bộ giáo dục v đo tạo bộ Quốc phòng
học viện Quân y
Nguyễn Vinh Quang
Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh đái tháo đờng týp 2
V hiệu quả của biện pháp can thiệp cộng đồng
Tại nam định, thái bình (2002-2004)
Chuyên ngành: Dịch tễ học
M số: 62.72.70.01.
tóm tắt luận án tiến sỹ y học
h nội 2007
công trình đợc hon thnh tại
Học viện Quân Y
Hớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đon Huy Hậu
PGS.TS. Tạ Văn Bình
Phản biện 1: GS.Ts. dơng đình thiện
Phản biện 2: PGS.TS. trần hữu dng
Phản biện 3: GS.TSKH. Nguyễn văn hiếu
Luận án đã đợc bảo vệ trớc Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nớc
Họp tại Học viện Quân Y, ngày 16 tháng 01 năm 2008.
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Th viện Học viện Quân Y
Th viện Quốc gia
Th viện Thông tin Y học Trung ơng
Các công trình nghiên cứu khoa học
của tác giả có liên quan đến luận án
1. Nguyễn Vinh Quang, Phạm Ngọc Khái (2005), "Tình hình mắc
bệnh đái tháo đờng ở ngời 30-64 tuổi tại khu vực thành thị của 2 tỉnh
Thái Bình và Nam Định", Tạp chí Y dợc học Quân sự, 30(1), Học viện
Quân Y, tr.84-9.
2. Nguyễn Vinh Quang, Tạ Văn Bình, Phạm Ngọc Khái, Đon
Huy Hậu (2006), "Tình hình bệnh đái tháo đờng v thực trạng quản
lý căn bệnh này ở Nam Định, Thái Bình", Tạp chí Y học thực hành, 12
(561), Bộ Y tế, tr.119-27.
3. Nguyễn Vinh Quang, Nguyễn Xuân Ninh (2007), "Liên quan
giữa tình trạng dinh dỡng, thói quen ăn uống và hoạt động thể lực ở
bệnh nhân đái tháo đờng, giảm dung nạp glucose của dân thành thị
tỉnh Thái Bình và Nam Định", Tạp chí Nội tiết & các rối loạn chuyển
hoá, 18, Bệnh viện Nội tiết, tr.4-8.
4. Nguyễn Vinh Quang, Đon Huy Hậu, Nguyễn Xuân Ninh
(2007), "Hiệu quả của xã hội hoá truyền thông dinh dỡng và quản lý
giám sát trong cải thiện nồng độ glucose máu để giảm tỷ lệ bệnh đái tháo
đờng trên cộng đồng", Tạp chí Y dợc học Quân sự, 32(3), Học viện
Quân Y, tr.27-32.
5. Nguyễn Vinh Quang, Tạ Văn Bình, Đon Huy Hậu (2007) "Xã
hội hoá truyền thông giáo dục dinh dỡng, rèn luyện thể lực, quản lý
ngời có nguy cơ mắc bệnh: một hớng mới trong phòng bệnh đái tháo
đờng týp 2 tại cộng đồng ở Việt Nam", Tạp chí Y dợc học Quân sự,
32(3), Học viện Quân Y, tr.40-46.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường, trong đó chủ yếu là đái tháo đường týp
2, chiếm 85% ÷ 90% số bệnh nhân mắc bệnh này, đang là một
trong những bệnh không lây phổ biến nhất trên toàn cầu.
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính: năm 1995 toàn thế giới có
135 triệu người mắc bệnh đái tháo đường (chiếm 4% dân số). Dự
báo đến năm 2010 sẽ có 221 triệu và năm 2025 sẽ có 300 triệu
người mắc bệnh đái tháo đường (chiếm 5,4% dân số).
Khu vực các nước ASEAN, tuỳ vào tốc độ phát triển kinh tế
mà tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường khác nhau: Malaysia 3%, Thái
Lan 4,2% ; Singapore tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tăng rất
nhanh: năm 1975: 1,9% ; năm 1984: 4,7% ; năm 1998 đã là 9,0%.
Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở Hà Nội (1991)
1,2% ; Huế (1994): 0,96% ; thành phố Hồ Chí Minh (1992):
2,52%. Đến năm 2001, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở các thành
phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh) đã là
4,1%. Với tăng GDP đạt 7-8,5%/năm, tốc độ đô thị hoá nhanh,
thay đổi lối sống… bệnh đái tháo đường sẽ trở thành căn bệnh cần
quan tâm hàng đầu ở Việt Nam.
Ngày nay, người ta đã biết bệnh đái tháo đường týp 2 có thể
phòng ngừa được, đó là cách hiệu quả nhất để tiết kiệm ngân sách
y tế, chế độ dinh dưỡng và luyện tập là giải pháp hữu hiệu kiểm
soát glucose huyết tương, chậm tiến triển các biến chứng của bệnh
2
Mục tiêu nghiên cứu
1 – Xác định một số đặc điểm dịch tễ học và yếu tố nguy cơ
của bệnh đái tháo đường týp 2 ở Nam Định, Thái Bình (2002).
2 – Đánh giá hiệu quả của biện pháp giáo dục truyền thông
và quản lý chăm sóc những người có yếu tố nguy cơ để dự phòng
bệnh đái tháo đường týp 2 tại cộng đồng (2002 – 2004).
