Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết dengue và mối liên quan giữa bệnh với yếu tố thời tiết và quần thể véc tơ tại ba tri, tỉnh bến tre, 2004 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ THỊ DIỄM PHƢƠNG

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC
BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE VÀ
MỐI LIÊN QUAN GIỮA BỆNH VỚI YẾU TỐ THỜI TIẾT
VÀ QUẦN THỂ VÉC TƠ TẠI BA TRI, TỈNH BẾN TRE,
2004 - 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ THỊ DIỄM PHƢƠNG

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC
BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE VÀ
MỐI LIÊN QUAN GIỮA BỆNH VỚI YẾU TỐ THỜI TIẾT
VÀ QUẦN THỂ VÉC TƠ TẠI BA TRI, TỈNH BẾN TRE,
2004 - 2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01


GS.TS. VŨ SINH NAM

TS. TRẦN THỊ TUYẾT HẠNH

HÀ NỘI, 2015


i

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cám ơn thầy cô
giáo Trường Đại học Y tế công cộng, giáo sư, tiến sĩ Vũ Sinh Nam đã tận tình
hướng dẫn cho em, tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành luận văn này.
Em xin gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học Trường Đại
học Y tế công cộng đã tạo mọi điều kiện thông báo và hướng dẫn cho em thực hiện
đúng qui định của Trường.
Em xin chân thành cám ơn tiến sĩ Trần Thị Tuyết Hạnh cô đã tận tình chỉ
bảo và hướng dẫn dìu dắt cho em trong thời gian làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và tập thể cán bộ khoa Kiểm soát
bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm Trung tâm Y tế dự phòng Bến Tre đã tận
tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để tôi hoàn thành nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và tập thể cán bộ Đài khí tượng thủy
văn Bến Tre đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để tôi hoàn thành
luận văn.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình, những người bạn thân thiết đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất có
thể để tôi hoàn thành luận văn này.



ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................................. i

MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………………………….vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................................... 3
Mục tiêu cụ thể: .......................................................................................................................... 3
Chƣơng 1 .................................................................................................................................... 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................................................... 4
1.1. Những thông tin chung bệnh SXHD .................................................................................... 4
1.1.1. Những đặc điểm chủ yếu của bệnh SXHD ................................................................ 4
1.1.2. Giám sát bệnh nhân SXHD ....................................................................................... 5
1.1.3. Chẩn đoán lâm sàng ................................................................................................. 5
1.1.3.1. Sốt xuất huyết Dengue ........................................................................................... 5
1.1.3.2. Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo. ....................................................... 6
1.1.3.3. Sốt xuất huyết Dengue nặng .................................................................................. 6
1.1.4. Chẩn đoán căn nguyên vi rút Dengue ...................................................................... 7
1.1.5. Giám sát véc tơ ......................................................................................................... 7
1.1.6. Qui trình giám sát véc tơ thường xuyên .................................................................... 7
1.1.7. Đặc điểm sinh thái muỗi Aedes aegypti .................................................................... 8
1.1.8. Các ảnh hưởng của thời tiết, quần thể véc tơ đến bệnh SXHD ................................ 9
1.2. Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về đặc điểm dịch tễ học SXHD và các yếu tố liên
quan đến SXHD ........................................................................................................................ 15
1.3. Khung lý thuyết ................................................................................................................. 18
1.4. Thông tin về địa bàn nghiên cứu ....................................................................................... 18
Chƣơng 2 .................................................................................................................................. 20

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 20
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: ....................................................................................................... 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu mục tiêu 1 ........................................................................... 20


iii

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu mục tiêu 2 ........................................................................... 20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................................... 20
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................................... 20
2.3.1. Mục tiêu 1 ............................................................................................................... 20
2.3.2. Mục tiêu 2 ............................................................................................................... 21
2.4. Cỡ mẫu ............................................................................................................................... 21
2.4.1. Cỡ mẫu mục tiêu 1 .................................................................................................. 21
2.4.2. Cỡ mẫu mục tiêu 2 .................................................................................................. 21
2.5. Phƣơng pháp chọn mẫu .................................................................................................... 21
2.5.1. Phương pháp chọn mẫu mục tiêu 1 ........................................................................ 21
2.5.2. Phương pháp chọn mẫu cho mục tiêu 2 .................................................................. 22
2.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu............................................................................................. 22
2.7. Các biến số nghiên cứu (phụ lục 2) ................................................................................... 22
2.8. Các khái niệm, thƣớc đo, hay tiêu chuẩn đánh giá dùng trong nghiên cứu ....................... 22
2.8.1. Các khái niệm. ........................................................................................................ 22
2.8.2. Thước đo và tiêu chuẩn đánh giá ........................................................................... 22
2.9. Xử lý và phân tích số liệu .................................................................................................. 23
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ....................................................................................... 23
2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ....................................... 23
2.11.1. Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................................... 23
2.11.2. Sai số có thể gặp phải ........................................................................................... 24
2.11.3. Biện pháp khắc phục ............................................................................................. 24
Chƣơng 3 .................................................................................................................................. 25

KẾT QUẢ ................................................................................................................................. 25
3.1. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh SXHD huyện Ba Tri giai đoạn 2004 – 2014............... 25
3.1.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh SXHD tại Ba Tri, 2004-2014....................................... 25
3.1.1.1. Diễn tiến số ca mắc, chết SXHD theo thời gian. ................................................. 25
3.1.1.2. Phân bố số ca bệnh SXHD theo địa phƣơng........................................................ 27
3.1.1.3. Phân bố ca bệnh SXHD theo giới ........................................................................ 28
3.1.1.4. Phân bố ca bệnh SXHD theo nhóm tuổi .............................................................. 29


