Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Tình hình mắc bệnh tiêu chảy của lợn con và so sánh hiệu lực của hai loại thuốc BIO đ o c và ampiseptryl tại xã yên hưng huyện ý yên tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.88 KB, 55 trang )

1

1

DANH MỤC CÁC BẢNG


2

2

MỤC LỤC


3

3

PHẦN 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUÂT
1.1
1.1.1

. Điều tra cơ bản
. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 . Vị trí địa lý
Yên Hưng là một xã thuộc huyện Ý Yên,có vị trí nằm ở phía Nam của
huyện, cách trung tâm 7 km. Xã tiếp giáp với các địa phương sau:
Phía Nam giáp với tỉnh Ninh Bình có con sông đáy chảy qua
Phía Đông, Bắc giáp với xã Yên Phú
Phía Tây giáp với xã Yên Phong


Với vị trí nằm giáp hai trung tâm đó là thành phố Ninh Bình và thị trấn
của huyện xã Yên Hưng có một vị trí rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế,
tiêu thụ sản phẩm, giao lưu văn hóa và đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
1.1.1.2 . Địa hình, đất đai
*Địa hình:
Xã Yên Hưng có địa hình không phức tạp, xã được phân bố thành 3 thôn
chính là Lam Sơn, Hoàng Đan, Trung Tiến. Nằm ở trung tâm 3 thôn chính là
ủy ban xã thuận lợi cho việc đi lại.
Nhìn chung địa hình xã Yên Hưng tương đối bằng phẳng, không có đồi
núi, có nhiều con sông nhỏ chảy qua thuận lợi cho canh tác nông, ngư nghiệp.
*Đất đai:
Yên Hưng là một xã có diện tích khoảng 750 ha đất tự nhiên, trong đó
đất nông nghiệp là 330 ha, đất ở chiếm 197.5 ha, đất chuyên dụng
chiếm120ha, đất trồng trọt chiếm 110.5 ha, đất chưa sử dụng chiếm một phần
rất nhỏ 2 ha (theo số liệu thống kê năm 2011).
Do có con sông Đáy chảy qua và diện tích sông ngòi lớn nên hàng năm
diện tích đất của xã được bồi đắp một lượng phù sa tương đối lớn rất thuận lợi
cho sản xuất các cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày. Phần lớn đất
đai là đất phù sa trẻ, chiếm 82% diện tích đất. Đất nhiễm kiềm chiếm 14% và
các loại đất khác chiếm tỉ lệ nhỏ như đất cát, đất nhiễm phèn, đất feralit.
Nhưng loại đất chính của xã là đất phù sa bồi đắp từ sông ngòi.


4

4

Như vậy có thể thấy diện tích đất nông nghiệp của xã chiếm nhiều nhất
nhưng cùng với sự gia tăng dân số, xây dựng cơ sở hạ tầng...diện tích đất
nông nghiệp có xu hướng ngày một giảm. Chính vì vậy trong những năm tới

xã cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi.
1.1.1.3 . Giao thông vận tải
Yên Hưng là xã có đường giao thông tương đối thuận lợi, đặc biệt trong
vài năm trở lại đây xã đã dành nhiều sự quan tâm tới việc tu sửa, nâng cấp và
làm mới nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã.
Hệ thống giao thông trong xã Yên Hưng đang ngày càng được mở rộng
và hoàn thiện. Đa số các đường đi trong xã đã được dải bằng bê tông, chỉ có
một số ít vẫn là đường đá. Trong xã có các đường trục chính giúp ô tô đi lại
dễ dàng tới từng thôn, xóm trong xã.
1.1.1.4 . Khí hậu, thủy văn
Xã Yên Hưng có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, đặc trưng của vùng đồng
bằng sông Hồng rất thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp như: trồng trọt,
chăn nuôi...
Nhìn chung khí hậu xã Yên Hưng chia hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
+Nhiệt độ năm trung bình từ 23 đến 24 . Mùa đông nhiệt độ trung
bình từ 16 đến 17 ; tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa hè nhiệt độ
trung bình từ 26 đến 28 , tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8.
+ Độ ẩm trung bình năm từ 80 đến 85%; độ ẩm mức cao nhất 90% rơi
vào tháng 3.
+ Lượng mưa trung bình từ 1700 đến 1800 mm và phân bố đều trên toàn xã.
Mùa mưa chính từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80% lượng mưa hàng năm. Từ
tháng 11 đến tháng 4 lượng mưa rất thấp, có tháng hoàn toàn không có mưa.
Xã Yên Hưng thuộc vịnh bắc bộ và hàng năm chịu ảnh hưởng của bão
nhiệt đới hay áp suất thấp. Mỗi năm trung bình có 4 đến 6 cơn bão, chủ yếu từ
tháng 7 đến tháng 10. Có năm xã đã chịu thiệt hại do cơn bão lớn nhất trong
vòng 100 năm, xã bị ngập lụt có đoạn đê bị vỡ do bão gây ra.



5

5

1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1.Dân số
Theo số liệu thống kê dân số của xã năm 2011 là 7641 người chỉ gồm
dân tộc kinh.
Hiện nay xã có khoảng 1525 hộ với 68 % sản xuất nông nghiệp, số còn
lại là bán nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên : 0,52 % ( tăng 0,2 % so với năm 2010).
1.1.2.2. Nguồn lao động
Bảng 1.1: Tình hình lao động trong xã
TT
1
2
3
4
5

Chỉ tiêu
Tổng số lao động
Lao động nam
Lao động nữ
Số lao động sản xuất trong nông nghiệp
Số lao động trong sản xuất phi nông nghiệp

Số người
5094
2648

2445
3463
1630

Cơ cấu
(%)
100
52
48
68
32

Tổng số lao động trong độ tuổi lao động là 5094, đây là nguồn nhân lực
tương đối dồi dào, ngoài thời gian lao động mùa vụ nguồn lao động này còn
tham gia vào các ngành nghề phụ khác thúc đẩy các nghề đó phát triển.
1.1.2.3 . Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Về năng lượng: Yên Hưng là một xã có lưới điện hoàn chỉnh, trạm điện
chính ở giữa trung tâm xã thuận lợi cho việc phân bố các đường dây về các
xóm khác nhau.
- Về giáo dục: phong trào xã hội hóa giáo dục được quan tâm chú trọng.
Hội khuyến học, hội phụ huynh học sinh, khuyến học ở các dòng họ duy trì
các hoạt động khuyến học khuyến tài, cải tiến các hình thức hoạt động để tạo
nguồn kinh phí động viên khen thưởng kịp thời.
Trường tiểu học, đã được nâng cấp xây dựng lại vào năm 2006 lên
trường chuẩn quốc gia. Còn trường mầm non mới vừa hoàn thiện vào năm
2010 giúp cho trẻ có được chỗ học tập tốt nhất.
- Về y tế: xã có một trạm khám đa khoa khu vực, có 9 giường bệnh,
được biên chế 9 người trong đó có 2 bác sĩ, 2 y tế, 1 dược sĩ, 1 xét nghiệm, 1