Những điểm mới về mặt khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài
- Đây là thử nghiệm có đối chứng tại cộng đồng đầu tiên ở
Việt Nam về phòng bệnh đái tháo đường týp 2, chứng minh các
can thiệp về chế độ ăn và luyện tập ở những người giảm dung nạp
glucose, rối loạn đường huyết khi đói, đã làm giảm tỷ lệ mới mắc
bệnh đái tháo đường týp 2, góp phần hạn chế sự gia tăng của căn
bệnh này.
- Kết quả nghiên cứu đã cung cấp những số liệu chính xác,
khách quan, về tình hình bệnh đái tháo đường týp 2 ở Nam Định
và Thái Bình.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 127 trang, với: 40 bảng, 24 biểu đồ, 4 sơ đồ và
150 tài liệu tham khảo (tiếng Việt: 36 ; tiếng Anh: 114).
Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu (34 trang).
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (19 trang)
Chương 3: Kết quả nghiên cứu (32 trang).
Chương 4: Bàn luận (37 trang).
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Bệnh đái tháo đường đã được biết đến từ thời Cổ đại
(khoảng 1500 năm trước Công nguyên), từ đó đến nay đã có nhiều
công trình nghiên cứu về căn bệnh này. Năm 1999, dựa trên
những hiểu biết mới về bệnh đái tháo đường, Tổ chức Y tế Thế
giới đã đề ra tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại mới:
1.1. Quan niệm mới về bệnh đái tháo đường
1.1.1. Định nghĩa
Bệnh đái tháo đường là một nhóm các bệnh chuyển hoá với
đặc trưng tăng glucose huyết tương mạn tính, do thiếu hụt insulin
hoặc giảm hoạt tính của chất này, hoặc kết hợp cả hai. Tăng
glucose huyết tương mạn tính làm tổn thương, rối loạn và suy
giảm chức năng của nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là các tổn
thương ở mắt, thận, thần kinh và tim mạch.
1.1.2. Phân loại.
* Bệnh đái tháo đường týp 1: Tế bào bê-ta bị phá huỷ, dẫn
đến thiếu hụt insulin tuyệt đối, do tự miễn dịch (miễn dịch qua
trung gian tế bào đưa tới thiếu insulin qua kháng thể) hoặc vô căn
* Bệnh đái tháo đường týp 2: a) Do kháng insulin ở cơ quan
đích, kèm suy giảm chức năng tế bào bê-ta; hoặc b) Do suy giảm
chức năng t
ế bào bê-ta, kháng insulin của cơ quan đích. Tuỳ
trường hợp, có thể một trong hai yếu tố trên nổi trội hoặc cả hai.
4
* Thể bệnh đái tháo đường đặc biệt: Khiếm khuyết gen hoạt
động tế bào bê-ta: Bệnh đái tháo đường khởi phát sớm ở người
trẻ, thường dưới 25 tuổi (maturity onset diabetes of young -
MODY) ; Khiếm khuyết gen hoạt động của insulin ; Bệnh tuỵ
ngoại tiết ; Bệnh đái tháo đường do thuốc, hoá chất, nhiễm trùng
* Bệnh đái tháo đường thai kỳ: Là thể bệnh đái tháo đường
được phát hiện l
ần đầu tiên trong thời kỳ người phụ nữ mang thai.
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Nồng độ Glucose máu (mmol/l)
Chẩn đoán
Máu tĩnh mạch
toàn phần
Máu mao mạch
toàn phần
Huyết tương
tĩnh mạch
ĐTĐ
ĐH lúc đói
hoặc
2 giờ OGTT
≥ 6,1
hoặc
≥ 10,0
≥ 6,1
hoặc
≥ 11,1
≥ 7,0
hoặc
≥ 11,1
IGT
ĐH lúc đói
và
2 giờ OGTT
≤ 6,1
và
6,7 ≤ IGT< 11,1
≤ 6,1
và
7,8 ≤ IGT< 11,1
< 7,0
và
7,8 ≤ IGT< 11,1
IFG
ĐH lúc đói
và
2 giờ OGTT
≥ 5,6
và
< 6,1
≥ 5,6
và
< 6,1
≥ 6,1
và
< 7,0
Năm 2004, ADA đã đề xuất hạ tiêu chuẩn IFG (từ 6,1
mmol/l glucose xuống 5,6 mmol/l glucose huyết tương tĩnh mạch)
và đưa ra khái niệm “pre-diabetes” quy ước gồm IGT và IFG.
1.2. Chế độ dinh dưỡng, luyện tập ở người bệnh đái tháo đường
1.2.1. Đặc điểm và lợi ích chế độ dinh dưỡng
- Giờ giấc phải đều: đây là yếu tố cơ bản, nhất là khi người
bệnh đang điều trị bằng insulin tiêm.
5
- Chia nhiều bữa: 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa ăn phụ, tuỳ
theo thuốc và phương pháp điều trị, để tránh hạ ĐH đột ngột.
- Lượng calo: Nhu cầu năng lượng của những người mắc
bệnh đái tháo đường týp 2 phụ thuộc vào tuổi, thể trạng, mức độ
bệnh, nghề nghiệp Ở người gầy, phải tăng lượng calo để tránh
hiện tượng thoái hoá protid và lipid của cơ thể. Ở người béo, phải
giảm cân, giảm khoảng 20% số lượng calo dùng hàng ngày và hạn
chế lipid, đặc biệt là lipid động vật chứa nhiều a-xit a-min tự do.