iv

3.1.1.5. Phân bố ca bệnh SXHD theo phân độ lâm sàng .................................................. 29
3.1.1.6. Giám sát vi rút, huyết thanh ................................................................................. 30
3.1.1.7. Giám sát véc tơ truyền bệnh SXHD .................................................................... 32
3.1.2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh SXHD tại Ba Tri năm 2014......................................... 34
3.1.2.1. Phân bố số ca mắc SXHD theo tháng .................................................................. 34
3.1.2.2. Phân bố ca bệnh SXHD theo địa phương ............................................................ 35
3.1.2.3. Đặc điểm nhân khẩu học bệnh nhân SXHD ........................................................ 36
3.1.2.4. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán bệnh của bệnh nhân SXHD
.......................................................................................................................................... 37
3.1.2.5. Phân bố bệnh SXHD theo chẩn đoán vào viện và chẩn đoán ra viện ................. 40
3.1.2.6. Kết quả xét nghiệm xác định Dengue .................................................................. 41
3.2. Mối liên quan giữa bệnh SXHD với yếu tố thời tiết và quần thể véc tơ tại Ba Tri giai đoạn
2004 -2014 ................................................................................................................................ 42
3.2.1. Mối liên quan giữa bệnh SXHD với yếu tố thời tiết và quần thể véc tơ tại huyện Ba
Tri giai đoạn 2004 - 2014. ................................................................................................ 42
3.2.1.1. Mối liên quan giữa bệnh SXHD và quần thể véc tơ tại huyện Ba Tri giai đoạn
2004 - 2014. ...................................................................................................................... 42
3.2.1.2. Mối liên quan giữa bệnh SXHD và yếu tố thời tiết, 2004-2014. ........................ 46
3.2.2. Mối liên quan giữa bệnh SXHD với yếu tố thời tiết và quần thể véc tơ tại huyện Ba

Tri năm 2014. .................................................................................................................... 51
3.2.2.1. Mối liên quan giữa ca bệnh và quần thể véc tơ ................................................... 51
3.2.2.2. Mối liên quan giữa ca bệnh và yếu tố thời tiết .................................................... 53
Chƣơng 4 .................................................................................................................................. 55
BÀN LUẬN .............................................................................................................................. 55
4.1. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh SXHD huyện Ba Tri giai đoạn 2004 -2014 ................ 55
4.1.1. Đặc điểm dịch thễ học bệnh SXHD tại huyện Ba Tri, 2004-2014 ......................... 55
4.1.1.1. Diễn tiến dịch SXHD theo thời gian .................................................................... 55
4.1.1.2. Phân bố số ca bệnh SXHD theo địa phương ....................................................... 56
4.1.1.3. Phân bố ca bệnh SXHD theo giới ........................................................................ 57
4.1.1.4. Phân bố ca bệnh SXHD theo nhóm tuổi .............................................................. 57


v

4.1.1.5. Phân bố ca bệnh SXHD theo phân độ lâm sàng .................................................. 57
4.1.1.6. Giám sát vi rút, huyết thanh................................................................................. 58
4.1.1.7. Giám sát véc tơ truyền bệnh SXHD ..................................................................... 58
4.1.2.1. Phân bố bệnh SXHD theo tháng .......................................................................... 59
4.1.2.2. Phân bố bệnh SXHD theo địa phương ................................................................. 60
4.1.2.3. Đặc điểm nhân khẩu học bệnh nhân SXHD ........................................................ 60
4.1.2.4. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán bệnh của bệnh nhân SXHD ........ 61
4.1.2.5. Phân bố bệnh SXHD theo chẩn đoán vào viện và chẩn đoán ra viện ................. 63
4.1.2.6. Phân bố kết quả xét nghiệm xác định Dengue ..................................................... 63
4.2.1. Mối liên quan giữa bệnh SXHD với yếu tố thời tiết và quần thể véc tơ tại huyện Ba
Tri, 2004 - 2014. ............................................................................................................... 64
4.2.2. Mối liên quan giữa số ca bệnh SXHD với yếu tố thời tiết và quần thể véc tơ năm
2014 .................................................................................................................................. 65
KẾT LUẬN............................................................................................................................... 67
1. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh SXHD huyện Ba Tri năm 2004 -2014 ........................... 67

2. Mối liên quan giữa bệnh SXHD với yếu tố thời tiết và quần thể véc tơ tại Ba Tri, 2004-2014.
.................................................................................................................................................. 68
KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................................... 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 70
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 78
PHỤ LỤC 1: Nơi sống của lăng quăng muỗi Aedes ................................................................ 78
PHỤ LỤC 2: Các biến số nghiện cứu …………………………………………………………85
PHỤ LỤC 3: ............................................................................................................................. 85
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN BỆNH NHÂN SXHD TỪ PHIẾU ĐIỀU TRA ................ 85
PHỤ LỤC 4: Mẫu thu thập số liệu sốt xuất huyết Dengue huyện Ba Tri, 2004-2014. ............ 90
PHỤ LỤC 5: Mẫu thu thập số liệu sốt xuất huyết Dengue huyện Ba Tri, 2004-2014. ............ 91
PHỤ LỤC 6: Mẫu thu thập số liệu số bệnh sốt xuất huyết Dengue theo xã, thị trấn huyện Ba
Tri.............................................................................................................................................. 92
PHỤ LỤC 7: Mẫu thu thập kết quả xét nghiệm vi rút huyết thanh huyện Ba Tri, 2004-2014. 94
PHỤ LỤC 8: Mẫu thu thập chỉ số mật muỗi (DI) huyện Ba Tri, 2004-2014. .......................... 95


vi

PHỤ LỤC 9: Mẫu thu thập chỉ số Breteau (BI) huyện Ba Tri, 2004-2014. ............................. 96
PHỤ LỤC 10: Mẫu thu thập số liệu nhiệt độ trung bình huyện Ba Tri, 2004-2014. ............... 97
PHỤ LỤC 11: Mẫu thu thập số liệu lƣợng mƣa trung bình huyện Ba Tri, 2004-2014. ........... 98
PHỤ LỤC 12: Mẫu thu thập số liệu độ ẩm tƣơng đối trung bình huyện Ba Tri, 2004-2014. .. 99
Mẫu 2 ...................................................................................................................................... 100
Mẫu 5a .................................................................................................................................... 101
Mẫu 1b…………………………………………………………………………………..……102
Mẫu 1a .................................................................................................................................... 103


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DI:

Chỉ số mật độ muỗi Aedes

HI:

Chỉ số nhà có muỗi

BI:

Chỉ số Breteau

HILQ :

Chỉ số nhà có lăng quăng Aedes

CI:

Chỉ số dụng cụ chứa nƣớc có lăng quăng Aedes

DEN:

Dengue

DCCN:

Dụng cụ chứa nƣớc


LQ:

Lăng quăng

GSCT:

Giám sát côn trùng

HGĐ:

Hộ gia đình

SXHD:

Sốt xuất huyết Dengue

TTYTDP:

Trung tâm Y tế dự phòng


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Số ca mắc SXHD/100.000 dân tại Ba Tri và một số địa phƣơng trong giai
đoạn từ 2009 đến 2013………………………………………………………………...15
Bảng 3.1. Kết quả giám sát vi rút, huyết thanh..……………………………………….30
Bảng 3.2. Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân SXHD tại huyện Ba Tri 2014……36

Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân SXHD theo chẩn đoán vào viện và chẩn đoán ra viện
huyện Ba Tri năm 2014………………………………………………………………..40
Bảng 3.4. Phân bố kết quả xét nghiệm xác định Dengue huyện Ba Tri năm 2014…. .41


ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Diễn tiến tình hình dịch SXHD tại huyện Ba Tri, 2004-2014………….……..…25
Biểu đồ 3.2: Phân bố số ca mắc SXHD theo tháng tại huyện Ba Tri từ 2004 đến 2014 và đƣờng
cong dự báo dịch 2006-2010………………………………………………………………..…26
Biểu đồ 3.3: Phân bố ca mắc, mắc/100.000 dân do SXHD theo địa phƣơng tại huyện Ba Tri,
2004- 2014……………………………………………………………………………………..27
Biểu đồ 3.4: Phân bố ca bệnh SXHD theo giới………………………………………………..28
Biểu đồ 3.5: Phân bố ca bệnh SXHD theo nhóm tuổi…………………………………………29
Biểu đồ 3.6: Phân bố tỷ lệ ca bệnh SXHD theo phân độ lâm sàng tại huyện Ba Tri, 20042014……………………………………………………………………………………………29
Biểu đồ 3.7: Phân bố týp vi rút gây bệnh SXHD tại huyện Ba Tri, 2004- 2014………………31
Biểu đồ 3.8: Mật độ muỗi Aedes aegypti (DI) theo tháng tại huyện Ba Tri, 2004- 2014……..32
Biểu đồ 3.9: Chỉ số Breteau (BI) theo tháng tại huyện Ba Tri, 2004-2014……………………33
Biểu đồ 3.10: Phân bố bệnh nhân SXHD huyện Ba Tri năm 2014 theo than…………………34
Biểu đồ 3.11: Phân bố ca bệnh SXHD tại Ba Tri năm 2014 theo địa phƣơng………………...35
Biểu đồ 3.12: Phân bố ca bệnh SXHD theo yếu tố dịch tễ tại Ba Tri năm 2014………………37
Biểu đồ 3.1.3: Phân bố ca bệnh SXHD theo dấu hiệu lâm sàng tại Ba Tri năm
2014……………………………………………………………………………….…………...38
Biểu đồ 3.14: Phân bố số ca mắc SXHD theo kết quả cận lâm sàng tại huyện Ba Tri năm
2014……………………………………………………………………………………………39
Biểu đồ 3.15: Phân bố số ca bệnh SXHD theo chẩn đoán vào viện tại huyện Ba Tri năm
2014……………………………………………………………………………………………39
Biểu đồ 3.16: Phân bố týp vi rút gây bệnh SXHD tại Ba Tri năm 2014………………………41
Biểu đồ 3.17: Mối liên quan giữa ca bệnh SXHD với mật độ muỗi Aedes aegypti (DI) tại

huyện Ba Tri trung bình theo tháng, 2004 – 2014……………………………………………..42
Biểu đồ 3.18: Mối liên quan giữa số ca mắc SXHD và chỉ số mật độ muỗi Aedes aegypti tại Ba
Tri theo tháng, 2004 - 2014……………………………………………………………………43
Biểu đồ 3.19: Mối liên quan giữa số ca mắc SXHD và chỉ số Breteau (BI) tại Ba Tri theo trung
bình tháng, 2004-2014…………………………………………………………………………44


x

Biểu đồ 3.20. Mối liên quan giữa số ca mắc SXHD và chỉ số Breteau tại Ba Tri theo tháng,
2004-2014. ................................................................................................................................. 45
Biểu đồ 3.21. Mối liên quan giữa số ca mắc SXHD và nhiệt độ trung bình (°C) tại Ba Tri theo
trung bình tháng, 2004-2014 ...................................................................................................... 46
Biểu 3.22: Mối liên quan giữa số ca mắc SXHD và nhiệt độ trung bình (°C) tại Ba Tri theo
tháng, 2004-2014. ...................................................................................................................... 47
Biểu đồ 3.23: Mối liên quan giữa số ca mắc SXHD và lƣợng mƣa trung bình (mm) tại Ba Tri
theo tháng, 2004-2014. .............................................................................................................. 48
Biểu 3.24: Mối liên quan giữa số ca mắc SXHD và lƣợng mƣa trung bình (mm) tại Ba Tri theo
tháng, 2004-2014 ....................................................................................................................... 49
Biểu đồ 3.25: Mối liên quan giữa số ca mắc SXHD và độ ẩm trung bình (%) tại Ba Tri theo
tháng, 2004-2014. ...................................................................................................................... 49
Biểu đồ 3.26: Mối liên quan giữa số ca mắc SXHD và độ ẩm trung bình (%) tại Ba Tri theo
tháng, 2004-2014. ...................................................................................................................... 50
Biểu đồ 3.27: Mối liên quan giữa số ca mắc SXHD và mật độ muỗi Aedes aegypti (DI) theo
tháng tại Ba Tri năm 2014. ........................................................................................................ 51
Biểu đồ 3.28: Mối liên quan giữa số ca mắc SXHD và chỉ số Breteau (BI) theo tháng năm
2014.. ......................................................................................................................................... 52
Biểu đồ 3.29: Mối liên quan giữa số ca mắc SXHD và nhiệt độ trung bình (°C) theo tháng tại
Ba Tri năm 2014. ....................................................................................................................... 53
Biểu đồ 3.30: Mối liên quan giữa số ca mắc SXHD và lƣợng mƣa trung bình (mm) theo tháng

tại Ba Tri năm 2014. .................................................................................................................. 53
Biểu đồ 3.31: Mối liên quan giữa số ca mắc SXHD và độ ẩm trung bình (%) theo tháng tại Ba
Tri năm 2014…………………………………………………………………………………...54