6

6

hộ lý. Cơ sở vật chất của trạm tương đối đầy đủ, số cháu trong độ tuổi tiêm
chủng được tiêm chủng đầy đủ.
- Về văn hóa thông tin: xã đã xây dựng và đưa vào sử dụng mạng lưới hệ
thống đài truyền thanh không dây qua thời gian đạt hiệu quả tốt.
Ngoài ra tại khu trung tâm xã có bưu điện văn hóa đáp ứng được nhu cầu
thông tin liên lạc của nhân dân và sách báo phục vụ kịp thời bạn đọc.
-Về thủy lợi: trước đây sản xuất nông nghiệp của xã còn phụ thuộc nhiều
vào thiên nhiên. Việc tưới tiêu cho đồng ruộng chủ yếu dựa vào nước mưa tự
nhiên. Hiện nay xã đã hoàn thành các công trình kiên cố hóa kênh mương .
Đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 85 % diện tích đất nông nghiệp.
1.1.3. Tình hình sản xuất của xã
1.1.3.1.Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng đạt: 2.165 mẫu = 100% kế hoạch
Trong đó:
- Diện tích lúa là 2.040 mẫu
-

Diện tích mầu là: 125 mẫu ( mầu xuân 60 mẫu, hè thu 15 mẫu, mầu đông 50
mẫu )
Năng suất lúa đạt bình quân 195.5kg/sào
Sản lượng mầu quy: 397 tấn
Tổng sản lượng lương thực đạt: 4.377 tấn
1.1.3.2.Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
Với một xã mà số hộ gia đình làm trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao thì
ngành chăn nuôi không thể thiếu và không ngừng phát triển với mọi gia đình.
Bởi nó là nguồn tiêu thụ sản phẩm cho ngành trồng trọt, nâng cao thu nhập,

nâng cao mức sống cho mỗi gia đình.
Mục đích của ngành chăn nuôi hiện nay là cung cấp phân bón cho ngành
trồng trọt và cung cấp thực phẩm cho người dân .
Những năm qua ngành chăn nuôi của xã đã đạt được một số kết quả sau:
Bảng 1.2: Biến động số lượng đàn gia súc gia cầm trong 4 năm gần đây
Năm

2008

2009

2010

2011


7

7

Chỉ tiêu
Tổng đàn trâu bò (con)

365

359

353

348


Tổng đàn lợn(con)

2925

2930

2940

2960

36.725

36.800

36.900

37.200

Tổng đàn thủy cầm (con)
-Chăn nuôi trâu bò:

Qua bảng 1.2 biến động số lượng đàn gia súc gia cầm trong 4 năm gần
đây ta thấy tổng đàn trâu bò của năm 2011 là 348 con có xu hướng giảm dần
trong khi tổng đàn trâu bò năm 2008 là 365 con. Do từ xa xưa trâu bò được
ông cha ta nuôi với mục đích chủ yếu sử dụng sức cày kéo nhưng hiện nay
đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa trâu bò chủ yếu được nuôi
để lấy thịt thay vào đó là các máy móc hiện đại. Chính vì vậy mà tổng đàn
trâu bò có xu hướng giảm.
Chăn nuôi trâu bò ở xã mấy năm trước chủ yếu là lấy sức kéo nhưng hiện

nay không còn nhiều mà nuôi đẻ lấy phân bón phục vụ cho ngành trồng trọt.
Hình thức chăn nuôi là chăn thả tự nhiên, thúc ăn chủ yếu của đàn trâu bò là cỏ
tươi và các sản phẩm phụ của ngành trồng trọt như khoai lang, ngô, sắn...
Về mùa đông thời tiết khô lạnh, nguồn thức ăn sẵn có ít, thức ăn xanh
cung cấp cho trâu bò hầu như không có, chủ yếu là rơm khô nên trâu bò thường
bị giảm sút về sức khỏe dẫn đến kế phát một số bệnh. Mặt khác chuồng nuôi
trâu bò của các gia đình ở xã xây dựng phần lớn không đúng kỹ thuật, không
đạt vệ sinh, nền chuồng ẩm ướt, nhiều chuồng mang tính chất tạm bợ vì vậy
trâu bò hay mang bệnh kí sinh trùng đường máu, đường tiêu hóa.
Trong vài năm gần đây Yên Hưng đã có dấu hiệu phát triển chậm đàn
trâu bò vì một số gia đình đã áp dụng cơ giới hóa vào nông nghiệp (bán trâu
bò để mua máy cày, máy bừa...) diện tích đất chăn thả bị thu hẹp nên đàn trâu
bò có xu hướng giảm.
- Chăn nuôi lợn
Nhìn vào bảng 1.2 ta cũng thấy tổng đàn lợn có hướng ngày càng tăng
năm 2008 với tổng số là 2.925 con đến năm 2011 tổng đàn lợn lên tới 2.960


8

8

con. Ngày nay nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của con người ngày càng cao, ngành
chăn nuôi lợn không chỉ cung cấp thực phẩm trong nước mà còn được xuất
khẩu sang các nước khác. Lợi ích kinh tế mà ngành chăn nuôi đem lại không
nhỏ, hiện nay đã được người dân chú trọng đầu tư. Chính vì vậy mà tổng đàn
lợn ngày càng tăng.
Thức ăn chủ yếu là ngô, cám gạo, khoai, rau xanh...do ngành trồng trọt
cung cấp.
Do tập quán của người dân trong xã vừa nuôi lấy thịt, vừa nuôi lấy phân

để phục vụ cho trồng trọt. Việc làm chuồng trại còn sơ sài tạm bợ, có nền
chuồng bằng đất, phân không được xử lý. Ngoài ra người dân còn bảo thủ, ý
thức tiêm phòng chưa cao vì thế tỷ lệ nhiễm giun sán cao, lợn con hay mắc
bệnh phân trắng.
Các giống chủ yếu mua từ nơi khác đến giống lợn chính là lợn lai
F1(Móng cái x Đại bạch). Hiện nay nền kinh tế đang phát triển, ngành chế
biến thức ăn đa dạng, tiện lợi nên có những gia đình đã chăn 1 đàn lợn thịt từ
8 con trở lên bằng hình thức thâm canh, cho ăn thức ăn tinh là chủ yếu, thức
ăn thô xanh là phụ.
Chăn nuôi lợn nái tại xã Yên Hưng không phát triển do dịch bệnh hay bị
bùng phát, một phần do người dân chăn nuôi còn lẻ tẻ.
- Chăn nuôi gia cầm, thủy cầm
Qua bảng 1.2 biến động số lượng đàn gia súc gia cầm ta thấy tổng đàn
gia cầm, thủy cầm của năm 2011 là 37.200 con tăng so với năm 2008 là
36.275 con. Cũng do lợi nhuận của ngành đem lại mà tổng đàn gia cầm, thủy
cầm được người dân chú trọng phát triển.
Hiện nay tại xã chăn nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng rất phát triển do tại xã có
rất nhiều sông ngòi thuận lợi cho việc chăn nuôi thủy cầm,chủ yếu nuôi theo
phương thức chăn thả tự do, tận dụng thức ăn sẵn có trong tự nhiên. Chăn
nuôi vừa cung cấp thức ăn cho gia đình vừa cung cấp sản phẩm trứng thịt bán
ra thị trường.
1.1.4. Đánh giá chung
1.1.4.1. Những thuận lợi


9

9

Vị trí địa lý rất thuận lợi có khoảng cách với trung tâm huyện không xa .