- Các lợi ích của chế độ dinh dưỡng: Nhiều nghiên cứu cho
thấy: chế độ dinh dưỡng trong quản lý tích cực người bệnh đái
tháo đường týp 2, có thể tạo ra những thay đổi trong việc điều hoà
glucose huyết tương và các mục tiêu điều trị khác của bệnh. Sau 6
tháng điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, đã làm giảm 1,4% nồng độ
HbA1c ở người bệnh đái tháo đường týp 2. Qua việc điều chỉnh
lượng thức ăn đưa vào và sự thay đổi cách lựa chọn thức ăn, giúp
duy trì tốt việc kiểm soát đường huyết. Theo Astrup A, chế độ
dinh dưỡng ít chất béo, nhiều protein và carbohydrate phức hợp
ngăn ngừa tăng cân ở những người có cân nặng bình thường, đồng
thời cũng làm giảm cân tự nhiên (3-4 kg) ở những người quá cân.
1.2.2. Vai trò và lợi ích của luyện tập thể lực
* Vai trò: Luyện tập thể lực đều đặn là cần thiết cho người
bệnh đái tháo đường týp 2 vì: Luyện tập làm cơ thể tiêu thụ đường
dễ dàng, do đó, giảm glucose huyết tương, dẫn đến giảm liều
insulin hoặc một số thuốc hạ đường huyết khác. Luyện tập đúng,
6
khoa học làm tinh thần hoạt bát, nhanh nhẹn, tăng sức đề kháng
với stress, tăng tiêu thụ năng lượng, giảm nguy cơ béo phì. Có lao
động mới không mặc cảm là người không có ích cho xã hội và là
biện pháp chính đáng tăng nguồn tài chính phục vụ việc điều trị,
cải thiện đời sống cho bản thân và tích luỹ cần thiết cho tương lai.
* Lợi ích về kiểm soát glucose huyết tương: Nồng độ
glucose huyết tương ở người bệnh đái tháo đường týp 2 giảm ngay
sau buổi luyện tập, luyện tập có tác động tích cực với người bị
giảm dung nạp glucose hoặc người mới mắc bệnh đái tháo đường
týp 2. luyện tập có ảnh hưởng tích cực đối với kháng insulin.
* Lợi ích về tim mạch: Đa số nguyên nhân gây tử vong ở
người bệnh đái tháo đường týp 2 có liên quan với các bệnh tim
mạch. Luyện tập làm hệ tuần hoàn khỏe mạnh hơn và có thể làm
giảm nguy cơ tử vong của người bệnh đái tháo đường týp 2.
Luyện tập có hiệu quả tích cực với các yếu tố nguy cơ của tim
mạch: tăng huyết áp, béo phì
* Lợi ích về tâm lý: Luyện tập, cải thiện sức khoẻ thể chất
có liên quan với giảm lo âu và tăng tính tự tin, tăng cảm giác khoẻ
mạnh, nâng cao chất lượng sống, Yu A.L và CS nghiên cứu lối
sống của người Hoa trên 70 tuổi ở Hồng Kông thấy có mối liên
quan nghịch giữa triệu chứng trầm cảm và hoạt động thể lực.
Người bệnh đái tháo đường týp 2 được khuyến khích hoạt
động thể lực khoảng 30 phút mỗi ngày, vào tất cả các ngày trong
tuần - đi bộ là hoạt động thể lực được áp dụng cho mọi đố
i tượng.
7
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu được lựa chọn là tất cả những người
từ 30 đến 64 tuổi, thỏa mãn đầy đủ các tiêu chuẩn chọn mẫu trong
nghiên cứu.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu triển khai từ 10/2002 đến 6/2004, trong đó 2
tháng đầu để thu thập số liệu trước khi can thiệp. Nghiên cứu can
thiệp trong 18 tháng (từ 12/2002 đến 06/2004). Đánh giá định kỳ
tại các thời điểm: M
0
là thời điểm bắt đầu can thiệp (12/2002); M
6
là sau can thiệp 6 tháng (tháng 6/2003); M
12
là sau can thiệp 12
tháng (12/2003); M
18
là sau can thiệp 18 tháng (6/2004).
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại các cụm dân cư thuộc 8
phường và thị trấn của 02 tỉnh Thái Bình và Nam Định. Trong đó:
* Tỉnh Nam Định: 1 phường (Năng Tĩnh) thuộc thành phố
Nam Định, 3 thị trấn của 3 huyện: Mỹ Lộc, Cổ Lễ, Xuân Trường
* Tỉnh Thái Bình: 1 phường (Kỳ Bá) thuộc thành phố Thái
Bình và 3 thị trấ
n của ba huyện Vũ Thư, Đông Hưng, Kiến Xương
Đây là hai tỉnh thuộc châu thổ sông Hồng, có các điều kiện
tương tự nhau về khí hậu, kinh tế, xã hội và lối sống.
8
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
* Giai đoạn 1: Nghiên cứu dịch tễ học mô tả qua cuộc điều
tra cắt ngang nhằm xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh đái tháo đường.
* Giai đoạn 2: Nghiên cứu can thiệp đánh giá hiệu quả 1 số
biện pháp dự phòng cấp 1 bệnh đái tháo đường tại cộng đồng trong
18 tháng.