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình1: Sơ đồ khung lý thuyết………………………………………………………….18


xii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Hiện nay bệnh SXHD có chiều hƣớng gia tăng do ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣ tốc
độ đô thị hóa cao, nóng ẩm toàn cầu, biến đổi khí hậu, mở rộng phân bố và phát triển
của quần thể véc tơ truyền bệnh, sự lƣu hành của các týp vi rút và các yếu tố này tác
động đan xen với nhau rất phức tạp. Nghiên cứu này nhằm mô tả đặc điểm dịch tễ học
bệnh SXHD, 2004 -2014 tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre và tìm hiểu mối liên quan giữa
bệnh SXHD với yếu tố thời tiết và quần thể véc tơ. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp
hồi cứu toàn bộ hồ sơ bệnh án của các ca mắc SXHD năm 2014; Các báo cáo tháng,
báo cáo năm của TTYTDP tỉnh Bến Tre về số ca mắc/chết do SXHD; Kết quả điều tra
vectơ hàng tháng; Số liệu thời tiết; Kết quả xét nghiệm MAC – ELISA và phân lập vi
rút từ bệnh nhân nghi mắc SXHD tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre giai đoạn 2004-2014.
Kết quả nghiên cứu giai đoạn 2004-2014, đã ghi nhận tổng số 5728 ca mắc SXHD, tử
vong 5 ca. Phân tích số mắc cho thấy: tỷ lệ bệnh phân bố đều ở cả 2 giới, 87,9% là trẻ
em< 15 tuổi. Bệnh phân bố rộng ở 24/24 xã, thị trấn, đặc biệt là các xã ven biển, ven
sông Hàm Luông, sông Ba Lai; Phân độ lâm sàng chủ yếu là SXHD và SXHD có dấu
hiệu cảnh báo (83,2%); Bệnh xuất hiện quanh năm, tăng cao vào mùa mƣa từ tháng 5
đến tháng 10, đạt đỉnh vào tháng 6 tháng 7. Tỷ lệ mắc/100.000 dân thay đổi từ 20,9 đến

1018,5. Năm 2004 và 2010 là 02 năm có dịch lớn với số ca mắc/100.000 dân lần lƣợt là
353,7 và 1018,5, đây là những năm có sự chuyển đổi týp vi rút gây dịch. Có 4 týp vi rút
lƣu hành tại Ba Tri, trong đó DEN-1, DEN-2 là týp lƣu hành địa phƣơng và Aedes
aegypti là véc tơ truyền bệnh chính. Năm 2014, Ba Tri ghi nhận 247 ca SXHD, nhƣng
chỉ có 199 ca SXHD thoả mãn tiêu chuẩn chọn mẫu, trong đó, nam chiếm 53,3%, cao
hơn nữ (46,7%), 91% là trẻ em dƣới 15 tuổi. Các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng
nổi bật là sốt cao (62,8%), đau đầu (44,7%), dây thắt dƣơng tính (44,2%), xuất huyết
(26,6%). Bạch cầu ≤ 100.000 mm3 là 53,8%. Có mối liên quan thuận, mạnh giữa số ca
mắc SXHD trung bình theo tháng trong 11 năm (2004 -2014) với lƣợng mƣa trung bình
(r= 0,697), độ ẩm trung bình (r= 0,591) và chỉ số mật độ muỗi (r= 0,822), chỉ số BI (r=
0,809); Có liên quan thuận ở mức trung bình giữa số ca mắc SXHD trung bình theo


xiii

tháng với nhiệt độ trung bình (r= 0,368). Phân tích theo tháng trong 11 năm (2004 2014) số ca mắc SXHD có mối liên quan thuận, ở mức trung bình với quần thể véc tơ
và có mối liên quan thuận ở mức yếu với yếu tố thời tiết. Riêng năm 2014, có mối liên
quan thuận, mạnh giữa số ca mắc SXHD với chỉ số Breteau (r=0,678), lƣợng mƣa (r=
0,829) và độ ẩm (r=0,565).
Khuyến nghị:
1. Các cơ sở y tế cần chú ý theo dõi giám sát phát hiện sớm những ca mắc vào đầu mùa
dịch bắt đầu từ tháng 4 để có những biện pháp phòng chống dịch kịp thời không để dịch
lan rộng.
2. Vì số ca mắc chủ yếu ở lứa tuổi học sinh, cần tăng cƣờng giáo dục truyền thông nâng
cao nhận thức và thực hành phòng chống SXHD ở các cơ sở trƣờng học, phụ huynh
học sinh.
3. Đẩy mạnh hoạt động diệt véc tơ truyền bệnh SXHD tại cộng đồng, đặc biệt vào trƣớc
mùa mƣa (tháng 3- tháng 4) hàng năm để làm giảm quần thể véc tơ và nguy cơ dịch.



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt Dengue (SD) và sốt xuất huyết Dengue (SXHD) xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam từ
cuối những năm 1950 và cho đến nay đã trở thành một bệnh dịch lƣu hành. Tại Việt
Nam, có số ca mắc và chết do SD/SXHD gia tăng kể từ năm 1994 trở lại đây và bệnh
đã và đang trở thành vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm. Năm 1998 số mắc và tử
vong do bệnh rất cao với 234.920 trƣờng hợp mắc, 337 trƣờng hợp tử vong tại 56/61
tỉnh/thành phố. Trƣớc tình hình đó, Thủ tƣớng Chính Phủ đã có quyết định số
196/1998/QĐ – TTg đƣa dự án phòng chống SD/SXHD trở thành một mục tiêu trong
Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm
[1],[7].
SXHD là bệnh nhiễm vi rút Dengue (DEN) cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành
dịch lớn. SXHD có thể gây bệnh cảnh nguy kịch, hội chứng sốc Dengue nhanh chóng
dẫn tới tử vong nếu không đƣợc chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đến nay, bệnh SXHD
chƣa có thuốc điều trị đặc hiệu và chƣa có vắc xin phòng bệnh, vì vậy hoạt động diệt
véc tơ đặc biệt là diệt lăng quăng/bọ gậy với sự tham gia tích cực của từng hộ gia đình
(HGĐ) và cả cộng đồng là biện pháp hiệu quả trong phòng chống SXHD. Theo Tổ
chức sáng kiến về vắc xin SXHD cho trẻ em (Pediatric Vaccine Dengue Prevention
Initiative) thì trên thế giới hiện nay có hơn 125 quốc gia đang trong vùng dịch tễ của
SXHD và hơn 3,6 tỉ ngƣời nằm trong khu vực có nguy cơ bị nhiễm SXHD. Đông Nam
Á là khu vực có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do SXHD cao nhất trên thế giới [7],[8],[68].
Bến Tre là vùng lƣu hành của bệnh SXHD, bệnh xảy ra quanh năm và số ca mắc
thƣờng gia tăng vào mùa mƣa do có sự gia tăng mật độ côn trùng truyền bệnh SXHD.
Tính từ đầu năm đến 23/11/2014 toàn tỉnh Bến Tre ghi nhận 698 ca SXHD, 01 ca tử
vong, trong đó huyện có số mắc cao nhất là Ba Tri 226 ca, 01 ca tử vong, chiếm 32,4%
trong tổng số ca mắc, tăng 6,3 lần so với cùng kỳ 2013 (36 ca). Tỷ lệ mắc/100.000 dân
của Ba Tri là 118,3, cao gấp 2,2 lần của tỉnh (54,8) và cao hơn của khu vực phía Nam
(73,2). So với 20 tỉnh khu vực phía Nam số ca mắc/100.000 của Ba Tri đứng thứ ba sau



