Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài cây re hương (cinnamomum parthenoxylon (jack ) meisn ) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài tại huyện võ nhai tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.67 KB, 80 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

TRIỆU SINH LÝ
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LOÀI CÂY RE
HƯƠNG (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.) LÀM CƠ SỞ ĐỀ
XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI TẠI HUYỆN
VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên – năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


LỜI
CAM
ĐOAN
TRƯỜNG
ĐẠI
HỌC
NÔNG LÂM
-------------Tôi xin cam đoan đây là công
trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn
trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng năm 20
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả

TRIỆU SINH LÝ Người viết cam đoan

trước Hội đồng khoa học!
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LOÀI CÂY RE
HƯƠNG (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.) LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT

Th.S
Đặng
Thị Thu
Triệu
Sinh
Lý VÕ
CÁC
BIỆN

PHÁP
BẢOHà
TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI
TẠI
HUYỆN
NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN.

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa LUẬN
chữa sai sótTỐT
sau khiNGHIỆP
Hội đồng chấm
yêu cầu!
KHÓA
ĐẠI
HỌC
(Ký, họ và tên)
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Lớp

: K43- QLTNR – N01


Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn: Th.S ĐẶNG THỊ THU HÀ

Thái Nguyên – năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
LỜI
CAM
ĐOAN
TRƯỜNG
ĐẠI
HỌC
NÔNG LÂM
-------------Tôi xin cam đoan đây là công
trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn
trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng năm 20
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả


TRIỆU SINH LÝ Người viết cam đoan

trước Hội đồng khoa học!
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LOÀI CÂY RE
HƯƠNG (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.) LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT

Th.S
Đặng
Thị Thu
Triệu
Sinh
Lý VÕ
CÁC
BIỆN
PHÁP
BẢOHà
TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI
TẠI
HUYỆN
NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN.

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa LUẬN
chữa sai sótTỐT
sau khiNGHIỆP
Hội đồng chấm
yêu cầu!
KHÓA
ĐẠI

HỌC
(Ký, họ và tên)
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Lớp

: K43- QLTNR – N01

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn: Th.S ĐẶNG THỊ THU HÀ

Thái Nguyên – năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN

Mỗi sinh viên sau một thời gian học tập đều muốn có một thời gian được
ra môi trường thực tế để rèn luyện kiến thức đã học được ở giảng đường. Đồng
thời đây cũng là khoảng thời gian để sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu
khoa học, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn nghiên cứu cũng như
công việc ngoài thực địa. Từ đó nâng cao tri thức, năng lực, khả năng sang tạo
của bản than trong môi trường thực tế.
Sau một thời gian tiến hành thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này lời đầu tiên Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại
Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, xin cảm ơn các
Thầy giáo, Cô giáo đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt bốn năm qua.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành tới Cô giáo Th.S ĐẶNG THỊ
THU HÀ, những người đã trực tiếp tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn tới UBND huyện Võ Nhai, Hạt Kiểm Lâm, Ban Quản
Lí khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng đã giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại huyện.
Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè tôi những người đã ủng hộ, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Mặc dù đã cố gắng, nhưng do thời gian có hạn cộng với vốn kiến thức bản
than còn nhiều hạn chế nên bài khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy
tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn
đồng nghiệp để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, năm 2015
Sinh viên

Triệu Sinh Lý


ii


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Stt

Chữ cái viết tắt/ Cụm từ đầy đủ
kí hiệu

1

ĐDSH

Đa dạng sinh học

2

HST

Hệ sinh thái

3

KBT

Khu bảo tồn

4

KT – XH

Kinh tế - xã hội


5

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

6

ODB

Ô dạng bản

7

OTC

Ô tiêu chuẩn

8

TB

Trung bình

9

TP

Thành phố


10

VQG

Vườn quốc gia

11

VTV

Vườn thực vật


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Phân loại loài Re hương ..................................................................... 27
Bảng 4.2. Bảng phân bố của loài Re hương trong tuyến đi điều tra ................... 30
Bảng 4.3. Tần số xuất hiện của loài Re hương trong tuyến đi điều tra……….. 31
Bảng 4.4. Phân bố Re hương trên địa bàn xã ..................................................... 32
Bảng 4.5. Công thức tổ thành tầng cây gỗ ......................................................... 32
Bảng 4.6. Tổng hợp độ tàn che của các OTC có Re hương phân bố ................. 34
Bảng 4.7. Công thức tổ thành cây tái sinh ......................................................... 35
Bảng 4.8. Nguồn gốc tái sinh của loài Re hương ............................................... 37
Bảng 4.9. Chất lượng tái sinh của loài Re hương .............................................. 38
Bảng 4.10. Mật độ cây Re hương tái sinh ở 3 OTC(2,3,6) ................................ 39
Bảng 4.11. Số lượng và tỷ lệ Re hương tái sinh theo cây phân tán ................... 40
Bảng 4.12. Chất lượng tái sinh của loài Re hương ............................................ 41

