Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9- THCS Mỹ Châu 2010-2011.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.1 KB, 5 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC PHÙ MỸ
TRƯỜNG THCS MỸ CHÂU

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học 2010– 2011
Môn thi: Ngữ Văn 9
Thời gian:150 phút (không tính thời gian phát đề)
Đề đề xuất
Câu 1 (6,0 điểm):
Trên cơ sở giải thích nghĩa của từ “nhóm” trong đoạn thơ:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
(Bếp lửa)
Em hãy trình bày một cách ngắn gọn về thành công của Bằng Việt trong việc sử dụng từ nhiều
nghĩa.
Câu 2 (4,o điểm):
Viết một đoạn văn chỉ rõ vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong việc làm nên cái hay của
đoạn thơ sau:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
( Quê hương – Tế Hanh)
Câu 3 (10,0 điểm):
Vẻ đẹp của người nông dân qua hai tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Lão Hạc” của Nam


Cao.
hết
TRƯỜNG THCS MỸ CHÂU
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN 9(2010 -2011)

I. YÊU CẦU CHUNG:
- Vận dụng hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải
biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài việc kiểm tra kiến thức cơ bản, người chấm
cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi ( kiến thức
vững chắc, có năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kỹ năng làm bài tốt, diễn đạt có cảm xúc, có
giọng điệu riêng ); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách.
- Cần đánh giá bài làm của học sinh cả hai phương diện : kiến thức và kỹ năng.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, trong khi
chấm có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức
thuyết phục ,người chấm căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác,
khoa học, khách quan.
- Điểm toàn bài là 20,0 điểm ,chi tiết đến 0,5.
B. Yêu cầu cụ thể
Câu Ý Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng Điểm
1(6,0
điểm)
Giải
thích
nghĩa
(2,0
điểm)
Chỉ
ra sự

thành
công
(4,0
điểm)
- Từ “nhóm” trong “nhóm bếp lửa” và “nhóm nồi xôi” có nghĩa là làm
cho lửa bắt vào, bén vào chất đốt để cháy lên.
- Từ “nhóm” trong “nhóm niềm yêu thương” và “nhóm tâm tình” có
nghĩa là bắt đầu gợi lên trong tâm hồn tình yêu thương nồng đượm.
Việc sử dụng từ nhiều nghĩa của tác giả đã góp phần:
- Làm cho “bếp lửa” không chỉ dừng lại mang ý nghĩa của một hình
ảnh thực mà trở thành một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng => “bếp
lửa” vừa cụ thể, vừa khái quát trừu tượng.
- Làm cho việc làm của người bà trở nên có ý nghĩa lớn lao hơn: bà là
người nhóm lửa, là người khơi dậy tình cảm yêu thương, khơi dậy ước
mơ, khát vọng, tâm tình => nâng ý nghĩa của hình ảnh người bà.
- Khắc họa đậm nét tình cảm của người cháu đối với bà
Nếu học sinh viết chung chung về đoạn thơ mà không có ý thức đánh
giá về giá trị của việc sử dụng từ nhiều nghĩa.
1,0
1,0
1,5
1,5
1,0
2 (4,0
điểm)
Học sinh viết được đoạn văn đảm bảo yêu cầu. Nội dung đoạn văn cần
chỉ ra được những biện pháp nghệ thuật đặc sắc góp phần làm nên cái
hay của đoạn thơ. Những nội dung cơ bản cần có:
* Chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật:
- Phép so sánh:

+ Hình ảnh “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” => gợi sức
sống mạnh mẽ, vẻ đẹp khỏe khoắn của con thuyền ra khơi – cũng chính
là sức sống, vẻ đẹp của người dân chài lưới
+ Hình ảnh “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” => Từ một
sự vật bình thường, gần gũi cánh buồm trở thành biểu tượng thiêng
liêng của làng quê > Hình ảnh cánh buồm vừa mang vẻ đẹp lãng mạn,
bay bổng vừa trở nên có ý nghĩa lớn lao
- Phép nhân hóa:
“Cánh buồm Rướn thân trắng ” => Hình ảnh thơ trở nên sống
động, có hồn  Nhà thơ đã cảm nhận được cái hồn của sự vật
(Nếu thí sinh không chỉ cụ thể hình ảnh so sánh và nhân hóa thì cho
không quá 1/2 số điểm của ý này).
* Việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật đã:
- Góp phần làm hiện rõ khung cảnh ra khơi của người dân chài lưới.
Đó là một bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống.
- Thể hiện rõ sự cảm nhận tinh tế của Tế Hanh
- Góp phần thể hiện rõ tình yêu quê hương sâu nặng, da diết của nhà
thơ.
Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, linh hoạt; biết đặt đoạn
thơ trong mối quan hệ với chỉnh thể nghệ thuật của cả bài thơ để trình
bày.