2

Bà Rịa Vũng Tàu (319,7) và Bình Phƣớc (82,2)[45],[46],[51]. Theo kết quả nghiên cứu
của Hoàng Quốc Cƣờng và cộng sự (2011) có mối tƣơng quan mật thiết giữa các yếu tố
thời tiết và số ca mắc SXHD tại tỉnh Khánh Hòa và theo Đặng Ngọc Chánh và cộng sự
(2011) sự biến đổi về lƣợng mƣa và nhiệt độ theo mùa là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng
tới sự phát triển của véc tơ truyền bệnh SXHD tại 04 xã ven biển tỉnh Bến Tre [30],[31],
Tỷ lệ nhiễm SXHD trong những năm gần đây có chiều hƣớng gia tăng do ảnh hƣởng
của nhiều yếu tố nhƣ tốc độ đô thị hóa cao, biến đổi khí hậu, sự thay đổi véc tơ truyền
bệnh, sự thay đổi của các týp vi rút, tuy nhiên các yếu tố này tác động đan xen với nhau
rất phức tạp[31]. Vậy tại Ba Tri đặc điểm dịch tễ học bệnh SXHD giai đoạn 2004 đến
2014 nhƣ thế nào? Có mối liên quan giữa bệnh SXHD với yếu tố thời tiết và quần thể
véc tơ không? Để trả lời đƣợc các câu hỏi trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Một số
đặc điểm dịch tễ học bệnh SXHD và mối liên quan giữa bệnh với yếu tố thời tiết và
quần thể véc tơ tại Ba Tri, tỉnh Bến Tre, 2004 -2014”.Từ kết quả nghiên cứu rút ra các
giải pháp góp phần giúp cho việc phòng chống SXHD của địa phƣơng có hiệu quả hơn.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu cụ thể:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue tại huyện Ba Tri
giai đoạn 2004 - 2014.
2. Xác định mối liên quan giữa bệnh sốt xuất huyết Dengue với yếu tố thời tiết và
quần thể véc tơ tại huyện Ba Tri giai đoạn 2004 - 2014.


4


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những thông tin chung bệnh SXHD
1.1.1. Những đặc điểm chủ yếu của bệnh SXHD
SXHD là bệnh dịch lƣu hành địa phƣơng ở Việt Nam, nhất là ở các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long, đồng bằng Bắc bộ và vùng ven biển miền Trung. Do đặc điểm địa lý,
khí hậu khác nhau, ở miền Nam và miền Trung bệnh xuất hiện quanh năm, ở miền Bắc
và Tây nguyên bệnh thƣờng xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11. Ở miền Bắc những tháng
khác bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh, ít mƣa, không thích hợp cho sự sinh sản và hoạt
động của muỗi Aedes aegypti. Bệnh SXHD phát triển nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9,
10 trong năm[8]. Bệnh SXHD đƣợc chẩn đoán xác định trong phòng thí nghiệm bằng
phân lập/phát hiện vật liệu di truyền hoặc kháng nguyên vi rút trong máu trong vòng 5
ngày đầu của sốt hoặc phát hiện kháng thể IgM kháng vi rút DEN đặc hiệu trong huyết
thanh từ sau ngày thứ 5[8].
Mọi ngƣời chƣa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể bị mắc bệnh từ trẻ sơ sinh cho đến
ngƣời lớn. Sau khi khỏi bệnh sẽ đƣợc miễn dịch suốt đời với týp vi rút DEN gây bệnh
nhƣng không đƣợc miễn dịch bảo vệ chéo với các týp vi rút DEN khác. Nếu bị mắc
bệnh lần thứ hai với týp vi rút DEN khác, bệnh nhân có thể sẽ bị bệnh nặng hơn và dễ
xuất hiện sốc Dengue[8]. Thời kỳ ủ bệnh từ 3 – 14 ngày, trung bình từ 5 – 7 ngày. Bệnh
nhân là nguồn lây bệnh trong thời kỳ có sốt, nhất là 5 ngày đầu của sốt là gian đoạn
trong máu có nhiều vi rút. Muỗi bị nhiễm vi rút thƣờng sau 8 – 12 ngày sau hút máu có
thể truyền bệnh và truyền bệnh suốt đời[8].
Bệnh không lây truyền trực tiếp từ ngƣời sang ngƣời mà do muỗi đốt ngƣời bệnh có
mang vi rút sau đó truyền vi rút sang ngƣời lành qua vết đốt[8]. Tác nhân gây bệnh
SXHD là vi rút DEN thuộc nhóm Flavivirus, họ Flavividae với 4 týp huyết thanh DEN1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4[8]. Cả 4 týp huyết thanh đều có thể gặp ở Việt Nam và
luân phiên gây dịch.Vi rút DEN có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể muỗi Aedes aegypti,
tuy nhiên dễ bị diệt khi ra môi trƣờng bên ngoài. Các hóa chất thông thƣờng (nhóm clo



5

hoạt, nhóm alcol, chất tẩy, xà phòng…) và nhiệt độ trên 56°C bất hoạt vi rút chỉ trong
vài chục phút. Vi rút có thể tồn tại lâu dài trong nhiệt độ âm sâu (-70°C)[9]. Hiện nay
bệnh SXHD chƣa có thuốc điều trị đặc hiệu và chƣa có vắc xin phòng bệnh, vì vậy hoạt
động diệt véc tơ đặc biệt là diệt lăng quăng/bọ gậy với sự tham gia tích cực của từng hộ
gia đình và cả cộng đồng là biện pháp hiệu quả trong phòng chống SXHD[8].
1.1.2. Giám sát bệnh nhân SXHD
Định nghĩa ca bệnh giám sát (ca bệnh lâm sàng): Ngƣời sống hoặc đến từ vùng có ổ
dịch hoặc lƣu hành SXHD trong vòng 14 ngày có biểu hiện sốt cao đột ngột, liên tục từ
2-7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:
-

Biểu hiện xuất huyết có thể ở nhiều mức độ khác nhau nhƣ: nghiệm pháp dây
thắt dƣơng tính, chấm/mảng xuất huyết ở dƣới da, chảy máu răng hoặc chảy máu
cam.