Bảng 4.13. Bảng tổng hợp độ che phủ TB của cây bụi nơi có loài Re hương phân
bố ........................................................................................................................ 42
Bảng 4.14. Bảng tổng hợp độ che phủ TB của lớp dây leo và thảm tươi nơi có
loài Re hương phân bố ....................................................................................... 42
Bảng 4.15. Phân bố cây theo độ cao .................................................................. 43
Bảng 4.16. Bảng phân bố Re hương theo trạng thái rừng .................................. 44
Bảng 4.17. Điều tra lý tính của đất ..................................................................... 44
Bảng 4.18. Kết quả phân tích đất khu vực có cây Re hương phân bố ............... 45


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Cách bố trí ODB ......................................................................................... 28
Hình 4.1. Hình thái thân cây Re hương. ..................................................................... 28
Hình 4.2. Rễ cây Re hương......................................................................................... 29
Hình 4.3. Lá non cây Re hương. ................................................................................. 28
Hình 4.4. Lá già cây Re hương. .................................................................................. 28
Hình 4.5. Hoa cây Re hương. ..................................................................................... 29
Hình 4.6. Quả non cây re hương. ................................................................................ 29
Hình 4.6. Quả chín cây re hương. ............................................................................... 29


v

MỤC LỤC
Trang

PHẦN 1:MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề.......................................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu............................................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập .................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn.................................................................................. 3
PHẦN 2:TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................ 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................ 4
2.1.1. Bảo tồn nội vi in- situ ................................................................................... 4
2.1.2. Bảo tồn ngoại vi (Ex- situ) ở Việt Nam ........................................................ 4
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................ 5
2.2.1. Lịch sử phát triển và tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................... 5
2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................................ 6
2.3. Tình hìnhTự nhiên, kinh tế và xã hội khu vực nghiên cứu ............................ 10
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ...................................................... 10
2.3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 10
2.3.1.2. Khí hậu ..................................................................................................... 11
2.3.2. Điều kiện về kinh tế - xã hôi ....................................................................... 12
2.3.2.1.Về kinh tế .................................................................................................. 12
2.3.2.2.Về xã hội ................................................................................................... 13
2.3.3. Điều kiện về giáo dục, y tế, du lịch ............................................................. 14
2.3.3.1. Thực trạng giáo dục đào tạo, y tế của huyện ........................................... 14
2.3.4. Những thuận lợi và khó khăn của khu vực nghiên cứu .............................. 14
PHẦN 3:ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........... 16
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 16


vi

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ..................................................................... 16
3.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 16
3.3.1. Sự hiểu biết và sử dụng của người dân về cây re hương ............................ 16

3.3.2. Phân loại loài re hương ............................................................................... 16
3.3.3. Đặc điểm nổi bật về hình thái của cây re hương ......................................... 16
3.3.4. Một số đặc điểm sinh thái tác động đến cây re hương ................................ 16
3.3.5. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài ................................... 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ......................................... 17
3.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu có sẵn ở địa phương ..................................... 17
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 17
3.4.2.3. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu đất............................ 21
3.4.3 Phương pháp xử lí số liệu: Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm
Excel ...................................................................................................................... 22
PHẦN 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 26
4.1. Sự hiểu biết và sử dụng của người dân về cây Re hương .............................. 26
4.2. Phân loại loài Re hương ................................................................................. 27
Kết quả tổng hợp theo sách đỏ Việt Nam (2007) phần phân hạng thực vật bị đe
dọa tuyệt chủng ở Việt Nam và theo nghị định 32 (2006) của chính phủ về quản
lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được thể hiện cụ thể như
sau:......................................................................................................................... 27
4.3. Đặc điểm nổi bật về hình thái của cây Re hương .......................................... 28
4.3.1. Đặc điểm hình thái thân, rễ cây................................................................... 28
4.3.2. Đặc điểm hình thái lá cây .......................................................................... 28
4.3.3. Đặc điểm hình thái hoa, quả ..................................................................... 29
4.4. Một số đặc điểm sinh thái học của loài Re hương ......................................... 30
4.4.1. Đặc điểm tuyến điều tra .............................................................................. 30
4.4.1.1. Phân bố trên tuyến điều tra....................................................................... 30
4.4.1.2. Phân bố phân tán trên diện tích rừng của hộ dân ..................................... 31
4.4.2. Đặc điểm tầng cây gỗ nơi có loài Re hương phân bố ................................. 32


