Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 8 CÓ LỜI GIẢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.12 KB, 4 trang )

§ÒTHI HäC SINH GiáI
Câu 1:( 2đ) Vận dụng các kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái
hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau:
Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro,em biết không?
(Vũ Quần Phương – Áo đỏ)
Câu 2:( 2đ) Vì sao bức tranh “ Chiếc lá cuối cùng ” của cụ Bơ- men trong truyện
ngắn cùng tên của O Hen- ri là kiệt tác nghệ thuật?
Câu 3( 6đ) Khi trở về, người con trai lão Hạc đã được nghe ông giáo kể về cuộc
sống của cha và những tâm nguyện của ông trước khi chết. Em hãy tưởng tượng
mình là con trai lão Hạc để kể lại tâm trạng khi trở về quê và bày tỏ tình cảm của
mình với người cha.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
Câu 1: (2đ)
Tác giả sử dụng 2 trường từ vựng:
+Trường từ vựng về màu sắc : đỏ - hồng – ánh

}

+Trường từ vựng chỉ về lửa : lửa cháy to.

}(0,5đ)

Các từ trong hai trường từ vựng có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên vẻ đẹp của
đoạn thơ. Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai ( nhiều người khác)
ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan tỏa tronh người anh, làm anh say đắm, ngất ngây, và lan
tỏa cả không gian, làm không gian cũng biến sắc (cây xanh cũng ánh hồng). (1đ)



Xây dựng hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc .Nó miêu tả một tình yêu
mãnh liệt, cháy bỏng,đắm say…( ngoài ra bài thơ còn sử dụng một số phép đối.
(0,5đ)
Câu 2: (2đ)
- Kiệt tác nghệ thuật là một sản phẩm nghệ thuật (ở đây là lĩnh vực hội họa) có giá
trị tư tưởng và nghệ thuật cao, đem lại niềm vui, khoái cảm thẩm mỹ cho người
xem, người đọc, người nghe.“Chiếc lá cuối cùng” hội tụ đủ các tiêu chí khái quát
đó nên bức tranh này của cụ Bơ- men xứng đáng là một kiệt tác. (0,5đ)
- Vì: + bức tranh rất đẹp, rất giống với con mắt chuyên môn của hai họa sĩ trẻ
(Giôn- xi và Xiu) cũng không nhận ra. Nó có giá trị nhân sinh cao. Tác phẩm chứa
đựng sự sống, toát ra sự lay động tâm hồn, tình cảm của người xem và thức tỉnh
họ… Góp phần cứu sống một người ( Giôn- xi) hoàn thành trong điều kiện sáng
tác khó khăn (mưa tuyết, ánh sáng yếu,đứng trên thang cao…) (0,5đ)
+ Cứu được một người nhưng cướp đi một người –người đã sinh ra nó. Cụ Bơ men đã hiến dâng sự sống của mình để giành được sự sống,tuổi trẻ cho Giôn –xi.
Nó không chỉ vẽ bằng bút lông,màu sắc mà còn bằng cả tình yêu thương, đức hi
sinh thầm lặng cao quí của cụ Bơ-men. Nó cho thấy một qui luật nghiệt ngã của
nghệ thuật. Kiệt tác là hiếm hoi, ngoài ý muốn, có giá trị nhân sinh và nhệ thuật
cao. Nên kiệt tác hướng tới phục vụ cuộc sống con người… ( 1 đ)
Câu 3 ( 6 đ)

• Yêu cầu: - Đúng thể loại tự sự tưởng ,có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Có bố cục 3 phần chặt chẽ.
- Xác lập các tình tiết câu chuyện,các doạn thoại hợp lí ( giữa con trai lão
Hạc và ông giáo).


- Chuyện kể hấp dẫn có những tình tiết bất ngờ nhưng có lý làm cho
người đọc tin…

• Nội dung cần đạt : ( một số gợi ý)

• Mở truyện: - Ngày trở về sau thời gian bao lâu ở dồn điền?
-Cảm xúc trên đường về ( không biết bố thế nào,mong muốn mau về làng..)
-Mãi suy nghĩ ,ngỡ ngàng khi bước về làng cũ, cảm xúc ban đầu như thế nào?
( 1đ)
* Phát triển truyện: - Hồi ức những kỷ niệm về những ngày tháng ở nhà: cảnh
sống kham khổ với rau chuối ..vẫn ấm áp hương vị quê hương…( 0,5đ)
-Ngôi nhà hiện ra với những gì quen thuộc, bờ rào, mái nhà tranh ,cây rơm…
- Tình huống bất ngờ: cỏ vườn quá tốt; căn nhà heo vắng; không thấy bóng dáng
của thầy? Cậu vàng đâu không chạy ra đón? Ngạc nhiên như thế nào trước cảnh
tượng đó? Tâm trạng bồn chồn lo lắng ra sao?
- Đẩy cửa bước vào… nhà cột chặt cửa…gọi mãi không ai mở cửa…(1,5 đ)
- Chạy sang nhà ông giáo( bạn thân của thầy ngày trước) bao lo lắng suy nghĩ;bao
câu hỏi đặt ra trong đầu… (0,5 đ)
- Hốt hoảng gọi …. Chạy thẳng vào nhà gặp ông giáo… hỏi han ( phần này là
trọng tâm cần xây dựng được cuộc đối thoại giữa hai người, qua lời ông giáo kể và
sự hỏi han của con trai lão Hạc) để làm rõ cuộc sống và tâm nguyện của lão Hạc
trước khi chết. Tình cảm lão dành cho con như thế nào?
Sự trông mong ,chờ đợi và hy vọng của lão đối với con như thế nào..
- Ông giáo trao lại cho con trai lão Hạc những gì mà lão gửi lại…( 2,0 đ)
* Kết truyện:- Cảm xúc của con trai lão Hạc bộc lộ :xót xa, đau đớn, thẫn thờ Trở
về nhà…
-Thắp lên bàn thờ cha nén hương… nhìn ra mãnh vườn … Nước mắt nhạt nhòa…
bóng hình cha hiện về mờ ảo… chạy ra vườn trong bóng hoàng hôn.( 1 đ)




×