Đây là một lợi thế quan trọng cho việc phát triển kinh tế, văn hóa của xã. Tuy
nhiên trình độ phát triển kinh tế chưa cao, kết cấu cơ sở hạ tầng còn yếu kém
làm cho xã chưa thể phát triển hơn nữa.
Cơ sở vật chất hạ tầng của xã khá hoàn chỉnh trong xã có điện lưới quốc
gia, trạm y tế,bưu điện, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng cao.
Đội ngũ cán bộ, nhân viên đông đảo, có trình độ, nhiệt tình, giàu kinh
nghiệm, có ý thức trách nhiệm cao. Ban lãnh đạo có năng lực trách nhiệm.
Yên Hưng có điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc phát triển các cây
trồng, vật nuôi đa dạng, có lợi thế trong việc phát triển nông nghiệp.
Được sự quan tâm, tạo điều kiện và có các chính sách hỗ trợ đúng đắn
của huyện.
Xã có diện tích sông ngòi nhiều thuận lợi cho việc phát triển đàn thủy cầm.
1.1.4.2. Khó khăn
Nông nghiệp là ngành thế mạnh nhưng chưa được đầu tư đúng mức,
chưa sản xuất theo hướng chuyên canh.
Người dân chưa có nhận thức đầy đủ về công tác tiêm phòng, vệ sinh thú
y. Phần lớn các hộ chăn nuôi bằng chuồng trại nhỏ hẹp,tạm bợ không đảm
bảo vệ sinh,bên cạnh đó việc giết mổ gia súc còn tùy tiện nên việc phát hiện
và ngăn chặn dịch bệnh chưa được thực hiện triệt để.
Điều kiện kinh tế một số hộ trong xã còn nhiều khó khăn. Tập quán sản
xuất trồng trọt, chăn nuôi cơ bản còn lạc hậu mang nặng phương thức truyền
thống. Đồng thời trình độ dân trí không đồng đều nên việc áp dụng khoa học
kỹ thuật mới vào sản xuất còn nhiều hạn chế.
Đội ngũ cán bộ chuyên ngành làm công tác khuyến nông, khuyến
lâm,khuyến ngư còn thiếu.
Hệ thống kênh mương tưới tiêu hầu hết đã bị xuống cấp nhiều, việc huy
động kinh phí để triển khai thực hiện kiên cố hóa kênh mương còn gặp nhiều
khó khăn.
Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể có những lúc
chưa đồng bộ, chặt chẽ dẫn đến việc triển khai tổ chức thực hiện một số chủ



10

10

trương chính sách của Đảng, nhà nước và nhiệm vụ của địa phương còn chậm
không kịp thời.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nhất là cơ cấu kinh tế trong
sản xuất nông nghiệp chưa tạo được hướng đi thích hợp.
1.2.Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
Để hoàn thành tốt công việc trong thời gian thực tập, được sự quan tâm
tận của cô tình cô giáo hướng dẫn và sự nhất trí tạo điều kiện của ban lãnh
đạo địa phương, trên cơ sở những thuận lợi, khó khăn và nhiệm vụ của mình
tôi đã xây dựng một số công việc sau :
- Tham gia công tác vệ sinh chuồng trại.
- Tham gia công tác thú y : tiêm phòng, chản đoán, điều trị một số bệnh.
- Phổ biến những kiến thức khoa học về chăn nuôi thú y cho nhân dân
quanh vùng.
- Tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao tay
nghề để có thể vững vàng khi ra trường.
1.2.2. Phương pháp tiến hành
-Đề ra kế hoạch làm việc cho bản thân và sắp xếp thời gian biểu hợp lý
để thu được kết quả tốt nhất.
-Trực tiếp giám sát tình hình chăn nuôi của cơ sở, không ngại khó ngại
khổ, trung thực với công việc, tranh thủ sự giúp đỡ của mọi người ở cơ sở.
-Thăm quan, tìm hiểu và chịu khó học hỏi kinh nghiệm những hộ gia
đình chăn nuôi giỏi.
-Áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn để chăm sóc nuôi dưỡng

và điều trị bệnh cho đàn lợn.
-Bám sát cơ sở, tích cực đọc sách báo để nâng cao kiến thức.
-Chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy và quy chế của nhà trường và
trạm thú y đề ra.
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Công tác tiêm phòng


11











11

Cùng với cán bộ trạm thú y xã tiến hành tiêm văc-xin cho đàn gia súc,
gia cầm cụ thể như sau:
Tiêm văc-xin : tụ huyết trùng, xoắn trùng, dịch tả, lở mồm long móng cho lợn
Tiêm văc-xin : tụ huyết trùng, lở mồm long móng, dịch tả cho trâu bò
Tiêm văc-xin Newcastle cho gà
1.2.3.2. Công tác điều trị bệnh
Trong quá trình thực tập tại cơ sở, song song với việc chuẩn đoán bệnh
gia súc, gia cầm tôi đã tiến hành điều trị có kết quả đối với một số bệnh

thường xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm cụ thể là :
Bệnh đường hô hấp ở bê;
-Nguyên nhân: đã phát hiện nhiều nhóm vi khuẩn gây bệnh ở phổi trâu
bò gồm: Pasteurella pneumonia, Diplococcus, Staphylococcus...những vi
khuẩn này có thể đơn độc hoặc phối hợp gây bệnh viêm phế quản viêm phổi ở
trâu bò.
-Triệu chứng: con vật mệt mỏi, ít nhai lại, kém ăn, đột ngột sốt cao 40 –
o
41
C liên tục trong quá trình bệnh, con vật chảy nước mắt, nước mũi liên
tục. Con vật nằm một chỗ nghển cổ thở nhanh mạnh, khi thở có âm “khờ”
phát ra rất rõ.
Từ những biểu hiện lâm sàng theo dõi được chúng tôi sơ bộ chuẩn đoán là
bệnh viêm đương hô hấp cấp. Chúng tôi điều trị cho 2 con bê theo phác đồ sau:
Genta-Tylo: 1ml/ 5kg P
Analgin: 1ml/ 10-15kg P
ADE – B.complex: 10ml/con/ngày
Kết quả: sau 4 ngày điều trị liên tục trong con vật khỏi bệnh
Bệnh giun đũa bê nghé:
-Nguyên nhân: bệnh phổ biến ở bê nghé dưới 3 tháng tuổi, tác nhân gây
bệnh là giun đũa Toxocare vitulorumkys sinh ở ruột non trâu bò.
-Triệu chứng: bê mắc bệnh đi chậm chạp, lưng hơi cong, không theo mẹ,
ăn ít, lông xù, gầy yếu, bụng hóp, phân lỏng màu xám thối khắm có con phân
lẫn giun, con vật có biểu hiện đau bụng.
-Điều trị: tẩy giun cho bê bằng Levamisol 7,5 % 0,7 ml/ kg P. Dùng
Kanamycin điều trị viêm ruột kế phát, kết hợp với thuốc trợ sức ADEB.complex.
Kết quả: sau 3-4 ngày điều trị con vật mất dần các triệu chứng, 3 con
được điều trị đã khỏi bệnh.
Bệnh lợn con phân trắng