vii


4.4.3. Đặc điểm về ánh sáng nơi có loài Re hương phân bố ................................. 34
4.4.4. Đặc điểm về tái sinh của loài ...................................................................... 36
4.4.4.1. Tái sinh trong OTC .................................................................................. 36
4.4.4.2. Nguồn gốc, chất lượng và mật độ tái sinh trong OTC ............................. 37
4.4.4.3. Tái sinh theo cây phân tán........................................................................ 41
4.4.5. Đặc điểm cây bụi, dây leo và thảm tươi nơi có loài Re hương phân bố .. 42
4.4.6. Đặc điểm phân bố theo độ cao, trạng thái rừng .......................................... 44
4.4.6.1. Phân bố theo độ cao ................................................................................. 44
4.4.7. Đặc điểm đất nơi loài Re hương phân bố.................................................... 45
4.4.7.1. Lý tính của đất .......................................................................................... 45
4.4.7.2. Hóa tính của đất ....................................................................................... 46
4.6. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài ..................................... 47
PHẦN 5:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 48
5.1. Kết luận. ......................................................................................................... 48
5.2. Đề nghị ........................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 51
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 53
Phụ lục 1 ................................................................................................................ 53
Phụ lục 2 ................................................................................................................ 59
Phụ lục 3 ................................................................................................................ 66


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói riêng và các nước
trên thế giới nói chung thì sự mất mát về các nguồn tài nguyên khác cũng đã
diễn ra cụ thể là đa dạng sinh học ngày càng suy giảm nhanh chóng. Đặc biệt là

các loài động thực vật quý hiếm có giá trị như cây Re hương cũng đang đứng
trước nguy cơ đó. Trong quá trình phát triển tiếp theo đòi hỏi chúng ta có nhận
thức và hành động có trách nhiệm và đầy đủ hơn đối với hệ sinh thái để đạt được
sự bền vững, trong đó có sự nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài cây Re
hương quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng và có nhiều giá trị không chỉ về sinh
học, sinh thái môi trường mà còn cho đời sống xã hội, trong đó có loài Re
hương.
Rừng là yếu tố quan trọng đối với môi trường luôn giữ vai trò quan trọng
không gì thay thế được đối với việc phòng hộ, duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ
tính đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen, cung cấp nhiều loại lâm sản quý phục
vụ cho nhu cầu cuộc sống của hàng triệu đồng bào miền núi ... đáp ứng những
nhu cầu cơ bản ngày càng cao của con người. Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng
phát triển, sự gia tăng dân số càng không thể thay thế được trong việc duy trì cân
bằng sinh thái, bảo vệ môi trường, rừng ngày càng bị thu hẹp về diện tích, giảm
sút về chất lượng. Nguyên nhân chủ yếu của mất rừng là sự can thiệp thiếu hiểu
biết của con người. Với đời sống khó khăn, nghèo đói thì con người đã tác động
vào rừng một cách quá khả năng phục hồi của nó. Ngoài ra, cũng có những
nguyên nhân liên quan tới tính không hợp lý của các biện pháp kỹ thuật lâm
sinh, hoặc những biện pháp về kinh tế xã hội thiếu khoa học đã làm gia tăng
những tác động tiêu cực đến rừng.
Rừng của tỉnh Thái Nguyên nói chung và của huyện Võ Nhai nói riêng
không thể tránh tình trạng nói trên. Tình trạng xâm hại trái phép nguồn tài
nguyên rừng diễn ra ngày càng phức tạp như lâm tặc lén vào vườn săn bắn và


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của bản
thân tôi. Các số liệu và kết quả trong báo cáo thực tập tốt nghiệp là quá trình
điều tra trên thực địa tại huyện Võ Nhai thu được hoàn toàn trung thực, chưa
công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.


Thái Nguyên, tháng năm 2015
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả

Người viết cam đoan

trước Hội đồng khoa học!

TRIỆU SINH LÝ
Th.S ĐẶNG THỊ THU HÀ

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã
sửa chữa sai sót sau khi Hội Đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)


3

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập
Thực hiện khóa luận tốt nghiệp nhằm củng cố phương pháp nghiên cứu
khoa học cho sinh viên, giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã được học trong
trường vào công tác nghiên cứu khoa học và bảo tồn loài.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Việc nghiên cứu và đánh giá đặc điểm sinh thái, tình trạng phân bố cây Re
hương nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn.