-

Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn.

-

Da xung huyết, phát ban.

-

Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.

-


Vật vã, li bì.

-

Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.

Định nghĩa ca bệnh xác định: Là ca bệnh đƣợc chẩn đoán xác định bằng kỹ thuật
ELISA (phát hiện IgM hoặc NS1) hoặc phân lập vi rút hoặc xét nghiệm PCR[8].
1.1.3. Chẩn đoán lâm sàng
Kể từ năm 2011, hệ thống các cơ sở điều trị trên cả nƣớc đã chuyển sang thực hiện
chẩn đoán và điều trị SXHD theo hƣớng dẫn của Bộ Y tế ban hành tại quyết định số
458/QĐ-BYT, ngày 16/02/2011. Theo đó, bệnh SXHD đƣợc chia làm 3 mức độ tƣơng
ứng theo hƣớng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới năm 2009 nhƣ sau[5]:
1.1.3.1. Sốt xuất huyết Dengue
Lâm sàng gồm: Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu
sau: 1) Biểu hiện xuất huyết có thể nhƣ nghiệm pháp dây thắt dƣơng tính, chấm xuất
huyết ở dƣới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam; 2) Nhức đầu, chán ăn, buồn


6

nôn; 3) Da xung huyết, phát ban; 4) Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt [5]. Cận lâm
sàng: Hematocrit bình thƣờng (không có biểu hiện cô đặc máu) hoặc tăng; Số lƣợng
tiểu cầu bình thƣờng hoặc hơi giảm; Số lƣợng bạch cầu thƣờng giảm [5].
1.1.3.2. Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.
Bao gồm các triệu chứng lâm sàng của SXHD, kèm theo các dấu hiệu cảnh báo sau:
Vật vã, lừ đừ, li bì; Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan; Gan to > 2 cm; Nôn nhiều; Xuất huyết niêm mạc; Tiểu ít; Xét nghiệm máu: Hematocrit tăng cao; Tiểu cầu
giảm nhanh chóng [5].
1.1.3.3. Sốt xuất huyết Dengue nặng

Khi ngƣời bệnh có một trong các biểu hiện sau: 1) Thoát huyết tƣơng nặng dẫn đến sốc
giảm thể tích (Sốc SXHD), ứ dịch ở khoang màng phổi và ổ bụng nhiều; 2) Xuất huyết
nặng; 3) Suy tạng [5]. Sốt xuất huyết Dengue nặng gồm:
• Sốc sốt xuất huyết Dengue : Suy tuần hoàn cấp, thƣờng xảy ra vào ngày thứ 3-7 của
bệnh, biểu hiện bởi các triệu chứng nhƣ vật vã; bứt rứt hoặc li bì; lạnh đầu chi, da lạnh
ẩm; mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20 mmHg)
hoặc tụt huyết áp hoặc không đo đƣợc huyết áp, tiểu ít ; Sốc SXHD đƣợc chia ra 2 mức
độ để điều trị bù dịch: 1) Sốc SXHD: Có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ,
huyết áp kẹt hoặc tụt, kèm theo các triệu chứng nhƣ da lạnh, ẩm, bứt rứt hoặc vật vã li
bì ; 2) Sốc SXHD nặng: Sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo đƣợc[5].
• Xuất huyết nặng: Chảy máu cam nặng (cần nhét gạc vách mũi), rong kinh nặng, xuất
huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết đƣờng tiêu hóa và nội tạng, thƣờng kèm theo
tình trạng sốc nặng, giảm tiểu cầu, thiếu oxy mô và toan chuyển hóa có thể dẫn đến suy
đa phủ tạng và đông máu nội mạch nặng ; Xuất huyết nặng cũng có thể xảy ra ở ngƣời
bệnh dùng các thuốc kháng viêm nhƣ acetylsalicylic acid (aspirin), ibuprofen hoặc
dùng corticoid, tiền sử loét dạ dày, tá tràng, viêm gan mạn[5].
• Suy tạng nặng: Suy gan cấp, men gan AST, ALT ≥ 1000 U/L; Suy thận cấp; Rối loạn
tri giác (Sốt xuất huyết thể não); Viêm cơ tim, suy tim, hoặc suy chức năng các cơ quan
khác [5].


7

1.1.4. Chẩn đoán căn nguyên vi rút Dengue
Các phƣơng pháp chẩn đoán căn nguyên vi rút Dengue gồm: 1) Xét nghiệm nhanh bằng
2 phƣơng pháp: Tìm kháng nguyên NS1 trong 5 ngày đầu của bệnh; Tìm kháng thể
IgM từ ngày thứ 5 trở đi [5]; 2) Xét nghiệm ELISA bằng 2 cách: Tìm kháng thể IgM từ
ngày thứ năm của bệnh; Tìm kháng thể IgG: lấy máu 2 lần cách nhau 1 tuần tìm động
lực kháng thể (gấp 4 lần) [5]; 3) Xét nghiệm PCR, phân lập vi rút: Lấy máu trong giai
đoạn sốt (thực hiện ở các cơ sở xét nghiệm có điều kiện) [5].