12



12

-Nguyên nhân: bệnh do trực khuẩn E.coli có hại thuộc vi khuẩn đường
ruột Enterobacterriacae. Bệnh do E.coli là bệnh truyền nhiễm cấp tính, đặc
trưng tháo chảy, nhiễm trùng và nhiễm độc huyết. Bệnh xảy ra hầu hết các cơ
sở chăn nuôi lợn sinh sản và bệnh xảy ra chủ yếu ở lợn con theo mẹ .
Ngoài ra bệnh còn do một số nguyên nhân khác như: bầu vú lợn mẹ bẩn,
do vệ sinh chăm sóc kém, thức ăn lợn mẹ không đảm bảo vệ sinh, lợn con
không được bú sữa đầu, uống nước bẩn liếm láp mà nhiễm trùng, do thành
phần dinh dưỡng và phẩm chất của sữa mẹ kém, do thời tiết lạnh, mưa phùn
ẩm ướt...
-Triệu chứng: bệnh thường gặp ở lợn con 10-21 ngày tuổi, lợn ỉa phân
lỏng màu trắng sữa, trắng xám hoặc vàng mùi tanh khắm đặc biệt khó ngửi.
Lợn bú ít dần, lúc mới bị bụng hơi chướng, bệnh kéo dài thì bụng tóp lại, lông
xù, đuôi rũ hậu môn dính phân bê bết. Nếu ỉa chảy nhiều lợn kiệt sức, mất
nước da nhăn nheo, đi đứng xiêu vẹo, 4 chân lạnh. Đôi khi có lợn bệnh nôn ọe
ra sữa chưa tiêu mùi tanh, sốt nhẹ.
-Điều trị: trong thực tế chữa bệnh tôi đã dùng một số loại thuốc sau:
Hampiseptol, Ampiseptryl, BIO Đ-O-C, thuốc đặc trị tiêu chảy, Coliver, Coli
stop kết hợp với thuốc bổ B.complex.
-Kết quả: Điều trị 65 con khỏi 59 con .
Bệnh tiêu chảy ở lợn
Bệnh tiêu chảy là bệnh phổ biến ở lợn, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc
biệt là ở lợn con. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy như do các
virus, vi khuẩn, kí sinh trùng, độc tố thức ăn, do lợn mẹ viêm vú, viêm tử

cung truyền độc tố qua sữa cho lợn con. Hay do thay đổi thời tiết, thay đổi
thức ăn đột ngột, do vệ sinh chuồng trại không tốt, chuồng bẩn ẩm ướt...
Qua việc theo dõi các triệu chứng lâm sàng cụ thể của từng con bệnh tôi
tiến hành điều trị như sau:
-Hampiseptol : 1ml/ 6-8 kg P/ ngày
Atropin : 0,5 ml/ 10kg P
ADE – B.complex : 1 ml/ 5kg P/ ngày
-BIO Đ-O-C : 1ml/ 5kg P/ ngày
-Ampiseptryl : 1ml/ 5kg P/ ngày
-Norfacoli : 1ml/ 7-10 kg P/ ngày


13

13

Kết hợp với các vitamin, chất điện giải, analgin cho những con sốt cao,
atropin chống nôn, giảm tiêu chảy.
Kết quả : điều trị 170 con khỏi bệnh 163 con.
Ngoài việcchuẩn đoán và điều trị bệnh tôi đã cùng ban thú y xã tiến hành
một số công việc khác như: đỡ lợn đẻ, tiêm sắt cho lợn, tẩy giun đũa lợn,
thiến lợn đực, phẫu thuật hecni, thụ tinh nhân tạo lợn.
Bảng 1.3 : Kết quả công tác phục vụ sản xuất
STT

1

2

3


Nội dung công việc
Công tác tiêm phòng
Tụ huyết trùng trâu bò
LMLM trâu bò
Dịch tả lợn
Xoắn trùng lợn
LMLM lợn
Tụ dấu lợn
Công tác điều trị
Viêm phổi trâu bò
Giun đũa bê nghé
Tiêu chảy lợn con
Phân trắng lợn con
Công tác khác
Đỡ lợn đẻ
Tiêm sắt cho lợn
Tẩy giun đũa lợn
Thiến lợn đực
Phẫu thuật hecni
Thụ tinh nhân tạo lợn

1.3. Kết luận và đề nghị
1.3.1. Kết luận

Số
lượng
(con)

Kết quả (an toàn, khỏi)

Số lượng
Tỉ lệ (%)
(con)

48
78
80
35
63
20

48
78
80
35
63
20

100
100
100
100
100
100

60
35
170
65


60
35
163
59

100
100
95,88
90,77

6
125
60
78
6
8

6
125
60
78
6
6

100
100
100
100
100
75



14

14

Trong thời gian thực tập tại xã Yên Hưng – huyện Ý Yên – tỉnh Nam
Định được sự giúp đỡ của UBND xã, trạm thú y, cán bộ thú y cơ sở và nhân
dân địa phương, cùng với sự nỗ lực của bản thân tôi đã có được kết quả nhất
định trong công tác phục vụ sản xuất. Qua đó tôi đã rút ra được một số bài
học cho bản thân:
Về chuyên môn: không ngừng học hỏi kinh nghiệm thực tế quý báu của
cán bộ cơ sở, mạnh dạn đã áp dụng những kiến thức đã học được vào sản
xuất. Tích cực tham gia công tác chẩn doán điều trị bệnh cho vật nuôi, không
ngại khó ngại khổ để nâng cao tay nghề. Đồng thời tham khảo tài liệu chuyên
môn để nâng cao hiểu biết nghề nghiệp.
Về công tác quần chúng: phải gần gũi hòa mình với mọi người, không tự
cao, khiêm tốn học hỏi, tạo được mối quan hệ tốt và lòng tin của nhân dân,
đây cũng chính là động lực thúc đẩy quá trình học tập, công tác tại địa
phương cũng như trong nghề nghiệp sau này.
1.3.2. Tồn tại
Trong thời gian thực tập bám sát thực tế sản xuất, bản thân tôi nhận
thấy một số vấn đề còn tồn tại trong công tác chăn nuôi thú y ở địa phương
như sau:
-Phương thức chăn nuôi của nhân dân còn lạc hậu, đầu tư ít, nguồn thức
ăn tư sản phẩm nông nghiệp chưa được chế biến hợp lý, mô hình trang trại
còn ít.
-Công tác tiêm phòng, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ thực hiện
chưa tốt.
-Các điểm bán thuốc thú y lan tràn chưa có sự quản lý, nhiều người bán

không có chuyên môn.
-Người dân còn thiếu vốn, thiếu kiến thức khoa học chăn nuôi thú y
-Công tác giống chưa được quan tâm, người dân còn chăn nuôi nhiều
giống vật nuôi phẩm chất kém.
1.3.3. Đề nghị
Từ những tồn tại nêu trên tôi có một số đề nghị sau:
- Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn cho thú y viên ở các xã và người
chăn nuôi để cung cấp những kiến thức khoa học mới về chăn nuôi thú y.