2.2.2. Chọn mẫu
2.2.2.1. Cỡ mẫu
* Cỡ mẫu cho nghiên cứu cắt ngang mô tả (điều tra ban đầu)
Áp dụng công thức.
Z
2
1
-
α/2
× p (1 - p) x DE
n
1
=
d
2
(1)
Cỡ mẫu tính được là 6210 người.
* Cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp
Áp dụng công thức.
{Z
1 - α/2
√ [(1 + k)f(λ)] + Z
1 - β
√ [kf(λ
1
) + f(λ
2
)]}
2
n
2
=
(λ
1
- λ
2
)
2
(2)
Cỡ mẫu tính được là 192 người cho mỗi nhóm
2.2.2.2. Phương pháp chọn mẫu:
+ Giai đoạn 1: Thái Bình, Nam Định được chia thành 2
vùng thành phố và thị trấn, chọn ngẫu nhiên 1 phường và 3 thị
trấn của mỗi tỉnh để triển khai nghiên cứu. Mỗi phường, thị trấn
9
lại chọn ngẫu nhiên 1 số cụm dân cư cho đủ cỡ mẫu theo tính toán
để tiến hành khám lâm sàng và xét nghiệm đường huyết toàn bộ
những người 30-64 tuổi thuộc cụm dân cư đã được chọn.
+ Giai đoạn 2: Toàn bộ những người có yếu tố nguy cơ
mắc bệnh đái tháo đường týp 2 được xác định trước nghiên cứu
can thiệp (giai đoạn 1), có đủ các tiêu chuẩn chọn mẫu, được chia
thành 2 nhóm: nhóm can thiệp gồm những người có yếu tố nguy
cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 thuộc tỉnh Thái Bình ; nhóm
đối chứng gồm những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo
đường týp 2 thuộc tỉnh Nam Định.
2.2.3. Quy ước về chế độ ăn và luyện tập
a) Chế độ ăn: Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phát các
mẫu thực đơn - được xây dựng với sự giúp đỡ của các chuyên gia
dinh dưỡng thuộc Viện Dinh dưỡng Quốc gia - cho những người
tự nguyện tham gia nghiên cứu can thiệp và hướng dẫn họ áp
dụng các mẫu thực đơn đó để thực hiện chế độ ăn phù hợp.
b) Chế độ luyện tập: Những người tự nguyện tham gia
nghiên cứu can thiệp đều được yêu cầu luyện tập bằng đi bộ > 30
phút/ngày, theo chế độ luyện tập tích lũy và chế độ luyện tập duy
trì, với các mức độ khác nhau tùy thuộc vào tuổi và tình trạng
bệnh của mỗi đối tượng tham gia nghiên cứu.
2.2.4. Xử lý số liệu
Phương pháp thống kê Y học: phần mềm EPI INFO 6.04. và
SPSS 10.0 ; Sử dụng các test ANOVA, test χ
2
, t-test.
10
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh đái tháo đường týp 2 ở
Nam Định, Thái Bình (2002 – 2004)
4,72
3
,
2
6
3,81
4,59
3
,
5
4
3,71
4,67
3
,
4
5
3,75
3
4
5
% §T§
týp 2
Nam §Þnh Th¸i B×nh QTNC
§Þa ®iÓm
T.phè
T.trÊn
Chung
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường týp 2 theo nơi cư trú
Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 ở thành phố cao hơn
thị trấn (p < 0,05). Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 ở Nam
Định tương đương với Thái Bình (p > 0,05).
Bảng 3.1. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường týp 2 theo nhóm tuổi
Nam Định Thái Bình QTNC
Nhóm
tuổi (năm)
n % n % n %
30 – 34
5/336
1,49
1/541
0,19
6/877
0,68
35 – 39
2/242
0,83
5/450
1,11
7/692
1,01
40 – 44
7/417
1,67
13/706
1,84
20/1123
1,78
45 – 49
12/419
2,87
14/639
2,19
26/1058
2,46
50 – 54
22/490
4,49
39/756
5,15
61/1246
4,89
55 – 59
24/373
6,43
34/538
6,32
58/911
6,37
60 – 64
28/345
8,12
45/435
10,34
73/780
9,35
Cộng
100/2622
3,81
151/4065
3,71
251/6687
3,75
11
Tỷ lệ bệnh đái tháo đường týp 2 ở Nam Định, Thái Bình
tăng dần theo tuổi (p < 0,001), nhóm 30-34 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh
thấp nhất (0,68%), nhóm 60-64 tuổi cao nhất (9,35%).
3,79
3,82
3,81
3,26
3,91
3,71
3,48
3,88
3,75
3
3.5
4
% §T§
týp 2
Nam §Þnh Th¸i B×nh QTNC
§Þa ®iÓm
Nam
N÷
Chung
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường týp 2 theo giới tính
Tỷ lệ bệnh đái tháo đường týp 2 ở nam tương đương với nữ
(p > 0,05).