4

PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Để ngăn ngừa sự suy thoái đa dạng sinh học, Việt Nam đã tiến hành công
tác bảo tồn đa dạng sinh học khá sớm. Hai hình thức bảo tồn ĐDSH phổ biến
được áp dụng ở Việt Nam là: Bảo tồn nội vi hay nguyên vị (Insitu conservation)
và bảo tồn ngoại vi hay chuyển vị (Exsitu conservation). (Nguyễn Huy
Dũng,2007)[5].
2.1.1. Bảo tồn nội vi in- situ
Bảo tồn nội vi bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo
vệ các loài, các chủng và các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự
nhiên. Tuỳ theo đối tượng bảo tồn để áp dụng các hình thức quản lý thích hợp.
Thông thường bảo tồn nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập các khu
bảo tồn và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp.
Bảo tồn nội vi là hình thức bảo tồn chủ yếu ở Việt Nam trong thời gian
vừa qua. Kết quả của phương pháp bảo tồn này thể hiện rõ rệt nhất là đã xây
dựng và đưa vào hoạt động một hệ thống rừng đặc dụng.
.
2.1.2. Bảo tồn ngoại vi (Ex- situ) ở Việt Nam
- Bảo tồn ngoại vi bao gồm các vườn thực vật (VTV), vườn động vật, các
bể nuôi thuỷ hải sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt
giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy... Các biện pháp gồm di dời các loài
cây, con và các vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng. Mục
đích của việc di dời này là để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ
trong trường hợp:
- Nơi sinh sống bị suy thoái hay huỷ hoại không thể lưu giữ lâu hơn các
loài nói trên.
- Dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản

phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng.


5

Tuy công tác bảo tồn ngoại vi còn tương đối mới ở Việt Nam, nhưng
trong những năm qua, công tác này đã đạt được một số thành tựu nhất định.
- Bước đầu hình thành mạng lưới các VTV, vườn sưu tập, các lâm phần
bảo tồn nguồn gen cây rừng, các vườn động vật trên toàn quốc và dần đi vào
hoạt động ổn định hơn.
- Bảo tồn ngoại vi đã đóng góp đáng kể cho bảo tồn nội vi đối với các loài
động thực vật hoang dã đã và đang bị diệt chủng ngoài tự nhiên. Một số loài
động thực vật hoang dã đã bị tiêu diệt trong tự nhiên đã được gây nuôi thành
công như Hươu sao, Hươu xạ, Cá sấu hoa cà (động vật), thực vật có Sưa, Lim
xanh…
- Bước đầu xây dựng được ngân hàng giống bảo tồn nguồn gen của các
loài động thực vật, dự trữ lâu dài, hổ trợ cho công nghệ sinh học và phát triển
nông lâm nghiệp v.v.
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Lịch sử phát triển và tình hình nghiên cứu trên thế giới
Re hương (Cinnamomum parthenoxylon) có khoảng 250 loài. Chúng
thường là cây gỗ lớn phân bố ở các khu vực
hiệt đới và cận nhiệt đới của Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Á, châu
Đại Dương như Trung Quốc với 50 loài, Malaixia 30 loài, Ấn Độ 30 loài, Đông
Dương 12 loài. Chi Bời lời (Litsea Lamk.) có khoảng 400 loài, là cây gỗ hay cây
bụi, phân bố chủ yếu ở vùng á nhiệt đới và nhiệt đới Châu Á, Australia, New
Zealand, Bắc Mỹ tới cận nhiệt đới Nam Mỹ, chủ yếu tại các khu vực nóng ấm ở
miền Nam hay Tây Nam như Trung Quốc với 75 loài, Malaixia 54 loài, Ấn Độ
65 loài, Đông Dương 17 loài. Người đầu tiên nghiên cứu rừng Việt Nam là
Loureiro (1793) và công bố trong Thực vật chí Nam Bộ. Tác giả đã mô tả 4 chi

và 8 loài trong họ Long não (Lauraceae). Tiếp đến là Pierre (1880), trong Thực
vật rừng Nam Bộ đã giới thiệu các loài cây họ Long não (Lauraceae) có mặt ở
Nam Bộ. A. Finet và F. Gagnepain (1907), trong Thực vật chí Đại cương Đông
Dương do H. Lecomte chủ biên đã công bố các loài cây họ Long não


6

(Lauraceae) có ở Đông Dương. Năm 1913, Lecomte công bố họ Long não
(Lauraceae) ở Đông Dương và Nam Trung Quốc. Cho đến năm 1934, H. Liou
công bố các loài thuộc họ Long não (Lauraceae) ở Đông Dương và Nam Trung
Quốc. Sau này, E. D. Merrill (1935) đã đưa ra bản mô tả chi tiết họ Long não
(Lauraceae) ở Đông Dương. Ast (1938), đã công bố các loài có mặt ở Đông
Dương (Phạm Thị Vân, 2013) [16]. Như vậy, các tác giả người Pháp đã phân
tích, đánh giá họ Long não (Lauraceae) ở các vùng khác nhau tại Đông Dương,
trong đó có Việt Nam.
2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Cây Re hương hiện nay chưa được nghiên cứu nhiều. ở việt nam có hai
loại cây re hương có màu sắc khác nhau: Gỗ Gù hương đỏ mầu sẫm đỏ vân gỗ
rất đẹp . Loại này chỉ tìm thấy ở vùng rừng núi Quảng ninh . Còn đại đa số ở
vùng miền còn lại Gù Hương có mầu vàng nhạt sám pha chút sắc xanh. Re
hương thuộc họ long não:
Những công trình nghiên cứu về thực vật của họ Long não (Lauraceae
Juss.), Long não là họ có thành phần loài đa dạng và có nhiều giá trị sử dụng nên
đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm, người đầu tiên nghiên cứu
rừng Việt Nam là Loureiro (1793) và công bố trong thực vật chí Nam Bộ, tiếp
theo đã có nhiều công trình nghiên cứu và công bố về các loài họ Long não
trong các bộ sách Thực vật chí Ấn Độ với 16 chi và 250 loài, Trung Quốc có 18
chi và 500 loài, Malaixia 12 chi và 200 loài, Đông Dương có 12 chi và 50 loài,...
Họ Long não bao gồm chủ yếu là các loài cây gỗ, cây bụi thường xanh. Tuy vậy,