1.1.5. Giám sát véc tơ
Giám sát véc tơ nhằm xác định nguồn sinh chủ yếu của muỗi truyền bệnh, sự biến động
theo mùa của véc tơ, tính nhạy cảm của véc tơ với các hóa chất diệt côn trùng. Điểm
giám sát véc tơ đƣợc lựa chọn tại nơi có điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản và phát
triển của Aedes aegypti, Asdes albopictus[1].
Giám sát muỗi trưởng thành: Giám sát muỗi trƣởng thành bằng phƣơng pháp soi bắt
muỗi đậu nghỉ trong nhà bằng ống tuýp hoặc máy hút cầm tay. Soi bắt muỗi cái đậu
nghỉ trên quần áo, chăn màn, các đồ vật trong nhà vào ban ngày, mỗi nhà soi bắt muỗi
trong 15 phút. Số nhà điều tra cho mỗi điểm là 30 nhà, điều tra 1 lần/ tháng. Sử dụng 2
chỉ số để giám sát muỗi Aedes aegypti, Asdes albopictus (tính theo từng loài): 1) Chỉ số
mật độ muỗi; 2) Chỉ số nhà có muỗi[8].
Giám sát lăng quăng/bọ gậy thường xuyên: là quan sát, thu thập, ghi nhận và định loài
ở toàn bộ dụng cụ chứa nƣớc trong và xung quanh nhà, 1 tháng 1 lần cùng với giám sát
muỗi trƣởng thành, số nhà điều tra là 30 nhà[1]. Có 3 chỉ số đƣợc sử dụng để theo dõi
lăng quăng/bọ gậy của Aedes aegypti và Aedes albopictus: 1) Chỉ số nhà có lăng
quăng/bọ gậy Aedes; 2) Chỉ số dụng cụ chứa nƣớc có lăng quăng /bọ gậy Aedes ; 3) Chỉ
số Breteau[8].
1.1.6. Qui trình giám sát véc tơ thường xuyên
Tiêu chí chọn điểm giám sát: 1) Đại diện cho hệ sinh thái (vùng giáp biển hay đồng
bằng, vùng núi và đồng bằng...); 2) Không trùng với xã hoạt động của cộng tác viên; 3)
Khu vực nông thôn hay thành thị; 4) Tập quán dự trữ nƣớc tại hộ gia đình (HGĐ); 5)


8

Sự thay đổi phân bố dịch vụ cung cấp nƣớc, chất lƣợng nƣớc; 6) Phân bố và mật độ
quần thể dân cƣ; 7) Ổ dịch cũ (yếu tố bổ sung); 8) Đặc điểm cƣ trú, tình hình sở hữu[2].
Cách chọn điểm giám sát: Điểm giám sát côn trùng (GSCT) duy trì 3 năm/ điểm. Mỗi
huyện có 01 điểm GSCT hàng tháng; Điểm điều tra bắt ngẫu nhiên từ số ấp trong xã
chọn 01 điểm điều tra, các tháng tiếp theo chấm ngẫu nhiên trên danh sách ấp còn lại

chọn 01 điểm điều tra. Số hộ điều tra 30 HGĐ (LQ) + 30 HGĐ (muỗi)/ điểm GSCT;
Cách điều tra khu vực nông thôn là chọn ngẫu nhiên nhà đầu tiên ở mỗi ấp (dựa trên
danh sách hộ của ấp), chọn nhà tiếp theo theo phƣơng pháp nhà liên nhà gần nhất [2].
Kỹ thuật giám sát muỗi đậu nghỉ: thời gian điều tra buổi sáng từ 7 đến 11 giờ. Phƣơng
pháp điều tra là bắt ở nơi tối nhƣ: quần áo treo trên mắc, trên lọ cắm hoa, trên chăn màn,
thành giƣờng, trên đồ vật sẩm màu ở trong nhà bằng máy hút bắt muỗi, mỗi nhà 15
phút. Định loại nhanh tại chỗ hoặc mã hóa mẫu, bảo quản mẫu mang về phòng định
loại dƣới kính lúp; Có 02 chỉ số cần tính là chỉ số mật độ muỗi và chỉ số nhà có muỗi
[2].
Kỹ thuật giám sát lăng quăng (LQ): Thời điểm điều tra cả ngày, dùng đèn pin soi tìm
LQ Aedes trong tất cả DCCN trong nhà và xung quanh nhà theo phụ lục 1. Có 03 chỉ số
cần tính là chỉ số nhà có lăng quăng/bọ gậy, chỉ số dụng cụ chứa nƣớc có lăng quăng/bọ
gậy và chỉ số Breteau [2].
1.1.7. Đặc điểm sinh thái muỗi Aedes aegypti
Ở Việt Nam, hai loài muỗi truyền bệnh SXHD là Aedes aegypti và Aedes albopictus,
trong đó quan trọng nhất là Aedes aegypti; Muỗi Aedes đẻ trứng riêng rẽ ở thành ẩm,
phía trên mực nƣớc của các dụng cụ chứa nƣớc, mỗi lần đẻ từ 10-100 trứng và đƣợc lặp
lại sau 4 đến 5 ngày, cả đời muỗi có thể đẻ 300-750 trứng. Trứng nở sau khi bị ngập
nƣớc tự nhiên (do mƣa) hoặc nhân tạo (do ngƣời đổ nƣớc vào để dự trữ) [2],[6]. Khi
gặp tình trạng khô hạn tự nhiên, trứng có thể duy trì đƣợc sự sống sau sáu tháng hoặc
lâu hơn nhƣng khi ngập nƣớc những trứng bị hạn này sẽ không nở hết chỉ có một số
trứng nở; Sự khô hạn rồi ngập nƣớc tiếp theo sẽ làm nở tiếp một số trứng chƣa nở ở
cùng một lô trứng[6]. Muỗi Aedes giao phối và thực hiện nhiệm vụ hút máu lần đầu vào


9

khoảng 48 giờ sau khi nở và tiếp tục thực hiện các bữa ăn máu trong các chu kỳ sinh
thực. Thời gian từ khi hút máu tới khi đẻ trứng thay đổi từ 2 tới 5 ngày. Muỗi Aedes hút
máu ban ngày với hai đỉnh hoạt động hút máu mạnh nhất là sáng sớm và chiều tối. Thời

