứ giả tạo, tầm thường. Xem ra có vẻ như hiện thực
đầy đủ cả mọi thứ để làm vui lòng “kẻ nô lệ”, làm cho họ quên đi thân phận


tôi đòi nhưng thật ra đó là những thứ sắp đặt vô hồn đầy vẻ “mị dân” nhằm
thủ tiêu sức mạnh và ý chí của hổ, biến con hổ thành vật trang trí cho cuộc
sống màu mè của con người :
“Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng


Len dưới nách những mô gò thấp kém … ”
Và chua chát hơn nữa là nó bị “tầm thường hóa” khi chung sống với những
kẻ “dở hơi”, yên phận, cơ hội làm tôi mọi cho kẻ mạnh mà tàn ác. Giữa con hổ với
những con thú khác giờ đây đã có sự thay bậc đổi ngôi. Từ vị thế của kẻ nhận thức
được giá trị của mình là “ chúa tể muôn loài”, lúc này con hổ đã thực sự đau buồn,
uất hận khi phải chấp nhận nghịch cảnh :
“Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.”
Nói theo ngôn ngữ hiện đại là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội thay
đổi đã tạo nên những xung đột nôi tâm của chủ thể trữ tình.
Nhưng có lẽ đối với những con vật khác, con hổ chỉ chán ngán “nằm dài,
trông ngày tháng dần qua”, trong tâm trạng chờ đợi một cách vô vọng. Còn“khối
căm hờn” thực sự có lẽ nó hướng về con người. Những kẻ dùng sức mạnh để cướp
đi quyền tự do của nó; gán ghép vào đời sống của nó một thứ “bình đẳng” giả hiệu.
Nhưng thật đáng trân trọng là dù môi trường, thân phận, quan hệ … tất cả
đã thay đổi , quyền lực, sức mạnh đã bị tước đoạt nhưng con hổ vẫn không cúi
mình.
Vì vậy, người đọc mới cảm nhận được cái không khí kìm nén nhưng sẵn
sàng bùng phát làm nên xung lực trong toàn bài thơ. Dù trong từng đoạn thơ có
nhiều sắc thái tâm trạng khác nhau: có lúc con hổ mang tâm trạng chán chường
trước hiện tại:
“Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt


Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua”
Lúc thì tâm trí của hổ mở theo dòng hồi tưởng về một thời quá khứ vàng son
oanh liệt:
“Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây gìà
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với khi hát khúc trường ca dữ dội

Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc
Trong hang tối mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi …”
Lúc thì uất hận, tiếc nuối quá khứ huy hoàng, rực rỡ, tưng bừng đến quặn
lòng mà thốt lên thành lời :
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới
Đâu những buổi bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca - giấc ngủ ta tưng bừng
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm riêng phần vùng bí mật
Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu! ”
Chính vì vậy, khi đọc toàn bài thơ người đọc không hề thấy cái bi lụy của
kẻ sa cơ mà cảm nhận được cái bi tráng của bậc anh hùng bất đắc chí vì thất
thế :
“Hỡi oai linh cảnh nước non hùng vĩ


Là nơi giống Hùm thiêng ta ngự trị
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa
Nơi ta không còn được thấy bao giờ !
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đang theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi. ”
Quá khứ và hiện tại, tự do và nô lệ, cái mất và cái còn, tầm thường và trác

việt, chán chường tẻ nhạt và rực rỡ huy hoàng … luôn đan xen nhau, hỗ trợ cho
nhau tạo nên những vẻ đẹp lấp lánh nhiều sắc màu, nhiều cung bậc tình cảm, nhiều
giọng điệu trong toàn bài thơ.
Tuy nhiên, tinh thần cơ bản của bài thơ là một hoài niệm.
Quá khứ chính là yếu tố tạo nên chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Mạch cảm
xúc thông thường trong tác phẩm thơ là từ hiện tại mà hướng đến tương lai, còn ở
đây tác giả lại để cho cảm xúc vận động theo chiều ngược lại : từ hiện tại mà quay
về quá khứ.
Quá khứ dầu sao cũng đã đóng lại, đồng thời chủ thể trữ tình cũng không
còn tương lai. Nói cách khác tương lai của nó đã bị đóng lại kể từ khi con người
tròng ách nô lệ vào cổ của hổ.
Nhưng điều đáng quí là dù là kẻ bị tước mất tự do, chịu bất lực, sống bế
tắc, vô vọng nhưng con hổ vẫn giữ được niềm tin, vẫn giữ được mình. Nó
không vì hoàn cảnh mà vong thân, cúi đầu.
Chuyện con hổ sống trong vườn bách thú với tâm trạng “nhớ rừng” mang
theo nhiều thông điệp đáng để cho chúng ta phải suy ngẫm !
“Nhớ rừng” của Thế Lữ là một bài thơ hay. Những ai có chí khí, có khát vọng thoát
ra khỏi cuộc sống chật hẹp, tù túng, quẩn quanh, gò bó, tầm thường đều thấy phấn
khích khi đọc hay khi nghe ngâm bài thơ “Nhớ rừng”. Bài thơ được tác giả đề tặng
nhà văn lớn Nhất Linh và có một chú thích rất rõ ràng, cụ thể: “Lời con hổ ở vườn


Bách thú”. Đúng vậy. Bài thơ là “lời con hổ” nhưng lại mang tâm trạng của con
người. Và, đó không chỉ là tâm trạng của một người, của riêng Thế Lữ mà còn là
tâm trạng của cả một tầng lớp, một thế hệ. Đáng tiếc thay, đó lại là tâm trạng gần
như

bất

lực




bế

tắc!