3.2. Hiệu quả biện pháp giáo dục truyền thông và quản lý chăm
sóc người có yếu tố nguy cơ để dự phòng bệnh đái tháo đường
týp 2 tại cộng đồng
3.2.1. Sự thay đổi về nhận thức và hành vi
a) Sự thay đổi về nhận thức
Bảng 3.2. Tỷ lệ hiểu biết đúng YTNC của bệnh đái tháo đường týp 2
M
0
M
6
M
12
M
18
YTNC
của ĐTĐ
ĐC
n = 410
CT
n = 566
ĐC
n = 402
CT
n = 541
ĐC
n = 385
CT
n = 527
ĐC
n = 388
CT
n = 512
IGT 4,63
4,42
11,19
30,87
19,74
38,52
23,45
53,71
IFG 4,88
4,95
8,96
26,80
14,03
35,86
17,78
45,90
TC- BP 3,66
3,36
16,17
29,21
25,71
61,86
32,22
63,67
Tăng HA 2,68
2,83
3,73
17,38
5,45
35,29
6,70
38,28
Tăng VE 2,93
2,65
3,48
5,73
6,75
18,22
7,47
28,52
12
Tỷ lệ đối tượng hiểu biết đúng một số yếu tố nguy cơ của
bệnh đái tháo đường týp 2 ở nhóm đối chứng và can thiệp tăng
dần theo thời gian (p < 0,05).
b) Sự thay đổi về chế độ dinh dưỡng
Bảng 3.3. Tỷ lệ % đối tượng đã hạn chế sử dụng một số loại
thực phẩm để dự phòng bệnh đái tháo đường týp 2
M
0
M
6
M
12
M
18
Thực phẩm
(Hạn chế
sử dụng)
ĐC
n = 410
CT
n = 566
ĐC
n = 402
CT
n = 541
ĐC
n = 385
CT
n = 527
ĐC
n = 388
CT
n = 512
Món sào, rán
(nhiều mỡ)
88,05 89,22
88,56
82,26
88,31
85,20
88,14
83,01
Các phủ tạng
(tim, gan…)
11,22
13,25
11,19
12.20
11,43
8,92
11,34
8,79
Thịt các loại 40,73
41,17
41,04
39,74
41,30
39,28
40,21
41,41
Đường, bánh,
kẹo, nước ngọt
12,68
11,84
12,44
9,06
12,73
9,30
11,60
9,77
Tỷ lệ đối tượng sử dụng các món sào rán (M
6
, M
18
), sử dụng
các phủ tạng (M
12
, M
18
), sử dụng đường, bánh kẹo, nước ngọt (M
6
,
M
12
, M
18
) - khác biệt giữa 2 nhóm CT và ĐC có ý nghĩa (p<0,05).
c) Sự thay đổi về chế độ luyện tập tại cộng đồng
Bảng 3.4. Tỷ lệ % đối tượng có luyện tập thể lực
M
0
M
6
M
12
M
18
Hình thức
luyện tập
ĐC
n = 410
CT
n = 566
ĐC
n = 402
CT
n = 541
ĐC
n = 385
CT
n = 527
ĐC
n = 388
CT
n = 512
Đi bộ
33,66
34,28
34,83
51,02
39,48
54,08
40,72
63,09
Luyện tập
khác
49,76
48,59
51,74
39,00
48,05
38,14
53,61
31,64
Không
luyện tập
16,59
17,14
13,43
9,98
12,47
7,78
5,67
5,27
13
Tỷ lệ đối tượng tham gia đi bộ để dự phòng bệnh đái tháo
đường týp 2 tại cộng đồng tăng lên rõ rệt ở nhóm can thiệp và
khác biệt với nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê, với p < 0,001.
Bảng 3.5. Thời gian đi bộ qua từng giai đoạn can thiệp
Đối chứng Can thiệp
Thời gian
n
⎯X ± SD (phút)
n
⎯
X
±
SD (phút)
p
M
0
410
23,38 ± 12,97
566
23,33
±
12,87
> 0,05
M
6
402
27,22 ± 13,01
541
33,13
±
16,96
< 0,05
M
12
385
25,21 ± 12,91
527
42,06
±
12,68
< 0,05
M
18
388
24,17 ± 12,74
512
35,97
±
10,94
< 0,05
Thời gian đi bộ trung bình để dự phòng bệnh đái tháo đường
týp 2 tại cộng đồng đã tăng lên ở nhóm can thiệp - sự khác biệt
giữa nhóm đối chứng và can thiệp có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
3.2.2. Sự thay đổi về tỷ lệ mắc bệnh của quần thể nghiên cứu
a) Hiệu quả can thiệp ở nhóm giảm dung nạp glucose
Thêi gian
13,82
8,64
10,14
0
8,81
4,43
7,64
0
0
5
10
15
M0 M6 M12 M18
% §T§ týp 2
§èi chøng
Can thiÖp
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ giảm dung nạp glucose chuyển thành đái
tháo đường týp 2
14
Tỷ lệ giảm dung nạp glucose chuyển thành đái tháo đường
týp 2 ở nhóm can thiệp thấp hơn nhóm đối chứng (p < 0,05).