cũng có chi Sassafras với một số loài rụng lá và chi Cassytha (tơ xanh) có các
loài dây leo sống ký sinh. Cành non có màu xanh, vỏ có mùi thơm, có chồi ngủ
đông. Lá mọc cụm ở đầu cành, có 3 gân chính hay hệ gân đơn giản. Hoa mẫu 3,
bao phấn mở, có nhị lép và tuyến mật ở gốc chỉ nhị. Quả có đài dính liền phát
triển thành dạng đấu dưới quả. Trên thế giới họ Long não (Lauraceae) gồm có
55 chi và gần 2.500 loài phân bố ở các khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới. Chúng
phân bố tập trung chủ yếu ở Đông Nam Á và Brazil. Ở Việt Nam hiện đã biết có


i

LỜI CẢM ƠN
Mỗi sinh viên sau một thời gian học tập đều muốn có một thời gian được
ra môi trường thực tế để rèn luyện kiến thức đã học được ở giảng đường. Đồng
thời đây cũng là khoảng thời gian để sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu
khoa học, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn nghiên cứu cũng như
công việc ngoài thực địa. Từ đó nâng cao tri thức, năng lực, khả năng sang tạo
của bản than trong môi trường thực tế.
Sau một thời gian tiến hành thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này lời đầu tiên Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại
Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, xin cảm ơn các
Thầy giáo, Cô giáo đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt bốn năm qua.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành tới Cô giáo Th.S ĐẶNG THỊ
THU HÀ, những người đã trực tiếp tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn tới UBND huyện Võ Nhai, Hạt Kiểm Lâm, Ban Quản
Lí khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng đã giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại huyện.
Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè tôi những người đã ủng hộ, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.

Mặc dù đã cố gắng, nhưng do thời gian có hạn cộng với vốn kiến thức bản
than còn nhiều hạn chế nên bài khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy
tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn
đồng nghiệp để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, năm 2015
Sinh viên

Triệu Sinh Lý


8

kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi cao, rừng kín thường xanh mưa ẩm á
nhiệt đới núi thấp, rừng hỗn giao gỗ - tre nứa, cấu trúc 4 tầng với độ che phủ
lớn. Đặc biệt có một số HST đặc trưng cho vùng núi cao như: HST rừng lùn,
rừng rêu. Trong thảm có hàng ngàn loài thực vật, trong đó có một số loài cây có
giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn cao như: Cây Gù hương hay còn gọi là Re hương
(Cinnamomum barhenge), Lát hoa (Chukiasia tabularis), Sến mật (Madhuca
pasquieri), Nghiến (Excentrodendron tonkinensis), (Bộ NN&PTNT, 2000)[3].
Cùng với nhiều cây thuốc quý, đa dạng cây cho quả như: trám trắng, trám đen,
bứa, dọc, dâu da, vải, nhãn rừng, sung, vả, me v.v... Với các thảm xanh bốn mùa
tươi tốt, là nơi tạo điều kiện sinh tồn cho khu hệ động vật hoang dã; bước đầu đã
thống kê hàng chục loài động vật có vú, hàng trăm loài chim, bò sát và lưỡng cư,
hàng vạn các loài côn trùng (cánh cứng, bướm, chuồn chuồn) cùng các loài thủy
sinh vật trong các khe, suối. Trong đó có một số loài thuộc diện quý hiếm, có tên
trong Sách đỏ Việt Nam (Bộ KH&CNMT, 2007) [1]. Sách đỏ Thế giới (2010)
và Nghị định 32/2006 /NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật, động vật rừng
nguy cấp quý hiếm như: sơn dương (Naemorhedus sumatrensis), cu ly nhỏ
(Nycticebus pygmaeus), khỉ cộc (Macaca arctoides), cầy sao (Prionodon