“Nhớ rừng” mở đầu bằng một nỗi căm hờn, một niềm bi phẫn cao độ:
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
Con hổ xót xa khi mình không còn là mình mà chỉ còn là “thứ đồ chơi” và phải
“chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự”.
Đúng. Chẳng có nỗi bất hạnh nào lớn hơn khi mình không còn là mình, khi ta
không còn là ta, khi đã đánh mất bản ngã, đánh mất cái tôi độc đáo để chỉ còn là
một

“cái

tôi”

giả

tạo,


nhợt

nhạt,

khốn

khổ.

Và, con hổ chỉ còn biết sống với quá khứ, sống với “thủa (thuở) tung hoành” ngày
xưa. Cũng may cho con hổ là hắn còn có một quá khứ hào hùng để mà thương nhớ.
Nhờ thế, con hổ may ra quên đi được, dù là trong chốc lát, cái hiện tại “nhục nhằn,
tù hãm”:
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,


Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.
Con hổ nhớ mãnh liệt nhất, nhớ quay quắt nhất, nhớ cụ thể nhất là “những đêm
vàng bên bờ suối”, “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”, “những bình
minh cây xanh nắng gội” và “những chiều lênh láng máu sau rừng”:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Nhưng, đấy cũng chỉ là quá khứ. Quá khứ dù hào hùng, tươi đẹp bao nhiêu cũng
không thể thay thế cho hiện tại. Cũng như con người, con hổ vẫn phải sống với cái
hiện tại của nó và con hổ đã không hề mơ hồ, không hề ảo tưởng khi cất lời than
vãn:
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?


Và, con hổ chỉ còn biết “ôm niềm uất hận ngàn thâu (thu)”, một niềm uất hận lớn,
niềm uất hận vĩnh cửu và chỉ còn biết ghét, ghét cay ghét đắng, sự trì trệ, sự tầm
thường, sự giả dối, sự học đòi, sự bắt chước, …
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, thâm u.
Cuối cùng, con hổ chỉ còn biết sống trong mộng, một “giấc mộng ngàn to lớn”, để
quên đi thực tại, để được tự do, dù chỉ là trong mộng.
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!

Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị,
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Như đã nói ở trên, tuy là “lời của con hổ ở vườn Bách thú” nhưng rõ ràng bài thơ
là tâm trạng của cả một tầng lớp, một thế hệ thanh niên Việt Nam cảm thấy bất lực
và bế tắc. Ta muốn thấy một con hổ biết phá cũi sổ lồng, một con hổ biết tung
người lên, bay qua các hàng rào để tự giải phóng cho mình hay tiêu cực hơn, tự


đập đầu vào tường, để tự sát, quyết không chịu sống cảnh “nhục nhằn tù hãm”
nhưng con hổ của chúng ta, con hổ của Thế Lữ, không được như thế. Con hổ của
chúng ta, con hổ của Thế Lữ, chỉ biết dừng lại ở chỗ : bất bình với hiện tại, xót xa
với cái hôm nay, nhớ tiếc quá khứ, mơ mộng đến những ngày tháng đã qua!
Nhưng, dù sao đi nữa, dù bất lực và bế tắc thì sự bất lực và bế tắc của một con hổ
vẫn kì vĩ hơn nhiều, hào hùng hơn nhiều so với sự bất lực và bế tắc của một con
sâu hay sự bất lực và bế tắc của một con dòi. Bởi một lẽ đơn giản là con hổ được
người ta tôn trọng: người ta gọi con hổ là ông Hổ, ông Hùm, ông Cọp, ông Ba
mươi. Ở Phan Rang (Ninh Thuận) có Cầu ông Cọp, ở Hội An (Quảng Nam) có
Miếu

ông

Cọp,

v.v…


Có lẽ, chính vì thế, bài thơ “Nhớ rừng” đã, đang và sẽ còn làm phấn khích nhiều
thế hệ người đọc.húng ta cảm ơn nhà thơ đã để lại cho đời một bài thơ độc đáo, bi
tráng.
Chúng ta tin rằng, nhà thơ của chúng ta, con hổ của Thế Lữ, đã về với khu rừng
vĩnh cửu của mình, đã chẳng còn phải sống cảnh “nhục nhằn tù hãm” nữa.



×