Thêi gian
21,04
27,31
16,53
0
63,82
52,04
72,31
0
0
20
40
60
80
M0 M6 M12 M18
% §H bt
§èi chøng
Can thiÖp
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ giảm dung nạp glucose chuyển thành
đường huyết bình thường
Tỷ lệ giảm dung nạp glucose chuyển thành đường huyết
bình thường ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm đối chứng (p < 0,01)
b) Hiệu quả can thiệp ở nhóm rối loạn đường huyết khi đói
Thêi gian
5,71
0
5,71
2,86
4,35
0
2,17
0
0
2
4
6
M0 M6 M12 M18
% §T§ týp 2
§èi chøng
Can thiÖp
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ rối loạn đường huyết khi đói chuyển thành
đái tháo đường týp 2
15
Tỷ lệ rối loạn đường huyết khi đói chuyển thành đái tháo
đường týp 2 ở nhóm đối chứng cao hơn nhóm can thiệp (p < 0,05)
Thêi gian
25,71
11,43
17,14
0
54,35
39,13
45,65
0
0
20
40
60
M0 M6 M12 M18
% §H bt
§èi chøng
Can thiÖp
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ rối loạn đường huyết khi đói chuyển thành
đường huyết bình thường
Tỷ lệ rối loạn đường huyết khi đói chuyển thành bình
thường ở nhóm đối chứng thấp hơn nhóm can thiệp (p < 0,05).
3.2.3. Sự thay đổi về số đo nhân trắc của quần thể nghiên cứu
Thêi gian
56,72
57,14
59,31
61,91
48,53
53,22
51,63
59,24
45
55
65
M0 M6 M12 M18
% BMI >= 23
§èi chøng
Can thiÖp
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ BMI
≥
23 qua từng giai đoạn can thiệp
16
Tỷ lệ BMI ≥ 23 ở nhóm đối chứng cao hơn nhóm can thiệp
và giảm dần theo thời gian - sự khác biệt giữa nhóm can thiệp và
nhóm đối chứng ở M
6
, M
12
, M
18
có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05
Bảng 3.6. Giá trị trung bình cân nặng ở người có BMI
≥
23
Đối chứng
Can thiệp
Thời gian
n
⎯X ± SD (kg)
n
⎯
X
±
SD (kg)
p
M
0
218
60,18 ± 6,31
219
60,69
±
6,67
> 0,05
M
6
218
60,21 ± 6,63
217
59,99
±
6,85
> 0,05
M
12
216
60,29 ± 6,55
212
59,65
±
6,87
< 0,05
M
18
215
60,23 ± 6,82
209
59,42
±
6,66
< 0,05
Giá trị trung bình cân nặng của những người có BMI ≥ 23
tại các thời điểm M
12
và M
18
ở nhóm can thiệp thấp hơn nhóm đối
chứng (p < 0,05) và giảm dần theo thời gian (p < 0,05).
3.2.4. Hiệu quả của biện pháp can thiệp với sự thay đổi HbA1c
Bảng 3.7. Giá trị trung bình của HbA1c
Đối chứng
Can thiệp
Thời gian
n
⎯X ± SD (%)
n
⎯
X
±
SD (%)
p
M
0
410
6,15 ± 0,54
566
6,19
±
0,69
> 0,05
M
6
402
6,11 ± 0,66
541
5,05
±
0,66
< 0,05
M
12
385
6,12 ± 0,51
527
4,98
±
0,79
< 0,05
M
18
388
6,16 ± 0,64
512
4,87
±
0,53
< 0,05
Giá trị trung bình của HbA1c tại các thời điểm M
6
, M
12
và
M
18
ở nhóm can thiệp thấp hơn có ý nghĩa (p < 0,05) so với nhóm
đối chứng và giảm dần theo thời gian.
17
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh đái tháo đường týp 2 ở
Nam Định, Thái Bình (2002 – 2004)
Theo phân loại của Liên đoàn đái tháo đường Thế giới, tỷ lệ
mắc bệnh đái tháo đường của Việt Nam nằm trong khu vực 2 (tỷ
lệ mắc bệnh đái tháo đường 2% - 4,99%) như các nước Trung
Quốc, Thái Lan, Indonesia; thấp hơn các nước khu vực 3 (tỷ lệ
bệ
nh đái tháo đường 5% - 7,99%) gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, …
Kết quả nghiên cứu ở Biểu đồ 3.1: tỷ lệ bệnh đái tháo đường
týp 2 ở Nam Định (3,81%) tương đương với Thái Bình (3,71%),
là do các tiêu chuẩn chọn lọc đã được rà soát kỹ để có sự đồng
nhất tối đa trong QTNC. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường týp 2 ở thành
phố (4,67%) cao hơn thị trấn (3,45%), với (p < 0,05).
Nghiên cứ
u của chúng tôi có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường
týp 2 thấp hơn kết quả nghiên cứu của Tạ Văn Bình và CS (2001),
ở 4 thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ
Chí Minh) là 4,1%. Sự khác nhau này là do mức độ đô thị hoá ở 4
thành phố trên cao hơn hẳn Thái Bình, Nam Định. Có thể nói mức
độ đô thị hoá của Thái Bình, Nam Định năm 2002 - 2004 chỉ
tương đương với các quận huyện c
ủa Hà Nội năm 2000 khi so
sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi (3,75%) với nghiên cứu
của Tô Văn Hải, có tỷ lệ đái tháo đường là 3,6%.