pardicolor), cầy hương (Viverricula malaccensis), mèo rừng (Prionailurus
bengalensis), sóc bay sao (Petaurista elegans), rắn hổ mang (Naja naja), rắn sọc
dưa (Colecognathus radiara),…cùng các loài bướm quý hiếm và hàng trăm các
loài thủy sinh vật có giá trị kinh tế cao. Đây là nguồn tài nguyên đa dạng sinh
học, một quỹ gen tự nhiên rất quý giá, còn ít ỏi trong tự nhiên ở Việt Nam
nhưng lại đang hiện hữu ở khu rừng đặc dụng của huyện, mặc dù với số lượng
của từng loài không cao lại đang trong tình trạng bị đe dọa mất dần. Tuy vậy đây
là vốn vô cùng quý hiếm mà thiên nhiên đã ban tặng. Là nền tảng cung cấp các
dịch vụ đa dạng sinh thái trong chiến lược phát triển KT-XH của Thái Nguyên
nói chung và huyện Võ Nhai nói riêng. Chúng là tiềm năng cung cấp lương
thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thụ phấn cho cây trồng, là nơi lưu giữ và sản
sinh ra các nguồn nước ngọt sạch. Không những thế khu rừng của huyện Võ


9

Nhai còn là khu rừng đầu nguồn quan trọng của huyện và các vùng lân cận, là
bức rèm xanh góp phần giảm thiểu các hiện tượng cực đoan của khí hậu trong
bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Là tấm màng xanh có khả năng lọc sạch các
chất ô nhiễm do các hoạt động khai thác khoáng sản, góp phần ngăn ngừa thiên
tai, trượt lở xói mòn đất, lũ lụt.
Về giá trị sử dụng
Từ các kết quả phỏng vấn trực tiếp người dân địa phương ở các địa
phương khác nhau trên huyện Võ Nhai và dựa theo các tài liệu như: Từ điển cây
thuốc, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 1991) [7], và các tài
liệu liên quan khác cho thấy các loài thực vật của huyện Võ Nhai thuộc 5 nhóm
công dụng khác nhau; trong đó cây cho tinh dầu chiếm tỷ lệ lớn nhất chiếm
100%; nhóm cây làm thuốc với 15 loài (32,61%) so với tổng số loài nghiên cứu;
tiếp đến là nhóm cây cho gỗ với 19 loài (41,30%); nhóm cây cho dầu béo với 8
loài (17,39%) và thấp nhất là nhóm cây ăn được với 1 loài (2,17%).

Nhóm cây làm thuốc: Bao gồm các loài; chủ yếu là chữa các nhóm bệnh
về thời tiết, bệnh tiêu hóa,... điển hình như: Re hương (Cinnamomum
parthenoxylon), Màng tang (Litsea cubeba), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa)... .
Nhóm cây cho gỗ: Bao gồm những loài được dùng để đóng đồ gia dụng,
trong xây dựng; chủ yếu thuộc các loài như: Re hương (Cinnamomum
parthenoxylon), Quế rừng (Cinnamomum iners Rein),...
Nhóm cây cho tinh dầu: Đây là họ chứa tinh dầu nên tất cả các loài trong
chi được nói đến đều cho tinh dầu trong đó có loài Re hương (Cinnamomum
parthenoxylon (Jack.) Meisn.) đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, tùy vào từng
loài mà sự tích lũy hàm lượng tinh dầu khác nhau.
Một số nghiên cứu ở Việt Nam thời gian qua
- (Lê Thị Diên và cs,2010)[6] Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh của
loài Re hương (Cinnamomum parthenoxylon) tại vườn quốc gia Bạch Mã.


10

- (Nguyễn Hoàng Nghĩa và cs,2005)[9]. Nghiên cứu khoa học “kết quả
giâm hom Re hương phục vụ trồng rừng bảo tồn nguồn gen” Có một số kết luận:
Giâm hom re hương vào mùa khô cho tỷ lệ ra rễ cao hơn hẳn so với mùa mưa.
- Các chất kích thích ra rễ không đem lại tỷ lệ ra rễ cao hơn trong mùa
mưa so với đối chứng, ngược lại hầu hết các công thức xử lý đều ra rễ với tỷ lệ
cao hơn hẳn (đạt tới 65%) và chỉ số ra rễ cao hơn. Như vậy giâm hom re hương
là một phương thức nhân giống hiệu quả đối với cây Re hương.
- Kỹ thật trồng cây Re hương (Cinnamomum parthenoxylon) – (Công ty
DV&TV Nông Lâm Nghiệp Đồng Tiến) [4].
- Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên loài cây Re hương
(Cinnamomum parthenoxylon) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát
triển loài tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc tỉnh Bắc Kạn (Phạm
Thị Vân,2013) [16].