15

15

Tăng cường đội ngũ thú y viên ở các thôn và đưa đội ngũ thú y viên sẵn có
vào hoạt động.
- UBND xã cần có những chính sách cụ thể để đẩy mạnh phát triển chăn
nuôi ở địa phương.
- Khuyến khích giúp đỡ các hộ chăn nuôi theo mô hình trang trại.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại văc-xin cho đàn gia súc, gia cầm một cách
triệt để.


16

16

PHẦN 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tên đề tài: “Tình hình mắc bệnh tiêu chảy của lợn con và so sánh

hiệu lực của hai loại thuốc BIO Đ-O-C và Ampiseptryl tại xã Yên Hưnghuyện Ý Yên - tỉnh Nam Định”.
2.1. Đặt vấn đề
Sản xuất nông nghiệp có vị trí kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân ở nước ta. Theo số lượng thống kê có trên 70% dân số làm nông nghiệp
chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Cùng với sự phát triển của các ngành nghề
khác, ngành chăn nuôi cũng có những thay đổi đáng kể. Trong đó chăn nuôi
lợn đã gắn bó mật thiết với đời sống bà con nông dân, có một vị trí quan trọng
trong ngành chăn nuôi gia súc. Nó là nguồn cung cấp thực phẩm thường
xuyên và đa dạng cho nhu cầu của con người. Ngoài ra còn là nguồn cung cấp
phân bón rất lớn cho ngành trồng trọt, nguyên liệu cho sản xuất khí bioga làm
nhiên liệu đốt và là nguồn cung cấp các sản phẩm phụ như lông, da, mỡ...cho
ngành công nghiệp chế biến.
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi ở nước ta gặp phải nhiều
khó khăn như dịch bệnh xảy ra nhiều, giá thành thức ăn chăn nuôi còn cao,
thịt gia súc gia cầm nhập khẩu vào nước ta với giá thành thấp hơn trong nước.
Tuy nhiên ngành chăn nuôi lợn vẫn chiếm tỉ trọng lớn và đem lại hiệu quả
kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Trong chăn nuôi ngoài công tác chăm sóc, nuôi dưỡng thì công tác thú y
là vấn đề cấp bách, quyết định đến thành công trong chăn nuôi. Việc áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất giúp chúng ta xử lý và
khống chế dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm ngay từ giai đoạn đầu
có ý nghĩa rất lớn. Mặt khác khi mức sống của người dân tăng lên thì nhu cầu
về sử dụng thực phẩm sạch đang là vấn đề xã hội quan tâm do đó mà ngành
chăn nuôi nói chung và nhất là chăn nuôi lợn nói riêng ngoài tăng về số lượng
cần phải có chất lượng sản phẩm tốt,việc đó đòi hỏi phải có những biện pháp
hợp lý để đáp ứng được nhu cầu của xã hội.


17


17

Giai đoạn nuôi lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi chiếm một vị trí quan
trọng vì chất lượng của đàn lợn con trong giai đoạn này góp phần làm tăng số
lượng cũng như chất lượng cuả đàn lợn thịt. Giai đoạn này do đặc điểm của
bộ máy tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện do đó lợn con dễ bị cảm nhiễm các
bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh tiêu chảy. Bệnh chủ yếu do vi khuẩn
đường ruột Ecoli gây ra. Để điều trị bệnh này người ta dùng nhiều loại thuốc
như: Coli-nogen, Ampiseptryl, Amogen, BIO Đ-O-C...song việc điều trị gặp
nhiều khó khăn. Trên thực tế để hạn chế tác hại của bệnh này người dân đã
tạo điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt cho con giống : bổ sung vitamin, các
khoáng đa lượng,vi lượng.
Để hiểu rõ hơn về cách phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn con cũng như
việc ảnh hưởng của việc sử dụng 2 loại thuốc khác nhau tới kết quả điều trị
bệnh tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tình hình mắc bệnh tiêu chảy của lợn
con và so sánh hiệu lực của hai loại thuốc BIO Đ-O-C và Ampiseptryl tại
xã Yên Hưng-huyện Ý Yên-tỉnh Nam Định”.
* Mục tiêu của việc nghiên cứu
- Xác định tỉ lệ nhiễm bệnh tiêu chảy ở lợn con tại xã Yên Hưng – huyện
Ý Yên – tỉnh Nam Định nhằm đánh giá thực trạng của bệnh từ đó có kế hoạch
phòng trị kịp thời.
- Xác định ảnh hưởng của khu vực, điều kiện chuồng nuôi, lứa tuổi tới tỉ
lệ nhiễm bệnh tiêu chảy ở lợn con.
- Thử nghiệm hiệu lực điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con của hai loại
thuốc BIO Đ-O-C và Ampiseptryl.
- Đề tài giúp cho nhân dân trong xã lựa chọn những loại thuốc kháng
sinh thích hợp điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con đem lại hiệu quả kinh tế cao.
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Cơ sở khoa học
2.2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn con từ sơ sinh đến 60

ngày tuổi
* Lợn con có tốc độ sinh trưởng phát dục rất nhanh. Theo dõi tốc độ tăng
trọng của lợn con thấy rằng : khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 2 lần
khối lượng lúc sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi gấp 5-6


18

18

lần, lúc 40 ngày tuổi gấp 7-8 lần, lúc 50 ngày tuổi gấp 10 lần, lúc 60 ngày tuổi
gấp 12-14 lần.
Lợn con có tốc độ sinh trưởng nhanh nhưng không đều qua các giai
đoạn, tốc độ nhanh nhất là 21 ngày đầu, sau 21 ngày tốc đội giảm xuống. Có
sự giảm này là do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do lượng sữa mẹ bắt
đầu giảm và hiện tượng Hemoglobin trong máu lợn con bắt đầu giảm. Thời
gian giảm tốc độ phát triển thường kéo dài khoảng 2 tuần và còn gọi là giai
đoạn khủng hoảng của lợn con.
Do lợn con có tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh nên khả năng tích lũy các
chất dinh dưỡng rất mạnh. Lợn con ở 20 ngày tuổi mỗi ngày có thể tích lũy 9-14 g
protit/1kg khối lượng cơ thể ( Trần Văn Phùng, Hà Thị Hảo, 2001, [19]).
* Cơ quan tiêu hóa: cùng với sự tăng lên của khối lượng cơ thể có sự
phát triển của các cơ quan trong cơ thể, trong đó cơ quan tiêu hóa của lợn con
phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện. Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự
tăng nhanh về dung tích dạ dày, ruột non, ruột già. Cơ quan tiêu hóa của lợn
con chưa hoàn thiện do một số men tiêu hóa thức ăn chưa có hoạt tính mạnh,
nhất là ở 3 tuần đầu sau khi sinh như Pepsin, Amilaza, Maltaza, Saccaraza. Nói
chung lợn con bú chỉ có khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ, con
khả năng tiêu hóa thức ăn kém ( Trần Văn Phùng, Hà Thị Hảo, 2001[19])
* Về cơ năng điều tiết