18
Tỷ lệ bệnh đái tháo đường trong nghiên cứu này thấp hơn so
với các nghiên cứu ở các nước phát triển như: Singapore, Hoa Kỳ,
Hồng Kông, Ma Cao… có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường 8 - 11%
Kết quả ở Bảng 3.1 cho thấy: tỷ lệ bệnh đái tháo đường týp 2
tăng theo tuổi, tỷ lệ bệnh ở lứa tuổi cao nhất gấp 13,75 lần lứa tuổi
thấp nhất (9,35% so với 0,68%). Tỷ lệ bệnh đái tháo đường týp 2
của các nhóm tuổi phân bố với khoảng cách khá đều và khác biệt
có ý nghĩa (p < 0,001). Sự gia tăng theo tuổi của bệnh đái tháo
đường týp 2 là do suy giảm chức năng tế bào bê-ta theo tuổi và
tình trạng kháng insulin của các mô ngày càng tăng, cùng với thừa
cân - béo phì và các hoạt động thể lực giảm khi tuổi cao. Những
tiến bộ y học khiến tuổi thọ tăng lên, bệnh đái tháo đường týp 2
được điều trị tốt là nguyên nhân làm tăng lũy tiến tỷ lệ bệnh đái
tháo đường týp 2 theo tuổi.
Các kết quả nghiên cứu khác nhau trong nước và thế giới
đưa ra số liệu không thống nhất về tỷ lệ đái tháo đường týp 2 theo
giới tính. Một số nghiên cứu thấy tỷ lệ đái tháo đường týp 2 ở nữ
cao hơn ở nam, một số khác lại thấy ngược lại, nhưng đa số các
nghiên cứu thống nhất là khác biệt không có ý nghĩa về tỷ lệ đái
tháo đường týp 2 theo giới tính. Biểu đồ 3.2 thấy: tỷ lệ mắc bệnh
đái tháo đường týp 2 ở nữ (3,88%) tương đương ở nam (3,48%),
(p > 0,05). Nghiên cứu của Phạm Đình Tuấn và Nguyễn Thy
Khuê (2001) tại thành phố Long Xuyên - An Giang thấy tỷ lệ mắc
bệnh đái tháo đường ở nữ (4,9%) cao hơn nam (2,8%), (p < 0,05).
19
4.2. Hiệu quả biện pháp giáo dục truyền thông và quản lý chăm
sóc người có yếu tố nguy cơ để dự phòng bệnh đái tháo đường
týp 2 tại cộng đồng
4.2.1. Sự thay đổi về nhận thức và hành vi
a) Nhận thức về yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường týp 2
Hầu hết số đối tượng được phỏng vấn ở thời điểm M
0
không
hiểu biết yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường týp 2 (Bảng 3.2)
Ở nhóm can thiệp, chúng tôi tích cực tuyên truyền về yếu tố nguy
cơ của bệnh đái tháo đường týp 2, qua: phát thanh trên hệ thống
truyền thanh ; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề và phát tờ
rơi, tài liệu tuyên truyền ; trao đổi tư vấn trực tiếp với đối tượng
có yếu tố nguy cơ Sau 18 tháng tỷ lệ hiểu biết đúng 1 số yếu tố
nguy cơ của bệnh đái tháo đường týp 2 đã tăng. Ở nhóm đối
chứng, mặc dù không áp dụng biện pháp can thiệp như ở nhóm
can thiệp, nhưng do tác động của tổ chức khám kiểm tra lại các
đối tượng nghiên cứu, nên tỷ lệ hiểu biết đúng 1 số yếu tố nguy cơ
bệnh đái tháo đường týp 2 cũng tăng. Tuy vậy, tỷ lệ hiểu biết đúng
1 số yếu tố nguy cơ bệnh đái tháo đường týp 2 ở nhóm can thiệp
tăng cao hơn đối chứng (p < 0,05) ở các thời điểm M
6
, M
12
, M
18
.
b) Sự thay đổi về chế độ dinh dưỡng
Tỷ lệ đối tượng hạn chế ăn các món sào, rán (nhiều mỡ),
(Bảng 3.3) ở nhóm can thiệp cao hơn đối chứng (p < 0,05) ở M
6
và M
18
. Theo Doãn Thị Tường Vi (2001), ăn nhiều mỡ (các món
xào, rán) hàng ngày có nguy cơ thừa cân, béo phì gấp 9,5 lần so
20
với người không ăn nhiều mỡ hàng ngày (p < 0,001). Tỷ lệ đối
tượng đã hạn chế ăn các loại phủ tạng (tim, gan, ) ở nhóm can
thiệp cao hơn đối chứng (p < 0,05) tại M
6
, M
18
; Tần số tiêu thụ
thịt, đường, bánh kẹo nước ngọt ở nhóm can thiệp không khác biệt
(p > 0,05) so với nhóm đối chứng. Janket SJ và CS nghiên cứu sự
thu nạp đường và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 ở 39345
phụ nữ ≥ 45 tuổi thấy: không có mối liên quan giữa mức độ thu
nạp đường với tỷ lệ mới mắc đái tháo đường týp 2.
c) Sự thay đổi về chế độ luyện tập tại cộng đồng
Tỷ lệ đối tượng tham gia đi bộ phòng bệnh đái tháo đường
týp 2 (Bảng 3.4) tăng lên rõ rệt ở nhóm can thiệp và cao hơn so
với đối chứng (p < 0,05). Trong các thử nghiệm lâm sàng, luyện
tập thể lực làm giảm một cách khác nhau cân nặng, tích luỹ mỡ
tạng và đề kháng insulin, cải thiện dung nạp glucose và tình trạng
lipid máu, giảm huyết áp. Nghiên cứu dự phòng đái tháo đường
týp 2 ở Phần Lan ; Chương trình dự phòng đái tháo đường týp 2 ở
Hoa Kỳ đều nhận thấy: thay đổi lối sống, giảm cân, thay đổi chế
độ ăn, tăng luyện tập thể lực làm giảm 58% nguy cơ mắc bệnh đái
tháo đường týp 2 ở những người giảm dung nạp glucose. Trong
nghiên cứu Da Qing - Trung Quốc, nguy cơ đái tháo đường týp 2
giảm 46% ở nhóm luyện tập, 42% ở nhóm chế độ ăn và luyện tập,
31% ở nhóm chế độ ăn. Các mức hoạt động thể lực so với thời
điểm ban đầu ở nhóm luyện tập đã tăng lên, điều đó giải thích vì
sao sự giảm nguy cơ ở nhóm luyện tập lớn hơn các nhóm khác.