2.3. Tình hìnhTự nhiên, kinh tế và xã hội khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Võ Nhai là một huyện vùng cao nằm về phía Đông - Bắc của tỉnh
Thái Nguyên. Cách TP Thái nguyên khoảng 40km về phía bắc Có toạ độ địa lí.
1050 51’05’’ đến 106008’38’’ kinh độ đông
21045’12’’ 21056’30’’ vĩ độ bắc.
- Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn (Tỉnh Lạng Sơn)
- Phía Tây giáp với huyện Đồng Hỷ và Huyện Phú Lương
- Phía Nam giáp với Huyện Đồng Hỷ và Huyện Yên Thế (Tỉnh Bắc
Giang)
- Phía Bắc giáp huyện Na Rì (Tỉnh Bắc Kạn) Thị trấn Đình Cả, trung tâm
huyện cách TP Thái Nguyên 37km và cách thị trấn Đồng Đăng - Lạng Sơn
80km. Huyện gồm 14 xã và 1 thị trấn, trong đó có 6 xã vùng I, 3xã và 1 Thị
Trấn vùng II, còn lại 5 xã vùng III.


11

Huyện Võ Nhai nằm ở vị trí tiếp giáp của 2 dãy núi cao - Dãy Ngân Sơn
chạy từ Bắc Kạn theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến Võ Nhai và Dãy Bắc
Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam cho nên huyện có địa hình khá phức
tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít. Là huyện có địa hình phức tạp, phần lớn là
diện tích vùng núi đá vôi (chiếm 92%) những vùng đất bằng phẳng, tiện cho sản
xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, tập trung chủ yếu dọc theo các khe suối, các
triền sông và các thung lũng ở vùng núi đá vôi. Toàn huyện có độ cao bình quân
từ 100m đến 800m so với mặt biển, đất nông nghiệp phân bố ở độ cao bình quân
từ 100m đến 450m.
Căn cứ vào địa hình địa mạo đất đai huyện chia thành 3 tiểu vùng có
những đặc điểm sau:

- Tiểu vùng I: Gồm 6 xã (Nghinh Tường, Thượng Nung, Cúc Đường,
Thần Sa, Vũ Chấn, Sảng Mộc), địa hình núi cao dốc, phần lớn là núi đá vôi
(72%) độ dốc lớn (Đa phần từ 250 trở lên). Một số vùng phân bố dọc theo các
khe suối và thung lũng có độ dốc từ 00 – 250 là vùng thích hợp để sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp theo hướng nông, lâm kết hợp.
- Tiểu vùng II: Gồm 3 xã (La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng) và Thị
Trấn Đình Cả có dạng địa hình thung lũng tương đối bằng phẳng chạy dọc theo
quốc lộ 1b với hai bên là hai dãy núi cao có độ dốc lớn. Đất đai của vùng II đã
sử dụng hầu hết vào nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Tiểu vùng III: Gồm 5 xã (Tràng Xá, Liên Minh, Dân Tiến, Bình Long,
Phương Giao), có địa hình bát úp bị chia cắt nhiều bởi các khe suối, sông và xen
lẫn núi đá vôi, các soi bãi ven sông địa hình thấp và tương đối bằng phẳng hơn
các xã vùng I. Độ dốc từ 10-200, có thể sử dụng phát triển cây hàng năm, cây
công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả .
2.3.1.2. Khí hậu
Mặc dù điều kiện địa hình phức tạp bởi có 3 vùng khác nhau nhưng điều
kiện khí hậu tương đối đồng nhất. Do nằm ở chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt
đới Bắc bán cầu nên khí hậu của huyện Võ Nhai chia làm hai mùa rõ rệt. mùa