Cơ năng điều tiết nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh, thân nhiệt lợn con
chưa ổn định, sự sinh nhiệt và thải nhiệt chưa cân bằng, thân nhiệt luôn có xu
hướng hạ thấp.
Khả năng điều tiết nhiệt của lợn kém do nhiều nguyên nhân:
-Lớp mỡ dưới da còn mỏng, lượng mỡ và Glycogen dự trữ trong cơ thể
lợn con còn thấp, trên thân lợn lông còn thưa nên khả năng cung cập nhiệt để
chống rét bị hạn chế và khả năng giữ nhiệt kém.
-Hệ thống thần kinh điều khiển cân bằng nhiệt chưa hoàn chỉnh. Trung
khu điều tiết nhiệt nằm ở vỏ não mà não của gia súc là cơ quan phát triển
muộn nhất ở cả giai đoạn trong thai và ngoài thai.
-Diện tích bề mặt cơ thể lợn con so với khối lượng chênh lệch tương đối
cao nên lợn con bị mất nhiều nhiệt khi lạnh.


19

19

Nói chung khả năng điều tiết nhiệt của lợn con dưới 3 tuần tuổi còn kém,
nhất là trong tuần đầu mới sinh. Cho nên nếu lợn con nuôi trong chuồng có
nhiệt thấp thì thân nhiệt của lợn con bị hạ xuống rất nhanh. Mức độ hạ thân
nhiệt nhiều hay ít, nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiệt độ của chuồng
nuôi và tuổi của lợn con. Nhiệt độ của chuồng nuôi càng thấp thì thân nhiệt
của lợn con giảm càng nhanh. Tuổi của lợn con càng ít thân nhiệt hạ xuống
càng nhiều. Sau 3 tuần tuổi cơ năng điều tiết nhiệt của lợn mới hoàn chỉnh và
thân nhiệt ổn định hơn (39-39,5 ).
*Về khả năng miễn dịch
Lợn con mới đẻ ra hầu như chưa có kháng thể. Lượng kháng thể tăng lên
rất nhanh sau khi được bú sữa đầu. Cho nên khả năng miễn dịch của lợn con
là hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay

ít từ sữa mẹ. Do đó lợn được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Nếu lợn con
không bú được sữa đầu thì từ 20-25 ngày tuổi mới có khả năng tự tổng hợp
kháng thể. Vì vậy những lợn không được bú sữa đầu thì sức đề kháng rất
kém, tỉ lệ chết rất cao.
Các thời kỳ quan trọng của lợn con : các nhà khoa học khi nghiên cứu về đặc
điểm sinh học của lợn con đều đi đến kết luận rằng lợn con từ khi sinh ra đến khi
trưởng thành trải qua 3 thời kỳ khủng hoảng do điều kiện sống mang lại.
-Thời kỳ từ sơ sinh đến 1 tuần tuổi: là thời kỳ khủng hoảng đầu tiên của
lợn con do sự thay đổi hoàn toàn môi trường sống, do lợn con chuyển từ điều
kiện sống ổn định trong cơ thể mẹ chuyển sang điều kiện sống tiếp xúc trực
tiếp với môi trường bên ngoài. Do vậy nếu không chăm sóc tốt ở giai đoạn
này lợn dễ bị mắc bệnh, còi cọc, tỉ lệ nuôi sống thấp.
-Thời kỳ 3 tuần tuổi: đây là thời kỳ khủng hoảng thứ 2 của lợn con do
quy luật tiết sữa của lợn mẹ gây ra. Sản lượng sữa của lợn nái tăng dần từ sau
khi đẻ và đạt cao nhất ở 3 tuần tuổi sau khi đẻ, sau đó lượng sữa giảm dần.
Trong khi đó nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ngày càng tăng do lợn con sinh
trưởng phát dục nhanh, đây là mâu thuẫn giữa cung và cầu.
-Thời kỳ sau cai sữa: là thời kỳ do môi trường sống thay đổi hoàn toàn,
do nhân tố cai sữa gây nên. Mặt khác thức ăn thay đổi chuyển từ thức ăn chủ
yếu là sữa mẹ sang thức ăn hoàn toàn do con người cung cấp. Nên nếu nuôi


20

a.

b.

20


dưỡng, chăm sóc không chu đáo, thức ăn cho lợn không đảm bảo vệ sinh,
không cân đối khẩu phần lợn con rất dễ bị còi cọc, mắc bệnh đường tiêu hóa.
Ngoài ra còn một số nhân tố khác làm cho lợn con dễ bị nhiễm bệnh.
2.2.1.2. Khái niệm và mầm gây bệnh
Khái niệm bệnh
Tiêu chảy là một biểu hiện lâm sàng của hội chứng bệnh lý đặc thù của
đường tiêu hóa. Hiện tượng lâm sàng này xuất phát từ nguyên nhân, triệu
chứng, đặc điểm và tính chất của bệnh mà được gọi với nhiều tên khác nhau:
Tên chung nhất : hội chứng tiêu chảy ( Dyspepsis)
Bệnh tiêu chảy không nhiễm trùng (Non – Infectived diarrhea )
Bệnh phân sữa ( Milk – scours )
Hoặc tiêu chảy là triệu chứng của các bệnh truyền nhiễm như: phó
thương hàn, E.coli, viêm dạ dày ruột truyền nhiễm, dịch tả, Rotavirus
Tiêu chảy gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi lợn. Bệnh xuất hiện
ở 3 giai đoạn chính ( chia theo lứa tuổi ):
Giai đoạn 1: ở lợn sơ sinh vài ngày tuổi
Giai đoạn 2:ở lợn con theo mẹ
Giai đoạn 3:ở lợn con sau cai sữa ( Theo Hoàng Văn Tuấn, 1988[23])
Ở nước ta bệnh tiêu chảy xảy ra quanh năm đặc biệt là vào vụ đông xuân
khi thời tiết thay đổi đột ngột và vào những giai đoạn chuyển mùa trong năm (
Lê Văn Tạo và cộng sự, 1996[21])
Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở lợn con
Trong lịch sự nghiên cứu về bệnh tiêu chảy, nhiều tác giả đã có những công
trình nghiên cứu về nguyên nhân bệnh được đánh giá cao, làm cơ sở cho việc
chữa trị. Tuy nhiên bệnh tiêu chảy là là một hội chứng có liên quan rất nhiều đến
các yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ
phát. Vì vậy việc xác định nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở từng nơi và trong
từng giai đoạn khác nhau cũng thu được kết quả khác nhau.
Theo Nguyễn Hữu Vũ và cộng sự (1999) [26], có rất nhiều nguyên nhân
gây nên bệnh tiêu chảy ở lợn con như : vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, độc tố

thức ăn gây nên các bệnh khác nhau đều dẫn đến tiêu chảy.