21
4.2.2. Sự thay đổi về tỷ lệ mắc bệnh của quần thể nghiên cứu
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh: bệnh đái tháo
đường týp 2 là bệnh có thể dự phòng được hoặc ít nhất là làm
chậm quá trình tiến triển thành bệnh ở người có yếu tố nguy cơ.
Các nghiên cứu khác nhau đều nhận thấy: rối loạn đường huyết
lúc đói và giảm dung nạp glucose là yếu tố nguy cơ có liên quan
chặt chẽ với tỷ lệ phát triển bệnh đái tháo đường týp 2.
Tỷ lệ mới mắc bệnh đái tháo đường týp 2 ở đối tượng có
giảm dung nạp glucose (Biểu đồ 3.3) và rối loạn đường huyết lúc
đói (Biểu đồ 3.5) ở nhóm can thiệp thấp hơn đối chứng (p < 0,05).
Theo dõi những người giảm dung nạp glucose ở Thuỵ Điển trong
6 năm thấy: tỷ lệ tiến triển thành bệnh đái tháo đường týp 2 giảm
từ 29% (đối chứng) xuống 13% (can thiệp) khi áp dụng chế độ ăn
giảm carbonhydrat và lipid. Tuomilehto J và CS (2001) thấy: nếu
không phòng bệnh sau 1 năm tỷ lệ giảm dung nạp glucose chuyển
thành đái tháo đường là 6%, 2 năm: 14%, sau 5 năm: 34%, nếu
phòng bệnh sau 1 năm là 2%, 2 năm: 6%, 5 năm: 20%.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sau 1 năm tỷ lệ giảm dung nạp
glucose chuyển sang đái tháo đường týp 2 dao động 1,8% ÷ 12,6%
4.2.3. Sự thay đổi về số đo nhân trắc của quần thể nghiên cứu
Tỷ lệ BMI ≥ 23 (Biểu đồ 3.7) tại M
0
và M
6
của nhóm đối
chứng tương đương với nhóm can thiệp (p > 0,05). Đến M
12
, M
18
nhóm đối chứng cao hơn nhóm can thiệp (p < 0,05). Tỷ lệ BMI ≥
23 ở nhóm can thiệp giảm có ý nghĩa (p < 0,05) sau 18 tháng.
22
Giá trị trung bình cân nặng của người có BMI ≥ 23 (Bảng
3.6) nhóm can thiệp thấp hơn đối chứng (p < 0,05) tại M
12
, M
18
. Ở
nhóm can thiệp, M
12
, M
18
giảm so với M
0
(p < 0,05)
Liao D và CS (2002), nghiên cứu cải thiện BMI bằng thay
đổi lối sống ở 64 người có giảm dung nạp glucose, sau 6 tháng
nhóm can thiệp giảm đáng kể BMI (-1,1 ± 0,2) so với đối chứng (-
0,4
± 0,1). Goldhaber Fiebert JD và CS (2003), nghiên cứu 75
người mắc bệnh đái tháo đường týp 2 ở Costa Rica được can thiệp
bằng dinh dưỡng và luyện tập. Sau 12 tuần nhóm can thiệp giảm
1,0
± 2,2 kg, còn nhóm đối chứng tăng 0,4 ± 2,3 kg (p = 0,028).
4.2.4. Hiệu quả của biện pháp can thiệp với sự thay đổi HbA1c
Giá trị trung bình của HbA1c (Bảng 3.7) tại M
0
ở nhóm can
thiệp (6,19 ± 0,69) tương đương với nhóm đối chứng (6,15 ± 0,54)
(p > 0,05). Ở M
6
nhóm can thiệp (5,05 ± 0,66) thấp hơn đối chứng
(6,11 ± 0,66), (p > 0,05) và giảm 1,06%. Những lần điều tra sau,
nhóm can thiệp giảm chậm và vẫn thấp hơn đối chứng (p > 0,05).
Brown SA và CS chọn ngẫu nhiên 256 người bệnh đái tháo
đường týp 2 để can thiệp bằng giáo dục tự quản lý bệnh đái tháo
đường, sau 6 tháng: nhóm can thiệp có nồng độ HbA1c trung bình
thấp hơn nhóm đối chứng 1,4%. Goldhaber Fiebert JD và CS can
thiệp bằng dinh dưỡng và luyện tập cho 75 người bệnh đái tháo
đường týp 2 ở Costa Rica được chọn ngẫu nhiên vào 2 nhóm can
thiệp và đối chứng. Sau 12 tuần, HbA1c của nhóm can thiệp giảm
1,8 ± 2,3% ; nhóm đối chứng giảm 0,4 ± 2.3% (p < 0,05).