điểm hoạt động hút máu cao nhất là một 1 giờ trƣớc khi mặt trời lặn[6].
Sau khi hút máu ngƣời có chứa virút DEN, thời gian cần thiết để cho vi rút phát triển
trong muỗi là từ 8-10 ngày (vi rút nhân lên trong tuyến nƣớc bọt). Sau đó muỗi trở
thành muỗi nhiễm vi rút và có thể truyền vi rút DEN cho ngƣời khác khi hút máu. Muỗi
trƣởng thành có thể tìm thấy xung quanh ổ vào khoảng 50-100 mét và khoảng cách xa
nhất có thể thấy là 200 mét. Chúng rất thích hút máu ngƣời và thƣờng sống ở trong nhà
gần ngƣời, đậu nghỉ ở những nơi tối, trên quần áo sẫm màu treo trên móc áo, trên các lọ
hoa. Muỗi Aedes aegypti trú đậu chủ yếu ở nơi tối trong nhà và đẻ trứng trong tất cả các
loại dụng cụ chứa nƣớc nhân tạo và một số ổ nƣớc tự nhiên[6]
Ở các tỉnh phía Nam, Aedes aegypti phân bố rộng khắp các tỉnh, các vùng. Đặc biệt là
những thành phố, thị xã đông dân, các vùng đồng bằng ven biển, nơi thiếu nƣớc ngọt
ngƣời dân phải dùng nhiều vật chứa nƣớc dự trữ suốt mùa khô. Muỗi đẻ trứng ở những
nơi nƣớc sạch chứa trong lu vại, bể, các mảnh chai lọ, bát vở, lốp ô tô cũ, võ dừa, máng
nƣớc mƣa ứ đọng lâu ngày, ở trong nhà và quanh nhà những nơi râm mát. Lăng quăng
của muỗi Aedes aegypti ƣa nƣớc có độ pH hơi axít, nhất là nƣớc mƣa, rồi đến nƣớc
máy, nƣớc giếng[6].
1.1.8. Các ảnh hưởng của thời tiết, quần thể véc tơ đến bệnh SXHD
Vi rút DEN đƣợc truyền qua muỗi Aedes, loài muỗi này rất nhạy cảm với điều kiện môi
trƣờng. Khi gặp điều kiện không thích hợp, nhất là gặp nhiệt độ lạnh, muỗi có thể vƣợt
đông bằng cách tìm nơi tƣơng đối ấm để đậu nghỉ, tiêu thụ những chất dự trữ trong cơ
thể. Khi khí hậu chuyển sang ấm, muỗi lập tức hoạt động trở lại. Muỗi có thể sống
đƣợc nhiều tháng với nhiệt độ rất lạnh. Hình thức vƣợt đông dễ thực hiện với lăng
quăng, lăng quăng có thể sống đƣợc nhiều tháng ở nƣớc phủ băng tuyết. Khi gặp điều
kiện khô, muỗi cũng không hoạt động mà có hình thức vƣợt khô, tìm đến những nơi có
độ ẩm cao hơn và đậu yên, chờ khi có mƣa, đủ độ ẩm cần thiết mới hoạt động trở lại [6].


10

Tuổi thọ của muỗi phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ: nhiệt độ, lƣợng mƣa và độ ẩm rất

quan trọng để muỗi sống sót, sinh sản, phát triển và có thể ảnh hƣởng đến sự hiện diện
và mật độ phong phú của loài muỗi này. Ngoài ra, nhiệt độ cao làm giảm thời gian cần
thiết cho vi rút SXHD sinh sản và phát triển trong muỗi. Quá trình này, đƣợc gọi là
“thời gian ủ bệnh”, phải xảy ra trƣớc khi vi rút có thể tiếp cận tuyến nƣớc bọt của muỗi
và đƣợc truyền sang ngƣời. Muỗi sẽ truyền vi rút nhanh hơn nếu nhiệt độ ấm hơn, muỗi
có một cơ hội lớn hơn để truyền vi rút sang ngƣời trƣớc khi muỗi chết. Ở những nƣớc
mà sự truyền nhiễm vi rút này thƣờng xuyên xảy ra, những thay đổi ngắn hạn về thời
tiết, đặc biệt là nhiệt độ, lƣợng mƣa, độ ẩm, thƣờng tƣơng quan với tỷ lệ mắc bệnh
SXHD [6],[56]. Ở nhiệt độ 20ºC, độ ẩm 85% chu kỳ phát triển của muỗi: 10-15 ngày,
nhiệt độ từ 25- 30ºC chu kỳ phát triển là 5-7 ngày, nhiệt độ dƣới 20ºC chu kỳ kéo dài
trên 20 ngày. Nhiệt độ 32ºC là thuận lợi nhất cho sự phát triển của Aedes aegypti [6],[2].
Lƣợng mƣa cung cấp môi trƣờng sống cần thiết cho các giai đoạn phát triển vòng đời
của muỗi và số ca bệnh SXHD tập trung chủ yếu vào mùa mƣa do có sự tăng cao về chỉ
số mật độ muỗi (DI) và chỉ số nhà có muỗi (HI) giữa mùa mƣa và mùa khô [70],[31].
Tại khu vực phía Nam theo nghiên cứu của Hoàng Quốc Cƣờng và cộng sự (2013) từ
2001 đến 2010 số ca bệnh SXHD chủ yếu tập trung vào mùa mƣa và có mối liên hệ có
ý nghĩa thống kê giữa số ca bệnh SXHD mùa mƣa và mùa nắng [15]. Nghiên cứu các
biện pháp diệt véc tơ của Đặng Tuấn Đạt, Bùi Quang Lộc (2005) tại Đắk Lắk cho thấy
Ae. aegypti trú đậu chủ yếu ở dây treo quần áo trong nhà độ cao từ 1-2m (77,57%), màn
(18,24%), thời gian tấn công hút máu mạnh nhất từ 6-10 giờ (16,86%) và 17-18 giờ
(15,29%); muỗi Ae. aegypti đẻ trứng vào tất cả các dụng cụ chứa nƣớc nhƣ bể xây
(52,8%), dụng cụ phế thải (6,62%). Lê Khánh Thuận, Hồ Minh Hoàn (1992) nghiên
cứu mùa truyền bệnh SXHD tại thành phố Quy Nhơn xác định bệnh lƣu hành suốt năm,
đỉnh cao vào các tháng mùa mƣa (9-11), muỗi Ae. aegypti luôn phát triển mạnh trƣớc
khi bệnh SXHD bùng phát. Trần Vinh Hiển, Trần Khánh Tiên (1995), nghiên cứu đặc
điểm sinh thái của Ae. aegypti tại đồng bằng sông Mê Kông thấy Ae. aegypti có mặt ở
mọi nơi với mật độ cao, đậu chủ yếu trên quần áo, chăn màn, không đậu trên tƣờng



×