21









21

Ảnh hưởng của môi trường, quản lý chăm sóc
-Thời tiết không thuận lợi, thay đổi bất thường
-Thiết kế chuồng trại kém vệ sinh, không đảm bảo thoáng mát về mùa hè
-Chăm sóc nuôi dưỡng kém
-Mâu thuẫn giữa tốc độ sinh trưởng, phát triển của lợn con theo mẹ với
sự chưa hoàn thiện của bộ máy tiêu hóa.
Do virus:
-Bệnh dịch tả xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta năm 1949 –
1950 xảy ra ở Việt Bắc rồi lây sang các tỉnh khác trong cả nước và tồn tại cho
đến ngày nay.
-Virus gây ỉa chảy truyền nhiễm trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn khỏe hoặc
truyền gián tiếp qua nước tiểu, nước mũi, mắt, rơm rác, dụng cụ chăn nuôi.
Adenovirus: gây viêm ruột ỉa chảy
Coronavirus: gây viêm dạ dày, ruột, tiêu chảy truyền nhiễm
Pestivirus: gây bệnh dịch tả lợn

Do vi khuẩn:
Vi khuẩn gây tiêu chảy cho cơ thể qua niêm mạc mũi, miệng, đường tiêu
hóa gây nên các bệnh đều dẫn đến tiêu chảy.
-E.coli :gây nên các bệnh tiêu chảy thường gặp nhất. Người ta đã chứng
minh được vai trò của E.coli trong bệnh lợn con phân trắng. Vai trò gây bệnh
của E.coli gồm các sezotype O8, O139, O141, O145, O147, O149
(Glawischning E, Bacher H, 1992, [28] ).
-Clostridium perfringens type A và type C gây bệnh viêm ruột
-Erysipelothrix: gây bệnh đóng dấu lợn
-Trepenoma: gây bệnh hồng lỵ
- Trực khuẩn lỵ Amip: gây các bệnh ỉa chảy kiết lỵ
- Salmonella choleraesuis và Sal.typhymurium là hai tác nhân gây tiêu
chảy ở lợn con sau cai sữa và bắt đầu vỗ béo( Laval. A, 1997 [27])
Do ký sinh trùng:
Ký sinh trùng nói chung và ký sinh trùng đường tiêu hóa nói riêng là một
trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn cũng như các gia súc khác . Ký
sinh trùng gây ỉa chảy tồn tại trong phân , nước tiểu, thức ăn khi vào cơ thể


22





22

gặp điều kiện thuận lợi chúng trưởng thành phát triển thành các ký sinh trùng
gây bệnh. Tác hại của chúng là cướp chất dinh dưỡng của cơ thể, tiết ra các
độc tố (nội – ngoại độc tố) ngoài ra trong các quá trình di hành, sinh trưởng

và phát triển, chúng gây tổn thương niêm mạc ruột gây viêm ruột ỉa chảy.
Các loại ký sinh trùng đường ruột gây bệnh tiêu chảy ở lợn:
Eimeria spp : gây bệnh cầu trùng
Arcaris : giun đũa
Fasciolopis busky : sán lá
Do thức ăn
Thức ăn kém chất lượng, thừa một số chất nào đó hoặc thiếu chất thường
gây nên ỉa chảy.
Thức ăn ôi thiu, bị chua mốc, thức ăn quá nhiều đạm, quá nhiều chất béo
lợn ăn phải gây nên ỉa chảy.
Nước uống bẩn, sữa mẹ bị hỏng do viêm vú học sữa quá nhiều.
Do dinh dưỡng
Thiếu vitamin nhóm B: B1,
B2,
B12...cũng dẫn đến rối loạn
tiêu hóa và ỉa chảy.
Thiếu vitamin A, Cu, Selen,..dẫn đến rối loạn trao đổi chất rối loạn tiêu
hóa, ỉa chảy.
Lợn con thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, ỉa phân trắng
Như vậy có hàng trăm nguyên nhân dẫn đến triệu chứng tiêu chảy mà
chúng ta phải có sự xem xét chuẩn đoán chính xác để đề phòng và điều trị
đúng thuốc, đúng bệnh ( Nguyễn Hữu Vũ và cộng sự, 1999, [26])
2.2.1.3. Triệu chứng chung của bệnh
- Biếng ăn, suy nhược, đôi khi có nôn mửa.
- Thân nhiệt tăng nhẹ, tiêu chảy nhiều, mất nước. Phân lúc đầu có thể
táo sau đó ỉa lỏng, có thể sền sệt ở các bệnh do giun sán, phân lỏng hoặc vọt
cần câu ở giai đoạn cuối của bệnh phó thương hàn, dịch tả.
- Phân có màu trắng ngà đến vàng nhạt, lông xơ xác gầy tọp, chân đi
lảo đảo không định hướng, đuôi và hậu môn luôn dính phân ở bệnh lợn con ỉa
phân trắng (Nguyễn Hữu Vũ và cộng sự,1999 [26] ).



23





23

Ngoài những triệu chứng chung của lợn mắc bệnh tiêu chảy, các triệu
chứng điển hình cho từng loại bệnh dẫn đến tiêu chảy ở lợn biểu hiện rất rõ.
*Bệnh tích đại thể : Những lợn chết mổ khám quan sát thấy hầu hết các
cơ quan phủ tạng của lợn gồm dạ dày, ruột, gan, lách, tim và phổi đều có biểu
hiện bệnh lý :
Bệnh tích ở dạ dày của lợn gần như là giống nhau, đều chướng hơi và
chứa 1/2 chất lỏng gồm sữa không tiêu và nước lổn nhổn màu vàng. Riêng dạ
dày lợn sau cai sữa (60 ngày tuổi) niêm mạc xuất huyết, viêm đỏ dễ bong.
Bệnh tích ở ruột: chướng hơi, chất chứa trong ruột lỏng màu vàng đến
đỏ thẫm.
Gan, lách, thận đều có sưng và xung huyết (Hoàng Văn Tuấn, 1998, [23]).
2.2.1.4. Những hiểu biết về một số vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy
 Vi khuẩn E.coli
Đặc tính hình thái
E.coli là một trực vi khuẩn hình gậy ngắn,có kích thước 2 – 3 x 0,4 –
0,6,2 đầu tròn.Khi ở trong cơ thể của động vật thì E.coli có hình cầu trực
khuẩn và đứng riêng lẻ,đôi khi xếp thành chuỗi ngắn,có lông xung quanh thân
nên có thể di động được,khi nhuộm màu thì bắt gram âm,không hình thành
nha bào trong tổ chức và dịch thể ngấm ra từ bệnh tích thỉnh thoảng thấy hiện
tượng bắt màu sẫm ở hai đầu.