1,5



1,0
1,5

Câu 3:

(10,0đi
ểm)
Giới
thiệu
vấn
đề.
1-Yêu cầu chung:
-Nội dung:HS trình bày được vẻ đẹp của người nông dân qua hai tác
phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Lão Hạc” của Nam Cao
-Hình thức: Bài viết có bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, sử dụng từ,
dấu câu chính xác, không mắc các lỗi về ngữ pháp, chính tả; trình bày
bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
2-Yêu cầu cụ thể:
a-Mở bài:
-Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam những năm
1930- 1945 và đời sống của người dân Việt Nam dưới chế độ thực dân
phong kiến
-Giới thiệu vẻ đẹp của người nông dân trong hai tác phẩm tiêu biểu
“Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Lão Hạc” của Nam Cao: thật thà, chất
1,0

0,5

0,5
Phân
tích
chứn
g
minh,
làm

sáng
tỏ
vấn
đề.
phác, cần cù , lương thiện, giàu tình yêu thương, đức hy sinh và lòng vị
tha dù gặp cảnh ngộ éo le vẫn giữ vững nhân phẩm cao đẹp của mình.
b-Thân bài: HS có thể lần lượt phân tích đề làm rõ được:
b1 -Vẻ đẹp của người nông dân trong “Tât đèn” của Ngô Tất
Tố”,chính là ở chỗ tcas giả đã xây dựng một hình tượng người phụ
nữ nông dân điển hình:
+ Chị Dậu một hình tượng người phụ nữ nông dân khỏe khoắn,đầy sức
sống hiện lên rạng rỡ trên cái nền đen ngòm của xã hội nông thôn Việt
Nam trước Cách mạng tháng Tám)
+Chị Dậu có đủ mọi đức tính truyền thống của người phụ nữ Việt
Nam: thương chồng ,thương con,cần cù, thông minh, đảm đang tháo
vát, giàu lòng vị tha và đức hy sinh.
+ Đặc biệt chị có ý thức rất cao về nhân phẩm và tiềm tàng một bản
chất ngoan cường.
.(HS biết lấy dẫn chứng từ đoạn trích “Tức nước vỡ bờ để làm dẫn
chứng
*Với nhân vật này, Ngô Tất Tố chẳng những cho thấy ông am hiểu
sâu sắc về nỗi khổ của người nông dân mà còn tỏ ra rất kính trọng
họ. đó là điều không thể thiếu ở những cây bút trong trào lưu hiện
thực.
B2 -Vẻ đẹp của người nông dân trong truyện ngắn “Lão Hạc” của
Nam Cao:
- Lão Hạc là chân dung của một tâm hồn lão nông dân Việt Nam
“đáng kính”,nói theo ngôn ngữ của nhân vật ông giáo trong
truyện. Phần đáng kính ấy là cõi lòng của một người nông dân
nghèo, một khối tâm sự nhức nhối bỡi sự vò xé, xô đẩy không

nguôi giữa một bên là cảnh dời túng quẫn, với một bên là cõi
lòng của một con người đôn hậu,trong sáng; một nhân cách cao
đẹp, giàu nhân hậu, lòng tự trọng, tình thương yêu và đức hy
sinh.(HS phải biết nêu ra dẫn chứng và phân tích để là sáng rõ
từng nét phẩm chất ở nhân vật Lão Hạc đã khái quát trên):
+ Lão nhân hậu ngay cả với con chó, lão coi “Cậu vàng” như “đứa
con cầu tự”của lão,vui buồn của “Cậu Vàng” cũng là vui buồn của
Lão
+Lão là một người tự trọng:
• Lão tìm mọi cách từ chối sự giúp đỡ của ông giáo, “từ chối gần
ngư là hách dịch”, khi lão nhận ra bà vợ ông giáo không ưa thích
gì lão
• Lão chuẩn bị tiền cho cái chết của lão để không làm phiền lụy
đến ai.
• Dù chết chứ lão quyết không “ăn vèn” dù một đồng xu ,tiền bòn
vườn, bán chó mà lão cho đó là tiền của con lão.
Lão thể hiện đúng vẻ đẹp truyền thống của người nông dân Việt
Nam : “Đói cho sạch rách cho thơm”
8,0
4,0
1,5
1,5
0,5
0,5
4,0
1,0
0,5
1,5
Khẳng
định

lại vấn
đề.
+Lão còn là người giàu lòng yêu thương con, đức hy sinh .
• Lão day dứt vì nghèo khổ, không cưới vợ được cho con nên đứa
trai lão phải bỏ làng ra đi, bán thân nơi đất khách quê người
*Vì yêu thương con mà lão sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình để
giữ trọn mảnh vườn,không bán đi một tất đất để đứa con trai lão sau
này trở về không còn phải khổ như lão nữa.
c- Kết bài: HS có thể khẳng định lại vấn đề:
-Mỗi nhà văn khai thác một khía cạnh hiện thực đời sống khác nhau,
với bút pháp nghệ thuật khác nhau…
- Cả hai tác phẩm,nhà văn đều có một cái nhìn đầy đủ về vẻ đẹp tâm
hồn của người nông dân ta. Và đó cũng chính là tinh thần nhân đạo
nhân văn chủ nghĩa sâu sắc của văn học trong trào lưu hiện thực trước
Cách mạng tháng Tám -1945.
//
GV ra đề
Đặng Văn Biểu

1,0
1,0



×