ii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Stt

Chữ cái viết tắt/ Cụm từ đầy đủ
kí hiệu

1


ĐDSH

Đa dạng sinh học

2

HST

Hệ sinh thái

3

KBT

Khu bảo tồn

4

KT – XH

Kinh tế - xã hội

5

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

6


ODB

Ô dạng bản

7

OTC

Ô tiêu chuẩn

8

TB

Trung bình

9

TP

Thành phố

10

VQG

Vườn quốc gia

11


VTV

Vườn thực vật


13

Võ Nhai có 11 hồ chứa nước, 50 phai đập kiên cố, 12 trạm bơm, 132
kênh mương do Nhà nước hỗ trợ và nhân dân đóng góp xây dựng thuận tiện cho
việc tưới tiêu.
Kinh tế Võ Nhai cơ bản vẫn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp (chiếm
85% tỷ trọng) do còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đất đai kém
màu mỡ, cây trồng còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, trình độ dân trí thấp.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Huyện đạt từ 6% - 7% trên 1 năm. Cơ cấu kinh
tế: Nông, Lâm nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại và Dịch vụ đã có
nhưng bước cải thiện.
2.3.2.2. Về xã hội
Huyện Võ Nhai có 15 đơn vị hành chính cấp xã/phường gồm 1 thị trấn và
14 xã.
- Theo Niên giám thống kê 2010, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.131.300
người, trong đó nam có 558.900 người chiếm 49,4% và nữ là 572.400 người
chiếm 50,6%, tỉ số giới tính nam/nữ là 97,6/100. Tổng dân số đô thị là 293.600
người (25,95%) và tổng dân cư nông thôn là 837.700 người (74,05%). Số con
trên mỗi phụ nữ là 1,9 và tỉ lệ tăng dân số là 0,53% bằng một nửa số với tỉ lệ
tăng của cả nước là 1,05%
- Dân số cuối năm 2010 toàn huyện có 64.241 người, nữ chiếm 50,08%
dân số.
Mật độ dân số trung bình: 73 người/km2, phân bố không đều giữa các
vùng, đông nhất ở trung tâm huyện lỵ và dọc Quốc lộ 1B, ở các xã vùng sâu,
vùng xa mật độ thấp 22 - 25 người/km2.

- Dân tộc: toàn huyện có 8 dân tộc anh em là: Kinh 34,17% chiếm dân số;
Tày 29,88%; Nùng 14,52%; Dao 12,63%; Các dân tộc H’Mông, Cao Lan, Sán
Chí, Hoa chiếm 8,7%.
- Lao động: Toàn huyện có 29.703 lao động nông nghiệp chiếm 47,34%
dân số, trong đó lao động nữ chiếm 57,5%. Hầu hết dân số sống ở nông thôn
(khoảng 90%), chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp.


14

Về trình độ lạo động nhìn chung thấp. Số người được bồi dưỡng về kỹ
thuật trồng, trăm sóc cây trồng 26,87% tổng số hộ. Số lao động có văn hoá bậc
tiểu học chiếm 74,32%, trình độ bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông
chiếm 25%. Số còn lại có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học rất ít. Số hộ gia
đình được giao lưu với bên ngoài không nhiều.
2.3.3. Điều kiện về giáo dục, y tế, du lịch
2.3.3.1. Thực trạng giáo dục đào tạo, y tế của huyện
- Giáo dục đào tạo của huyện: Trong những năm qua huyện Võ Nhai đã
đạt được những tiến bộ đáng ghi nhận trong việc mở rộng phạm vi giáo dục, kể
cả cho người nghèo vùng sâu vùng xa.
- Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng chuyển đổi kinh tế đã đem lại sự
thay đổi đáng kể trong ngành y tế. Toàn huyện có 18 cơ sở y tế gồm một bệnh
viện trung tâm tại huyện, hai phòng khám khu vực ở cụm xã Cúc Đường và cụm
xã Tràng Xá và 15 trạm xá thuộc 14 xã.
2.3.3.2. Du lịch
Võ Nhai có những thắng cảnh nổi tiếng như: quần thể hang động Phượng
Hoàng, suối Mỏ Gà, hang Nà Kháo, hang Huyền. Ngoài ra, Võ Nhai còn có
những di tích lịch sử, văn hoá như: Khu khảo cổ học Mái Đá Ngườm Thần Sa,
Rừng Khuôn Mánh thuộc xã Tràng Xá, Hang Phượng Hoàng xã Phú Thượng…
2.3.4. Những thuận lợi và khó khăn của khu vực nghiên cứu

a) Thuận lợi
Huyện Võ Nhai nằm ở vị trí tiếp giáp của 2 dãy núi cao. Dãy Ngân Sơn và
dãy Bắc Sơn. Đất đai, khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho
phát triển sản xuất nông – lâm kết hợp bền vững và đa dạng. Ngoài ra trong
vùng quỹ đất chưa sử dụng vẫn còn nhiều, có điều kiện mở rộng diện tích canh
tác.
Là vùng có tiềm năng phát triển do có vị trí địa lý thuận lợi, có các thắng
cảnh tự nhiên như: Hang phượng hoàng, suối mỏ gà… Lại gần trung tâm huyện,
giao thông thuận tiện có đường quốc lộ 1B chạy qua.


15

Nguồn lao động dồi dào, người dân nơi đây chất phát, cần cù chịu khó
làm ăn, có kinh nghiệm sản xuất.
Cơ sở vật chất đã được đầu tư qua chương trình 135 và một số chương
trình khác, đã hoàn thiện phần nào về cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động sản xuất của nhân dân đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho đồng bào.
b) Khó khăn
Diện tích rừng tự nhiên còn thấp, nguồn thu nhập chính hiện nay của các
đồng bào chủ yếu dựa vào lúa nước với trình độ canh tác còn lạc hậu, hiệu quả
kinh tế chưa cao và dựa vào tài nguyên rừng.
Trình độ dân trí còn thấp ảnh hưởng đến phát triển, khó khăn trong việc
phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế.


×