Đặc tính nuôi cấy
E.coli là trực khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí tùy tiện. Sinh trưởng ở nhiệt
độ 15 – 24 ,nhiệt độ thích hợp la 37oC,pH = 7,2 – 7,4.
Trong môi trường nước thịt: E.coli phát triển rất nhanh làm môi trường
đục đều,có cặn lắng xuống đáy,màu tro nhạt,đôi khi hình thành màu xám
nhạt,trên màng có màng mỏng màu ghi nhạt,môi trường có mùi phân thối.
Trong môi trường thạch thường: Nuôi cấy ở nhiệt độ 37 sau 24 giờ hình
thành khuẩn lạc dạng S có màu tro trắng nhạt,đường kính 2 – 3mm,trơn,tròn
hơi lồi ở giữa.
Môi trường Indol: E.coli hình thành khuẩn lạc màu đỏ.
Môi trường SS: E.coli hình thành khuẩn lạc màu đỏ ánh kim.
Môi trường EMB: E.coli hình t khuẩn lạc có màu tím đen.


24







24

Môi trường Willon Blair: E.coli bị kiềm chế.
Môi trường Brilliant green agar: E.coli có khuẩn lạc màu vàng nhạt.
Môi trường Macconkey: E.coli có khuẩn lạc màu hồng cánh sen.
Đặc tính sinh hóa
E.coli lên men và sinh hơi: Gluco,Glactoes,Latose,Maltose.Có thể lên
men hay không lên men: Saccarose,Xalaxin dunxin,Glyxerol.Không lên

men:Dextrin,Amidin,Glycogen,Xenlobio.
E.coli làm sữa đông sau 24- 37 giờ,ở 37 không làm tan chảy
gelatin.Phản ứng sinh Indol,VP,MR dương tính,phản ứng HS âm tính,hoàn
nguyên Nitrat thành Nitrit.
Quá trình sinh bệnh
Đối với lợn con khỏe mạnh vi trùng E.coli và các vi trùng khác chỉ cư
trú ở ruột già và phần cuối ruột non,phần đầu phần giữa hầu như không có vi
trùng,chỉ có rất ít liên cầu khuẩn,tụ cầu khuẩn,lacto baccillus.Quá trình sinh
bệnh liên quan nhiều đến đặc điểm sinh lý của cơ thể. Hệ thống thần kinh của
lợn con hoạt động với chức năng chưa thành thục.Việc điều khiển thần kinh
hầu hết bằng phản xạ không điều kiện.Ngoài ra có những điểm đáng chú ý độ
tan của dịch vị dạ dày thấp,độ thẩm thấu của biểu bì thành ruột cao,chức năng
điều tiết của gan kém,chức năng thu nhận của các tế bào hệ thống võng nội
quá dễ dàng.Sự thu nhận của các độc tố do chúng sinh ra vào các cơ quan nhu
mô chính gây nên bệnh.
Triệu chứng
Lứa tuổi mà bệnh thường gặp ở lợn con theo mẹ dưới 2 tháng tuổi,thời
gian ủ bệnh từ vài giờ đến một ngày.
Lợn con mắc bệnh lúc đầu vẫn bú bình thường nhưng sau đó giảm
dần,khi nặng thì bỏ bú kèm theo triệu chứng sốt.Lợn con bị bệnh yếu,chậm
chạp thân nhiệt ít khi tăng cao,cá biệt có con 40,5 – 41. Lúc đầu con vật đi
táo,phân rắn như hạt đỗ xanh, thường có màu vàng nhạt, dần dần chuyển sang
ỉa chảy,phân lỏng vàng hoặc nâu rồi chảy thành dòng,bắn tung tóe trên nền
chuồng và dính vào mông, khoeo chân sau,lông xù,da nhăn nheo.Sau đó sữa
không được tiêu hóa con vật đi ỉa phân trắng,lỏng đôi khi còn thấy phân lẫn
máu.Con vật yếu ớt,bụng tóp lại,dáng đi xiêu vẹo đôi khi bụng chướng.


25






25

Ở thể quá cấp con vật chết nhanh thường sau 6 – 20 giờ kể từ khi bỏ
bú.Lợn bỏ bú hoàn toàn,đi xiêu vẹo,thích nằm một chỗ,ho,rìa tai,mõm tím
tái,thở thể bụng và thở khó khăn phân lỏng màu trắng lầy nhầy,mùi tanh
hôi.Lợn nằm co giật 4 chân bơi trong không khí rồi chết.
Ở thể cấp tính: Con vật thường chết chậm hơn sau 2 – 4 ngày kể từ khi
bỏ bú,con vật ỉa chảy nặng,mất dinh dưỡng, nước,khoáng,yếu lả dần rồi
chết,trước khi chết cũng co giật.
Thể mãn tính thường thấy ở lợn tập ăn đến cai sữa: Lợn ỉa liên miên,phân
lúc nước lúc sền sệt,mùi rất khó chịu,đít dính phân,bẩn,con vật gầy sút nhanh,xù
lông,thường ho nếu không chết thì lợn còi cọc sinh trưởng chậm.
Bệnh tích
Theo tổng kết của một số tác giả bệnh tích của lợn thường thấy ở thể
cấp tính: Niêm mạc dạ dày phủ đầy dịch nhầy, xung huyết và xuất huyết rõ.
Niêm mạc ruột bị tổn thương nặng có vùng bị hoại tử.Hạch lâm ba chuyển từ
màu hồng thành màu đỏ thẫm.Gan nhão,dễ vỡ,đôi khi có xuất huyết.Túi mật
xung huyết,màu mật biến đổi.
Thể mãn tính đặc trưng là tăng sinh tế bào.Trong u tế bào tăng sinh có
các đại thực bào với các hạt nhân màu sáng.Đó là sản phẩm biểu bì võng
mô,chúng có khả năng thực bào.Trong u có hiện tượng hoại tử và nhiều vi
khuẩn Salmonella.Hiện tượng này tạo nên u xơ gan,lách sưng to và đỏ xám
hoặc đỏ sẫm,đôi khi có màu đen,rìa lách cong.
Niêm mạc ruột bị tổn thương,có vết loét.Phổi viêm đôi khi có mủ.Tim
sưng hơi nhão,xoang bao tim chứa đầy nước vàng,cơ tim xuất huyết.
Phòng bệnh

Để phòng bệnh E.coli thì có rất nhiều phương pháp.
-Phòng bệnh bằng vệ sinh,chăm sóc,nuôi dưỡng: Vệ sinh chuồng
trại,máng ăn,máng uống là khâu hết sức cần thiết trong phòng trị bệnh tiêu
chảy để hạn chế tiêu diệt các loại mầm bệnh trong môi trường,giảm thiểu
nguy cơ mắc bệnh.Phải thường xuyên tiến hành vệ sinh hàng ngày để đảm
bảo chuồng trại sạch sẽ.Tuân thủ nghiêm ngặt lịch khử trùng chuồng trại dụng
cụ chăn nuôi theo định kỳ.Xử lý phân,chất thải,xác chết...đúng quy định.
Chăm sóc,nuôi dưỡng cho lợn mẹ tốt,bổ sung sắt cho lợn con.


×